Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
460,5 KB
Nội dung
Khoa KT và QTKD LỜI MỞ ĐẦU 1) Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, cùng với sự tác động của quá trình toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại quốc tế việc phát triển hoạt động giao nhận vận tải quốc tế ở mỗi nước có một ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tích luỹ ngoại tệ, làm đơn giản hoá chứng từ, thủ tục thương mại, hải quan và các thủ tục pháp lý khác, tạo điều kiện làm cho sức cạnh tranh hàng hoá ở của nước đó trên thị trường quốc tế tăng lên đáng kể, đẩy mạnh tốc độ giao lưu hàng hoá xuất nhập khẩu với các nước khác trên thế giới, góp phần làm cho nền kinh tế đất nước phát triển nhịp nhàng, cân đối.Thời đại toàn cầu hoá các nền kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực, mối liên hệ giữa các quốc gia về mọi phương diện kinh tế càng ngày càng gắn bó với nhau; đặc biệt trong đó hoạt động ngoại thương đóng vai trò hết sức quan trọng. Để hoạt động ngoại thương diễn bao giờ có cửa ngõ đó là các cảng biển. Thuận tiện cho việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Do vậy việc nghiên cứu hoạt đọng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là cần thiết. Nhằm hiểu rõ hơn và nâng cao hoạt động hiệu quả hoạt động giao nhận tại cảng. 2) Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu đặt ra đối với đề tài tôi nghiên cứu “Hoạt động giao nhận hàng hóa Xuất nhập khẩu qua xí Nghiệp Hoàng Diệu” nhằm tìm hiểu thực trạng thực tế giao nhận hàng hóa tại Cảng từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao năng lực, hiệu quả và tiết kiệm thời gian xếp dỡ hàng hóa phù hợp với năng lực của Cảng Hoàng Diệu đồng thời thu hút tàu tới Cảng… 3) Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đề tài về Hoạt động giao nhận hàng hóa tôi đã tiến hành tìm hiểu thực tế công tác giao nhận tại XN XD Hoàng Diệu trong 3 năm gần đây và một số cảng Container tại khu vực Hải Phòng như cảng Đình Vũ, Chùa vẽ … Nguyễn Ngọc Thúy – Tổ Kinh tế Vận tải và dịch vụ 1 Khoa KT và QTKD 4) Nội dung nghiên cứu Nội dung được đưa ra trong đề tài nghiên cứu là tìm hiểu hoạt động giao nhận hàng hóa tại Cảng, các biện pháp khắc phục… 5)Phương pháp nghiên cứu Khi tìm hiểu đề tài tôi đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng để phân tích và nghiên cứu tức là từ quá trình tìm hiểu thực tế, khách quan để đưa ra các biện pháp khắc phục. Nguyễn Ngọc Thúy – Tổ Kinh tế Vận tải và dịch vụ 2 Khoa KT và QTKD PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN Khái quát về nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu 1.1. Giao nhận - Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa. - Theo luật Thương mại Việt Nam thì Giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác. - Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác. 1.2 Vai trò của người giao nhận - Người giao nhận là kiến trúc sư của quá trình đưa hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận với hiệu quả kinh tế cao nhất, do vậy họ vừa có thể là người gửi hàng vừa có thể là người chuyên chở và đồng thời lại có thể là người nhận hàng. - Người giao nhận có thể đảm nhận một trách nhiệm duy nhất - Các công việc mà người giao nhận có thể đảm nhận là: a) Môi giới Hải quan (Customs Broker) Hàng hóa trước khi được nhập hay xuất khẩu phải hoàn thiện các thủ tục Hải quan bởi người giao nhận hoặc ủy thác cho một đơn vị bất kỳ hợp pháp. b) Làm đại lý (Agent) Người giao nhận có thể đảm nhận một số công việc sau: - Lo liệu các công việc giao nhận hàng hóa để bảo vệ lợi ích của chủ hàng - Tiến hành các công việc một cách mẫn cán hợp lý theo sự ủy thác của người khác và không chịu trách nhiệm đối với công việc được giao. c) Lo liệu chuyển tải và gửi tiếp hàng hóa (Transhipment and On-carriage) Nguyễn Ngọc Thúy – Tổ Kinh tế Vận tải và dịch vụ 3 Khoa KT và QTKD - Lo liệu việc chuyển tải hoặc quá cảnh ở nước thứ ba d) Lưu kho hàng hóa (Warehousing) - Nếu hàng phải lưu kho, người giao nhận phối hợp với các bộ phận lựa chọn địa điểm và phương thức lưu kho có hiệu quả cao nhất. e) Gom hàng (Consolidate/Groupage) Tiến hành gom các lô hàng nhỏ tại các địa phương khác nhau tạo thành một lô hàng lớn. Như vậy, người giao nhận đã trở thành người chuyên chở đối với các chủ hàng lẻ và trở thành chủ hàng đối với người chuyên chở thực sự. f) Là người chuyên chở (Carrier) Trong vận tải liên hợp, người giao nhận có thể trở thành một người chuyên chở, chịu trách nhiệm về việc vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận như là một người chuyên chở thực sự. Cơ sở pháp lý về các trách nhiệm, theo thông lệ quốc tế, là vận đơn do người giao nhận phát hành ( FBL). 1.3 Quyền hạn, nghĩa vụ trách nhiệm của người giao nhận A, ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN. Hiện chưa có bất kỳ một văn bản pháp luật quốc tế nào về lĩnh vực giao nhận. - Nhiều nước sử dụng tập tục luật (common law). - Một số nước, người giao nhận được điều chỉnh theo luật dân sự. Cho đến nay pháp luật điều chỉnh hành vi chưa được rõ ràng và thống nhất. - Ở nhiều nước các hiệp hội giao nhận xây dựng các điều kiện kinh doanh chuẩn, quy định quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận. Nơi chưa có điều kiện kinh doanh chuẩn thì căn cứ vào hợp đồng giữa người giao nhận với khách hàng. B, QUYỀN HẠN NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN. Người giao nhận (NGN) có đóng vai trò khi thì là người ủy thác, khi thì là người đại lý. Song ở vị trí nào đi chăng nữa thì người giao nhận cũng phải: - Chăm sóc chu đáo hàng hóa được ủy thác, thực hiện đúng những chỉ dẫn của khách hàng về những vấn đề có liên quan đến hàng hóa được ủy thác - Nếu là một đại lý, người giao nhận chịu trách nhiệm về những lỗi lầm, sai sót của bản thân mình và của người làm công cho mình - NGN không chịu trách nhiệm về tổn thất do lỗi lầm, sai xót do bên thứ ba gây nên như; người chuyên chở, hợp đồng con v.v Nguyễn Ngọc Thúy – Tổ Kinh tế Vận tải và dịch vụ 4 Khoa KT và QTKD - Nếu NGN là bên chính (giao ủy thác) thì ngoài các trách nhiệm như một đại lý nói trên, người giao nhận còn chịu trách nhiệm về cả những hành vi sơ xuất của bên thứ ba mà anh ta sử dụng để thực hiện hợp đồng. ở trường hợp này, anh ta thường thương lượng với khách hàng giá cả phục vụ trọn gói chứ không phải chỉ để nhận hoa hồng. - Trong vận tải đa phương thức, người giao nhận thường đóng vai trò bên chính khi thu gom hàng lẻ gửi đi, họ có thể tự vận chuyển hay bảo quản hàng hoá trong phạm vi, quyền hạn của mình. Trong trường hợp này, quyền hạn của người giao nhận khi đóng vai trò là đại lý hay người ủy thác, trong việc chịu trách nhiệm cũng như quyền gửi hàng đều như nhau. * Ở Việt Nam, nghĩa vụ trách nhiệm của người giao nhận được quy định tại điều 167 Luật thương mại - 1997 như sau: -Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác -Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng Khi thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng, vì quyền lợi của khách hàng, có thể thực hiện khác so với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng biết - Sau khi ký hợp đồng, nếu thấy không thực hiện được hợp đồng, phải thông báo ngay cho khách hàng biết và xin chỉ dẫn thêm * Người giao nhận không chịu trách nhiệm về những thiệt hại sau đây: - Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy nhiệm - Đã làm theo đúng chỉ dẫn của khách hàng hoặc những chỉ dẫn hợp lệ khác - Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp - Do khách hàng/người được khách hàng ủy quyền bốc xếp hàng hóa - Do khuyết tật của hàng hóa - Do đình công - Các trường hợp bất khả kháng (force majeure) *. Người làm dịch vụ giao nhận không chịu trách nhiệm về những khoản lợi mà lẽ ra khách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình, trừ khi có quy định khác - Trách nhiệm của người giao nhận trong mọi trường hợp không vượt quá giá trị của hàng hóa, trừ khi có quy định khác Nguyễn Ngọc Thúy – Tổ Kinh tế Vận tải và dịch vụ 5 Khoa KT và QTKD - Người giao nhận không được miễn trách nhiệm nếu không chứng minh được việc tổn thất hư hại hoặc chậm trễ không phải do lỗi của mình - Tiền bồi thường trên cơ sở giá trị của hàng hóa ghi trên hóa đơn và các khoản tiền khác có chứng từ hợp lệ. Nếu trong hóa đơn không ghi giá trị hàng hóa thì tiền bồi thường được tính theo giá trị tại nơi và thời điểm xảy ra tổn thất - Khi có sai xót, gây thiệt hại cho khách hàng, người giao nhận có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng nhưng không phải chịu các trường hợp. Người giao nhận không nhận được thông báo khiếu nại trong thời hạn 14 ngày làm việc, kể từ ngày giao hàng; và/hoặc Người giao nhận không nhận được thông báo bằng văn bản về việc bị kiện tại toà hoặc trọng tài trong thời hạn 9 tháng, kể từ ngày giao hàng. C, PHẠM VI CÁC HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN a) Hành động thay mặt người xuất khẩu gửi hàng. Theo chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận sẽ: - Chọn tuyến, phương tiện và người chuyên chở thích hợp, lập nên lịch gửi/nhận hàng và cung cấp cho người ủy thác; - Lưu cước với người chuyên chở đã lựa chọn - Nhận hàng và cấp những chứng từ thích hợp như; Giấy chứng nhận nhận hàng của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận v.v - Nghiên cứu những điều khoản trong thư tín dụng và chuẩn bị tất cả các chứng từ cần thiết; - Đóng gói hàng hóa (trừ khi việc này đã được thực hiện bởi người gửi hàng) chú ý tới đặc điểm của phương tiện vận chuyển, tính chất của hàng hóa - Thu xếp việc lưu kho (nếu cần thiết) - Cân đo và kẻ mác mã hàng hóa; - Tư vấn cho người gửi hàng về việc mua bảo hiểm, nếu được yêu cầu có thể mua bảo hiểm cho người gửi hàng - Vận chuyển hàng hóa đến cảng, lo liệu các thủ tục Hải quan, làm các thủ tục có liên quan và giao hàng cho người chuyên chở - Thanh toán phí và các loại chi phí khác - Chuẩn bị vận đơn và nhận vận đơn đã ký từ người chuyên chở - Thu xếp việc chuyển tải trên chặng đường vận chuyển (nếu cần thiết) Nguyễn Ngọc Thúy – Tổ Kinh tế Vận tải và dịch vụ 6 Khoa KT và QTKD - Giám sát việc chuyên chở trên đường thông qua việc liên hệ với người chuyên chở và đại lý của họ tại nhận hàng. - Giúp người gửi hàng tiến hành khiếu nại đối với các bên có liên quan. b) Hành đông thay mặt người nhập khẩu Theo sự chỉ dẫn của người nhập khẩu, người giao nhận sẽ đảm nhận: - Giám sát việc vận chuyển hàng hóa - Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ có liên quan đến việc vận chuyển - Nhận hàng từ người chuyên chở và nếu cần thanh toán cước phí vận chuyển - Thu xếp việc khai báo Hải quan trả thuế và các lệ phí - Thu xếp việc lưu kho bãi (nếu cần) - Giao hàng sau khi đã làm thủ tục hải quan cho người nhận - Tư vấn và nếu cần thiết giúp người nhận hàng khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất hàng hóa nếu có - Giúp người nhận hàng lưu kho và phân phối hàng hóa. c) Các dịch vụ giao nhận hàng hoá đặc biệt - Vận chuyển hàng công trình, các hàng hóa siêu trường, siêu trọng - Dịch vụ vận chuyển các hàng hóa đặc biệt như súc vật sống, các loại thực phẩm, quần áo - Giúp người bán quảng cáo, triển lãm hàng hóa ở nước ngoài. d) Các dịch vụ khác Thông báo cho khách hàng của mình về nhu cầu tiêu dùng, tình hình cạnh tranh, tình hình biến động về chính trị, văn hóa, các chính sách của Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu Nguyễn Ngọc Thúy – Tổ Kinh tế Vận tải và dịch vụ 7 Khoa KT và QTKD Chuơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI XÍ NGHIỆP XẾP DỠ HOÀNG DIỆU 2.1 Khái quát chung về xí nghiệp 2.1.1 Giới thiệu về xí nghiệp - Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu ( sau đây gọi tắt là xí nghiệp) đuợc thành lập, tổ chức lại và hoạt động trên cơ sở sát nhập Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông vào Xí nghiệp Xếpp dỡ Hoàng Diệutheo quyết định số 404/QĐ – HĐQT ngày 24/4/2007 của hội đồng quản trị tổng công ty hang hải Việt Nam. - Xí nghiệp thưc hiện chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc, có tư cánh pháp nhân không đầy đủ, có các quyền, nghĩa vụ dân sự theo pháp luật quy địnhvà chịu sự rang bộc về nghĩa vụ, quyền lợi với Cảng Hải Phòng, Cảng Hải Phònglà nguời chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ cam kết của Xí nghiệp. - Xí nghiệp sử dụg con dấu riêng, biểu tuợng riêng và mở tài khảon tại ngân hang theo điều kiện, trình tự thủ tục do pháp luật quy định. - Tên đăng ký chính thức : XÍ NGHIỆP XẾP DỠ HOÀNG DIỆU - Trụ sở giao dịch của xí nghiệp đặt tại : Số 4 Đuờng Hoàng Diệu, quận HỒng Bàng, thành phố Hải Phòng. - Điện thoại (84-8) 031.859911 - FAX : (84-8)031.821.366 2.1.2 Vị trí địa lý và quá trình hình thành, phát triển của xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu (XNXD Hoàng Diệu) 2.1.2.1 Vị trí địa lý: Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu: 20°52’N - 106°41’E Vị trí hoa tiêu: 20°40’N - 106°51’E 2.1.2.2 Quá trình hình thành, phát triển của xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu: Lịch sử hình thành và phát triển của xi xếp dỡ Hoàng Diệu được gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Cảng Hải Phòng. Nguyễn Ngọc Thúy – Tổ Kinh tế Vận tải và dịch vụ 8 Khoa KT và QTKD Ngày 24/11/1929 công nhân Bến Sáu Kho đoàn kết đấu tranh đòi bọn chủ Cảng phải tăng lương và đảm bảo nước uống. Cuộc đấu tranh đã ghi mốc son chói lọi vào lịch sử vẻ vang của đội ngũ công nhân Cảng. Cảng Hải Phòng được hình thành từ năm 1876. Trải qua 121 năm tồn tại và phát triển, Cảng Hải Phòng luôn luôn đóng vai trò là "Cửa khẩu" giao lưu quan trọng nhất của phía Bắc đất nước. Hàng hoá xuất nhập khẩu của 17 tỉnh phía Bắc và hàng quá cảnh của Bắc Lào và Nam Trung Quốc thông qua Cảng Hải Phòng đã đến với thị trường các nước và ngược lại. Ngày 13/05/1955, Hải Phòng được giải phóng, trước yêu cầu của công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, đội ngũ công nhân Cảng phấn khởi lao động cần cù, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, đạt sản lượng thông qua cảng nhiều tấn hàng. Cảng Hải Phòng là cảng có lưu lượng hàng thông qua lớn nhất ở phía bắc Việt Nam có hệ thống thiết bị hiện đại và cơ sở hạ tầng đầy đủ an toàn, phù hợp với các phương thức vận tải, thương mại quốc tế. Cảng Hải Phòng gồm ba khu vực: XNXD Hoàng Diệu (Khu Cảng Chính), XNXD Chùa Vẽ và XNXD Tân Cảng (Cảng Đình Vũ). Vùng nước cảng biển Hải Phòng có 33 cảng lớn nhỏ với tổng chiều dài cầu cảng hơn 8.600m. Cầu lớn nhất là Cảng Hoàng Diệu có 11 cầu bến, dài 1.720m, độ sâu trước bến là -8,4 mét; hệ thống kho rộng 31320 mét vuông; hệ thống bãi rộng 163 nghìn mét vuông. Được hình thành và phát triển từ năm 1977, xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu đã trải qua nhiều biến cố lịch sử. Với tình yêu Tổ Quốc, niềm hăng say lao động và chuyên môn nghiệp vụ cao cũng như kinh nghiệm dày dặn cán bộ công nhân viên xí nghiệp Hoàng Diệu đã từng bước khắc phục đi lên, bảo vệ và cố gắng hoàn thành xuất sắc mọi kế hoạch nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, đóng góp cho Đất nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội chính trị của cả nước. Trước đây Khu Cảng chính của cảng Hải Phòng chia ra làm 2 xí nghiệp xếp dỡ - XNXD Hoàng Diệu và XNXD Lê Thánh Tông. Thực hiện chủ trương đổi mới tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của Cảng và phù hợp với đề án chuyển Cảng Nguyễn Ngọc Thúy – Tổ Kinh tế Vận tải và dịch vụ 9 Khoa KT và QTKD Hải Phòng thành Công ty TNHH Một thành viên và Quyết định số 404/QĐ-HĐQT ngày 24/4/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng Hải Việt nam về việc sáp nhập Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông vào Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu thuộc Cảng Hải Phòng. Theo đó, từ ngày 1.7.2007, 2 xí nghiệp nói trên sẽ sáp nhập với nhau thành Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu - Cảng Hải Phòng. Tổng số CBCNV là gần 2.200 người. Sau một năm thành lập, cán bộ công nhân viên xí nghiệp đã đoàn kết một lòng, nhanh chóng ổn định tổ chức sản xuất, ổn định tư tưởng, quyết tâm đổi mới nên đã thúc đẩy kinh doanh một cách ngoạn mục. Theo báo cáo của đòng chí Giám đốc - sản lượng 6 tháng đầu năm 2008 đạt 3,72 triệu tấn, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2007 - nếu tính sản lượng một năm sau thành lập đạt xấp xỉ 7 triệu tấn, đây là con số đáng khích lệ mà nhiều năm qua chúng ta chưa đạt được. Về doanh thu: 6 tháng đầu năm 2008 đạt 163 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ 2007 và tăng 38% so với 6 tháng cuối năm 2007. Đây là những con số rất ấn tượng (từ 20 tỷ đ/tháng lên đến 30 tỷ đồng/tháng). Tình hình an ninh trật tự được giữ vững, đời sống cán bộ công nhân được cải thiện đáng kể (5 triệu đ/người/tháng so với năm 2006 là 3,6 triệu đồng/người/tháng) - tăng trên 35% so với năm 2006. Công tác tổ chức, điều hành sản xuất đã được sắp xếp lại gọn nhẹ, hiệu quả cao hơn. Các mặt công tác, quản lý về kỹ thuật, kinh doanh, tiếp thị cũng không ngừng được đổi mới. Các phong trào thi đua, các hoạt động văn hoá, thể thao, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần của CBCNV được quan tâm, duy trì. Những kết quả mà Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu đã đạt được là minh chứng sinh động cho tính đúng đắn của chủ trương đổi mới tổ chức sản xuất khu vực Cảng chính của Đảng uỷ Cảng Hải Phòng. Mô hình mới đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động của toàn khu vực. Thông qua đó, việc điều động tàu bè, phương tiện thiết bị, điều phối lao động thuận lợi, hiệu quả hơn; Việc giao dịch, kết phối hợp với các chủ hàng, chủ tàu, các cơ quan quản lý nhanh chóng, dễ hàng hơn. Nguyễn Ngọc Thúy – Tổ Kinh tế Vận tải và dịch vụ 10 . đối với đề tài tôi nghiên cứu “Hoạt động giao nhận hàng hóa Xuất nhập khẩu qua xí Nghiệp Hoàng Diệu nhằm tìm hiểu thực trạng thực tế giao nhận hàng hóa tại Cảng từ đó đưa ra các biện pháp nâng. dỡ hàng hóa phù hợp với năng lực của Cảng Hoàng Diệu đồng thời thu hút tàu tới Cảng… 3) Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đề tài về Hoạt động giao nhận hàng hóa tôi đã tiến hành tìm hiểu thực tế công. việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Do vậy việc nghiên cứu hoạt đọng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là cần thiết. Nhằm hiểu rõ hơn và nâng cao hoạt động hiệu quả hoạt động giao nhận tại