1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tại sao vi khuẩn lao kháng thuốc? pptx

5 299 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 132,88 KB

Nội dung

Tại sao vi khuẩn lao kháng thuốc? Bệnh lao gây nên bởi vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis). Bệnh lao được xếp vào một trong các bệnh xã hội như sốt rét, bướu cổ, Điều kiện thuận lợi cho bệnh lao phát triển là đời sống khó khăn, sống thiếu thốn (sống ẩm thấp, thiếu ánh nắng, thiếu không khí ) tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao tồn tại, phát triển đồng thời do sức đề kháng của cơ thể kém với nhiều lý do khác nhau, trong đó có sự liên quan đến ăn uống không đầy đủ về chất và lượng. Vi khuẩn lao có những đặc điểm riêng của nó: Vi khuẩn lao thuộc loại vi khuẩn có cấu tạo đặc biệt bởi lớp sáp do đó sức đề kháng của chúng rất mạnh với môi trường bên ngoài khi chúng ra ngoại cảnh. Ngay cả cồn và axit ở một đậm độ nhất định làm chết các vi khuẩn khác nhưng vi khuẩn lao vẫn tồn tại. Vì vậy người ta gọi vi khuẩn lao là loại vi khuẩn kháng cồn-kháng toan. Trong cơ thể của bệnh nhân lao,vi khuẩn lao rất dễ kháng lại một số thuốc mà thầy thuốc dùng để tiêu diệt chúng. Người ta phân ra 4 loại vi khuẩn lao chính là: vi khuẩn lao người (Mycobacterium tuberculosis), vi khuẩn lao bò (Mycobacterium bovis), vi khuẩn lao chim (Mycobacterium avium) và vi khuẩn lao không xếp hạng. Cần đặc biệt lưu ý là cả 4 loại vi khuẩn lao này đều gây bệnh cho người với mọi hình thức lao. Xét nghiệm bệnh lao ở tuyến cơ sở. Tại sao vi khuẩn lao kháng thuốc? Vi khuẩn lao càng ngày càng có xu hướng kháng lại thuốc dùng trong điều trị. Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn lao làm cho công tác điều trị gặp không ít khó khăn. Tại sao vi khuẩn lao kháng thuốc? Đây là một vấn đề được thực sự quan tâm của ngành y tế toàn cầu, có nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng thuyết do đột biến gen có sức thuyết phục hơn cả. Hiện tượng vi khuẩn lao kháng thuốc xảy ra do sự thay đổi một cách tự nhiên không cần sự tác động của thuốc chống lao. Thuốc chống lao chỉ có vai trò chọn lọc mà thôi, tức là tiêu diệt những chủng còn chịu thuốc, như vậy các chủng kháng lại thuốc vẫn tồn tại và đồng thời các chủng đề kháng thuốc càng ngày càng tăng lên. Các nhà nghiên cứu cho rằng cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn lao là do di truyền ở tầm nhiễm sắc thể bằng cách đột biến sinh ra chủng vi khuẩn lao kháng thuốc. Hiện tượng này diễn ra khi những chủng vi khuẩn lao chưa một lần tiếp xúc với thuốc chống lao nhưng ngay từ khi tiếp xúc lần đầu tiên chúng đã kháng lại thuốc đó. Vì vậy, nhiều tác giả đã khẳng định cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn lao là do sự đột biến ngẫu nhiên của nhiễm sắc thể của vi khuẩn lao đã trải qua sự sao chép và có thể được chọn lọc do trong khi điều trị không sử dụng đầy đủ liều lượng và không kết hợp các loại thuốc với nhau. Tần suất kháng thuốc của vi khuẩn lao cũng không giống nhau ở từng loại thuốc trong cùng một chủng, ví dụ INH tần suất là 10-6, RMP là 10-8. Trong việc đề kháng thuốc của vi khuẩn lao có thể do tiên phát hoặc thứ phát. Vi khuẩn lao kháng thuốc tiên phát là hiện tượng lây nhiễm bởi một chủng đã kháng thuốc mà vi khuẩn này đã có sự đề kháng tự nhiên. Vì vậy bệnh nhân mắc bệnh lao khi do sự lây nhiễm này, ngay từ đầu vi khuẩn lao trong cơ thể của người bệnh đó đã đề kháng với thuốc đang sử dụng. Còn hiện tượng kháng thuốc thứ phát xảy ra đối với các chủng vi khuẩn lao có ở bệnh nhân nào đó do dùng thuốc chống lao không đúng quy cách như sự phối hợp thuốc, thời gian sử dụng thuốc, liều lượng thuốc đối với từng bệnh nhân cụ thể. Trường hợp này vi khuẩn lao có thể đề kháng với một hoặc hai thuốc chống lao trở lên mà ban đầu các chủng lao này không hề đề kháng (hay còn gọi là vẫn nhạy cảm) với các thuốc chống lao đó. Người ta cho rằng đây là hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn lao do đột biến một bước nhiều gien. Hiện tượng vi khuẩn lao kháng thuốc thứ phát thường xảy ra ở một số bệnh nhân lao khoảng sau 3 tháng dùng thuốc. Khi xuất hiện hiện tượng kháng thuốc thứ phát ở một bệnh nhân lao nào đó là bắt đầu gặp khó khăn cho việc điều trị. Nếu xuất hiện hiện tượng đa kháng thuốc của vi khuẩn lao thì việc điều trị cho bệnh đó càng khó khăn hơn rất nhiều, đặc biệt trên những bệnh nhân vừa bị lao vừa mắc bệnh AIDS. Khi điều trị nghi có hiện tượng vi khuẩn lao kháng thuốc nên làm gì? Để hạn chế vi khuẩn lao kháng thuốc, nếu có điều kiện nên tiến hành phân lập, xác định vi khuẩn ngay từ đầu. Ở cơ sở y tế nào đã có điều kiện phân lập được vi khuẩn lao thì nên tiến hành làm kỹ thuật kháng sinh đồ để biết được mức độ nhạy cảm và đề kháng với thuốc của chủng vi khuẩn lao, trên cơ sở đó giúp cho bác sĩ điều trị tham khảo và cân nhắc nên dùng thuốc gì và kết hợp thuốc như thế nào cho có hiệu quả cao nhất (ví dụ kết hợp 3 loại thuốc là những thuốc gì, thời gian tấn Vi khuẩn lao dư ới kính hiển vi. công kéo dài bao lâu là chấp nhận được ). Nhược điểm của phương pháp nuôi cấy và làm kỹ thuật kháng sinh đồ là thời gian rất dài (thời gian nuôi cấy để xác định được vi khuẩn thì thời gian để có kết quả kháng sinh đồ cũng mất xấp xỉ ngần ấy). Vì vậy trong thời gian chờ đợi kết quả nuôi cấy và kết quả kháng sinh đồ hoặc chưa có điều kiện nuôi cấy và làm kháng sinh đồ thì phải dựa vào phác đồ điều trị của Bộ Y tế ban hành để điều trị ngay từ ban đầu khi đã chẩn đoán xác định là bệnh lao. Bên cạnh đó việc phát hiện càng sớm càng tốt và điều tri kịp thời đối với bệnh nhân mắc bệnh lao cũng đóng góp đáng kể trong việc hạn chế vi khuẩn lao kháng thuốc. . làm chết các vi khuẩn khác nhưng vi khuẩn lao vẫn tồn tại. Vì vậy người ta gọi vi khuẩn lao là loại vi khuẩn kháng cồn -kháng toan. Trong cơ thể của bệnh nhân lao ,vi khuẩn lao rất dễ kháng lại. phân ra 4 loại vi khuẩn lao chính là: vi khuẩn lao người (Mycobacterium tuberculosis), vi khuẩn lao bò (Mycobacterium bovis), vi khuẩn lao chim (Mycobacterium avium) và vi khuẩn lao không xếp. 4 loại vi khuẩn lao này đều gây bệnh cho người với mọi hình thức lao. Xét nghiệm bệnh lao ở tuyến cơ sở. Tại sao vi khuẩn lao kháng thuốc? Vi khuẩn lao càng ngày càng có xu hướng kháng lại

Ngày đăng: 13/08/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w