Nếu áp dụng cùng một mức thuế cho các nguồn gây ô nhiễm khác nhau với những hàm chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau, và mỗi nguồn này cắt giảm mức chất thải của mình cho đến khi chi phí
Trang 1đa hóa lợi nhuận, nhà máy phải làm mọi cách để tối thiểu hóa tổng chi phí, bao gồm cả thuế phát thải Phản ứng của nhà máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố Thuế càng cao giảm phát thải càng nhiều và ngược lại Trong ví dụ của hình 12-1, mức thuế 50$ làm nhà máy giảm đến mức 37,5 tấn/tháng, trong khi mức thuế 180$ làm giảm phát thải tới 5 tấn/tháng Cũng vậy, hàm số chi phí giảm ô nhiễm biên càng dốc, phát thải giảm càng ít khi có thuế Chúng ta sẽ quay lại vấn đề này ở phần dưới đây Tuy nhiên cũng phải thấy rằng nếu nhà máy không hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thuế sẽ không hoạt động theo cách chúng ta đã phân tích Cũng vậy, những nhà máy bán sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế và cạnh tranh với những đối thủ không phải trả thuế môi trường không thể nào chuyển một phần thuế sang người tiêu thụ
Thuế và tiêu chuẩn phát thải
So sánh công cụ thuế và công cụ tiêu chuẩn phát thải Với thuế, tổng chi phí của công ty là 3.750$ Giả sử thay vào đó, nhà chức trách ban hành một tiêu chuẩn phát thải quy định công ty phải giảm phát thải xuống tới mức 25 tấn/tháng Trong trường hợp này, tổng chi phí của công ty chỉ là 1,250$ cho phần giảm ô nhiễm Do đó, hệ thống thuế cuối cùng lại gây ra nhiều chi phí cho công ty hơn công cụ tiêu chuẩn Với công cụ tiêu chuẩn, công ty
có cùng mức chi phí giảm ô nhiễm như với công cụ thuế nhưng vẫn sử dụng miễn phí dịch
vụ môi trường, trong khi với hệ thống thuế, công ty phải trả tiền cho dịch vụ môi trường này Trong khi các công ty gây ô nhiễm thích công cụ tiêu chuẩn hơn thuế phát thải, có lý
do để ta thấy rằng tại sao xã hội lại thích công cụ thuế hơn công cụ tiêu chuẩn
Mức thuế hiệu quả xã hội
Trong tình trạng có cạnh tranh, mức thuế đánh càng cao thì phát thải giảm càng nhiều, nhưng cụ thể là cần phải định ra một mức thuế cao đến bao nhiêu? Nếu chúng ta biết hàm thiệt hại biên và hàm giảm ô nhiễm biên, câu trả lời sẽ là định mức thuế sao cho có được mức phát thải hiệu quả, như có thể thấy ở Hình 12-2 Chúng ta thêm hàm thiệt hại biên
MD = 4E vào cùng với đường MAC trong hình 12-1 Cho MD bằng MAC ta có thuế suất hiệu quả xã hội là 100$/tấn Nếu nhà chức trách biết thông tin của cả hai hàm số này thì có thể tính được mức thuế trên mỗi đơn vị phát thải
Chi phí thực thi của chính sách thuế là bao nhiêu? Chúng ta phải phân biệt chi phí tư nhân
và chi phí xã hội Chúng ta đã định nghĩa chi phí thực thi tư nhân, bằng tổng chi phí giảm ô nhiễm cộng tiền thuế Trong hình 12-2, chi phí tư nhân là diện tích e cộng diện tích (a+b+c+d) Nhưng chi phí thực thi tư nhân không đại diện cho chi phí nguồn lực xã hội phải gánh chịu khi áp dụng chính sách thuế Chúng ta quan tâm đến chi phí xã hội
Chi phí thực thi xã hội chỉ bao gồm những nguồn lực cần thiết để đạt mục tiêu môi trường; nghĩa là không bao gồm tiền thuế
Thuế thực sự là khoản thanh toán chuyển giao, là khoản thanh toán các tác nhân gây ô nhiễm trả cho khu vực công và cuối cùng là cho xã hội, những người thụ hưởng lợi ích từ chi tiêu công Người gây ô nhiễm cũng có thể là người thụ hưởng những lợi ích này Do đó khoản thanh toán chuyển giao không phải là chi phí xã hội của chính sách Như vậy chi phí thực thi xã hội là diện tích e, là tổng chi phí giảm ô nhiễm của người gây ô nhiễm
Xã hội cũng quan tâm đến lợi ích xã hội ròng của chính sách thuế
Trang 2Lợi ích xã hội ròng của một chính sách được định nghĩa là tổng thiệt hại giảm được trừ chi phí thực thi xã hội
Hình 12-2: Thuế phát thải hiệu quả xã hội
Ví dụ: Tính toán lợi ích xã hội ròng trong hình 12-2
Các bước thực hiện như sau:
1 Tính tổng thiệt hại giảm được
Tổng thiệt hại giảm được chính là diện tích dưới đường MD giới hạn bởi mức phát thải ban đầu và mức phát thải hiệu quả xã hội, E*
Đây là diện tích (e + f) = 3.750$
2 Tính tổng chi phí giảm ô nhiễm
TAC = diện tích e = 1.250$
3 Tính lợi ích xã hội ròng
Lợi ích xã hội ròng = Tổng thiệt hại giảm được trừ tổng chi phí giảm ô nhiễm
Lợi ích xã hội ròng = diện tích (e + f) trừ diện tích e = 2.500$
Chúng ta có thể so sánh lợi ích xã hội ròng của thuế phát thải với tiêu chuẩn phát thải tại mức phát thải hiệu quả xã hội, 25 tấn/tháng Lợi ích xã hội ròng của công cụ tiêu chuẩn bằng với lợi ích xã hội ròng của công cụ thuế tại cùng một mức phát thải Sự khác biệt nằm
ở tác động lên người gây ô nhiễm
Giảm phát thải từ E0 = 50 đến E* = 25 tấn mỗi tháng làm giảm thiệt hại xuống còn (e + f) Thiệt hại cón lại là (b + d), là khoản chi phí ít hơn khoản tiền công ty trả thuế Điều này khẳng định ý tưởng thuế phát thải dựa trên quyền sử dụng tài nguyên môi trường, chứ không phải dựa trên khái niệm đền bù Nhưng cũng có nhiều người phê phán loại thuế
0 25 50 Phát thải
$
200
MAC
e
a
b
c
d
f
MD
100
E*
10
E1
Cân bằng hiệu quả xã hội đạt được với mức thuế bằng 100$/tấn Đây là mức “giá” mà MD = MAC Chi phí thực thi tư nhân là tổng tiền thuế phải trả, diện tích (a+b+c+d), cộng với tổng chi phí giảm ô nhiễm, là diện tích e Tổng chi phí thực thi xã hội là TAC Lợi ích ròng của công cụ thuế là tổng thiệt hại mất đi, diện tích (e+f) trừ TAC, là diện tích f
Trang 3đồng nhất như thế này (một thuế suất cho tất cả các mức phát thải) bởi vì loại thuế này thường dẫn đến tổng tiền thuế của công ty lớn hơn thiệt hại họ gây ra Cách giải quyết thường là xây dựng chính sách thuế phát thải hai phần Một số mức phát thải ban đầu sẽ không chịu thuế và chúng ta chỉ đánh thuế đối với những mức phát thải vượt ngưỡng Ví
dụ trong hình 12-2, chúng ta có thể cho phép mức phát thải của công ty E1=10 tấn không phải chịu thuế, và áp dụng mức thuế suất 100$/tấn đối với bất kỳ tấn phát thải nào trên mức 10 tấn Cách này cũng làm công ty có động lực giảm thải xuống mức E*, nhưng tổng
số tiền trả thuế chỉ là (c+d) Tổng chi phí giảm ô nhiễm biên, và tổng thiệt hại tại mức E* đơn vị phát thải vẫn như cũ
Làm thế nào để định được mức thuế cần phải thu nếu các nhà quản lý kiểm soát không biết được hàm thiệt hại biên? Chúng ta biết rằng việc xả thải có liên quan đến chất lượng môi trường xung quanh Nói chung, mức độ chất thải xả ra càng ít thì độ tích tụ chất gây ô nhiễm trong môi trường xung quanh càng thấp Vì thế một chiến lược khả dĩ là định ra một mức thuế và rồi theo dõi chặt chẽ xem nó có ảnh hưởng gì đối với việc cải thiện mức độ chất lượng môi trường xung quanh Chúng ta sẽ phải chờ đợi đủ lâu để cho các cơ sở có đủ thời gian phản ứng lại với khoản thuế đó Nếu chất lượng môi trường xung quanh không được cải thiện nhiều như mong muốn thì cứ tăng mức thuế lên; còn nếu chất lượng môi trường xung quanh được cải thiện nhiều hơn mức được cho là thích hợp thì giảm mức thuế xuống Đó là một qua trình thực hiện những phỏng định liên tiếp nhau để tìm ra một mức thuế chất thải đúng đắn về lâu về dài Tuy nhiên các nhà làm chính sách cần phải khuyến cáo người gây ô nhiễm rằng thuếu suất có thể thay đổi Để phản ứng lại một khoản thuế, các đối tượng gây ô nhiễm thường đầu tư vào một loạt những thiết bị kiểm soát ô nhiễm khác nhau, nhiều khi cần đến những khoản chi phí ban đầu khá lớn Quá trình đầu tư này
sẽ bị xáo động đáng kể nếu, chẳng bao lâu sau, giới chức hữu trách lại xoay qua một mức thuế mới Xác định thuế suất có thể biến thành chuyện chính trị Thay vì đặt kế hoạch thực hiện những điều chỉnh kế tiếp nhau, các nhà hoạch định chính sách có lý do để cảm thấy cần phải quyết định một mức thuế đúng đắn ngay từ đầu Chúng ta không thể áp dụng cách này với công cụ tiêu chuẩn Chương 14 sẽ khảo sát kỹ vấn đề này
Thuế phát thải và hiệu quả chi phí
Có lẽ luận điểm mạnh mẽ nhất ủng hộ cho một chính sách thuế phát thải là luận điểm dựa trên những tác động của nó đến tính hiệu quả, đặc biệt trong việc kiểm soát một lúc nhiều nguồn xả thải theo hướng thỏa mãn được nguyên tắc cân bằng biên Nếu áp dụng cùng một mức thuế cho các nguồn gây ô nhiễm khác nhau với những hàm chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau, và mỗi nguồn này cắt giảm mức chất thải của mình cho đến khi chi phí giảm ô nhiễm biên bằng với mức thuế phải đóng, thì khi đó chi phí giảm ô nhiễm biên của các nguồn sẽ tự động đi đến chỗ cân bằng nhau
Ấn định một mức thuế phát thải sẽ tự động thỏa mãn nguyên tắc cân bằng biên bởi vì tất cả nguồn xả thải sẽ đặt mức thuế bằng với đường MAC của họ Các đường MAC của các nguồn sẽ cân bằng
Điều này được trình bày ở Hình 12-3 Ở đây chúng ta giả định rằng có hai nguồn xả một loại chất thải cụ thể nào đó, tạm gọi là nhà máy H và nhà máy L Cũng giả định rằng lượng chất thải sau khi được xả ra từ hai nguồn này đã hòa lẫn đồng nhất vào nhau, vì thế chất thải của hai nguồn đều gây thiệt hại như nhau đối với vùng chịu tác động ở cuối nguồn gió hay nguồn nước Chi phí giảm ô nhiễm biên của hai nguồn cũng giống như mức chúng ta
sử dụng ở hình 11-4 trong chương 11 Ấn định một mức thuế là 200$/kg chất thải cho mỗi
Trang 4nguồn với giả sử các nhà lập chính sách tính được đường MD và đặt mức thuế tương ứng Nhà máy H sẽ giảm lượng phát thải xuống còn 80kg/tháng, còn nhà máy L sẽ giảm xuống còn 20kg/tháng Chi phí giảm ô nhiễm biên của hai nhà máy sẽ bằng nhau vì thuế đã trở thành giá ẩn của ô nhiễm và giá này thì bằng nhau đối với cả hai nguồn Lượng chất thải giảm tổng cộng là 100kg/tháng, và là mức được tự động phân bổ giữa hai nhà máy dưới tác động của thuế phát thải theo nguyên tắc cân bằng biên Để ý kỹ rằng thuế phát thải đã dẫn đến việc nhà máy H cắt giảm mức phát thải hơn 83% trong khi nhà máy L chỉ giảm có 33% mà thôi Thuế phát thải dẫn đến việc cắt giảm theo một tỷ lệ cao hơn ở những nhà máy có chi phí giảm ô nhiễm biên thấp hơn Ngược lại, những nhà máy có đường chi phí giảm ô nhiễm biên dốc hơn sẽ cắt giảm theo tỷ lệ ít hơn
Mức thuế càng cao thì mức chất thải được cắt giảm càng nhiều Thực ra, nếu mức thuế được tăng lên đến khoảng trên 250$/kg, nhà máy L sẽ hoàn toàn dừng xả loại chất thải này Với mức thuế cao hơn, khoảng 600$/kg, nhà máy H sẽ giảm phát thải xuống bằng 0 Một mức thuế duy nhất, nếu áp dụng cho các nhà máy khác nhau, sẽ làm những nhà máy có chi phí giảm ô nhiễm biên tăng chậm hơn giảm phát thải nhiều hơn những nhà máy có cho phí giảm ô nhiễm biên tăng nhanh Vì các nhà máy phải trả cùng một mức thuế, họ sẽ có tổng chi phí giảm ô nhiễm và số tiền thuế phải đóng khác nhau Ở hình 12-3 tiền thuế của nhà máy H (16.000$) lớn hơn rất nhiều tiền thuế của nhà máy L (4.000$)
Thuế phát thải và tiêu chuẩn
Làm thế nào để so sánh thuế với công cụ tiêu chuẩn cũng có cùng mục tiêu giảm lượng phát thải xuống còn 100kg/tháng? Các nhà lập chính sách thiết lập các khoản cắt giảm phát thải tỷ lệ cho từng nguồn; mỗi nguồn chỉ được phép phát thải không quá 50kg/tháng Tại mức tiêu chuẩn này, chi phí giảm ô nhiễm biên của mỗi nhà máy khác nhau Bảng dưới đây so sánh chi phí thực thi xã hội (tổng chi phí giảm ô nhiễm) của công cụ thuế và công
cụ tiêu chuẩn đồng nhất
Chi phí thực thi xã hội ($/tháng)
(50kg/tháng cho mỗi nguồn)
Thuế phát thải (200$/kg)
Chúng ta hãy để ý xem các con số tổng cộng khác nhau ra sao Tổng chi phí giảm ô nhiễm biên của công cụ tiêu chuẩn đồng nhất cao hơn tổng chi phí giảm ô nhiễm của công cụ thuế phát thải là 22,5% Đơn giản là do công cụ tiêu chuẩn đồng nhất vi phạm nguyên tắc cân bằng biên ; công cụ này đòi hỏi việc cắt giảm theo tỷ lệ đồng đều như nhau bất chấp độ cao
và hình dạng của đường biểu diễn hàm chi phí giảm ô nhiễm biên của mỗi nhà máy (Câu hỏi: Chi phí thực thi xã hội của công cụ thuế và tiêu chuẩn cho từng nguồn trong trường hợp này lá gì ?) Đây chỉ là những con số minh họa Trong những chương sau chúng ta sẽ thấy rằng trong thực tế kiểm soát ô nhiễm, sự khác biệt này thường còn lớn hơn nhiều
Trang 5Hình 12-3: Thuế phát thải là hiệu quả chi phí
Tóm lại
khi MAC của các nguồn phát thải khác nhau, với cùng một mức mục tiêu phát thải, chi phí thực thi xã hội của thuế luôn thấp hơn chi phí của công cụ tiêu chuẩn đồng nhất bởi vì công cụ thuế là hiệu quả chi phí còn tiêu chuẩn đồng nhất thì không
Thuế và tiêu chuẩn còn khác nhau ở điểm
Thuế phát thải là hiệu quả chi phí ngay cả khi cơ quan quản lý không nắm được gì về chi phí giảm ô nhiễm biên của bất kỳ nguồn phát thải nào
Điều này tương phản rõ rệt với công cụ tiêu chuẩn phát thải, là phương pháp giải quyết đòi hỏi cơ quan hữu trách phải biết đích xác chi phí giảm ô nhiễm biên của mỗi nhà máy mới
có thể có được một chương trình hiệu quả chi phí hoàn toàn Theo phương pháp đánh thuế phát thải thì yêu cầu duy nhất là các cơ sở phải trả cùng một khoản thuế và phải tối thiểu hóa chi phí cho việc này Sau khi mỗi cơ sở đã điều chỉnh mức chất thải của mình cho phù hợp với chi phí giảm ô nhiễm biên (chúng ta có thể kỳ vọng là các cơ sở biết rõ chi phí của mình), họ sẽ đều xả thải ở các mức độ thích hợp thỏa mãn được nguyên tắc cân bằng biên
Thuế phát thải và chất thải hỗn hợp không đồng nhất
Cho đến nay chúng ta phân tích dựa trên giả định rằng chất thải xả ra từ tất cả các nguồn đều hòa lẫn đồng nhất với nhau, nghĩa là, chất thải xả ra từ một nguồn nào đó thì có cùng một tác động biên đến chất lượng môi trường xung quanh như chất thải xả ra từ tất cả các nguồn khác Trên thực tế điều này không phải lúc nào cũng xảy ra Thường thì tình trạng
sẽ giống như những gì được miêu tả ở biểu đồ 12-4, mặc dù dĩ nhiên phức tạp hơn Ở đây chúng ta có hai nguồn gây ô nhiễm, cả hai đều có cùng MAC Nguồn A thì ở xa trung tâm dân cư gấp đôi nguồn B Điều này có nghĩa là chất thải từ nguồn A xả ra không gây nên nhiều tác hại đến khu vực đô thị như nguồn B Nếu hai nguồn này thải chất thải xuống một con sông chảy về một thành phố, chất thải từ nguồn A có nhiều thời gian để phân hủy và
$
600
500
400
300
200
100
0
Thuế trên mỗi kg
Mức thuế đồng nhất 200$/kg cacbon mônôxít là hiệu quả chi phí Cả 2 nhà máy đều đặt mức
thuế bằng với đường MAC của họ Nhà máy H giảm phát thải xuống còn 80kg; nhà máy L
giảm còn 20kg/tháng
20 40 60 80 100 120 Khí cacbon mônôxit
(kg mỗi tháng) MAC L
MACH
Trang 6đưa đến ít tác hại về môi trường hơn chất thải từ nguồn B Hay nếu đây là chuyện ô nhiễm không khí, nguồn A ở ngược xa về hướng đầu nguồn gió hơn nguồn B, và vì thế có nhiều thời gian cho khí thải từ nguồn này phát tán đi và tan loãng ra hơn là khí thải từ nguồn B Ngoài lý do khác biệt về vị trí của nguồn phát thải, có thể có những lý do khác dẫn đến việc có những tác động môi trường khác nhau Chẳng hạn các cơ sở có thể xả chất thải vào những lúc khác nhau trong năm khi gió thổi không giống nhau Việc nghiên cứu vấn đề địa điểm cho phép chúng ta khảo sát được vấn đề chung về việc xả chất thải không đồng nhất
Trong trường hợp này, một khoản thuế phát thải duy nhất áp dụng cho cả hai nguồn sẽ không thể hoàn toàn hiệu quả được Một khoản thuế duy nhất chỉ có thể giải quyết vấn đề khác biệt về chi phí giảm ô nhiễm biên, chứ không thể giải quyết vấn đề khác biệt về mức
độ thiệt hại từ các nguồn phát thải khác nhau Ở hình 12-4, cắt giảm một đơn vị chất thải từ nhà máy B sẽ cải thiện được chất lượng môi trường (giảm được các thiệt hại môi trường) ở vùng đô thị lân cận nhiều hơn là việc cắt giảm cũng một đơn vị chất thải đó ở nhà máy A,
và thực tế này cần phải được tính đến khi ấn định các mức thuế phát thải Giả sử việc cắt giảm chất thải ở nguồn B có hiệu quả gấp đôi về giảm thiệt hại so với việc cắt giảm ở nguồn A Điều này trên thực tế có nghĩa là mức thuế phát thải mà nguồn B trả phải cao gấp đôi mức thuế mà nguồn A trả.7 Như thế, sau khi đã điều chỉnh các mức thuế, chi phí giảm
ô nhiễm biên của nguồn B sẽ gấp đôi chi phí tương ứng của nguồn A Tuy nhiên, mức
giảm thiệt hại tính trên mỗi đồng đôla bỏ ra để cắt giảm chất thải sẽ bằng nhau giữa hai
nguồn
Hình 12-4: Phát thải không đồng nhất
Lôgíc của phần bàn luận ở trên có vẻ như cho ta một kết luận rằng trong những trường hợp như vậy chúng ta phải đánh thuế phát thải mỗi nguồn mỗi khác Để làm được điều này chúng ta phải biết tầm mức quan trọng tương đối của chất thải từ mỗi nguồn tác động đến chất lượng môi trường xung quanh Điều này cũng tương tự như vấn đề của chương 11, nghĩa là mỗi tiêu chuẩn phải dựa trên hệ số truyền của nguồn phát thải Thế nhưng tìm ra được đích xác những khác biệt tương đối đó sẽ là một công việc khó khăn, và công tác
7 Khái niệm chuyên môn đề cập ở đây được gọi là “hệ số truyền” Hệ số truyền là một con số cho biết chất thải xả ra từ một nguồn nào đó có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng môi trường xung quanh ở một địa điểm cụ thể nào khác Trong ví dụ đơn giản ở hình 12-4, giả sử một tấn khí SO 2 từ nguồn B xả ra làm tăng nồng độ khí SO 2 ở vùng dân cư lân cận lên thêm 0.1 ppm Như thế một tấn khí thải từ nguồn A sẽ làm tăng nồng độ khí thải này lên thêm 0.05 ppm trong môi trường xung quanh (giả sử rằng tác động của việc xả chất thải hoàn toàn tỷ lệ với khoảng cách) Nếu hệ số truyền của nguồn B là 1, và của nguồn A là 0.5, thì mức thuế dành cho A chỉ phải bằng một nửa mức thuế dành cho B
(thiệt hại)
Khoảng cách (B) Khoảng cách (A) = 2 × khoảng cách (B) Hướng gió/nước
Phát thải từ nguồn A có ít tác động đến chất lượng môi trường xung quanh của trung tâm
dân cư hơn phát thải từ nguồn B
Trang 7quản lý thuế phát thải riêng cho từng đối tượng cũng khó khăn không kém Có lẽ câu trả lời tốt nhất cho vấn đề này là thiết lập chương trình được gọi là đánh thuế phát thải theo
vùng Với cách này các cơ quan quản lý sẽ phân chia một địa bàn ra thành những vùng
riêng rẽ, và con số các vùng trên thực tế sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh riêng của mỗi trường hợp Trong mỗi vùng cơ quan hữu trách sẽ đánh cùng một mức thuế cho tất cả các nguồn gây ô nhiễm ở đó, trong khi các vùng khác nhau sẽ phải chịu những mức thuế khác nhau Các nguồn phát thải được nhóm vào chung một vùng dựa trên tác động của chất thải đến chất lượng môi trường xung quanh Chẳng hạn hình 12-5 cho thấy lược đồ một con sông với hàng chục nguồn xả chất thải khác nhau và một khu vực đô thị ở đó người ta đặt ra các định mức chất lượng nước và tiến hành đo lường chất lượng nước Có mười nguồn xả thải phía đầu nguồn nằm trải dọc con sông cách khu vực đô thị từ gần tới xa và hai nguồn nằm dưới hạ lưu
Mỗi nguồn có tác động khác nhau đến chất lượng nước đo được tại trạm quan trắc, và chương trình giảm thải đạt hiệu quả chi phí hoàn toàn phải tính đến yếu tố này bên cạnh yếu tố chi phí giảm ô nhiễm biên khác nhau Nhưng chi phí quản lý sẽ rất cao nếu chúng ta
áp dụng các mức thuế khác nhau cho các nguồn khác nhau Trong trường hợp này chúng ta quay trở lại với thuế phát thải theo vùng Đầu tiên chúng ta xác định các vùng khác nhau dọc theo sông sau đó áp dụng cùng một mức thuế cho tất cả các nguồn trong cùng một vùng nhưng mức thuế khác nhau cho các nguồn ở khác vùng Như vậy mỗi vùng sẽ gồm những nguồn phát thải có tác động đến chất lượng nước đo được tại trạm quan trắc tương đương nhau Ví dụ bốn vùng ở thượng nguồn được vẽ phác họa như trong hình 12-5 Ba nguồn ô nhiễm trong vùng 1 sẽ phải đóng cùng một mức thuế, và bốn nguồn trong vùng 2 cũng vậy v.v Các nguồn 11 và 12 nằm ở hạ lưu so với vị trí của khu vực đô thị do đó có thể sẽ không bị đánh thuế Dĩ nhiên, đây chỉ là một sơ đồ đơn giản hóa để minh họa cho ý tưởng cơ bản; trong thực tế, rất có thể các nguồn ở hạ lưu cũng gây ra thiệt hại Bằng cách
áp dụng hệ thống phân vùng chúng ta phần nào có thể giảm nhẹ gánh nặng hành chính trong khi vẫn xem xét đến những khác biệt về vị trí của những nhóm nguồn ô nhiễm khác nhau
Hình 12-5: Thuế phát thải theo vùng
Khu vực
đô thị
1
2
3
6
1
1
0
8
7
⊗
Nguồn phát thải
⊗ Trạm quan trắc chất lượng nước
1
Các nguồn phát thải được nhóm vào chung một vùng dựa trên tác động của chất thải đến chất lượng môi trường xung quanh
Trang 8Thuế phát thải và động cơ khuyến khích đổi mới công nghệ
Một trong những ưu điểm chính của thuế phát thải là nó tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc đầu tư công nghệ mới nhằm giảm chi phí giảm ô nhiễm biên Chúng ta sẽ thấy điều này qua hình 12-6, là hình thể hiện 2 đường chi phí giảm ô nhiễm biên của một công ty đã được trình bày trong hình 11-5 MAC1 đại diện cho tình hình hiện tại, cho biết chi phí công
ty phải chịu khi giảm thải với công nghệ hiện có MAC2 thể hiện chi phí giảm ô nhiễm của công ty sau khi sử dụng chương trình nghiên cứu và phát triển (R&D) để ứng dụng công nghệ giảm ô nhiễm mới Công ty có động lực nào để đầu tư tiền vào chương trình R&D khi việc phát thải bị đánh thuế?
Hình 12-6: Động cơ khuyến khích đầu tư công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới dưới tác động
của thuế phát thải
Giả sử công ty phải chịu một mức thuế phát thải là 100$/tấn Ban đầu công ty sẽ để thuế suất bằng với MAC1 và giảm phát thải xuống còn 20 tấn, tại đây tổng chi phí liên quan đến
phát thải của công ty sẽ bao gồm (a + b) là chi phí giảm ô nhiễm và tiền thuế (c + d + e)
Nếu công ty có thể hạ đường chi phí giảm ô nhiễm biên xuống MAC2 thông qua những hoạt động R&D, khi đó công ty sẽ giảm lượng phát thải xuống còn 15 tấn Tại điểm này
công ty sẽ phải trả (b + d) là chi phí giảm ô nhiễm và e tiền thuế Tổng chi phí tiết kiệm được là (a + c) Nếu thay vào đó công ty phải tuân theo mức tiêu chuẩn phát thải là 20 tấn, thì khoản tiết kiệm chi phí của công ty với công nghệ mới này chỉ bằng a như chúng ta đã
thấy trong chương 11 Đồng thời, như trong chương trước, nếu nhà chức trách thắt chặt hơn mức tiêu chuẩn khi công ty đã có công nghệ mới, chi phí tiết kiệm được của công ty
có khi nhỏ hơn chi phí tiết kiệm được khi chưa thay đổi tiêu chuẩn.8
Có hai khác biệt giữa động cơ thay đổi công nghệ của thuế và tiêu chuẩn
1 Với chính sách thuế phát thải nỗ lực R&D của công ty sẽ giảm được nhiều chi phí liên quan đến kiểm soát ô nhiễm (cho phí giảm ô nhiễm và tiền thuế) hơn khi áp dụng công
cụ tiêu chuẩn
8 Xem lại phần tác động khuyến khích trong chương 11
40
15
10
100
160
200
MAC 2
MAC 1
c a
Chất thải (tấn/năm)
$
0
Thuế phát thải tạo động lực mạnh mẽ cho đầu tư vào R&D để giảm chi phí giảm ô nhiễm
Công nghệ mới (MAC 2) làm tiết kiệm chi phí (a+c) với mức thuế suất 100$/tấn chất thải Tiêu
chuẩn quy định ở mức 20 tấn chất thải chỉ tiết kiệm được khoản chi phí a
Trang 92 Với hệ thống thuế, công ty sẽ tự động giảm phát thải bởi vì công ty sẽ tìm cách dịch chuyển hàm số chi phí giảm ô nhiễm biên xuống dưới, trong khi công cụ tiêu chuẩn không cho phép thực hiện cơ chế này
Sự khác biệt là ở chỗ với công cụ thuế, đối tượng gây ô nhiễm phải trả tiền cho việc phát thải cũng như cho chi phí giảm ô nhiễm trong khi với công cụ tiêu chuẩn họ chỉ phải trả chi phí giảm ô nhiễm Vì vậy khi áp dụng chính sách thuế, khả năng tiết kiệm được chi phí nhờ vào những kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm mới sẽ lớn hơn nhiều
Thuế phát thải và Chi phí cưỡng chế thực thi
Thuế phát thải đặt ra nhiều vấn đề về việc cưỡng chế thực thi hơn là tiêu chuẩn phát thải Bất cứ một hệ thống thuế nào cũng đòi hỏi phải có thông tin chính xác về mặt hàng sẽ bị đánh thuế Nếu chúng ta muốn đánh thuế lên chất thải thì chi phí đo lường chất thải phải hợp lý Điều này có nghĩa là chất thải xả ra từ một nguồn cần phải được tập trung thành một số dòng xác định được đủ để có thể quan trắc Điều này loại trừ hầu hết những chất thải từ các nguồn phát thải phân tán (không phải là nguồn cố định), bởi vì chúng trải mỏng
ra khắp một vùng rộng lớn khiến không thể đo lường được Thông thường ta không thể đánh thuế những chất ô nhiễm tìm thấy trong nước thải nông nghiệp bởi vì bản chất lan truyền của “chất thải này” khiến không thể thực hiện được việc đo lường Tuy nhiên nếu xác định được mối quan hệ giữa nhập lượng của sản xuất nông nghiệp và lượng chất thải, chúng ta có thể đánh thuế lên nhập lượng và kiểm tra chúng Cũng khó đánh thuế một số chất thải hóa chất độc hại nhất định, bởi vì ngoài việc chúng là nguồn phân tán, chúng có
số lượng quá nhỏ do đó rất khó để đo được tốc độ dòng chảy
Với thuế phát thải, cơ quan thẩm quyền về thuế sẽ gửi một hóa đơn tiền thuế tới những công ty gây ô nhiễm vào cuối mỗi tháng hay cuối năm, căn cứ trên tổng lượng phát thải của các công ty trong thời gian đó Như vậy cơ quan này sẽ cần đến những thông tin về lượng chất thải tích lũy của mỗi nguồn Công việc này phức tạp hơn so với việc thu thập thông tin về tốc độ thải bởi vì chất thải tích lũy là bằng tốc độ thải nhân với thời gian Có nhiều cách để ta thu thập thông tin này Có lẽ cách lý tưởng nhất là sử dụng những thiết bị quan trắc thường trực đo lường chất thải một cách liên tục trong thời gian cần thiết Nếu không có công nghệ như thế, ta có thể quay lại sử dụng phương pháp kiểm tra tốc độ phát thải định kỳ, với khoảng thời gian giữa hai lần kiểm tra căn cứ trên thời gian kinh doanh bình thường hay để cho các công ty tự báo cáo Hoặc một cách khác là thực hiện những nghiên cứu kỹ thuật để quyết định số lượng chất thải sẽ được xả trong tương lai là bao nhiêu trong những điều kiện hoạt động cụ thể, với nhập lượng được sử dụng cụ thể v.v Yêu cầu quan trắc của chính sách thuế phát thải có nghiêm ngặt hơn so với một công cụ tiêu chuẩn tiêu biểu? Nếu thuế đánh trên lượng phát thải hàng ngày trong khi tiêu chuẩn lại dựa vào lượng phát thải hàng năm, chính sách thuế sẽ có chi phí giám sát cao hơn Nhưng chúng ta có thể thống nhất cách quan trắc để bảo đảm việc thực thi thuế hay tiêu chuẩn Tần suất quan trắc trong thực tế lại bị giới hạn bởi ngân sách của chính phủ Câu hỏi chưa được trả lời là liệu tần suất quan trắc có tác động làm đối tượng gây ô nhiễm tuân thủ hơn khi bị đánh thuế hoặc áp dụng tiêu chuẩn Dĩ nhiên, đối tượng gây ô nhiễm có động cơ tìm những cách thức, có thể hợp pháp hay bằng những cách nào khác, để cắt giảm hóa đơn tiền thuế của họ Một trong nhiều cách là gây ảnh hưởng đến quá trình quan trắc để sao cho lượng chất thải báo cáo được giảm xuống Một khi đã nhận hóa đơn thuế, họ có thể tranh cãi nếu như các hóa đơn thuế có vẻ như dựa trên dữ liệu không chắc chắn hoặc có những
Trang 10yếu điểm kỹ thuật khác Khi bị phạt do không đạt tiêu chuẩn, các công ty cũng có thể có hành động tương tự
Các loại thuế khác
Cho tới giờ chúng ta chỉ thảo luận xung quanh một loại thuế: thuế phát thải Bởi vì việc xả chất thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường, thuế đánh trên chất thải có lẽ là đòn bẩy lớn nhất có thể làm thay đổi động cơ của đối tượng gây ô nhiễm Nhưng thông thường việc đánh thuế trực tiếp lên chất thải là không thể thực hiện được hoặc không phù hợp với thực tiễn Trong trường hợp chúng ta không thể đo lường được hoặc giám sát các chất thải với một chi phí vừa phải, nếu ta áp dụng đánh thuế thì thuế này rõ ràng là phải được tính theo một cái gì đó khác Một trường hợp minh họa dễ thấy là vấn đề ô nhiễm nước do nước thải chứa phân hóa học dùng trong nông nghiệp Ta không thể đánh thuế đối với số kilogram nitơ trong nước thải bởi vì đó là loại chất ô nhiễm từ nguồn phát tán và như vậy ta không thể đo lường một cách trực tiếp được Chúng ta vấp phải cùng vấn đề này đối với thuốc trừ sâu trong nông nghiệp Thay vào đó có một khả năng khả dụng hơn là chúng ta đánh thuế lên số lượng phân bón người nông dân mua; có nghĩa là, thuế được đánh trên một tấn phân hóa học hay trên 100 kg thuốc trừ sâu được mua Lúc này thuế phản ánh sự thật là một phần nhất định những vật liệu này sẽ được thải ra hệ thống sông ngòi gần đó Bởi vì phải trả giá cao hơn, nông dân sẽ có động cơ sử dụng phân bón hoặc thuốc trừ sâu ít hơn Giá cao hơn đồng thời cũng tạo ra động cơ sử dụng thuốc trừ sâu theo những cách sao cho ít tạo ra chất thải hơn; ví dụ như bằng cách giảm lượng nước thải
Ví dụ: đánh thuế rác thải
Đánh thuế lên một thứ gì đó chứ không phải trực tiếp lên chất thải thường là một phương
án “tốt nhất thứ hai” mà chúng ta cần áp dụng bởi vì không thể quan trắc chất thải một cách trực tiếp chính xác được Trong những trường hợp như vậy, chúng ta cần thận trọng
đề phòng những trường hợp hiểu lầm khi người dân phản ứng lại thuế này, có những hiểu lầm có thể thực sự làm giảm ảnh hưởng của thuế hoặc đôi khi làm cho vấn đề liên quan càng tồi tệ hơn Ví dụ nhiều cộng đồng ở Mỹ áp dụng biện pháp thu thuế rác thải từ hộ gia đình Một phương pháp là bán nhãn dán cho cư dân và yêu cầu mỗi túi rác phải có một nhãn dán ở ngoài Giá của các nhãn sẽ quyết định mức thuế, và ta thấy sẽ tương đối dễ dàng giám sát và cưỡng chế thi hành thông qua việc thu gom các túi rác ở vệ đường Nhưng thuế đánh trên mỗi túi rác lại tạo ra động cơ khiến người dân nhét nhiều rác hơn vào mỗi túi, vì vậy mức cắt giảm tổng số lượng rác có thể nhỏ hơn so với số lượng túi rác được cắt giảm
Ví dụ: Đánh thuế khí thải xe ô tô
Giả sử chúng ta đánh thuế phát thải Ôxít nitơ và Hiđrô cácbon từ xe ô tô Thuế trên mỗi xe được quyết định bởi lượng khí thải trên mỗi kilômét, thường được quyết định thông qua kiểm định (do cơ quan môi trường Canada hoặc các nhà sản xuất ô tô thực hiện) Mục tiêu
là tăng chi phí của những xe thải nhiều so với những xe thải ít, do đó tạo ra động lực cho người tiêu dùng chuyển qua mua xe phát thải ít Thuế liên quan đến lượng phát thải trên mỗi kilômét tiêu chuẩn Nhưng yếu tố chúng ta muốn kiểm soát là tổng lượng phát thải Nhớ lại nội dung chương 1:
Tổng lượng phát thải = Số lượng phương tiện × số km di chuyển trung bình × lượng phát
thải trên mỗi km