các học thuyết kinh tế về khủng hoảng khủng hoảng 2008, nguyên nhân, diễn biến, kết quả
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
1.ĐIỂM LẠI LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2
1.1.ĐẠI BIỂU CHO LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ CỔ ĐIỂN CLASSISIM _ THỜI KỲ HẬU CỔ ĐIỂN 3
1.2.ĐẠI BIỂU CHO LÝ LUẬN CỦA KINH TẾ TIỂU TƯ SẢN _ LÝ LUẬN CỦA SISMONDE DE SISMONDI 4
1.3.LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MARX – LENIN 4
1.4.LÝ LUẬN CỦA TRƯỜNG PHÁI KEYNES 6
1.5.ĐẠI BIỂU CHO LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO MỚI 7
2.PHÂN TÍCH CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ Ở MỸ NĂM 2008 8
2.1.MẦM MỐNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG 8
2.2.NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KHỦNG HOẢNG 9
2.3.DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG THEO HIỆU ỨNG DOMINO VÀ HẬU QUẢ CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG:12 2.4.NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TỪ “QUÊ HƯƠNG CUỘC KHỦNG HOẢNG” 14
ĐỨNG TRƯỚC NGUY CƠ SỤP ĐỔ CỦA HÀNG LOẠT CÁC HỆ THỐNG TÀI CHÍNH “KHỔNG LỒ”, MỸ CẦN ĐƯA RA NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ NGĂN CHẶN NỀN KINH TẾ TIẾP TỤC RƠI VÀO VÒNG XOÁY SUY THOÁI SỰ SỤP ĐỔ CỦA MỸ, NẾU CÓ, ĐỒNG NGHĨA VỚI SỰ SỤP ĐỔ CỦA NỀN TÀI CHÍNH TOÀN CẦU DO VẬY, NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG CỦA NƯỚC NÀY LÀ MỐI QUAN TÂM HÀNG ĐẦU CỦA THẾ GIỚI 14
3.MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM 17
4.Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU 18
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Nếu ai đó hỏi rằng: “Nước nào có nền kinh tế lớn nhất thế giới?” thì câu trả lời nhận được nhất định sẽ là Mỹ Với những thành công rực rỡ và sự phát triển vượt bậc trong quá khứ, Mỹ thực sự là một “người khổng lồ” của thế giới Tuy nhiên, chúng ta cần phải nhìn nhận rằng, đằng sau một nền kinh tế mạnh mẽ như thế thì những nguy cơ khủng hoảng luôn tiềm ẩn chực chờ Và khi nguy cơ tiềm ẩn đó bùng nổ sẽ dẫn đến những cuộc khủng hoảng tồi tệ
Cuộc khủng hoảng tại Mỹ năm 2008 đã lan rộng ra toàn cầu và hiện nay đang để lại tàn dư cho cả thế giới Đặt trong bối cảnh quốc tế như hiện nay, tức trong bối cảnh toàn cầu hóa thương mại, quá trình hội nhập ngày càng mở rộng thì vấn đề khủng hoảng của các nước có nền kinh tế lớn không còn là chuyện lẫn nhau, mà hầu như các nước trên thế giới đều phải gánh chịu hậu quả do điều này mang lại Khủng hoảng là gánh nặng lớn cho nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế trì trệ, yếu kém Sức tàn phá của “cơn sóng thần” tài chính đến từ Mỹ mạnh đến mức không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết mà đòi hỏi phải có sự chung tay của cộng đồng quốc tế Khủng hoảng và cách giải quyết hậu quả đã và đang là chương trình nghị sự hàng đầu trên thế giới hiện nay Vì thế, tiểu luận này sẽ phân tích cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008 nhằm mục đích xoáy sâu vào nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa Đây là một tìm hiểu mang tính chất tiêu biểu sẽ góp phần đem lại cho người đọc nhiều tri thức hơn trong việc nhận định và có những biện pháp để đối phó với ảnh hưởng của những “cú sốc” kinh tế sau này
Cho đến nay, khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 2008 là một đề tài không mới mẻ, đã được phân tích, nghiên cứu kĩ lưỡng bởi các nhà kinh tế học và các tác giả trong nước cũng như trên thế giới Do đó, khi chọn đề tài này để tìm hiểu, nhóm được sự hỗ trợ của nhiều nguồn thông tin và số liệu thống kê từ thực trạng cuộc khủng hoảng Bài tiểu luận với sự hệ thống lại
lý luận khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa của các nhà kinh tế học tiêu biểu và những phân tích cuộc khủng hoảng ở Mỹ năm 2008, hy vọng sẽ mang lại những kiến thức cần thiết nhất cho người đọc
Nhóm thực hiện
Tp HCM, tháng 11 năm 2011
1 Điểm lại lịch sử các học thuyết về khủng hoảng kinh tế
Trong lịch sử các học thuyết kinh tế, các nhà kinh tế học khác nhau đã đề cập đến khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa trong các học thuyết, lý luận của mình Mỗi nhà kinh tế đều có
Trang 3cho mình một lập trường riêng, có khi đồng quan điểm nhưng có khi lại bất đồng nhau Các học thuyết về khủng hoảng còn nhiều hạn chế, nhưng dù sao đi nữa, đó cũng là những nền tảng quan trọng, đóng góp ý nghĩa thực tiễn vào vấn đề khủng hoảng trong nền kinh tế hiện nay Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi sẽ hệ thống lại một số học thuyết tiêu biểu về khủng hoảng
1.1 Đại biểu cho lý luận của kinh tế cổ điển Classisim _ Thời kỳ Hậu cổ điển
1.1.1 Lý luận của T.R Malthus
Đầu thế kỷ XIX, khi cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành, cuộc khủng hoảng kinh
tế đầu tiên nổ ra ở Anh năm 1825 đã mở đầu cho các cuộc khủng hoảng thừa có tính chu kỳ Bắt đầu từ đây, các học thuyết khủng hoảng kinh tế dần xuất hiện nhiều hơn bởi nhiều cái nhìn từ thực tiễn khủng hoảng đương thời Một trong những người được xem như đầu tiên nói
về khủng hoảng là Malthus
Malthus giải thích nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là do mức cầu sụt giảm bởi tiền lương công nhân thấp hơn giá trị hàng hoá nên họ không thể mua hết số hàng hoá sản xuất ra, còn nhà tư bản thì quá ham muốn đầu tư nên tiêu dùng của họ cũng sụt giảm Malthus đã xem xét đến thực tiễn vấn đề tư bản chủ nghĩa trong thời của ông và thấy được những vấn đề đang nổi cộm lên mà sau này những nhà kinh tế gọi là "chu kỳ kinh doanh" hay bằng một cái tên ít lạc quan hơn "những cơn khủng hoảng” Định nghĩa của nó như sau: "Khủng hoảng thừa được xem là phổ biến bắt nguồn từ nguồn cung thừa thải quá mức hay do mức cầu giảm đi, một lượng hàng hoá đáng kể bị giảm giá trị xuống thấp hơn cả chi phí cơ bản được bỏ ra để sản xuất ra nó"
Giải pháp để chống khủng hoảng thừa của Malthus là ngoài giai cấp công nhân và nhà tư bản, cần kích thích mức cầu của lớp người mua thứ ba – lớp người không sản xuất – như viên chức Nhà nước, quân nhân, thầy tu…
Tuy có hạn chế nhưng lý luận của ông có một ý nghĩa nhất định đối với việc tìm ra các chính sách chống suy thoái và khủng hoảng kinh tế hiện nay Đó là việc kích cầu nhằm kìm hãm sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng cách nâng cao thu nhập cho những người làm việc trong lĩnh vực công cộng
1.1.2 Lý luận của J.B Say
Quan điểm của Say có sự lẫn lộn giữa trao đổi hiện vật và lưu thông hàng hóa – tiền tệ vì ông cho rằng khủng hoảng kinh tế xảy ra chỉ là hiện tượng nhất thời mang tính chất cục bộ và
nó diễn ra khi có hàng này thừa do thiếu hàng hoá kia trao đổi với nó
Ngoài ra, khủng hoảng xảy ra khi có sự can thiệp của Nhà nước – đây là một ý khác so với quan điểm của Malthus, và dường như, Say là người ủng hộ quan điểm của A.Smith về nền kinh tế tự do
Trang 4Theo ông, để khắc phục khủng hoảng, không phải là sự hạn chế mà là gia tăng sản xuất ở những ngành thiếu Đồng thời, ông chống lại việc thành lập các doanh nghiệp công cộng, tự
do hoá ngành kinh tế, tư nhân hoá các doanh nghiệp công cộng vì nền kinh tế sẽ tự quân bình
1.2 Đại biểu cho lý luận của kinh tế tiểu tư sản _ Lý luận của Sismonde de Sismondi
Ông là người đầu tiên cho rằng khủng hoảng kinh tế là tất yếu trong chủ nghĩa tư bản Cũng như Malthus, ông đứng trên quan điểm cuả nhà kinh tế trọng cầu cho rằng nguyên nhân khủng hoảng là do tiêu dùng lạc hậu so với sản xuất Sự lạc hậu đó là do mức cầu giảm sút, tiêu dùng không đầy đủ bởi phân phối không công bằng Ngoài ra, mức cầu giảm sút còn do: sự phá sản của những người sản xuất nhỏ (nông dân, thợ thủ công, tiểu thương…); nạn thất nghiệp ngày càng tăng làm cho thu nhập của người thất nghiệp lẫn người tại nghiệp đều giảm; giai cấp tư sản có khuynh hướng hạn chế tiêu dùng do xu hướng tích luỹ
Từ những phân tích đó, ông kết luận: chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì một mặt sản xuất càng được mở rộng, tiêu dùng càng bị thu hẹp Đó là nguyên nhân cơ bản gây ra khủng hoảng
Ông cho rằng, ngoại thương là “lỗ thông hơi”, nhưng chính ông đã nhận ra tính không bền vững của giải pháp này Ông cũng cho rằng để giải quyết khủng hoảng thì phải tăng sức mua của xã hội nhờ một lớp người mua thứ ba, nhưng đó là lớp người sản xuất nhỏ (nông dân, thợ thủ công, tiểu thương…), chứ không phải là lớp người phi sản xuất như cách giải quyết của Malthus vì nếu tăng sức mua của xã hội nhờ lớp người phi sản xuất sẽ làm đè nặng lên chi phí
xã hội
1.3 Lý luận của chủ nghĩa Marx – Lenin
Khác với những nhà kinh tế học thời kỳ trước, Marx đi sâu vào việc nghiên cứu bản chất của cuộc khủng hoảng, tạo nên một trường phái riêng trong kinh tế học
Phát huy có chọn lọc các tư tưởng của các nhà kinh tế học đi trước, Marx nhận thấy khủng hoảng nổ ra khi: hàng hoá sản xuất ra không thể bán được, tồn kho, ứ đọng, giá cả giảm mạnh; Tư bản mất khả năng thanh toán các khoản nợ; Tâm lý hoảng loạn, sự săn đuổi tiền mặt, việc rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng, bán tháo các cổ phiếu làm trị giá của chúng giảm mạnh gây ra hỗn loạn trong thị trường chứng khoán; Tín dụng thương mại và ngân hàng thu hẹp trong khi nhu cầu tín dụng tăng lên làm tỷ suất lợi tức tăng lên rất cao.1
1 Nguồn sách: Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, trang 134
Trang 5Theo Marx, “Khả năng chung của các cuộc khủng hoảng chính là bản thân sự biến đổi hình thái có tính chất hình thức của tư bản, là việc mua và bán tách rời ra khỏi nhau trong thời gian và không gian” Chỉ có trong chủ nghĩa tư bản, khả năng khủng hoảng mới có thêm điều kiện đủ để biến thành hiện thực Đó là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản hay thường được hiểu là mâu thuẫn giữa xã hội hóa sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân Cũng trong mâu thuẫn này đã thể hiện mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất do sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đem lại và quan hệ sản xuất ngày càng kìm hãm sự phát triển này Khi nền đại công nghiệp cơ khí xuất hiện thì mâu thuẫn trở nên gay gắt và có những biểu hiện cụ thể như sau: mâu thuẫn giữa tính có tổ chức, có kế hoạch trong từng xí nghiệp với tình trạng sản xuất
vô chính phủ trong toàn xã hội; mâu thuẫn giữa xu hướng mở rộng sản xuất vô hạn của chủ nghĩa tư bản với sức mua có hạn của quần chúng lao động; mâu thuẫn đối kháng giữa tư bản
và lao động Điều này dẫn đến sản xuất thừa và kéo theo lợi nhuận của các nhà tư bản bị suy giảm Do động cơ mở rộng sản xuất biến mất, các nhà tư bản thu hẹp sản xuất và giai đoạn khủng hoảng bắt đầu Mâu thuẫn dù có được giải quyết cũng chỉ là tạm thời, vì thế khủng hoảng mang tính chu kỳ (đây là điểm giống với Malthus, người đã đưa ra khái niệm “khủng hoảng thừa”) Những quan hệ tỷ lệ giữa những ngành sản xuất, các khu vực, các mặt của quá trình tái sản xuất… thường xuyên bị gián đoạn bởi khủng hoảng kinh tế, rồi thông qua khủng hoảng, kinh tế tư bản lại dần lập lại thế cân bằng mới
Biểu đồ: Chu kì kinh tế
Trang 6Về lâu dài, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản không thể giải quyết được do tác động của quy luật tỷ suất lợi nhuận giảm dần Do để tăng lợi nhuận các nhà tư bản phải tăng tiết kiệm tích lũy và để cạnh tranh họ phải thực hiện cơ giới hóa, tức là tập trung vào đầu tư máy móc, từ đó, phần của tư bản bất biến trong tổng tư bản sẽ tăng lên làm suy giảm mức lợi nhuận Như Marx đã nói: “Tỷ suất lợi nhuận giảm xuống sẽ lại làm cho sự hình thành của các
tư bản độc lập mới chậm lại và lúc đó hình như sự giảm xuống ấy đe dọa sự phát triển của quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, nó tạo điều kiện thuận lợi cho nạn sản xuất thừa, đầu cơ, khủng hoảng, cho sự hình thành tư bản thừa bên cạnh một nhân khẩu thừa.” 2
Như vậy, mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự phân phối thu nhập không hợp lý và như Marx đã khẳng định đó là “nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc khủng hoảng”.1
1.4 Lý luận của trường phái Keynes
Khác với lý luận của K.Marx, thay vì đi vào phân tích bản chất hiện tượng, trường phái Keynes nghiên về mô tả, liệt kê, thuật lại bằng khái niệm có tính chất những biểu hiện bên ngoài của hiện tượng
Theo Keynes, nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế là: theo quy luật tâm lý cơ bản của con người thì cùng với sự gia tăng của thu nhập, khuynh hướng tiết kiệm biên sẽ ngày càng gia tăng, đồng thời khuynh hướng tiêu dùng cận biên sẽ giảm tương đối so với sự gia tăng của khuynh hướng tiết kiệm biên
Sau quan sát Đại khủng hoảng (1929-1933) cụ thể ở Mỹ, Keynes thấy rằng cuộc khủng hoảng đã làm cho tình hình kinh tế xã hội rối loạn: thất nghiệp cao, hàng triệu tấn hàng ứ đọng không tiêu thụ được, quần chúng nhân dân lao động không có thu nhập hoặc thu nhập rất thấp, đời sống vô cùng khó khăn Hơn nữa, sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán phố Wall vào ngày 29/10/1929, khủng hoảng đã nhanh chóng lan rộng ra toàn nước Mỹ, Châu Âu và mọi nơi trên thế giới, phá hủy các nước phát triển, làm gia tăng thất nghiệp bắt buộc trên diện rộng – một tình trạng mà mô hình cổ điển với những khái niệm “con người kinh tế” và
“bàn tay vô hình” đã thuyết phục được nhiều thế hệ nghiên cứu kinh tế cho rằng điều này không thể xảy ra Để giải thích các vấn đề mà thực tế của các nền kinh tế đặt ra, ông đã đưa ra quan điểm mới mẻ phủ nhận khả năng về tính linh hoạt của giá cả và tiền lương trong nội bộ hệ thống kinh tế tất yếu đem lại sự toàn dụng mà trường phái cổ điển đã đưa ra: trong khủng hoảng tiền công không hề giảm, việc làm cũng không tăng và sản xuất không phục hồi nổi trong thời kỳ này (các nhà kinh tế cổ điển đã cho rằng mỗi khi có khủng hoảng kinh tế, giá cả
và tiền công sẽ giảm đi, các nhà sản xuất sẽ có động lực thuê mướn lao động, mở rộng sản xuất, nhờ đó nền kinh tế sẽ phục hồi)
Do vậy, để thoát khỏi khủng hoảng, Keynes cho rằng cần phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để tăng tổng cầu, gia tăng việc làm và thu nhập Nhà nước có thể can thiệp thông qua các công cụ sau: chương trình đầu tư nhà nước nhằm duy trì tổng cầu; chính sách tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ để kích thích lòng tin, sự lạc quan và tích cực của
2 Nguồn sách: Tư bản chủ nghĩa hiện đại – khủng hoảng kinh tế và điều chỉnh (Lê Bộ Lĩnh), trang 27, 28
Trang 7nhà đầu tư; bù đắp thâm hụt ngân sách bằng cách in tiền để duy trì đầu tư nhà nước và đảm bảo chi tiêu cho chính phủ; điều tiết thu nhập thông qua thuế; mở rộng việc làm bằng cách mở rộng đầu tư thậm chí vào các ngành thuộc lĩnh vực quân sự; khuyến khích tiêu dùng cá nhân Đây là quan điểm tiến bộ của trường phái Keynes đã được các nước trọng dụng trong việc đối đầu với các cuộc khủng hoảng
Những người theo thuyết Keynes ở Mỹ đã coi thuyết này là liều thuốc hiệu nghiệm để cứu chữa những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản, đồng thời họ cũng bổ sung và phát triển thuyết Keynes
Lý thuyết kinh tế của trường phái Keynes ở Mỹ: Đại biểu của nhóm người này là Alvin
Hansen Ông đã đưa ra lý thuyết về “sự ngưng trệ” cho rằng nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là do các động lực phát triển kinh tế bị suy yếu, bao gồm nhân tố bên ngoài và bên trong Nhân tố bên ngoài như là sự tăng chậm của dân số, của tiến bộ kỹ thuật, không còn các
“vùng đất tự do”, các cuộc chiến tranh, những cuộc bầu cử…(lý thuyết chu kỳ kinh doanh chính trị) Nhân tố bên trong là sự “rò rỉ” trong chi tiêu do có sự “tăng dần tiết kiệm”, tác dụng của số nhân sẽ giảm đi, sản xuất sẽ sụt giảm… Khi nền kinh tế khủng hoảng thì nhà nước sẽ giảm thuế và tăng trợ cấp xã hội, tăng chi phí nhà nước dù có thâm hụt ngân sách để
bù đắp sự giảm sút chi từ phía tư nhân Và họ coi chi phí chiến tranh là phương tiện tốt nhất
để ổn định thị trường, thoát khỏi khủng hoảng
Như vậy, có thể thấy rằng từ khi lý thuyết của trường phái Keynes về “chủ nghĩa tư bản điều tiết” xuất hiện đã làm mất vai trò của chủ nghĩa tự do cũ với các trường phái kinh tế học
cổ điển và tân cổ điển Với những đóng góp của mình, Keynes là một trong 100 người được tạp chí Times bầu chọn là một trong những người làm nên thế kỉ 20
1.5 Đại biểu cho lý luận của chủ nghĩa tự do mới
Với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại, học thuyết kinh tế của Keynes ngày càng bộc lộ nhược điểm, đã không còn tác dụng cứu chữa những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản (khủng hoảng kinh tế) Chủ nghĩa tự do mới đã kết hợp các quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa tự do cũ với Keynes để hình thành nên luồng tư tưởng mới, đó là sự điều tiết của nhà nước có sự đảm bảo tự do cạnh tranh
1.5.1 Lý luận trong thuyết “kinh tế thị trường xã hội” ở Cộng hoà liên bang Đức
“Kinh tế thị trường xã hội” là chấp nhận theo quy tắc “Sử dụng nhiều thị trường đến mức cho phép, sử dụng chính phủ nhiều đến mức cần thiết” Khi chính phủ can thiệp thì phải làm cho sự can thiệp tương hợp với hệ thống thị trường Theo đó, trong giai đoạn khủng hoảng Nhà nước sẽ mua thật nhiều thay vì giảm thuế, bởi vì giảm thuế thì doanh nghiệp lớn sẽ có lợi hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Với quan niệm như trên, học thuyết này có một nhìn nhận chuẩn tắc theo cách riêng so với Keynes: quan tâm đến mặt tự do và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường có mục tiêu
Trang 81.5.2 Lý luận của Chủ nghĩa trọng tiền hiện đại ở Mỹ - đại diện là Friedman
Theo Friedman, cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 diễn ra ở Mỹ là do Hệ thống dự trữ liên bang (FED) đã phát hành một số tiền ít hơn mức cầu về tiền tệ, khiến các hoạt động kinh tế bị đình đốn Qua đó, Friedman phản bác ý kiến của Keynes về sự sụt giảm của tổng cầu là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng Ông cho rằng tiêu dùng thường xuyên phụ thuộc vào lãi suất, nhân tố quyết định các biến số vĩ mô (như giá cả, sản lượng, việc làm…) phụ thuộc vào mức cung tiền tệ chứ không phải vào chính sách tài chính (thuế và chi tiêu ngân sách) của trường phái Keynes Như vậy, chủ nghĩa trọng tiền đã giải thích nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng là do ngân hàng trung ương phát hành không đủ tiền, mà mức cung tiền tệ thì thường không ổn định và phụ thuộc vào quyết định chủ quan của chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương
Ông đề nghị thực hiện chu kỳ tiền tệ và thu nhập quốc dân nhằm chủ động điều tiết mức cung tiền tệ Theo đó, trong thời kỳ khủng hoảng phải tăng mức cung tiền tệ để đưa nền kinh
tế thoát khỏi khủng hoảng
1.5.3 Lý luận của Chủ nghĩa trọng cung ở Mỹ
Luận điểm cơ bản của trường phái trọng cung là cung sẽ tự tạo ra cầu Để giải quyết khủng hoảng không phải kích cầu mà là tăng năng suất lao động Muốn tăng năng suất lao động thì phải kích thích lao động, đầu tư và tiết kiệm Trong đó tiết kiệm là quan trọng nhất, chỉ có tiết kiệm mới có thể đảm bảo cho đầu tư và bù đắp được thâm hụt ngân sách Đồng thời, theo họ cần phải giảm lãi suất để kích thích sự hoạt động tích cực của con người, do đó
sẽ làm tăng sản phẩm, tăng thu nhập, kinh tế tăng trưởng, và thuế sẽ thu được nhiều hơn để
bù đắp thâm hụt ngân sách So với trường phái trọng cầu với đại diện là Mathus và Sismondi, rõ ràng đây là tư tưởng đối lập, chú trọng giải quyết khủng hoảng theo hướng cung
2 Phân tích cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ năm 2008
2.1 Mầm mống của cuộc khủng hoảng
Để hiểu rõ được nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, trước hết ta cần tìm hiểu tình hình nước Mỹ trong giai đoạn “tiền khủng hoảng” Nhìn chung, nền kinh tế Mỹ thời điểm đó tiềm ẩn nhiều rủi ro, đó chính là những mầm mống cho khủng hoảng bùng nổ
Đa phần người dân nước Mỹ mua nhà bằng cách vay tiền ngân hàng và trả lãi suất ở các năm sau đó, điều này tạo ra một mối liên hệ giữa thị trường tài chính và thị trường bất động sản Đó là những thị trường chính diễn ra cuộc khủng hoảng Thời điểm năm 2001, nền kinh tế Mỹ bị trì trệ và để khắc phục tình hình đó, cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục hạ thấp lãi suất dẫn đến các ngân hàng cũng hạ thấp lãi suất cho vay tiền mua bất động sản Minh chứng cho việc này là lãi suất cơ bản đã được liên tục hạ xuống từ trên 6% vào giữa năm
2000 xuống còn 1% giữa năm 2003 Không những thế, chính phủ còn tạo điều kiện cho dân nghèo và các nhóm dân da màu vay tiền dễ hơn để mua nhà Được sự bảo trợ của chính phủ, hai công ty Fannie Mae (Federal National Mortgage Assocation - Hiệp hội quốc gia tài trợ bất
Trang 9động sản) và Freddie Mac (Federal Home Loan Mortgage Corporation - Tập đoàn cho vay thế chấp quốc gia) đã đổ vốn mua lại các loại chứng từ được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp rồi bán lại cho các nhà đầu tư phố Wall, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư khổng lồ của
Mỹ như Bear Steans và Merry Lynch Chính vì những điều đó thị trường bất động sản trở nên nhộn nhịp Có rất nhiều người thu nhập thấp hoặc tín dụng thấp nhưng vẫn đổ xô đi mua nhà với những điều kiện cho vay lãi suất dưới chuẩn Bất kể khả năng trả được nợ của những người này, khoản tiền cho vay dưới chuẩn của nhóm người này đã tăng một cách nhanh chóng kéo theo việc bất động sản tăng lên liên tục (giá nhà bình quân tăng đến 54% từ 2001 đến 2005) Điều này dẫn đến việc đầu cơ và đổ xô đi mua nhà vì tin rằng giá nhà sẽ tiếp tục tăng - một bong bóng nhà đất đã hình thành trong thị trường bất động sản
Lo ngại về diễn biến lạm phát, FED bắt đầu tăng dần lãi suất dẫn đến thị trường bất động sản bắt đầu chững lại từ năm 2006 Giá nhà bắt đầu trượt dốc vì cung vượt cầu, nhóm người được cho vay dưới chuẩn bắt đầu lo ngại về khoản vay của mình khi lãi suất cho vay của họ bị điều chỉnh cao hơn Việc này khiến họ muốn bán nhà trả nợ cũng không được vì khoản nợ cao hơn giá nhà do thị trường tụt dốc Hệ quả là họ đành bỏ nhà cho ngân hàng trưng thu Việc không trả được nợ khiến cho giá trị các MBS (Trái phiếu tái thế chấp -Mortgage Bached Securities) giảm Khi đó các công ty bảo hiểm MBS, đặc biệt là AIG lâm vào tình trạng khốn đốn khi phải đứng ra bảo lãnh ngày càng nhiều các khoản vay xấu Và kể từ đây, “câu chuyện khủng hoảng” được diễn ra
Cổ phiếu của AIG trong vòng 1 năm đã giảm từ
70 USD xuống còn 3 USD 3
Vậy thực chất ta nên hiểu nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này như thế nào?
2.2 Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng
Nguyên nhân thứ nhất: gia tăng nguồn vốn tài trợ để mua bán nhà ở thông qua kỹ thuật “chứng khoán hóa bất động sản thế chấp” trong khi hệ thống kiểm soát không theo kịp.
Trước đây nguồn vốn cho vay để mua bất động sản được cung cấp chủ yếu từ ngân hàng,
vì thế chính sách cho vay có nhiều ràng buộc nhất định, những hạn chế về tỷ lệ cho vay cũng như tỷ lệ dự trữ bắt buộc của chính phủ đối với ngân hàng… Năm 1980, chính phủ Mỹ ban hành Luật giao dịch thế chấp tương đương, nới rộng những quy tắc cho vay và khuyến khích những kênh tài trợ phi ngân hàng Đạo luật này đã góp phần cho ra đời nhiều công ty cho vay thế chấp mà không bị ràng buộc bởi các luật lệ của ngân hàng Ngay cả những ngân hàng cũng thành lập hoặc liên kết với các công ty cho vay thế chấp làm bùng nổ các kênh cung cấp vốn thị trường bất động sản
3 Nguồn CNNMoney
Trang 10Không chỉ có thế, chính phủ Mỹ còn thành lập Hiệp hội quốc gia tài trợ bất động sản (Fannie Mae) và Tập đoàn cho vay thế chấp quốc gia (Freddie Mac), hai tổ chức này thực hiện việc mua lại các khoản vay thế chấp bằng bất động sản, đặc biệt là các khoản vay thế chấp dưới chuẩn của các ngân hàng (vay dưới chuẩn là hình thức cho vay đối với những người có lịch sử tín dụng thấp, rủi ro tín dụng cao, nhưng lãi suất cho vay cao để bù đắp lại những rủi ro đó), rồi dùng bất động sản thế chấp để phát hành MBS bán cho các nhà đầu tư khác nhằm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng Như vậy, những món nợ nhà ở đã được “trái phiếu hóa” thành sản phẩm tài chính thông dụng có thể mua bán dễ dàng trên thị trường tiền tệ
Cũng chính từ những rủi ro tiềm ẩn trong các trái phiếu thế chấp MBS, các công ty bảo hiểm đã tìm nhìn thấy một nguồn lợi lớn từ việc bán bảo hiểm cho các nhà đầu tư MBS, như AIG Các bảo hiểm này được gọi là CDS (Credit Default Swap), với mục đích bảo đảm cho các nhà đầu tư MBS là trong trường hợp những người vay tiền mua nhà không trả được nợ và làm cho MBS mất giá thì sẽ được bồi thường Việc bán các bảo hiểm CDS đã đem lại một nguồn lợi lớn cho các công ty bảo hiểm nói chung và AIG nói riêng Chính vì thế các công ty bảo hiểm đã lao vào bảo hiểm cho cả những gì không thể bảo hiểm được như bảo hiểm giá trị chứng khoán, nhất là chứng khoán không có bảo chứng Tuy nhiên, khi thị trường bất động sản đi xuống và rủi ro tín dụng vùn vụt tăng thì đó cũng sẽ là một thảm họa không thể lường trước được
Nguyên nhân thứ hai: việc cho vay mua nhà ở dễ dãi “dưới chuẩn” nhưng thiếu cơ chế kiểm soát, cùng với sự tin tưởng quá mức vào “chủ nghĩa tự do mới” trong thực thi chính sách và sự can thiệp kém hiệu quả của chính phủ đối với nền kinh tế.
Chính phủ Mỹ đã có những chính sách hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp và thu nhập khiêm tốn có điều kiện sở hữu nhà ở, đặc biệt là chương trình cho vay dưới chuẩn Các ngân hàng thương mại khi cho đối tượng này vay thì được hai tổ chức Fannie Mae và Freddie Mac mua lại các khoản vay này thông qua các MBS Đến khi thị trường bất động sản suy thoái thì những người thu nhập thấp và thu nhập khiêm tốn không có điều kiện trả nợ
Ngoài ra, việc cho vay dễ dãi “dưới chuẩn” còn do tiền cho vay được thu về thông qua
“chứng khoán hóa”, thông qua phát hành “trái phiếu tái thế chấp” bất động sản thế chấp Dưới hình thức này người cho vay và người vay không biết nhau, ngân hàng chỉ còn là đơn vị trung gian cho vay sau đó chuyển nhượng khoản vay cho công ty cho vay thế chấp để công ty phát hành “trái phiếu tái thế chấp” chuyển nhượng trên thị trường là xong Đây là khuyết tật nghiêm trọng của việc “chứng khoán hóa” bất động sản thế chấp nhưng thiếu kiểm soát
Chính phủ Mỹ đã cho phép các ngân hàng thương mại hoạt động đa năng như một công ty tài chính và được phép hoạt động rộng khắp liên bang, đồng thời, thực hiện tài chính hóa toàn cầu bằng cách gây áp lực buộc các nước thứ ba chấp nhận tự do hóa dòng chảy từ các nước phát triển, tạo cơ hội xuất khẩu rủi ro sang các nước khác