1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến vấn đề việc làm

78 746 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 806 KB

Nội dung

Thực trạng về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến vấn đề việc làm

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Sự phát triển và hội nhập của Việt Nam trong những năm gần đâykhông chỉ được nhận thấy ở tốc độ phát triển kinh tế mà còn có thể nhận thấyđược trong phong cách phong cách tiêu dùng, thanh toán của người dân ViệtNam Đó là việc ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng các phương tiệnthanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là thẻ Thẻ xuất hiện ngày càngnhiều và đa dạng, không chỉ ở thành thị mà còn cả ở nông thôn.

Dịch vụ thẻ là một dịch vụ ngân hàng độc đáo, hiện đại, ra đời và pháttriển dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật Với những tínhnăng ưu việt, cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng, dịch vụ thẻ đã nhanhchóng trở thành dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến và được ưachuộng hàng đầu trên thế giới Và nay, thẻ cũng đang dần khẳng định vị trícủa mình trong hoạt động thanh toán tại Việt Nam.

Từ năm 1995, thẻ ngân hàng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam với nhữngsản phẩm thẻ đầu tiên do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành Đếnnay, tại Việt Nam đã có hơn 20 ngân hàng phát hành thẻ thanh toán, với mứctăng trưởng bình quân 300%/năm và các sản phẩm ngày càng phong phú, đadạng hơn Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức củaWTO, nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập tạo tiền đề thuận lợi cholĩnh vực thẻ tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, một số vấn đề đặt ra là: Liệu sự tăng trưởng mạnh mẽ của thịtrường thẻ trong những năm qua có quá “nóng” không? Thực chất sự pháttriển ấy có đạt được cân bằng giữa số lượng và chất lượng không? Và hìnhthức thanh toán này trong thời gian qua đã đóng góp vào sự phát triển của nềnkinh tế như thế nào? Đã thực sự góp phần làm giảm lượng tiền mặt lưu thôngtrong nền kinh tế chưa? Trong giai đoạn lạm phát tăng cao như hiện nay thẻngân hàng có góp phần trong việc làm giảm lạm phát hay không?

Trang 2

Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng, tính hấp dẫn cũng như sự cầnthiết của dịch vụ thẻ tại Việt Nam cũng như tại NHNT Việt Nam, trong thờigian thực tập tại NHNT Chi nhánh Thăng Long, được sự hướng dẫn tận tình

của các anh chị cán bộ Phòng Kế toán thanh toán và dịch vụ, đề tài: “ Pháttriển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Thăng Long” đã

được chọn để nghiên cứu và hoàn thành trong khuôn khổ một chuyên đề tốtnghiệp.

Trong khuôn khổ đề tài này, chuyên đề chỉ nghiên cứu nhằm đưa racác giải pháp để phát triển chất lượng qua đó gia tăng số lượng khách hàngchứ không đi sâu nghiên cứu để phát triển các dịch vụ mới Với phạm vinghiên cứu như vậy, chuyên đề này được kết cấu thành 3 phần như sau:

Chương I: Khái quát về dịch vụ thẻ của ngân hàng thương mại

Chương II: Thực trạng dịch vụ thẻ của Ngân hàng Ngoại thươngChi nhánh Thăng Long

Chương III: Một số giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàngNgoại thương Chi nhánh Thăng Long

Trang 3

CHƯƠNG I :

KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm NHTM

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinhtế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tếnói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó NHTM thường chiếm tỷtrọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng.

Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặcvai trò mà chúng thể hiện trong nền kinh tế Vấn đề là ở chỗ các yêu tố trênđang không ngừng thay đổi Cách tiếp cận thận trong nhất là xem xét ngânhàng dựa trên những phương tiện mà chúng cung cấp Trên phương diện đócó thể định nghĩa ngân hàng như sau: Ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấpmột danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiếtkiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so vớibất kì tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.

Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

có ghi: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền nàyđể cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.”.

1.1.2 Chức năng của NHTM

Hệ thống NHTM ngày nay tiếp tục phát triển không ngừng Theo đó,các sản phẩm của NHTM cũng ngày càng đa dạng hơn, phức tạp hơn nhằmphục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên, NHTM vẫn mang nhữngchức năng chính, thể hiện rõ nhất đặc trưng của nó:

1.1.2.1 Trung gian tài chính

Trang 4

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu làchuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với 2 loại cá nhân và tổchức trong nền kinh tế , đó là: (1) các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụtchi tiêu, họ là những người cần bổ sung vốn; và (2) các cá nhân và tổ chứcthặng dư trong chi tiêu, họ có tiền để tiết kiệm Như vậy, làm thế nào để tiềntừ nhóm thứ (2) chuyển sang nhóm thứ (1)?

Để giải quyết vấn đề này cần có cơ chế chuyển giao vốn trong nền kinhtế thị trường

- Chuyển giao trực tiếp từ người thừa vốn sang người thiếu vốn dưới hìnhthức Tín dụng Thương mại.

- Chuyển giao gián tiếp từ nơi thừa đến nơi thiếu dưới hình thức tín dụng ngânhàng thông qua một trung gian tài chính, chính là Ngân hàng Thương mại.

Tuy nhiên, do sự không phù hợp về không gian, quy mô…, quan hệchuyển giao trực tiếp có phần bị cản trở, và tất yếu dẫn đến sự ra đời của cáctrung gian tài chính – chính là các NHTM.

Khi thực hiện chức năng này, Ngân hàng đóng vai trò là người trunggian giữa bên đi vay và bên cho vay, tập hợp những người tiết kiệm và đầu tư,thu hút lượng tiền nhàn rỗi ở khắp nơi trong nền kinh tế hình thành một nguồnvốn khá lớn phục vụ nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tìm kiếmlợi nhuận từ chênh lệch lãi suất Bằng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ, cácNHTM đã hạn chế và phân tán rủi ro Hay nói cách khác, các NHTM thamgia vào kinh doanh rủi ro Kết quả là NHTM một mặt thu được lợi nhuận từcác dịch vụ mà mình cung cấp, mặt khác vẫn thỏa mãn nhu cầu thanh khoảncủa nhiều khách hàng.

1.1.2.2 Trung gian thanh toán

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, chức năng là trung gianthanh toán của NHTM ngày nay thể hiện rõ hơn bao giờ hết Ở các quốc gia

Trang 5

có nền kinh tế phát triển, NHTM là kênh thanh toán phổ biến nhất, lớn nhấtvà thuận tiện nhất, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của toàn xã hội.

NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán chính là việc NHTMthực hiện các nghiệp vụ chi trả tiền, hàng hoá, dịch vụ cho các cá nhân và tổchức thông qua các công cụ thanh toán như séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi,các loại thẻ cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cungcấp tiền giấy khi khách hàng cần Không chỉ thực hiện nghiệp vụ thanh toáncho khách hàng, ngân hàng còn thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngânhàng Trung ương hoặc các trung tâm thanh toán.

Việc NHTM thực hiện vai trò trung gian thanh toán có ý nghĩa rất lớnđối với nền kinh tế Hoạt động này thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá,dịch vụ, tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt, hạn chế vốn ứ đọng trong khâuthanh toán, tạo cơ sở cho NHTM tạo tiền thông qua con đường tín dụng đốivới các doanh nghiệp dưới hình thức cho vay bằng chuyển khoản (bút tệ) thúcđẩy việc luân chuyển tiền tệ một cách nhanh chóng Đối với hoạt động của hệthống ngân hàng của quốc gia và quốc tế, công nghệ thanh toán hiện đại, quymô rộng lớn, thống nhất giữa các thành viên sẽ làm tăng tính hiệu quả, biếnngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng, phục vụ đắc lực cho nềnkinh tế toàn cầu.

1.1.2.3 Tạo phương tiện thanh toán

Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao gồm nhiều bộ phận: tiềngiấy trong lưu thông, số dư trong TKTG giao dịch của khách hàng tại cácngân hàng, và tiền gửi trên các tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳhạn

Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tìa khoản tiền gửi của khách hàngtăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng hoá, dịch vụ Do đó, bằng việccho vay các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán Toàn bộ hệ thống

Trang 6

ngân hàng cũng tạo ra phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mởrộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay.

Năng lực của hệ thống NHTM trong việc tạo tiền không những đáp ứngnhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân hệ thống NHTM - tăng cườngnguồn vốn để hoạt động - mà còn chứa đựng một ý nghĩa to lớn Vì chức năng“tạo tiền” của NHTM chỉ thực hiện được nếu vốn mà NHTM huy động đãcho vay được và số tiền vay đó phải luân chuyển được trong hệ thống NHTM,do đó nếu NHTM không tạo được tiền có nghĩa là NHTM không tạo đượcđiều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất Hậu quả là sản xuất không đượcthực hiện, nguồn tích luỹ từ lợi nhuận và các nguồn khác bị hạn chế, các đơnvị sản xuất lại còn có khả năng gánh chịu tình trạng ứ đọng vốn do thừa vốn(tạm thời) Còn khi NHTM tăng cường tín dụng, khối lượng tín dụng có xuhướng tăng, kéo theo xu hướng tăng khối lượng tiền tệ cung ứng cho nền kinhtế Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng, lượng tiềngửi mà ngân hàng tạo ra chịu sự tác động trực tiếp của các nhân tố như tỷ lệdự trữ bắt buộc, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt qua ngân hàng, tỷ lệ tiền gửikhông phải là tiền gửi thanh toán…

1.1.3 Các hoạt động cơ bản của NHTM

Trang 7

1.2 DỊCH VỤ THẺ CỦA NHTM

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của thẻ ngân hàng

Thẻ là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do các tổ chức tàichính, tín dụng phát hành cho khách hàng Khách hàng có thể dùng thẻ đểthanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư củamình ở tài khoản tiền gửi (TKTG) hoặc hạn mức tín dụng (HMTD) được cấptheo hợp đồng ký kết giữa ngân hàng phát hành (NHPH) thẻ và chủ thẻ Hoáđơn thanh toán thẻ chính là giấy nhận nợ của chủ thẻ đối với đơn vị chấp nhậnthẻ (ĐVCNT) ĐVCNT và đơn vị cung ứng hàng hoá , dịch vụ đòi tiền chủthẻ thông qua NHPH và NHTT thẻ.

Thẻ dù do bất cứ tổ chức tài chính hoặc phi tài chính phát hành đềuđược làm bằng Plastic theo kích cỡ chuẩn quốc tế là 8,5cm×5,5cm×0,07cm,và ít nhất phải có đủ các yếu tố sau:

-Mặt trước thẻ gồm:

+ Nhãn hiệu thương mại của thẻ.

+ Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ.+ Số thẻ và tên của chủ thẻ được in nổi.-Mặt sau thẻ gồm:

+ Dải băng từ chứa các thông tin được mã hoá theo một tiêu chuẩn thống nhấtnhư: Số thẻ, ngày hết hạn, các yếu tố kiểm tra an toàn khác.

+ Ô chữ ký dành cho chủ thẻ.

Ngoài ra thẻ còn có thêm một số yếu tố khác tuỳ theo quy định của Tổchức thẻ quốc tế hoặc các hiệp hội phát hành thẻ…

1.2.2 Phân loại thẻ ngân hàng

Thị trường thẻ thế giới hiện nay đang lưu hành rất nhiều loại thẻ Theo

Trang 8

từng tiêu thức khác nhau thẻ được chia thành nhiều loại Tuy nhiên việc phânloại chỉ mang tính tương đối, chủ yếu để thuận tiện cho công tác phân tích Cóthể phân loại thẻ dựa trên một số tiêu thức sau:

1.2.2.1 Theo đặc tính kỹ thuật

Theo tiêu thức này thẻ gồm các loại sau:

- Thẻ khắc chữ nổi ( Embossed Card): là loại thẻ mà trên bề mặt của thẻ được

khắc chữ nổi toàn bộ các thông tin cần thiết về chủ thẻ cũng như tài khoản.Ngày nay, loại thẻ này không còn được sử dụng vì tính chất thô sơ, dễ bị làmgiả.

-Thẻ băng từ ( Magnetic Card): là loại thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật từ

tính, những thông tin của thẻ và chủ thẻ được mã hoá trên bề mặt băng từ ởmặt sau của thẻ Hiện nay loại thẻ này đang được sử dụng phổ biến.

- Thẻ thông minh (Smart Card): là loại thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật vi

xử lý tin học, trên thẻ có gắn một con chíp điện tử có cấu trúc như một máytính hoàn hảo Vì vậy thẻ thông minh còn được gọi là thẻ Chíp Đây là thế hệthẻ mới nhất, tân tiến nhất hiện nay với độ an toàn, bảo mật cao.

1.2.2.2 Theo tính chất thanh toán

- Thẻ ghi nợ (Debit Card)- thẻ loại A: là loại thẻ mà chủ thẻ được chi tiêu

trong phạm vi số dư TKTG thanh toán của mình tại NHPH thẻ Để sử dụngthẻ này, chủ thẻ phải có 1 TKTG tại ngân hàng Khi rút tiền tại máy ATM haythanh toán tại các ĐVCNT, giá trị của những giao dịch này lập tức được trừvào số dư TKTG của chủ thẻ Do đó, chủ thẻ không phải mở tài khoản đảmbảo thanh toán thẻ mà sử dụng dựa trên số dư TKTG hoặc hạn mức thấu chimà ngân hàng cho phép.

Thẻ ghi nợ gồm 2 loại sau:

+ Thẻ online: là loại thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch ngay lập tứcđược khấu trừ vào TKTG của chủ thẻ.

Trang 9

+ Thẻ offline: là loại thẻ ghi nợ mà giá trị của những giao dịch saunhiều ngày mới được khấu trừ vào TKTG của chủ thẻ.

- Thẻ trả trước (Prepaid card)- thẻ loại B: là loại thẻ mới được phát triển

trên thế giới, khách hàng không được làm các thủ tục phát hành thẻ như: làmgiấy yêu cầu phát hành thẻ, mở tài khoản hoặc chứng minh tài chính, mà chỉcần trả cho ngân hàng một số tiền sẽ được ngân hàng cấp cho một tấm thẻ vớimệnh giá tương đương Đặc tính của loại thẻ này giống như mọi thẻ bìnhthường khác, tuy nhiên thẻ chỉ được chi tiêu trong giới hạn số tiền có trongthẻ và một khoảng thời gian nhất định tuỳ theo ngân hàng phát hành, tức làhạn mức của loại thẻ này không có tính tuần hoàn.

- Thẻ tín dụng (Credit Card)- thẻ loại C: Đây là loại thẻ được sử dụng phổ

biến nhất hiện nay Khi sử dụng thẻ này, chủ thẻ được cấp một hạn mức tíndụng nhất định để chi tiêu tại những ĐVCNT Hạn mức tín dụng do ngânhàng đưa ra căn cứ vào uy tín và khả năng đảm bảo chi trả của khách hàng.Khả năng đảm bảo được xác định dựa trên tình hình thu nhập, tình hình chitiêu, tài khoản đảm bảo, địa vị xã hội… của khách hàng Đây là một phươngthức thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho người sư dụng có thể chi tiêutrước, trả tiền sau Định kì, chủ thẻ sẽ nhân được sao kê từ ngân hàng Chủ thẻphải thanh toán số tiền đã chi tiêu mà không phải trả lãi Tuy nhiên nếu thanhtoán không đúng hạn, chủ thẻ sẽ phải chị phí suất chậm trả và các loại phíkhác Sau khi thanh toán đủ số tiền phải trả, ngân hàng sẽ khôi phục HMTDcho chủ thẻ Điều này tạo nên tính tuần hoàn, là đặc tính ưu việt của thẻ tíndụng.

1.2.2.3 Theo phạm vi lãnh thổ

- Thẻ trong nước: có 2 loại

Local use only card: là loại thẻ do tổ chức tài chính hoặc ngân hàngtrong nước phát hành, chỉ dùng được trong nội bộ tổ chức đó mà thôi.

Trang 10

Domestic use only card: thẻ thanh toán mang thương hiệu của TCTQTđược phát hành để sử dụng trong nước.

- Thẻ quốc tế (International Card): là loại thẻ không chỉ dùng được tại

quốc gia nó được phát hành mà còn sử dụng được trên phạm vi quốc tế.

1.2.3 Các chủ thể tham gia dịch vụ thẻ của NHTM1.2.3.1. Ngân hàng phát hành

Ngân hàng phát hành là ngân hàng phát hành thẻ cho các khách hàng cókết quả thẩm định do chính ngân hàng đó thẩm định đạt yêu cầu, và là ngânhàng tạo sao kê cho chủ thẻ và quyết toán cho chủ thẻ.

Ngân hàng phát hành có thể liên kết với một tổ chức tài chính tín dụngkhác trong việc phát hành thẻ, để xâm nhập thị trường mới, mở rộng đốitượng khách hàng Đó là một cách tận dụng những ưu thế của bên thứ ba vềkinh nghiệm, khả năng am hiểu và xâm nhập thị trường, và vị trí địa lý Cácngân hàng tham gia vào việc phát hành này gọi là ngân hàng đại lý

Mọi khâu tổ chức thực hiện các công việc chính trong quá trình pháthành thẻ như như quyết định hạn mức tín dụng cho khách hàng, ký kết hợpđồng và in thẻ đều do ngân hàng phát hành thực hiện, các ngân hàng đại lý chỉtham gia vào một phần của quá trình này hành như: nhận đơn xin phát hànhthẻ của khách hàng, hoặc có thể tham gia vào quá trình thẩm định tài chínhcủa khách hàng dựa trên kinh nghiệm và mối quan hệ sẵn có Do đó, ngânhàng phát hành là ngân hàng chịu trách nhiệm chính trong mọi khâu pháthành thẻ nên đòi hỏi ngân hàng đó phải uy tín lớn, có tiềm lực tài chính mạnhđể có khả năng đầu tư về mọi mặt.

1.2.3.2. Chủ thẻ:

Chủ thẻ là cá nhân hoặc người được uỷ quyền (nếu thẻ do công ty uỷ

Trang 11

quyền sử dụng) có tài khoản tại ngân hàng và được ngân hàng phát hành thẻ.Tên của chủ thẻ được ghi rõ trên thẻ và được sử dụng thẻ theo các điều khoảnđã ký kết với ngân hàng trong hợp đồng sử dụng thẻ

Chủ thẻ có 2 kiểu: chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ Do một tài khoảnthanh toán có thẻ lập 2 thẻ: thẻ chính, thẻ phụ Hai chủ thẻ đều có quyền thựchiện các giao dịch thanh toán bằng thẻ, và đều có trách nhiệm thanh toán cáckhoản phát sinh trong kỳ, tuy nhiên chủ thẻ chính là người chịu trách nhiệmthanh toán cuối cùng với ngân hàng.

1.2.3.3. Ngân hàng thanh toán

Ngân hàng thanh toán là ngân hàng chấp nhận các loại thẻ như mộtphương tiện thanh toán thông qua việc ký hợp đồng chấp nhận thẻ với cácđiểm cung ứng hàng hoá dịch vụ trên địa bàn với các điều khoản cam kết cơbản như sau:

- Chấp nhận các đơn vị này vào hệ thống thanh toán thẻ của ngân hàng - Cung cấp các thiết bị đọc thẻ tự động (POS) cho các đơn vị này kèm theonhững hướng dẫn sử dụng hoặc chương trình đào tạo nhân viên về nghiệp vụthanh toán qua máy cho khách hàng.

- Quản lý và xử lý những giao dịch có sử dụng thẻ tại những đơn vị này - Thông thường các ngân hàng thanh toán sẽ thu phí chiết khấu từ các đơn vịchấp nhận thẻ cho việc họ thực hiện các giao dịch qua thẻ tại đây Mức phínày tuỳ thuộc vào từng ngân hàng.

Có rất nhiều ngân hàng vừa là ngân hàng phát hành vừa là ngân hàngthanh toán, khách hàng của họ có thể vừa là chủ thẻ, vừa là các đơn vị cungứng hàng hoá dịch vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam vừa là ngân hàng ngân hàng đại lý phát hành thẻ thanh toánquốc tế như Visa Card, Master Card… vừa là ngân hàng thanh toán cho khách

Trang 12

hàng sử dụng những loại thẻ đó mà không do ngân hàng NHNT Việt Namphát hành

1.2.3.4. Đơn vị chấp nhận thẻ

Các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ ký kết hợp đồng chấp nhận thẻnhư một phương tiện thanh toán được gọi là được gọi là một đơn vị chấp nhậnthẻ Các ĐVCNT có thể là nhà hàng, khách sạn, siêu thị, các trung tâmthương mại, các đại lý bán vé máy bay…

Điều kiện để trở thành một ĐVCNT, các đơn vị này phải có tiềm lực vềtài chính, có năng lực kinh doanh Số lượng giao dịch hàng hoá, dịch vụtương đối lớn Đổi lại khi trở thành một ĐVCNT của ngân hàng, nó sẽ đượcngân hàng cung cấp các thiết bị, máy đọc thẻ POS, ngoài ra các nhân viên sẽđược ngân hàng đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ thanh toán hàng hoá, dịchvụ bằng thẻ cho khách hàng tại đơn vị.

1.2.4 Vai trò của dịch vụ thẻ trong việc phát triển kinh tế - xã hội

1.2.4.1 Đối với ngân hàng

a) Vai trò của thẻ đối với hoạt động huy động vốn của NHTM

Với thẻ ghi nợ, là loại thẻ phát hành dựa trên cơ sở tài khoản tiền gửi mởtại ngân hàng Do đó số lượng thẻ phát hành càng nhiều thì số tài khoản tiềngửi càng tăng, thông qua đó vốn của ngân hàng cũng tăng một khoản tươngứng Với thẻ tín dụng, nó cũng là một loại hình tín dụng, là một hình thức đầutư nhưng lại có tác dụng làm tăng vốn huy động của ngân hàng Mặt kháctrong quy chế phát hành, thanh toán thẻ tín dụng, các ĐVCNT đều phải có tàikhoản tại ngân hàng Mỗi giao dịch phát sinh, ĐVCNT gửi hoá đơn thanhtoán đến ngân hàng và ngân hàng sẽ căn cứ vào đó để ghi có tài khoản tiềngửi của ĐVCNT Chính điều này làm tăng số dư tài khoản và tồn quỹ của

Trang 13

ngân hàng Đến ngày thanh toán theo định kỳ, chủ thẻ sẽ thanh toán toàn bộkhoản tín dụng làm cho tồn quỹ của ngân hàng sẽ tăng lên trên thực tế Đây làmột hình thức huy động vốn của ngân hàng vừa là NHPH, vừa là NHTT.

b) Vai trò của thẻ đối với công tác tín dụng của NHTM

Với hình thức thẻ tín dụng, ngân hàng còn có thể thực hiện các khoản chovay theo hạn mức tín dụng nhất định, cho phép chủ thẻ chi tiêu trong hạn mứcấy Sau đó theo định kỳ, ngân hàng sẽ gửi hoá đơn thanh toán cho chủ thẻ.Nếu chủ thẻ trả đầy đủ ngay thì sẽ không phải trả lãi Tuy nhiên trên thực tếchủ thẻ chỉ trả một khoản đủ để duy trì hạn mức Phần còn lại họ sẵn sàngchịu lãi nếu mức lãi suất tương đối thấp Như vậy, với hình thức phát hành thẻtín dụng, ngân hàng đã mở rộng hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay tiêudùng Đây là hoạt động tín dụng và đầu tư an toàn, nhanh chóng và hiệu quảdo khoản vay này dựa vào uy tín hoặc khả năng tài chính cao của chủ thẻ.

Mặt khác, để sở hữu thẻ, khách hàng phải luôn ký quỹ bằng số dư trêntài khoản tiền gửi hoặc một khoản thế chấp nào đó (thường là sổ tiết kiệm gửitại ngân hàng) Trong thời gian sử dụng thẻ, khách hàng không được sử dụngkhoản ký quỹ này Do vậy ngân hàng có thể sử dụng khoản ký quỹ như mộtnguồn vốn huy động khác.

Hơn nữa, khi hợp đồng thẻ tín dụng được ký kết sẽ gắn ngân hàng và chủthẻ trong một mối quan hệ giao dịch lâu dài, đồng thời quan hệ giữa ngânhàng và ĐVCNT cũng được gắn kết tương tự Chừng nào thẻ tín dụng và cácgiao dịch của nó còn tồn tại thì giữa ngân hàng và ĐVCNT luôn tồn tại cácgiao dịch kinh tế Việc tạo lập được những quan hệ về tín dụng, thanh toánlâu dài trong bối cảnh môi trường kinh doanh luôn biến động khó lường làmột thế mạnh vô cùng lớn mà dịch vụ thẻ mang lại.

Trang 14

c) Vai trò của thẻ đối với hoạt động thanh toán của NHTM

Chức năng thanh toán của tiền tệ đang phát triển với nhiều mô thức đadạng, hiện đại và ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất, lưu thônghàng hoá, dịch vụ Biểu hiện rõ nhất ở thị trường thẻ đang ngày càng khởi sắckhẳng định phương thức thanh toán bằng thẻ đang ngày càng thâm nhập thịtrường và sẽ trở thành phương thức thanh toán chủ đạo trong tương lai Làmột phương thức thanh toán không dùng tiền mặt nên thuận tiện cho ngânhàng khi thanh toán qua thẻ, bởi khi đó lượng khách hàng trực tiếp đến ngânhàng giao dịch thanh toán sẽ giảm,làm giảm bớt lượng công việc của nhânviên ngân hàng Mặt khác thẻ là một sản phẩm công nghệ cao nên tạo chohoạt động thanh toán của ngân hàng có tính chuyên nghiệp cao hơn, hiệu quảhơn, an toàn hơn.

d) Vai trò của thẻ đối với thu nhập của NHTM

Trước hết, ngân hàng sẽ có một khoản thu nhập rất lớn từ các khoản phígiao dịch Việc thanh toán bằng thẻ rất nhanh chóng nên trong 1 ngày có thểthực hiện hàng triệu giao dịch Do đó, tuy khoản phí của mỗi giao dịch khônglớn nhưng thông qua hàng triệu giao dịch thanh toán trong 1 ngày, ngân hàngthu được lợi nhuận lớn từ hoạt động thu phí thanh toán thẻ Bên cạnh đó,riêng với thẻ ghi nợ, khi thanh toán thì khách hàng sử dụng chính số dư trongtài khoản của mình ở ngân hàng, nên ngân hàng không phải bỏ vốn kinhdoanh mà vẫn thu được lợi nhuận Đối với thẻ tín dụng, ngân hàng phải ứngtrước cho khách hàng nhưng trong một thời gian ngắn đã thu hồi được số vốnbỏ ra một cách an toàn, thuận tiện Với các giao dịch thanh toán tại cácĐVCNT thì ngân hàng sẽ không thu phí giao dịch của chủ thẻ Tuy nhiên,ngân hàng vẫn đảm bảo một nguồn thu hợp lý từ hoạt động này vì trong hợpđồng giữa ngân hàng và ĐVCNT có quy định một mức phí nhất định đối vớiĐVCNT tính trên giá trị mỗi giao dịch mà chủ thẻ thanh toán tại ĐVCNT.

Trang 15

Đặc biệt, hàng năm ngân hàng còn thu nhập lớn từ khoản phí thường niêndo chủ thẻ chi trả cho việc sở hữu thẻ của ngân hàng Khoản thu lớn nhất củangân hàng khi tham gia thanh toán thẻ là phần chiết khấu thương mại mà ngânhàng được hưởng do thanh toán hộ các tổ chức phát hành Một nguồn thu nữangoài phí phát hành và thanh toán thẻ là các khoản thu từ phí tra soát, phí cấplại thẻ, phí tăng mức tín dụng tạm thời… Khoản thu này không cố định nhưngcũng tạo ra nguồn thu đáng kể cho ngân hàng Tất cả các khoản thu nhập từnghiệp vụ thẻ có thể đem đến cho ngân hàng một tỷ suất sinh lời lên đến20% /năm tính trên tổng các khoản thu từ dịch vụ Vì thế mà thị trường thẻhết sức sôi động và có tính cạnh tranh cao Các ngân hàng bằng cách này haycách khác đều háo hức nhảy vào thị trường thẻ.

e) Vai trò của thẻ đối với một số hoạt động khác của NHTM

Dịch vụ thẻ đã góp phần đa dạng hoá danh mục sản phẩm dịch vụ của ngânhàng, do đó hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh theo nguyên tắc “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ” Với những tiện ích mà thẻ mang lại chongười sử dụng, thanh toán thẻ đang là phương thức thanh toán phổ biến và rấtđược ưa chuộng nên làm tăng tính hấp dẫn của ngân hàng Chất lượng dịch vụthẻ càng cao thể hiện trình độ kỹ thuật, công nghệ càng hiện đại, khả năngđáp ứng nhu cầu của khách hàng càng lớn, càng được khách hàng đánh giácao, thương hiệu của ngân hàng đó càng vững mạnh Ngoài ra, trở thànhthành viên của các tổ chức thẻ quốc tế giúp cho mỗi ngân hàng trở nên bìnhđẳng về khả năng thanh toán với các ngân hàng, tổ chức tài chính khác, mởrộng khả năng hoạt động của ngân hàng trên toàn cầu.

1.2.4.2 Đối với chủ thẻ

Cũng như các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác, ngườita sẽ không sử dụng thẻ ngân hàng nếu nó không đem lại những lợi ích nhất

Trang 16

định nào đó Là một phương tiện thanh toán hiện đại, thẻ mang đến cho chủthẻ rất nhiều tiện ích khi sử dụng.

 An toàn:

Ngày nay, khi nhu cầu thanh toán của mỗi cá nhân , tổ chức ngày càngtăng, việc mang tiền mặt bên mình gây ra nhiều bất tiện và nguy hiểm Việcsử dụng thẻ đã hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra do việc sử dụng tiềnmặt đem lại Chủ thẻ có thể thanh toán tại bất kỳ nơi nào mà không cần mangtheo tiền mặt hay séc du lịch Hơn nữa với quy trình và nghiệp vụ thanh toánthẻ do ngân hàng cung cấp, chủ thẻ có thể hoàn toàn yên tâm trước nhữngnguy cơ mất, cướp thẻ Trong trường hợp này, nếu chủ thẻ chưa kịp thông báocho ngân hàng , tài khoản của chủ thẻ sẽ được bảo vệ nhờ số PIN, ảnh và chữký trên thẻ…

Ngoài ra, thẻ được chế tạo dựa trên kỹ thuật mã hoá từ tính và hiện đạinhất là công nghệ sử dụng các vi mạch điện tử nên khó làm giả, độ an toàncao hơn nữa khi thẻ còn có chữ ký của chủ thẻ Do đó khi mua sắm hàng hoá,dịch vụ chủ thẻ phải ký vào hoá đơn thanh toán để người bán so sánh với chữký mẫu, đồng thời với những thông tin đã được mã hoá trên thẻ tạo nên bứctường chắc chắn trước nguy cơ bị kẻ gian lợi dụng.

 Nhanh chóng, linh hoạt, thuận tiện:

Khi chọn sản phẩm thẻ thì mục đích của chủ thẻ là không phải giữ hoặcmang theo một lượng tiền mặt lớn, chủ thẻ có thể chủ động trong việc chitiêu, việc thanh toán dễ dàng, nhanh chóng Thẻ có kích thước nhỏ gọn do đóchủ thẻ có thể dễ dàng mang theo người để sử dụng Khi thanh toán tại cácĐVCNT, chủ thẻ chỉ cần xuất trình thẻ và ký vào hoá đơn thì coi như việcmua bán đã hoàn tất Với thẻ ghi nợ, khách hàng tự thực hiện giao dịch vớingân hàng thông qua các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc tại các ĐVCNT.

Trang 17

 Được hưởng nhiều dịch vụ đi kèm:

Hiện nay, các tổ chức thẻ quốc tế đang ngày càng đa dạng hoá loại hìnhphục vụ của mình nhằm đem lại độ thoả dụng cao nhất cho khách hàng.Chẳng hạn như chủ thẻ sẽ được hưởng các dịch vụ bảo hiểm, đặt vé máy bay,thanh toán hoá đơn tiền điện, nước, điện thoại hoặc các dịch vụ chăm sóc sứckhoẻ…

 Tiết kiệm chi phí ,dễ quản lý: Với việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ,ĐVCNT có khả năng giảm các khoản chi phí về tiền mặt như kiểm đếm, bảoquản, nộp vào tài khoản ngân hàng… Chỉ với vài thao tác đơn giản, là đã thuđược tiền mà không phải trả lại tiền thừa và nạp luôn vào tài khoản ngânhàng Tiết kiệm được rất nhiều thời gian, do đó giảm được chi phí nhân côngcho ĐVCNT…

 An toàn: tránh được rủi ro tiền giả và nguy cơ bị trộm, cướp tiền mặt hayséc tại đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ.

 Tăng vòng quay vốn: Khi dữ liệu về giao dịch thanh toán được truyền tớiNHTT, lập tức giá trị giao dịch đó sẽ được ghi Có ngay vào TKTG của đơn vị

Trang 18

cung ứng hàng hoá, dịch vụ Số tiền đó có thể dùng được ngay vào nhữngmục đích kinh doanh khác, nhanh hơn nhiều so với dùng séc vì không mấtthời gian chuyển đổi Mặt khác khi sử dụng thẻ, khách hàng không phải muachịu mà thanh toán ngay nên cơ sở cung ứng hàng hoá, dịch vụ thu được tiềnngay.

Do vậy, mặc dù phải trả cho ngân hàng thanh toán một tỷ lệ chiết khấutheo số tiền trong mỗi giao dịch, các ĐVCNT có nhiều lợi thế khi áp dụnghình thức thanh toán này Hình thức này sẽ mang lại cho khách hàng sự tiệnlợi, nhanh chóng, và đặc biệt an toàn Do đó sẽ giúp các đơn vị này thu hútmột lượng khách lớn, nâng cao số giao dịch được thực hiện, giảm chi phíquản lý tiền mặt, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh.

1.2.4.4 Đối với nền kinh tế

Thanh toán bằng thẻ sẽ làm thay đổi thói quen tiêu dùng tiền mặt trong dâncư, thông qua đó làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, hạn chế nguycơ lạm phát nền kinh tế Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước sẽ dẽ dàng kiểmsoát được lượng tiền cung ứng, tạo điều kiện cho Ngân hàng Nhà nước hoạchđịnh các chính sách kinh tế vĩ mô, hạn chế được các hoạt động kinh tế ngầm.1.3.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ

Trang 19

thanh toán Ngân hàng nào thực sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho công tácđào tạo nhân lực, thu hút nhân tài thì ngân hàng đó sẽ chiếm được lợi thếtrong kinh doanh thẻ.

1.3.1.2 Năng lực tài chính và tình độ kỹ thuật công nghệ của ngân hàng Dịch vụ thẻ là một dịch vụ ngân hàng hiện đại, nó gắn liền với sự pháttriển của kỹ thuật công nghệ Mọi khâu trong quy trình kinh doanh thẻ đềucần có những công nghệ hiện đại, từ sản xuất thẻ đến việc lắp đặt những thiếtbị hiện đại phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ như các thiết bị đầu cuối,máy ATM, máy đọc thẻ (POS) Trong ngành kinh doanh thẻ, những ngânhàng nào có được những sản phẩm thẻ tốt, nhiều tiện ích và an toàn thì mớiđược khách hàng ưa chuộng và tin tưởng sử dụng Và để có được những côngnghệ hiện đại , ngân hàng thực sự cần có một nguồn tài chính lớn Có làmđược như vậy thì mới có thể cạnh tranh được trong môi trường khoa học côngnghệ phát triển như vũ bão hiện nay.

1.3.1.3 Định hướng phát triển của ngân hàng

Định hướng của ngân hàng cũng là một yếu tố quan trọng trong pháttriển dịch vụ thẻ Với những hoạt động cơ bản giống nhau nhưng mỗi ngânhàng có một hướng phát triển khác nhau dựa trên những thế mạnh riêng cócủa mình Và bản thân mỗi ngân hàng trong những thời kỳ khác nhau sẽ cónhững mục tiêu khác nhau Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ sẽ đượcmở rộng khi ngân hàng chú trọng đến dịch vụ thẻ Ngân hàng phải xây dựngcho mình một chương trình mang tính chiến lược triển khai trong một thờigian dài dựa trên cơ sở điều tra, khảo sát các đối tượng khách hàng mục tiêu,môi trường cạnh tranh…và dựa vào nội lực của chính mình.

Trang 20

1.3.2 Nhân tố bên ngoài ngân hàng

1.3.2.1 Môi trường dân cư

Thói quen tiêu dùng của dân cư ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thẻ.Thị trường thẻ chỉ thực sự phát triển khi người dân nhân thấy tính ưu việt khitiêu dùng bằng thẻ so với tiêu dùng bằng tiền mặt Bên cạnh đó trình độ dântrí cũng đóng một vai trò quan trọng Thẻ là sản phẩm của công nghệ hiện đại,sự phát triển của thẻ phụ thuộc vào mức độ am hiểu của công chúng đối vớinó.Chỉ khi trình độ dân trí cao thì khả năng áp dụng những thành tựu khoahọc công nghệ phục vụ con người mới có điều kiện phát triển Trình độ dântrí ở đây là các kiến thức về ngân hàng, khả năng tiếp cận và sử dụng thẻ cũngnhư việc nhận thức những tiện ích mà nó mang lại Thu nhập của người dâncũng có ảnh hưởng đến tiêu dùng của họ thu nhập cao dẫn đến việc mua sắmhàng hoá, dịch vụ tăng Khi đó họ mới có nhu cầu về về những phương thứcthanh toán có tính an toàn cao, nhanh chóng, thuận tiện như thẻ, séc.

1.3.2.2 Môi trường kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thẻngân hàng Bởi khi nền kinh tế phát triển, thu nhập, mức sống của người dâncũng được nâng cao, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyềnthông, họ mới có nhiều cơ hội hiểu biết, tiếp xúc và sử dụng các dịch vụ vềthẻ Bên cạnh đó, một nền kinh tế phát triển sẽ thu hút các doanh nghiệp nướcngoài cũng như các tổ chức thẻ quốc tế đầu Họ không chỉ đầu tư bằng tiềnmà còn đầu tư công nghệ, nhân lực, tạo điều kiện cho thị trường thẻ của nướcđó phát triển nhanh chóng.

1.3.2.3 Môi trường cạnh tranh

Đây chính là nhân tố thúc đẩy thị trường thẻ phát triển vượt bậc Chínhviệc cạnh tranh giữa các ngân hàng nhằm thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị

Trang 21

trường buộc các ngân hàng phải không ngừng nghiên cứu, đổi mới công nghệ,sản phẩm nhằm đưa ra những sản phẩm thẻ chất lượng tốt nhất, đem lại nhiềulợi ích cho khách hàng Qua đó tạo lòng tin, xây dựng một mối quan hệ gắnbó lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng, đó là yếu tố then chốt trong cạnhtranh Đồng thời công tác chăm sóc khách hàng cũng được chú trọng Sự cạnhtranh sẽ tạo nên sự sôi động cho thị trường thẻ.

1.3.2.4 Môi trường công nghệ

Các ứng dụng của công nghệ thông tin đã tạo ra những tiện ích kỳ diệucủa thẻ Thẻ ngân hàng sẽ chỉ là một tấm nhựa bình thường nếu nó khôngđược gắn với các băng từ hay các chíp điện tử mang những thông tin cầnthiết, và không có khả năng thanh toán tự động nếu nó không được đưa vàomáy đọc tại các ĐVCNT, máy ATM và hệ thống máy tính kết nối với cáctrung tâm phát hành và thanh toán thẻ Như vậy, môi trường công nghệ càngphát triển thì thẻ càng được gia tăng tiện ích, tăng tính bảo mật, do đó sẽ thuhút đông đảo người dân tham gia sử dụng dịch vụ thẻ.

1.3.2.5 Môi trường pháp lý

Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của các ngân hàng phụ thuộc rấtnhiều vào môi trường pháp lý của mỗi quốc gia Môi trường pháp lý là hàngrào nghiêm ngặt bảo vệ lợi ích của các bên tham gia dịch vụ thẻ, nhưng cũnglà yếu tố ngăn cản sự phát triển của dịch vụ thẻ nếu không có sự thống nhấtgiữa các văn bản điều chỉnh Một hành lang pháp lý thống nhất sẽ tạo cho cácngân hàng sự chủ động khi tham gia vào thị trường thẻ cũng như việc đề racác chiến lược kinh doanh của mình Qua đó củng cố nền tảng vững chắc chophát triển dịch vụ thẻ trong tương lai.

Trang 22

Địa chỉ: Số 98, đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHNT Chi nhánh ThăngLong

Là một trong những ngân hàng thành lập đầu tiên của Việt Nam, Ngânhàng Ngoại thương Việt Nam với bề dày lịch sử hơn 40 năm hiện đang là mộttrong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam về mọi mặt Trong quá trình pháttriển của mình NHNT có chi nhánh ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nướcbao gồm cả chi nhánh cấp một, chi nhánh cấp hai và hệ thống các phòng giaodịch.

Năm 2002, qua phân tích thị trường trên địa bàn Hà Nội, NHNT Hà Nội đãchọn địa bàn Cầu Giấy làm nơi đặt chi nhánh cấp hai Theo phân tích, CầuGiấy được xem là một thị trường đầy tiềm năng vì ở đây hiện có nhiều khuvực chung cư cao tầng và nhiều khu công nghiệp nhỏ và vừa Bên cạnh đó,dân cư tập trung trên địa bàn ngày càng đông với trình độ dân trí cao, mức thunhập bình quân cao Chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và cạnhtranh, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cầu Giấy đã được thành lập theoquyết định số 532/QĐ.NHNT- TCCB- ĐT ngày 19/11/2002 của Hội đồngquản trị NHNT Theo quyết định này chi nhánh Cầu Giấy là chi nhánh trựcthuộc NHNT Hà Nội và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 03/03/2003 Chinhánh được đặt tại số 98 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trang 23

Khi mới thành lập, chi nhánh cấp II Cầu Giấy chỉ có khoảng 20 cán bộcông nhân viên Số cán bộ công nhân viên này chủ yếu được đưa từ NHNTHà Nội xuống, đặc biệt là các vị trí quan trọng đều do những nhân viên cónăng lực và kinh nghiệm đảm trách Còn lại số nhân viên được tuyển mới.Đến nay số nhân viên đã tăng lên 50 người nhằm đáp ứng nhu cầu phát triểncủa chi nhánh.

Năm 2007 đánh dấu một bước ngoặt và phát triển vượt bậc của NHNTCN Thăng Long , từ một CN cấp II thuộc NHNT Hà Nội chuyển mình trởthành một CN cấp I trực thuộc NHNT Việt Nam theo quyết định số 576/QĐ-NHNT.TCCB-ĐT, với nhiều khó khăn từ xây dựng cơ sở vật chất, bổ sungđội ngũ nhân lực cho đến xây dựng nền tảng phát triển Đến nay Ngân hàngNgoại thương Chi nhánh Thăng Long đã khẳng định được vị thế của mìnhtrên địa bàn Thủ đô.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHNT Chi nhánh Thăng Long

2.1.2.1 Mô hình tổ chức các phòng ban

Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thăng Long vẫn được tổchức theo mô hình truyền thống, nghĩa là việc phân chia các phòng ban chủyếu dựa vào các nghiệp vụ mà phòng đảm nhận

- Các phòng nghiệp vụ tại trụ sở chính

Để triển khai thực hiện đề án hiện đại hóa ngân hàng theo đúng tiến độ quytrình của NHNT Việt Nam , cơ cấu tổ chức chi nhánh Thăng Long có 4 phòngban đảm nhiệm các nội dung hoạt động khác nhau Có thể trình bày sơ đồ tổchức của NHNT Chi nhánh Thăng Long như sau:

Trang 24

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của NHNT Chi nhánh Thăng Long

BAN GIÁM ĐỐC

PhòngQuan hệ

khách hàng

Phòng Kế toán

– thanh toán và dịch vụ

PhòngNgân quỹ

PhòngHành chính nhân sự

Tổ kiểm tra nội bộ

Trang 25

2.1.3 Tình hình hoạt động của NHNT Chi nhánh Thăng Long trongnhững năm gần đây

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Tính đến 31/05/2003, tức là chỉ sau 3 tháng chính thức đi vào hoạt động,chi nhánh Cầu Giấy đã đạt được tổng doanh số huy động vốn là 72 tỷ đồng,trong đó doanh số huy động bằng VND là 45 tỷ đồng còn doanh số huy độngbằng ngoại tệ quy USD là 1.764.000 USD Đến cuối măn 2003, chỉ tính riêngdoanh số huy động bằng VND là 100 tỷ đồng đã vượt hẳn tổng huy động của3 tháng đầu hoạt động, ngoài ra doanh số huy động bằng ngoại tệ đạt 6 triệuUSD (quy đổi) tăng 240% so với 3 tháng đầu.

Các năm tiếp theo 2004 và 2005, doanh số huy động vốn tiếp tục tăngtrưởng Vốn huy động của ngân hàng bao gồm vốn huy động từ dân cư và cáctổ chức kinh tế, vốn huy động từ phát hành các giấy tờ có giá

Năm 2006, ngân hàng tiếp tục huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá,bao gồm : kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi với nhiều kỳ hạn da dạngvà các ưu đãi hấp dẫn Đứng trước những biến động về lãi suất huy động trênthị trường, đặc biệt là với đồng USD, Chi nhánh NHNT Cầu Giấy đã chủđộng áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung - cầu vốn thịtrường, đồng thời phát triển nhiều công cụ huy động vốn mới, nhờ đó giảmthiểu được các tác động của thị trường lên việc huy động vốn.

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động theo loại tiền

Đơn vị: tỷ VND,triệu USD

Chỉ tiêu Năm2005 Năm 2006 2006/2005 Năm 2007 2007/2006

Trang 26

VND 150 409 272% 574 140%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của Chi nhánh NHNT Thăng Long )

Năm 2006, tổng vốn huy động của Chi nhánh NHNT Cầu Giấy đạtmức 913 tỷ VND đồng, tăng 43% so với năm 2005, đạt 111% kế hoạch đượcgiao năm 2006 và cao hơn mức tăng của ngành là 18,9%.

Đến 31/12/2007, kết quả huy động vốn của chi nhánh đạt 1.131 tỷ quyVND tăng 24% so với năm 2006 và đạt 101% kế hoạch được giao năm 2007.

2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn

Cũng giống như nhiều ngân hàng khác, tín dụng là nguồn thu chủ yếu vàrất quan trọng của Vietcombank Thăng Long Vì vậy, chi nhánh luôn cố gắngtăng dư nợ tín dụng hằng năm trên cơ sở đảm bảo an toàn cho các khoản vay.Cụ thể :

Bảng 2.2: Dư nợ của chi nhánh qua các năm

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của NHNT CN Thăng Long 2004- 2007)

Năm 2006 và 2007 nhiều thách thức và cơ hội mới trên thị trường đòi hỏingân hàng có sự chuyển hướng trong chính sách tín dụng nhằm đầu tư vàocác ngành, các lĩnh vực an toàn, hiệu quả, đồng thời hạn chế và kiểm soát chặtchẽ vào các ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro lớn Bên cạnh đó ngân hàng cũngxác định tỷ trọng đầu tư tối đa vào một số ngành kinh tế nhằm hạn chế rủi rotín dụng Chính sách tín dụng cũng chú trọng theo khu vực kinh tế và nhómkhách hàng Nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp

Trang 27

có vốn đầu tư nước ngoài được quan tâm hơn nhằm thúc đẩy tăng trưởng tíndụng đối với khu vực này.

Năm 2006, với số lượng khách hàng là doanh nghiệp có quan hệ tín dụngtại Chi nhánh là 31, đến 31/12/2006 tổng dư nợ tín dụng quy VND đạt 477 tỷ,tăng 14% so với năm 2005, trong đó dư nợ VND đạt 314 tỷ, ngoại tệ đạt 10,1triệu USD Dư nợ ngắn hạn quy VND đạt 421 tỷ, tăng 14% so với năm 2005,chiếm 88% tổng dư nợ Dư nợ trung và dài hạn quy VND đạt 56 tỷ, tăng 9%so với năm 2005, chiếm 12% tổng dư nợ.

Năm 2007, tổng dư nợ quy VND đạt 1.044 tỷ, tăng 118% so với năm2006, trong đó dư nợ ngắn hạn quy VND đạt 596.4 tỷ, tăng 22%; dư nợ trungvà dài hạn quy VND đạt 474 tỷ, tăng 846%.

2.1.3.3 Các hoạt động khác

Hoạt động mở tài khoản

Năm 2004, mặc dù mới thành lập nhưng chi nhánh đã thu hút được nhiềukhách hàng trên địa bàn bao gồm cả tổ chức kinh tế và cá nhân Trong đóngân hàng đã mở 75 tài khoản tổ chức và 580 tài khoản cá nhân

Năm 2005, số tài khoản ngân hàng mở cho khách hàng đã tăng lên so vớinăm 2004, trong đó tài khoản cá nhân tăng là chủ yếu Cụ thể:

- Tài khoản của tổ chức kinh tế: 77 TK, tăng 2,7% so với năm 2004- Tài khoản của cá nhân: 1320 TK, tăng 127,6% so với năm 2004

Năm 2006, tài khoản của các tổ chức kinh tế là 158 tài khoản , tăng 105%so với năm 2004, trong khi tài khoản cá nhân là 3336 tài khoản tăng 152% sovới năm 2004.

Năm 2007, tài khoản của tổ chức kinh tế đạt 586 tài khoản đạt 510% sovới năm 2006; tài khoản cá nhân là 13.560 tài khoản , đạt 341% so với năm2006

Trang 28

Hoạt động phát hành thẻ

Với xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng và nhữngtiện ích ngày càng đa dạng của thẻ ngân hàng, số lượng thẻ phát hành qua cácnăm:

Năm 2005, số thẻ ATM phát hành lên tới 1153 thẻ, tăng 260,3% so vớinăm 2004, nhưng ngược lại số thẻ Visa và Master phát hành ít: 32 thẻ Visa và13 thẻ Master.

Năm 2006, chi nhánh phát hành được 3378 thẻ ATM, tăng 193% so vớinăm 2005; 115 thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế( MTV, Visa debit), tăng110% so với năm 2005.

Đến hết ngày 30/11/2007, Chi nhánh đã phát hành được 136 thẻ tín dụngquốc tế, tăng 86% so với năm 2006, 782 thẻ ghi nợ quốc tế, tăng 110% so vớinăm 2006; 6.722 thẻ ATM và SG24, tăng gấp đôi so với năm 2006, nâng tổngsố thẻ do Chi nhánh phát hành đạt 14.222 thẻ.

Đến 31/12/2007 tổng số thẻ phát hành tại chi nhánh đạt hơn 16.600 thẻ. Hoạt động chi trả kiều hối

Lượng kiều hối từ nước ngoài gửi về qua chi nhánh hằng năm khá lớn, tuynhiên do sự phức tạp của hoạt động chi trả kiều hối nên nhiều khách hàng đãlựa chọn phương thức mở tài khoản vãng lai tại chi nhánh để nhận kiều hối ,điều đó khiến cho doanh số chi trả kiều hối của chi nhánh giảm dần qua cácnăm.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Kinh doanh ngoại tệ được xem là một hoạt động đem lại nhiều lợi nhuậncho ngân hàng đồng thời chứa đựng ít rủi ro Trong 4 năm qua, hoạt động của

Trang 29

NHNT Chi nhánh Thăng Long luôn tăng trưởng đều đặn, thể hiện qua bảngsau:

Bảng 2.3: Doanh số kinh doanh ngoại tệ

Đơn vị: triệu USD

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của Chi nhánh Thăng Long 2004-2007)

Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu

Hoạt động thanh toán quốc tế được xem là thế mạnh của NHNT nói chungvà NHNT Chi nhánh Thăng Long nói riêng Trong hoạt động của mình, chinhánh đã biết khai thác một cách triệt để thương hiệu Vietcombank , đặc biệtlà thế mạnh thanh toán quốc tế trong chiến lược tiếp thị khách hàng

(Nguồn:Báo cáo tổng kết HĐKD NHNT CN Thăng Long 2005-2007)

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ

TẠI NHNT CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.2.1 Quy trình nghiệp vụ thẻ của NHNT Chi nhánh Thăng Long

2.2.1.1 Quy trình nghiệp vụ phát hành thẻ

(1) Tiếp nhận hồ sơ xin phát hành thẻ của khách hàng.

Bao gồm: Đơn xin phát hành thẻ; hợp đồng sử dụng thẻ (2bản); 2 ảnh4×6; bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu; hợp đồng lao động

Trang 30

hoặc giấy tờ chứng minh thu nhập của cá nhân, tổ chức hay công ty, các giấytờ liên quan đến bảo lãnh, thế chấp (thẻ tín dụng); Yêu cầu mở tài khoản tiềngửi tại NHNTVN

(2) Gửi yêu cầu phát hành thẻ đến trung tâm thẻ của NHNT.

NHNTTL thẩm định, đánh giá tổng hợp hồ sơ của khách hàng:

Đối với thẻ tín dụng, bộ phận phát hành thẻ phối hợp với bộ phận chovay tín dụng và các phòng ban liên quan (nếu cần) để xác minh, thẩm định: tưcách pháp nhân, tình hình tài chính của tổ chức, công ty, cá nhân người xinphát hành thẻ, tham khảo đối chiếu với những thông báo phòng ngừa rủi rocủa trung tâm thẻ, các ngân hàng khác và các cơ quan hữu quan.

Đối với thẻ ghi nợ, kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của những thông tinvề tài khoản cá nhân trên hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ do khách hàng khaibáo, thẩm định thông tin trên chứng minh nhân dân so với thông tin đăng kýtrên hệ thống quản lý tài khoản.

Xét duyệt đơn phát hành và ký hợp đồng sử dụng thẻ Trong vòng 2

ngày làm việc (thẻ ghi nợ) hoặc 4 ngày làm việc ( thẻ tín dụng) kể từ khi nhậnđược hồ sơ đầy đủ hố sơ, chi nhánh phải có quyết định chấp nhận hay từ chốiphát hành thẻ Nếu chấp thuận thì ký hợp đồng sử dụng thẻ, sau đó lập hồ sơthông tin khách hàng và gửi yêu cầu phát hành thẻ đến trung tâm thẻ.

Sơ đồ 2.2: Quy trình phát hành thẻ tại NHNTTL

(3) NHNTTL nhận thẻ từ trung tâm thẻ.

phát hành thẻ)

Trung tâm thẻ(1)

(3)

Trang 31

Trung tâm thẻ sẽ thực hiện kiểm tra dữ liệu, tạo hồ sơ quản lý tạitrung tâm thẻ, in thẻ Sau đó gửi thẻ đã in mã số cá nhân cho chi chinhánh phát hành băng thư đảm bảo và theo phong bì riêng.

(4) NHNTTL gửi thẻ cho chủ thẻ: Sau khi nhận được thẻ, chi nhánhphải xác nhận ngay bằng văn bản cho trung tâm phát hành thẻ Sauđó, thông báo cho chủ thẻ đến nhận hoặc gửi cho chủ thẻ Trước khigiao thẻ, CNPHT yêu cầu chủ thẻ ký vào giấy giao nhận thẻ và băngchữ ký ở mặt sau của thẻ

2.2.1.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ

Sơ đồ 2.3: Quy trình thanh toán thẻ tại NHNTTL

(1) Chủ thẻ dùng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tạiĐVCNT hoặc rút tiền mặt tại các máy ATM của ngân hàng đại lý(NHĐL).

Khi đó các ĐVCNT phải kiểm tra tính đầy đủ các yếu tố của thẻ, trong một sốtrường hợp nếu thấy cần thiết còn có thể kiểm tra giấy tờ của chủ thẻ Đồngthời đối chiếu với danh sách các thẻ cấm lưu hành và những thông báo độtxuất do ngân hàng cung cấp cuối cùng, trước khi chấp nhận thanh toán cácĐVCNT phải kiểm tra số dư hoặc hạn mức còn lại của thẻ, nếu vượt hạn mức

Tổ chức thẻ QT

(9)

Trang 32

thì phải xin phép ngân hàng thanh toán thẻ Khi đã chấp nhận thanh toán phảilập bộ hoá đơn thanh toán gồm 4 liên, trong đó giữ lại một liên.

(2) ĐVCNT gửi 1 liên hoá đơn thanh toán cho chủ thẻ.

(3) ĐVCNT gửi 2 liên hóa đơn còn lại cho NHTT

(4) Sau khi nhận được hoá đơn chi nhánh thanh toán thẻ kiểm tratính hợp lệ của hoá đơn, sự ăn khớp giữa biên lai và bảng kê và nhập dữ liệu

để lập hồ sơ nhờ thu Sau khi kiểm tra kĩ lưỡng hoá đơn, chi nhánh NHTT sẽtạm ứng cho ĐVCNT theo số tiền ghi trên hoá đơn trừ đi các khoản phí mà

ĐVCNT phải trả cho chi nhánh thanh toán (theo tỷ lệ trong hợp đông đã kýkết giữa hai bên) Chi nhánh thanh toán thẻ ghi số này vào tài khoản tạm ứng.Chi nhánh thanh toán thẻ lập bảng kê theo mẫu quy định, liệt kê toàn bộ giaodịch.

(5) Chi nhánh NHTT gửi bảng kê cho trung tâm thanh toán thẻ.

(6) Trung tâm thẻ báo Có cho chi nhánh NHTT bảng kê theo số tiền

thanh toán ghi trên và giữ lại một phần mà Ngân hàng Nhà nước được hưởngtheo tỷ lệ quy định.

(7) Trung tâm thẻ tiến hành tập hợp tất cả các giao dịch nhận đượctừ các chi nhánh thẻ và gửi cho các tổ chức thẻ quốc tế tương ứng.

(8) Trung tâm thẻ nhận báo Có từ các Tổ chức thẻ quốc tế, sau đóđối chiếu với bảng kê của chi nhánh thanh toán thẻ để hạch toán cho chinhánh phát hành thẻ liên quan Đồng thời lập giấy báo Nợ cho chi nhánh pháthành thẻ.

(9) Hàng tháng vào ngày sao kê, trung tâm thẻ lập sao kê chi tiết cácgiao dịch được phát sinh trong kỳ của từng thẻ và gửi cho chi nhánh quamạng.

(10) Khi nhận được giấy báo Nợ từ trung tâm thẻ, chi nhánh pháthành thẻ sẽ lập hồ sơ quản lý và hạch toán vào tài khoản thanh toán thẻ.

Trang 33

(11) Chi nhánh phát hành thẻ thanh toán cho tổ chức thẻ quốc tếthông qua trung tâm thẻ.

(12) Chi nhánh phát hành thẻ gửi sao kê cho chủ thẻ.

2.2.1.3 Các loại thẻ do NHNT Việt Nam phát hành và thanh toán

Có thể nói rằng Ngân hàng Ngoại thương được xem là một ngân hànghàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ Ngân hàngnày luôn đi đầu trong cuộc đua phát hành các loại thẻ đáp ứng nhu cầu củakhách hàng giữa các ngân hàng thương mại hiện nay Đây là ngân hàng thamgia vào thị trường thẻ sớm nhất, tham gia thanh toán thẻ đầu tiên ở nước tavào năm 1991, và là một trong 2 ngân hàng (cùng với ngân hàng Á Châu-ACB) tham gia phát hành thẻ tín dụng quốc tế sớm nhất ở Việt Nam Trải quagần 20 năm phát triển mảng thị trường thanh toán bằng thẻ, Ngân hàng Ngoạithương vẫn giữ vững vị trí ngân hàng số một tại Việt Nam, với một thị phầnáp đảo.

Sơ đồ 2.4: Các loại thẻ do NHNTVN phát hành và thanh toán

Phát hành và thanh toán thẻ

ghi nợ nội địa

Thẻ tín dụng quốc tế

Thẻ VCB MTV

Thẻ VCB Connectt24

VisaDỊch vụ

Vietcombank SG24

Trang 34

2.2.2 Thực trạng dịch vụ thẻ của NHNT Chi nhánh Thăng Long2.2.2.1 Quy mô các loại thẻ được phát hành tại NHNTTL

Thẻ ghi nợ : gồm thẻ ghi nợ nội địa(VCB Connect 24 ,VCB SG 24) và thẻ

ghi nợ quốc tế (VCB MTV, VCB Connect24 Visa Debit).

Thẻ ghi nợ là loại thẻ thanh toán liên kết trực tiếp đến tài khoản thanh toán(tài khoản VNĐ hoặc tài khoản ngoại tệ) giúp khách hàng đáp ứng mọi nhucầu chi tiêu bằng tiền mặt hoặc giao dịch tại máy ATM Để sử dụng loại thẻnày, chủ thẻ phải có tài khoản tại ngân hàng Loại thẻ này có thể dùng để rúttiền tại các máy rút tiền tự động (ATM) hay mua hàng hoá dịch vụ tại các đơnvị chấp nhận thẻ, khi các giao dịch này thực hiện, lập tức tài khoản của chủthẻ sẽ được trừ ngay, hay ngân hàng sẽ ghi nợ vào tài khoản tiền gửi củakhách hàng Do đó, loại thẻ này được gọi là thẻ ghi nợ

Ngay sau khi mở tài khoản thanh toán, khách hàng đã có cơ hội phát hànhthẻ ghi nợ tại VCB với nhiều sự lựa chọn: thẻ Vietcombank Connect 24, thẻVietcombank SG24, thẻ Vietcombank MTV, thẻ Vietcombank Connect 24Visa Debit

Thẻ ghi nợ ngày càng trở nên thân thiết với hàng triệu người bởi các chứcnăng:

- Giúp khách hàng giao dịch tại hệ thống ATM: rút tiền, truy vấn thông tin tàikhoản, chuyển khoản, thanh toán hoá đơn dịch vụ (điện, điện thoại, nước,truyền hình, viễn thông, bảo hiểm )

- Thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại hơn các ĐVCNT

- Với thẻ ghi nợ nội địa Vietcombank Connect 24 và Vietcombank SG24,khách hàng được sẵn sàng phục vụ tại khoảng 2000 điểm đặt máy ATM vàhơn 5000 đơn vị chấp nhận thẻ của Vietcombank và các ngân hàng trong Liênminh Thẻ trên toàn quốc

Trang 35

- Với thẻ ghi nợ quốc tế Vietcombank MTV và Vietcombank Connect 24Visa Debit, các chức năng của thẻ ghi nợ nội địa được mở rộng trên phạm vitoàn thế giới: hàng triệu máy ATM và hơn 30 triệu đơn vị chấp nhận thẻ - Nhanh chóng phát hành thẻ ghi nợ của Vietcombank để tận hưởng các tiệních thiết thực:

 Không phải mang theo tiền mặt

 Không phải trả bất cứ loại phí thực hiện giao dịch nào  Được phát hành tối đa 2 thẻ phụ

 Tham gia các chương trình ưu đãi, khuyến mại của các siêu thị, nhà hàng,khách sạn, trung tâm mua sắm, quán cafe, beauty salon, trung tâm đào tạo,v.v có chấp nhận thẻ của Vietcombank

 Được hưởng bảo hiểm của hãng Pijco uy tín với mức bảo hiểm lên đến 10triệu VND trong năm đầu tiên khi phát hành thẻ ghi nợ quốc tế VietcombankConnect 24 Visa Debit

 Thủ tục phát hành thẻ ghi nợ thật sự đơn giản, khách hàng chỉ cần mangCMND đến bất cứ chi nhánh nào, điểm giao dịch nào của Vietcombank

Bảng 2 5 : Biểu phí phát hành và sử dụng thẻ Connect24 và SG24

1.Phí phát hành 120.000 VNĐ/thẻ 100.000 VNĐ/thẻ2.Phí dịch vụ phát hành nhanh(*) 100.000 VNĐ/thẻ

Miễn phí 7.Phí giao dịch ngoài hệ thống

NHNTVN -Rút tiền mặt -Chuyển khoản

4.000 VNĐ/giao dịch3.000 VNĐ/giao dịch3.000 VNĐ/giao dịch

Trang 36

giao dịch

-Tại ĐVCNT của NHNT VN

-Tại ĐVCNT khác ngoài NHNT VN

10.000 VNĐ/hoá đơn50.000 VNĐ/hoá đơn

( Nguồn:www.sg24.com )

(*) - Phí dịch vụ phát hành nhanh: chủ thẻ lấy thẻ trong vòng 01 ngày khi hoàn thành thủ tục phát

hành (chỉ áp dụng đối với các điểm giao dịch tại TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh).- Phí dịch vụ phát hành nhanh: chưa bao gồm phí phát hành/phát hành lại thẻ.- Phí đòi bồi hoàn : ngân hàng sẽ hoàn trả nếu khách hàng đòi bồi hoàn đúng

Bảng 2 6 : Hạn mức sử dụng của Thẻ VCB SG24 và thẻ VCB Connect 24

Hạn mức tối đa 1 ngàyHạn mức tốiđa 1 lần

Số lần1 ngày

Tiền mặt

20 triệu VNĐ

Hạng chuẩn: 10 triệu VNĐ Hạng vàng: 15 triệu VNĐHạng Đặc biệt: 20 triệu VNĐ

2 triệu VNĐ 20 lần

Chi tiêu 30 triệu VNĐ

20 lần

Chuyển khoản

50 triệu VNĐ

( Nguồn: http://www.sg24.com )

Thẻ tín dụng : bao gồm thẻ Visa Debit, Master Card, Amex.

Thẻ tín dụng do NHNTTL phát hành là một phương tiện thanh toán với hạn

mức chi tiêu nhất định mà ngân hàng cung cấp dựa vào khả năng tài chínhhoặc số tiền ký quỹ, tài sản thế chấp của khách hàng, khách hàng có thể sửdụng để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại 14 triệu điểm thanh toán trên toàn thếgiới, rút tiền tại các ngân hàng và các máy rút tiền tự động Khách hàng có thể

Trang 37

thanh toán một phần (20%) số tiền hoặc toàn bộ số tiền đã chi tiêu vào cuốimỗi kỳ tín dụng theo sao kê hàng tháng.

- Thẻ tín dụng do NHNTTL phát hành bao gồm 2 loại thẻ: Thẻ công ty vàthẻ cá nhân.

Thẻ cá nhân: Là thẻ do cá nhân đứng tên sử dụng và chịu trách nhiệm

thanh toán các khoản chi phí đã sử dụng đối với ngân hàng Thẻ cá nhân đượcphép phát hành thẻ phụ và số thẻ phụ tối đa là 02 thẻ (thẻ phụ là thẻ được sửdụng chung tài khoản với chủ thẻ chính nhưng chủ thẻ phục không trực tiếpchịu trách nhiệm thanh toán với ngân hàng - thuận lợi khi cho con em đi duhọc).

+ Thẻ cá nhân có ký quỹ, thế chấp: Người sử dụng thẻ có thể dùng tiền

mặt VND, ngoại tệ để ký quỹ hoặc sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do VCB pháthành thế chấp để phát hành thẻ tín dụng Trị giá tiền ký quỹ hoặc tài sản thếchấp bằng 100% hạn mức tín dụng thẻ Người ký quỹ được hưởng lãi (kỳ hạn12 tháng) trên số tiền ký quỹ.

+ Thẻ cá nhân tín chấp: Người được cấp thẻ tín dụng không cần phải kýquỹ, cầm cố hay thế chấp tài sản Các đối tượng được tín chấp thông thườnglà các quan chức chính quyền, lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, tổng công ty,DNNN hoạt động có hiệu quả và có mở tài khoản giao dịch tại VCB; Lãnhđạo các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài; Cá nhân được cácđơn vị, tổ chức đủ điều kiện đứng ra bảo lãnh; Cá nhân có thu nhập cao vàđược cơ quan cam kết trả lương vào tài khoản cá nhân mở tại VCB đồng thờicam kết thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động trước ít nhất 01tháng Hạn mức tín dụng được cấp theo tùy trường hợp.

Thẻ công ty: là thẻ do công ty đề nghị phát hành cho một cá nhân nào đó

sử dụng Trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí sử dụng thẻ đối với ngânhàng thuộc về công ty Thẻ công ty không được phát hành thẻ phụ.

Trang 38

+ Thẻ công ty ký quỹ: tương tự như thẻ cá nhân ký quỹ nhưng tài sản kýquỹ, thế chấp cũng như trách nhiệm thanh toán thuộc về công ty.

+ Thẻ công ty tín chấp: đối tượng được xét duyệt tín chấp là doanh nghiệp,các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, tương tự như đối với thẻ cá nhân tínchấp.

- Đối tượng phát hành : NHNTTL phát hành thẻ tín dụng cho các đối tượngsau:

+ Cá nhân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài làm việc tại Việt Namđược các tổ chức nơi cá nhân công tác đứng ra yêu cầu cho các cá nhân sửdụng với trách nhiệm thanh toán của các tổ chức đó Các tổ chức đứng ra yêucầu cho cá nhân sử dụng thẻ có thể có tài khoản hoặc không có tài khoản tạiNHNT tuỳ thuộc vào uy tín của tổ chức đó và Giám đốc chi nhánh quyếtđịnh.

+ Người Việt Nam có thu nhập cao, ổn định (lương trung bình 10 triệu VND/tháng trở lên, nếu làm việc tại các công ty, tổ chức nước ngoài có trụ sở tạiViệt Nam phải có thu nhập trung bình 5triệu VND/ tháng trở lên, có xác nhậncủa đơn vị công tác) và có địa chỉ nơi ở, công tác rõ ràng, chấp nhận mở tàikhoản tại NHNT và được cơ quan hằng tháng chuyển thẳng vào tài khoản.+ Người Việt Nam có tài khoản cá nhân , tiền gửi tiết kiệm tại NHNT dùngđể ký quỹ hoặc có tài sản thế chấp cho NHNT theo chế độ tín dụng thẻ.

+ Các cá nhân nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam thuộc các côngty có vốn đầu tư nước ngoài chấp nhận mở tài khoản tại NHNT, có thời gianlàm việc còn lại ở Việt Nam không dưới 2 năm, có nguồn thu nhập ổn định.- Các loại hạn mức:

+ Hạn nức tín dụng: là số tiền tối đa mà chủ thẻ được phép dư nợ trên tài

khoản thẻ trong một kỳ sao kê Chủ thẻ có thể yêu cầu NHNTTL cấp hạn mứctín dụng thẻ trong phạm vi giới hạn quy định.

Trang 39

+ Hạn mức ứng tiền mặt, hạn mức chi tiêu hàng hoá, dịch vụ: Mỗi chủ thẻ

được phép rút tiền mặt trong phạm vi nhất định Hạn mức ứng tiền mặt làtổng số tiền mặt tối đa NHNT ứng cho chủ thẻ trong một kỳ sao kê.Đối vớithẻ Visa, Master Card : hạn mức ứng tiền mặt được quy định tối đa là 50%HMTD được cấp cho chủ thẻ.

+ Hạn mức chi tiêu hàng hoá , dịch vụ là phần còn lại của HMTD sau khi trừ

đi hạn mức ứng tiền mặt đã sử dụng và phí Hạn mức ứng tiền mặt chưa sửdụng sẽ được tự động chuyển sang hạn mức chi tiêu hàng hoá , dịch vụ.

+ Hạn mức tín dụng tạm thời: Chủ thẻ được phép yêu cầu NHNT cấp hạn

mức tín dụng thẻ tạm thời Hạn mức tín dụng tạm thời chỉ được phép áp dụngcho một thời hạn nhất định, không vượt quá thời hạn hiệu lực của thẻ và đượcGiám đốc hoặc người uỷ quyền tại CNPH hoặc NHĐL quyết định.

Bảng 2 7 : Hạn mức sử dụng thẻ tín dụng

Loại thẻ

Hạn mứctín dụng

Số lầnGD

Trị giátối đa

Số lầnGD

(lần)Visa,

- Các loại phí NHNTTL đang áp dụng trong dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế :

Bảng 2 8 : Các loại phí NHNTTL áp d ng trong d ch v th TDQTụng trong dịch vụ thẻ TDQT ịch vụ thẻ TDQT ụng trong dịch vụ thẻ TDQT ẻ TDQT

Loại phíVisa, Master Card American Express

Ngày đăng: 13/11/2012, 14:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng2. 5: Biểu phí phát hành và sử dụng thẻ Connect24 và SG24 - Thực trạng về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến vấn đề việc làm
Bảng 2. 5: Biểu phí phát hành và sử dụng thẻ Connect24 và SG24 (Trang 35)
Bảng 2.6: Hạn mức sử dụng của Thẻ VCB SG24 và thẻ VCB Connect24 - Thực trạng về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến vấn đề việc làm
Bảng 2.6 Hạn mức sử dụng của Thẻ VCB SG24 và thẻ VCB Connect24 (Trang 36)
Bảng2. 11: Số lượng thẻ tín dụng đã phát hành của NHNT Thăng Long - Thực trạng về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến vấn đề việc làm
Bảng 2. 11: Số lượng thẻ tín dụng đã phát hành của NHNT Thăng Long (Trang 46)
Số liệu chi tiết được thể hiện trong bảng sau: - Thực trạng về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến vấn đề việc làm
li ệu chi tiết được thể hiện trong bảng sau: (Trang 48)
Bảng 2.9: Số lượng các loại thẻ phát hành/ 1năm của NHNTTL ............................................................................................................. - Thực trạng về tác động của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến vấn đề việc làm
Bảng 2.9 Số lượng các loại thẻ phát hành/ 1năm của NHNTTL (Trang 76)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w