Charlemagne ( Vị vua trên lá bài già cơ ) pps

31 479 0
Charlemagne ( Vị vua trên lá bài già cơ ) pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Charlemagne Rex Francorum (Vua của người Frank) Rex Langobardorum (Vua của người Lombard) Imperator Romanorum (Hoàng đế của người La Mã) Hoàng đế Charlemagne qua nét vẽ của hoạ sĩ người Đức là Dürer. Vua nhà Carolingien Trị vì 768 – 814 Đăng quang 25 tháng 12 năm 800 Tiền nhiệm Pipin Lùn Đồng trị vì Carloman I Ludwig I Mộ đạo Kế nhiệm Ludwig I Mộ đạo [hiện]Hậu duệ Thân phụ Pippin Lùn Thân mẫu Bertrada xứ Laon Sinh 2 tháng 4, 742 Liège Mất 28 tháng 1, 814 (71 tuổi) Aachen An táng Đại giáo đường Aachen Tôn giáo Ki-tô giáo Charlemagne của đế quốc Karolingien (phiên âm tiếng Việt: Saclơmanhơ, [1] (phát âm /rlmen/; tiếng Latin: Carolus Magnus hay Karolus Magnus, nghĩa là Đại đế Carolus; sinh 742 hay 747 – mất ngày 28 tháng 1 năm 814) là vua của người Frank (768 – 814), trở thành vị Hoàng đế đầu tiên của nước Đức. [2] Ông đã chinh phục Ý và lấy vương miện sắt của Lombardia năm 774, và trong một chuyến viếng thăm thành Roma vào năm 800, được phong "Imperator Augustus" (Hoàng đế vĩ đại) bởi Giáo hoàng Lêô III vào Giáng sinh. Sự kiện này đã tạm thời khiến ông trở thành một đối thủ của đế quốc Đông La Mã. Bằng những chuyến phục chinh và việc củng cố nội bộ, Hoàng đế Karl I góp phần định dạng Tây Âu và thời kỳ Trung cổ. Ông cho xây trường học, đường xá, cầu cống, cải thiện đời sống nhân dân Frank; [3] và sự thống trị của ông cũng ảnh hưởng tới thời kỳ Phục hưng, sự hồi sinh của nghệ thuật, tôn giáo và văn hóa. [4] Trong danh sách các vua nước Đức, Pháp và đế quốc La Mã Thần thánh, ông được ghi là Charles I (theo tiếng Pháp) hay Karl I (theo tiếng Đức). Là con trưởng của vua Pepin III (Pepin Lùn) và Bertrada xứ Laon, tên thật của ông trong tiếng Frank cổ không được ghi ghép lại, nhưng có các dạng trong tiếng La Tinh như "Carolus" hay mang nghĩa "thuộc về Karol". Ông kế nghiệp vua cha và cùng cai trị với em trai là Carloman I, cho đến khi Carloman chết vào năm 771. Karl I tiếp tục chính sách của cha ông đối với chế độ Giáo hoàng và trở thành người bảo vệ cho chế độ đó, tách người dân Lombard ra khỏi chính quyền tại Ý và phát động chiến tranh với người Saracen đang đe dọa lãnh thổ của ông ở Tây Ban Nha. Ở Roncesvalles vào năm 778, một trong những chiến dịch đó làm vua Karl I nếm sự thất bại nhất trong đời ông, nhưng giành chiến thắng sau 20 năm gian khổ chiến đấu rửa hận. [5] Ông cũng từng chiến đấu với người đến từ phía đông, đặc biệt là người Sachsen, và, sau một cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài, ông đã buộc họ phải tuân theo sự cai trị của mình. Ông đã biến họ thành những người theo đạo Cơ đốc, sáp nhập họ vào vương quốc của mình và từ đó dọn đường cho nhà Otto (hay Liudolfing) sau này. Là một thiên tài quân sự xuất sắc và có những tài năng của một nhà chính trị vĩ đại; tổng cộng có đến 55 cuộc chinh phạt được phát động dưới triều vua Charlemagne. [1][6] Vương quốc Frank trở nên cực thịnh nhất trong thời kỳ cầm quyền của ông, lãnh thổ của đế quốc Franhk lúc này bao gồm hầu hết đất đai của đế quốc La Mã xưa kia, chạy dài từ phía Nam dãy Piarene (Tây Ban Nha) đến sống Enber và Boen (Đức), từ Địa Trung Hải cho tới Bắc Hải [7] . Triều đại rực rỡ của ông trở thành một thời kỳ phục hưng của Giáo hội La Mã. [4] Là một vị Hoàng đế La Mã Thần thánh, triều đại huy hoàng của ông kéo dào 14 năm, và phục hưng Đế quốc La Mã cổ đại. [8][9] Ông là một vị Quốc vương vĩ đại của Vương quốc Frank, trong những vị Hoàng đế vĩ đại nhất của nước Đức, và lấy thêm được nhiều lãnh thổ trên đất Đức thông qua những những cuộc chiến tranh của ông. [10][3] Ngày nay Hoàng đế Karl I được coi như là vị Cha già Dân tộc của cả hai nước Pháp và Đức, thậm chí có khi là Người cha của cả châu Âu ("pater Europae") hay Nguyên thủ của cả thế giới ("capus orbit"). [11] Charlemagne là vị vua đầu tiên của một đế quốc tại Tây Âu sau sự sụp đổ của Đế quốc La Mã phía Tây (476). Trong khi chính trị gia Đức Quốc xã Heinrich Himmler công khai tố cáo ông là "kẻ giết những người Đức", trùm phát xít Adolf Hitler xem ông là một trong những vị hoàng đế vĩ đại trong lịch sử Đức. [12] Mục lục [ẩn]  1 Thân thế và thời niên thiếu  2 Lên ngôi vua o 2.1 Các cuộc chinh phạt  2.1.1 Chinh phục Aquintain  2.1.2 Cướp đoạt lãnh thổ của Karloman và chinh phục vương quốc Lombardia  2.1.3 Chinh phục người Sachsen (772-804)  2.1.4 Chiến tranh với nước Tây Ban Nha Hồi giáo  2.1.5 Chinh phạt xứ Bayern  2.1.6 Chinh phục người Avar  2.1.7 Chinh phục xứ Bretagne  2.1.8 Các cuộc chinh phạt khác o 2.2 Lên ngôi Hoàng đế La Mã Thần thánh o 2.3 Quan hệ đối ngoại o 2.4 Đối nội o 2.5 Chính sách văn hoá  3 Di sản  4 Chú thích  5 Tài liệu tham khảo  6 Liên kết ngoài [ ] Thân thế và thời niên thiếu Karl sinh ngày 2 tháng 4 năm 742 Công nguyên, xuất thân trong gia tộc Arnulf, một gia tộc danh tiếng của vương quốc Frank. Ông là con trai trưởng của Pipin Lùn, viên Quản thừa (Maire du palais) cuối cùng của triều đại Merovingien (741 – 751) và là vua đầu tiên của triều đại Carolingien của vương quốc Frank. Mẹ ông là Bertrade, con gái của Bá tước xứ Laon. Theo các sử gia biên niên thời đó, cha mẹ của Karl chỉ chính thức kết hôn khi cậu được vài tuổi, lúc đó con trai của họ mới được làm phép rửa tội và đặt tên thánh. Năm Karl 7 tuổi, cậu có một đứa em tên là Karloman. [13] Kể từ sau khi vua Clovis I qua đời, các vị vua Frank đều yếu kém, do đó các viên Quản thừa thâu tóm quyền bính. [8] Ông cố của Karl I là Heristal, viên Quản thừa đã thống nhất nội bộ của Vương quốc, dẹp tan các thế lực thù địch. Ông nội của ông là Karl Búa Sắt (Charles Martel), viên Quản thừa đã đánh bại quân xâm lược của Đế quốc Ả Rập trong trận Poitiers vào năm 732 Công nguyên. [14] Karl sớm tham gia các trò chơi đòi hỏi nhiều về vận động cơ bắp như săn bắn, cưỡi ngựa và đặc biệt là cậu rất thích bơi lội. Lớn lên một chút, Karl được dạy võ, dạy đánh kiếm, bắn cung và dạy về việc đánh trận. Cậu cũng được giáo dục về văn hóa, được các giáo sĩ kể chuyện về Kinh Thánh, về các Thánh tông đồ, về lịch sử Giáo hội và cả những bài học đạo đức rút ra từ các câu chuyện đó. Karl cũng được giáo dục về cách ứng xử và các nghi lễ tôn giáo. Tuy nhiên Karl không được học đọc học viết, một lỗ hổng kiến thức mà vị vua tương lai sẽ ra sức bù đắp về sau. Pipin Lùn cũng đã không bỏ qua một cơ hội nào để huấn luyện con trai mình về phép cai trị đất nước, cách đánh giá các cận thần, [15] Từ nhỏ, Karl đã theo Pipin trong các chuyến công cán, mắt thấy tai nghe mọi việc và còn tham gia phụ giúp cha mình việc chính sự, nhờ đó học hỏi được nhiều kinh nghiệm về mọi mặt. [16] [ ] Lên ngôi vua Chân dung vua Karl Đại Đế tại Nhà thờ Chính tòa Moulins, nước Pháp vào thế kỷ XV. Vào ngày 24 tháng 9 năm 769, Pipin Lùn trong khi chinh phạt xứ Aquintaine đã qua đời tại Saint-Denis, hưởng dương 54 tuổi. Theo truyền thống của người Frank, trong di chúc của vua Pipin thì vương quốc được chia đôi cho hai người con trai dưới sự chủ trì của Thái hậu Bertrade. Karl nhận được Austrasia, phần lớn Nuestria và lãnh thổ nằm giữa sông Loire và sông Garrone. Em trai ông, Karloman thì cai trị phía Đông Burgundy, Provence, Alemanini và đông Aquintain. Ngày 9 tháng 10 năm đó, Karl I và Karloman I cùng nhau làm lễ xưng vương, một ở Noyon, một ở Soissons. [15][17] [ ] Các cuộc chinh phạt "Nhờ vào một thanh bảo kiếm và một Thập tự giá", vua Karl Đại Đế trở thành vị Bá vương của toàn thể Tây Âu. Là một vị vua - chiến binh, sau khi trở thành vị Quốc vương duy nhất của Vương quốc Frank vào năm 771, ông bắt đầu thực hiện những ý định sau của ông: [18]  Thống nhất mọi tộc người Đức thành một Vương quốc, điều này có nghĩa là mở rộng bờ cõi của Vương quốc Frank đến các vùng đất khác.  Đưa toàn bộ Vương quốc của ông trở thành một Vương quốc theo Ki-tô giáo. Do đó, chiến tranh xảy ra trong suốt triều đại của vua Karl Đại Đế. Ông giành nhiều chiến thắng vang dội cũng là nhờ vào một lực lượng Quân đội được huấn luyện rất tốt, hùng mạnh và có tinh thần kỷ cương cao do vua cha và ông nội để lại cho ông. [19] Tuy nhiên, ông giành được nhiều chiến thắng trên trận tiền cũng là nhờ những tài năng của ông: ông là một nhà chinh phạt kiên trì, và ông cũng là một người chiến binh dũng mãnh, nên thường hạ gục được đối phương. [18] Và, cũng như vua Alexandros Đại Đế xứ Macedonia và vua Friedrich II Đại Đế nước Phổ, ông là một thiên tài quân sự. [20] [ ] Chinh phục Aquintain Ít lâu sau khi lên nối ngôi, hai vị vua mới của Vương triều Karolingien nhanh chóng đi vào vết xe đổ của triều đại trước. Sự rạn nứt trong quan hệ giữa hai anh em đã đến mức mà Thái hậu Betrade không thể nào hòa giải được. Ví dụ, khi vùng Aquintaine thuộc quyền cai trị của Karl nổi loạn vào tháng 3 năm 769, vua Karl I đã nhờ đến sự giúp đỡ của em trai mình và vua em Karloman đã chối từ, lấy lý do là các cận thần không thích việc binh đao. Điều này đã khiến vua anh Karl I hết sức thất vọng. [21] Nhưng vua Karl I không nản lòng. Ông tự mình cầm quân đánh xuống vùng Aquintaine. Năm 769, Quân đội của vua Karl I tràn vào vùng này. Công tước Aquintain hoảng sợ, vội vã bỏ chạy sang Công quốc Gascony. Karl không buông tha, vượt sông Garonne tràn vào Gascony quyết bắt cho kỳ được viên công tước này. Công tước Lupus của Gascony biết sức mình không chống nổi với Karl bèn phải giao nộp công tước Aquintain và cắt một phần lãnh thổ dâng cho Karl. Kết quả của cuộc chinh phạt này đã giúp cho Karl làm chủ một vùng lãnh thổ rộng lớn và phì nhiêu tại lưu vực sông Garonne, sông Dordogne cho tới phía Bắc dãy Pyrenees. [17] [ ] Cướp đoạt lãnh thổ của Karloman và chinh phục vương quốc Lombardia Lo lắng Karl sẽ trả thù Karloman vì em trai không chịu đem quân đến cứu mình, Bertrada đã gọi hai người con đến hòa giải. Bà cũng môi giới chuyện hôn nhân giữa Karl và con gái của Desiderius, vua xứ Lombardia - với hôn lễ được cử hành vào ngày 25 tháng 12 năm 770 - bất chấp việc Giáo hội La Mã ngăn cản vì không muốn cho vương quốc Frank có quan hệ thân thiết với Vương quốc Lombardia. Ỳ định của người mẹ là hàn gắn sự rạn nứt giữa hai anh em trai. [21] Nhưng mọi chuyện không kéo dài. Vương quốc Lombardia luôn uất ức về việc bị Pipin Lùn đánh bại và phải trả đất cho Giáo hội La Mã nên luôn muốn nổi dậy phản kháng. Mùa chay năm 771, lợi dụng sự tranh chấp ngôi vị Giáo hoàng, vua Desiderius đã kéo quân vào thành La Mã. Karl ngay lập tức đuổi người vợ Lombardia của mình về nước và cắt đứt mọi quan hệ với Vương quốc này. Còn Karloman chưa kịp phản ứng gì thì đã đột ngột qua đời vào ngày 4 tháng 12 năm 771 tại Samoussy, khi mới 22 tuổi, và được an táng tại Reims. [22] Ngay lập tức Karl liền xua quân chiếm đoạt lãnh thổ của Karloman. Tức giận vì bị cướp đoạt quyền thừa kế, góa phụ và hai con trai của Karloman đã chạy sang lánh nạn tại vương quốc Lombardia, điều này làm Karl càng giận dữ. [21][17] Chiến tranh giữa hai nước là không tránh khỏi. Tháng 3 năm 772, Desiderius đã ép buộc Giáo hoàng Ađrianô I vừa nhậm chức phải làm lễ phong vương cho hai con trai của Karloman đang tị nạn tại kinh đô Pavia của Lombardia. Vốn đã không tán đồng quan hệ hôn nhân của hai vương quốc Frank và Lombardia, lại tin vào sự giúp đỡ của người Frank, Giáo hoàng Ađrianô I đã cự tuyệt. Thế là Desiderius kéo quân chiếm đóng nhiều vùng đất quanh thành La Mã, buộc Giáo hoàng Ađrianô I phải cầu cứu người Frank. Tuy nhiên Karl I không vội động binh ngay mà tổ chức những cuộc đàm phán với Desiderius trong đó những điều kiện Karl đưa ra khiến Desiderius không thể nào chấp nhận. Bằng cách này Karl muốn đổ mọi trách nhiệm lên đầu vua Lombardia để mình danh chính ngôn thuận khởi binh. [23] Karl và giáo hoàng Adrianô I Mùa thu năm 773, Karl xua quân qua dãy Anpơ chinh phạt Lombardia. Vua Karl ngồi trên lưng con chiến mã với tư thế oai phong lẫm liệt. Ông mặc áo giáp sắt chiếu sáng lập lòe, đầu đội mũ trụ, tay bọc giáp sắt, tay trái cầm một ngọn giáo sắt, tay phải đặt lên chuôi chiếc gươm đeo bên hông. Con chiến mã của ông cũng có màu đỏ xám như sắt. Cả đạo quân của ông cũng trang bị áo giáp sắt, khiến "khắp đồng nội cũng như khắp bầu trời đâu đâu cũng lập lòe ánh sáng của các loại giáp sắt.". [24] Karl đã xua dòng lũ bằng sắt thép đó tàn phá miền Lombardia của Ý. Bằng một cuộc hành quân táo bạo vượt qua hẻm núi giữa ngọn Cenis và ngọn [...]... Abul-Abbas (8 0 1), [52] việc họ dâng nó lên cho Hoàng đế Karl Đại Đế (8 0 2)[ 53] và việc nó qua đời (8 1 0) Vua Alfonso II của xứ Asturias ở miền Bắc Tây Ban Nha, vua nước Đan Mạch, Anh Quốc và thủ lĩnh xứ Tô Cách Lan đều đua nhau phái sứ thần đến bày tỏ hảo ý với Hoàng đế Karl Đại Đế và xưng ông làm minh chúa Bản thân ông cũng từng che chở cho vua xứ Wessex là Egbert và giữ mối quan hệ tốt đẹp với vị vua này.[54]... gì Charlemagne do ông liên tục đánh thắng người Sachsen Tuy nhiên, Quốc trưởng Đức Quốc xã Adolf Hitler lại là một người ngưỡng mộ ông.[71] Đối với Hitler, Charlemagne là một vĩ nhân trong lịch sử Đức.[70] Hitler cũng xem ông là vị vua đã thống nhất dân tộc Đức và kiến lập Đế chế Đức, đồng thời thông qua Sắc lệnh cấm gọi ông là "Karl - tên giết người Sachsen".[72] Mỗi lá bài Già (còn gọi là lá bài. .. tộc Đức và kiến lập Đế chế Đức, đồng thời thông qua Sắc lệnh cấm gọi ông là "Karl - tên giết người Sachsen".[72] Mỗi lá bài Già (còn gọi là lá bài "K" hay "King ") đều có hình một vị vua trong lịch sử thế giới Chân dung Karl có trên lá bài "Già Cơ" [73] ... Benevento, buộc ông ta nộp cống và xưng thần.[5] [ ] Chinh phục người Sachsen (7 72-80 4) Cuộc chiến chống lại người Sachsen là chiến dịch chinh phục ác liệt và tốn kém nhất của vua Karl I, trước sau kéo dài 32 năm và trải qua 18 chiến dịch lớn.[27] Sự trỗi dậy của đế quốc Frank (phần màu xanh dương là những vùng đất bị Karl I xâm chiếm) Người Sachsen vốn là một dân tộc định cư trong vùng lãnh thổ giữa sông... thịt nấu, vị Hoàng đế gác bỏ lời khuyên của họ ngoài tai Hoàng đế Karl Đại Đế qua đời vào năm 814 Năm đó ông đã 71 tuổi, và đây là năm thứ 47 của triều đại huy hoàng của ông [60] [ ] Di sản Tượng Đại đế Karl, tạc bởi Agostino Cornacchini (1 72 5), Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, Vatican, Ý Xem thêm: Đế quốc La Mã Thần thánh, Otto I của đế quốc La Mã Thần thánh, Đức, và Pháp Ông được xem là vị vua vĩ... Alarabi, một trong những người chủ mưu cuộc bạo loạn năm 777 đã chạy sang vương quốc Frank cầu xin sự giúp đỡ và đổi lại, sau khi giành được ngôi vua Alarabi sẽ thần phục vua Frank.[35] Lúc này Karl I vừa giành được các thắng lợi tại dãy Anpơ và bên kia bờ sông Ranh, ông liền chụp lấy cơ hội này để mở rộng quyền lực và cũng nhân việc này sẽ thu phục lại miền Tây Ban Nha đang nằm trong tay những kẻ ngoại đạo,... cải này về dâng cho vua Karl I.[42] Trong chiến dịch lần này người Avar đã bị đánh bật khỏi bờ Tây sông Tisza, số ở lại bị buộc phải cải theo đạo Công giáo Tuy nhiên, vua Karl I không sát nhập toàn bộ phần đất mới chiếm được mà chỉ thu nạp phần Kärnten, phần còn lại ông lập thành Biên trấn Đông (Ostmark).[43] [ ] Chinh phục xứ Bretagne Ngươi Bretagne xưa kia là người Kelt sống trên đảo Anh Vào thế... cách La Mã tận 20 cây số để đón ông Ngày hôm sau (tức là ngày 24 tháng 1 1), Giáo hoàng cùng với toàn thể giáo sĩ thành La Mã lại tổ chức đón Karl rất long trọng tại bậc thềm Nhà thờ Thánh Phêrô Tiếp đó, Quốc vương Karl I đã chủ trì các buổi họp minh định tội trạng của Giáo hoàng Lêô III Dưới sự ảnh hưởng của nhà vua, Hội nghị đã quyết định không bãi chức vị Giáo hoàng mà chỉ buộc ông ta tuyên đọc lời... đường Thánh Phêrô Trong lúc nhà vua đang khấu đầu cầu nguyện, Giáo hoàng Lêô III đã bất ngờ đặt Vương miện lên đầu ông và lớn tiếng tuyên bố: “ Thượng đế gia miện cho Hoàng đế Karl ! Chúc vị Hoàng đế vĩ đại đã mang đến hòa bình cho người La Mã sống lâu trăm tuổi, vĩnh viễn giành được thắng lợi ” —Lêô III, [46] Mọi người lúc ấy cũng cùng nhau hô to ba lần: “ Cầu chúc cho vua Karl uy nghi, được Thượng... Giáo hoàng La Mã nhưng vì Giáo hoàng đang nhận sự bảo trợ của vua Karl I nên ông ta đã khuyên Tassillo phục tùng Về phía mình, rút kinh nghiệm những lần trước, nhà vua Frank yêu cầu Tassillo phải phục tùng vô điều kiện và Giáo hoàng phải chấp nhận mọi biện pháp trừng phạt của nhà vua đối với Tassillo, đồng thời Tassillo phải ra yết kiến vua Karl I tại Worms vào mùa hè năm 787 Tassillo thoái thác không . Charlemagne Rex Francorum (Vua của người Frank) Rex Langobardorum (Vua của người Lombard) Imperator Romanorum (Hoàng đế của người La M ) Hoàng đế Charlemagne qua nét. danh sách các vua nước Đức, Pháp và đế quốc La Mã Thần thánh, ông được ghi là Charles I (theo tiếng Pháp) hay Karl I (theo tiếng Đức). Là con trưởng của vua Pepin III (Pepin Lùn) và Bertrada. là vị Cha già Dân tộc của cả hai nước Pháp và Đức, thậm chí có khi là Người cha của cả châu Âu (& quot;pater Europae" ;) hay Nguyên thủ của cả thế giới (& quot;capus orbit" ;). [11] Charlemagne

Ngày đăng: 12/08/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan