Giải thích bài thuốc: Thạch cao có tác dụng thanh vị nhiệt là chủ dược... Hai vị hợp lại vừa có tác dụng thanh nhiệt và tán thủy.. Tri mẫu: khổ nhuận hợp với Thạch cao để tả vị nhiệt..
Trang 1DƯỠNG ÂM THANH VỊ TIỄN (Nguyên là bài NGỌC NỮ TIỄN -
Cảnh Nhạc toàn thư)
Thành phần:
Cách dùng: sắc nước uống
Tác dụng: Thanh vị, tư âm
Giải thích bài thuốc:
Thạch cao có tác dụng thanh vị nhiệt là chủ dược
Trang 2Thục địa: tư thận thủy
Hai vị hợp lại vừa có tác dụng thanh nhiệt và tán thủy
Tri mẫu: khổ nhuận hợp với Thạch cao để tả vị nhiệt
Mạch môn hợp với Thục địa có tác dụng dưỡng âm, tăng tân dịch
Ngưu tất có tác dụng dẫn dược, giáng hỏa xuống dưới
Ứng dụng lâm sàng:
Bài thuốc có tác dụng chữa các chứng âm hư vị nhiệt, phiền nhiệt, mồm khát, đau đầu, đau răng hoặc thổ huyết, chảy máu cam, lưỡi khô đỏ, rêu trắng hoặc vàng khô, mạch phù hoạt hoặc hồng hoạt ấn vô lực
Nếu nhiệt thịnh gia Chi tử, Địa cốt bì Nếu nhiều mồ hôi, khát nước gia Ngũ vị tử, tiểu tiện khó gia Trạch tả, Phục linh Nếu có hiện tượng khí âm
hư gia Nhân sâm
Vị nhiệt thịnh mà thận âm hư không rõ, trái lại sốt cao, lưỡi đỏ thẫm, miệng khô khát nước thay Thục địa bằng Sinh địa, Ngưu tất bằng Huyền sâm để sinh tân lương huyết, thanh nhiệt
Trường hợp âm hư rõ rệt thì tăng lượng Thục địa làm chủ dược
Nếu nhiệt thịnh, bỏ Thục địa, dùng Sinh địa gia Đơn bì, Mao căn, Hạn liên thảo để lương huyết, chỉ huyết
Trang 3Nếu vị nhiệt thịnh mà nôn ra máu tăng lượng Thạch cao, Ngưu tất để gia cường thanh vị nhiệt dẫn huyết đi xuống và gia Đại giả thạch, Ngẫu tiết
để lương giáng chỉ huyết
Nếu thiên về âm dịch bất túc nên uống ấm Nếu thiên về vị hỏa mạnh nên uống lạnh
Trường hợp viêm miệng, viêm lưỡi cấp đều có thể dùng bài thuốc này điều trị Nếu chất lưỡi khô đỏ thẫm hoặc trơn không có rêu, tức vị âm bất túc, cần gia thêm Sa sâm, Thạch hộc để dưỡng âm, sinh tân
Chú ý: Trường hợp tiêu chảy không nên dùng
Trang 4Cây và vị thuốc Mạch môn