Chủ trị: Chứng phế thận âm hư, tỳ thấp sinh đàm ho suyễn đàm nhiều, nôn, họng khô mồm táo... Tác dụng: Táo thấp hóa đàm, lý khí hòa trung.. Giải thích bài thuốc: Bài thuốc dùng trong c
Trang 1KIM THỦY LỤC QUÂN TIỂN
(Cảnh Nhạc toàn thư)
Thành phần:
Bài NHỊ TRẦN THANG gia:
Cách dùng: Sắc nước uống
Tác dụng: Dưỡng âm huyết hóa đàm
Chủ trị: Chứng phế thận âm hư, tỳ thấp sinh đàm ho suyễn đàm
nhiều, nôn, họng khô mồm táo
Trang 2NHỊ TRẦN THANG (Hòa tễ cục phương)
Thành phần:
(Nguyên phương có Sinh khương, Ô mai Trên lâm sàng hiện nay không dùng)
Cách dùng: sắc nước uống
Tác dụng: Táo thấp hóa đàm, lý khí hòa trung
Giải thích bài thuốc:
Bài thuốc dùng trong các trường hợp ăn phải chất sống lạnh, chức năng tỳ vị bị rối loạn, thấp sinh đàm
Trang 3Trong bài:
Bán hạ cay táo ôn có tác dụng táo thấp hóa đàm, giáng nghịch cầm nôn, tiêu tán tích kết là chủ dược
Trần bì: lý khí, hóa đàm
Bạch linh: kiện tỳ, lợi thấp
Cam thảo hóa trung kiện tỳ
Các vị thuốc cùng dùng có tác dụng táo thấp hóa đàm, lý khí hòa trung
Trong bài các vị Trần bì, Bán hạ đều phải dùng loại lâu năm để bớt tính cay táo, nên gọi là Nhị trần thang
Ứng dụng lâm sàng:
Trên lâm sàng bài này thường dùng để hóa đàm, hòa vị, nên dùng nhiều trong các chứng đàm Nếu chứng thuộc phong đàm gia Chế nam tinh, Bạch phụ tử để trừ phong hóa đàm Nếu thuộc hàn đàm, gia Can khương, Tế tân để ôn hóa đàm Nếu thuộc nhiệt đàm gia Qua lâu, Bối mẫu, Hoàng cầm để thanh nhiệt hóa đàm
Nếu thuộc thực đàm gia La bạc tử, Chỉ xác để tiêu thực hóa đàm
Trang 41 Trường hợp viêm phế quản mạn tính, ngực tức khó thở, ho đàm nhiều, rêu lưỡi trắng nhớt dùng bài Nhị trần thang gia thêm Tử uyển, Khoản đông hoa, Bách bộ, Cát cánh, Sa nhân để giáng khí, hóa đàm, chỉ khái
2 Trường hợp rối loạn tiêu hóa, bụng đầy chán ăn, buồn nôn, có thể dùng bài này để hòa vị chỉ ẩu, tiêu thực
3 Trên lâm sàng có báo cáo dùng bài này chữa bướu cổ đơn thuần
có gia thêm Côn bố, Hải tảo có kết quả