1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện đà nẵng

55 426 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 584 KB

Nội dung

Phần INHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ a Một số khái niệm cơ bản: Quá trình tiêu thụ là quá trình thực hiện quan

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta, nhất là việc chuyển đổi nền kinh

tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước bắt buộc các Doanh nghiệp chấp nhận sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển Một đất nước được coi là phát triển khi đất nước đó có một nền kinh tế vững mạnh và hiệu quả Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho các Doanh nghiệp để đứng vững, tồn tại và phát triển là sản xuất kinh doanh phải đạt hiệu quả.

Dù tồn tại dưới bất cứ hình thức nào thì chỉ tiêu mà các Doanh nghiệp đề

ra là không chỉ sản xuất ra sản phẩm mà phải làm sao để tiêu thụ tốt sản phẩm.

Để đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Doanh nghiệp cần phải thực hiện nhiều biện pháp về tổ chức, về kỹ thuật và về quản lý Trong đó thực hiện hoạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm một cách đúng đắn, kịp thời, đầy đủ và chính xác là một trong những biện pháp về quản lý có hiệu quả và tích cực nhất.

Việc tiêu thụ nhanh, nhiều sản phẩm là động cơ thúc đẩy sản xuất phát triển, cải tiến kỹ thuật, cải tiến công tác tổ chức kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao và thu được nhiều lợi nhuận Từ đó góp phần đẩy nhanh vòng quay vốn của Doanh nghiệp là cơ sở để thực hiện tái sản xuất mở rộng của đơn vị.

Đi sâu vào tìm hiểu công tác tiêu thụ ở Công ty tôi nhận thấy Công ty có những tồn tại trong bộ máy tiêu thụ, công tác lập kế hoạch các chính sách đối với trung gian và tiêu thụ của Công ty cùng với một số tồn tại khác mà Công ty cần hoàn thiện Hơn nữa trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường nếu không

tự mình đổi mới, hoàn thiện công tác tiêu thụ thì trong tương lai Công ty sẽ không thể thực hiện được mục tiêu lâu dài là đẩy mạnh tiêu thụ các loại sản phẩm của Công ty, đảm bảo việc làm ổn định cho cán bộ, công nhân viên của Công ty, đảm bảo kinh doanh có lãi.

Xuất phát từ ý nghĩa đó, trong thời gian thực tập tại Công ty Cơ khí ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng kết hợp với kiến thức đã được học ở nhà trường em đã tìm hiểu, học hỏi và nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêu thụ thành phẩm nên

em chọn đề tài “Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh của Công ty

Cơ khí ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng” vì đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Kết cấu đề tài gồm 3 phần:

PHẦN I: Cơ sở lý luận về hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh

doanh trong Doanh nghiệp sản xuất

PHẦN II: Thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

tại Công ty Cơ khí ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng.

PHẦN III: Một số ý kiến và bài học rút ra từ tình hình thực tế nhằm hoàn

thiện công tác hạch toán tiêu thụ và các định kết quả kinh doanh tại Công ty Cơ khí ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng.

Lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường sản xuất kinh doanh với chuyên đề mang tính khoa học và thực tiễn, cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng

Trang 2

dẫn, các cô chú, anh chị trong Công ty và với sự nổ lực của bản thân em thấy đề tài có tính hấp dẫn và phát triển thêm kiến thức cho em trong thời gian thực tập Tuy nhiên, với thời gian thực tập có hạn và trình độ bản thân còn hạn chế nên trong đề tài không tránh khỏi những thiếu xót nhất định Vì thế em rất mong sự thông cảm, đóng góp ý kiến và phê bình của quý thầy cô, ban lãnh đạo và cô chú, anh chị phòng Kế toán để em có kinh nghiệm kiến thức sau này Em chân thành cảm ơn.

Trang 3

Phần I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ

VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ

a) Một số khái niệm cơ bản:

Quá trình tiêu thụ là quá trình thực hiện quan hệ trao đổi thông qua cácphương tiện thanh toán để thực hiện giá trị của sản phẩm, dịch vụ… Sản phẩmđược xem là tiêu thụ khi nó được chuyển cho khách hàng ( hoặc thực hiện dịch vụđối với khách hàng ) và được khách hàng thanh toán hay chấp nhận thanh toán chođơn vị

Doanh thu bán hàng là tổng giá thực hiện do bán hàng hoá, sản phẩm, lao

vụ, dịch vụ cho khách hàng

Doanh thu thuần là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng với cáckhoản giảm giá hàng bán, doanh thu của số hàng hoá bị trả lại, thuế tiêu thụ đặcbiệt, thuế xuất nhập khẩu( nếu có )

Tổng số doanh thu là số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng, trên hợp đồng cungcấp lao vụ, dịch vụ kể cả số doanh thu bị chiết khấu, doanh thu của hàng bán bị trảlại, thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu

Chiết khấu hàng bán là số tiền tính trên tổng số doanh thu trả cho kháchhàng, chiết khấu hàng bán bao gồm:

+ Chiết khấu thanh toán là khoản tiền thưởng cho khách hàng do đã thanhtoán tiền trước thời hạn quy định

+ Chiết khấu thương mại là khoản tiền giảm trừ cho khách hàng ( tiềnthưởng ) do trong một thời gian nhất định đã tiến hành mua một khối lượng lớnhàng hoá ( tính trong tổng số hàng hoá đã mua trong thời gian đó ) hoặc khoảngiảm trừ trên giá bán thông thường vì mua khối lượng lớn trong một đợt

Giảm giá hàng bán là số tiền người bán giảm trừ cho người mua trên giá bán

đã thoả thuận do hàng bná kém phẩm chất, không đúng qui cách, giao hàng khôngđúng thời hạn đã được ghi trong hợp đồng kinh tế, hoặc giảm giá cho khách do muasản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của Doanh nghiệp với khối lượng lớn

Hàng bán bị trả lại là số hàng đã được coi là tiêu thụ (đã chuyển giao quyền

sở hữu, đã thu tiền hay được người mua chấp nhận) nhưng bị người mua từ chối,trả lại do vi phạm các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như khôngphù hợp yêu cầu, tiêu chuẩn, qui cách kỹ thuật, hàng bán kém phẩm chất, khôngđúng chủng loại…

Thông qua quá trình tiêu thụ chứng tỏ rằng do Doanh nghiệp sản xuất rađược xã hội thừa nhận, giá trị của sản phẩm được thực hiện hoàn toàn Đồng thời

Trang 4

thông qua việc tiêu thụ Doanh nghiệp mới có thể thu được doanh thu để bù đắp chiphí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất, thu được doanh lợi, thực hiện được nghĩa vụvới Ngân sách Nhà nước và tích luỹ cho Doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất pháttriển.

b) Ý nghĩa của việc tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh:

Khi tiêu thụ được sản phẩm và thu tiền về, các Doanh nghiệp sẽ có mộtkhoản thu nhập bán hàng hay còn gọi là doanh thu tiêu thụ sản phẩm Đây là mộtchỉ tiêu rất quan trọng không chỉ đối với bản thân đơn vị mà còn có ý nghĩa đối với

cả nền kinh tế quốc dân Doanh thu bán hàng lớn hay nhỏ phản ánh qui mô của quátrình tái sản xuất của Doanh nghiệp, phản ánh trình độ tổ chức, chỉ đạo sản xuấtkinh doanh Có được doanh thu bán hàng cũng chứng tỏ được rằng Doanh nghiệpsản xuất ra sản phẩm được thị trường chấp nhận

Ngoài ra doanh thu bán hàng còn là nguồn quan trọng để Doanh nghiệptrang trải các khoản chi phí về lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quátrình sản xuất kinh doanh

Thực hiện được doanh thu bán hàng đầy đủ, kịp thời góp phần thúc đẩy tăngnhanh tốc độ chu chuyển vốn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất liên tục Vì vậytình hình thực hiện chỉ tiêu bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chínhcủa đơn vị cũng như quá trình tái sản xuất Việc không hoàn thành được dự kiếntiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện không kịp thời đều làm cho tình hình tài chínhcủa đơn vị gặp khó khăn gây trở ngại cho quá trình sản xuất

2 Yêu cầu, vai trò và nhiệm vụ hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh :

a) Yêu cầu:

Sản phẩm của các ngành sản xuất bao gồm nhiều chủng loại phẩm cấp khácnhau nhằm cung cấp cho nhu cầu của nền kinh tế quốc dân Sản phẩm nào cũngbiểu hiện hai mặt: hiện vật và giá trị; hiện vật được biểu hiện cụ thể bởi số lượnghay khối lượng và chất lượng phẩm cấp của sản phẩm, giá trị chính là giá thànhsản xuất sản phẩm nhập kho hay giá vốn sản phẩm đem bán Nghiệp vụ bán hànglại liên quan đến từng khách hàng khác nhau, từng phương thức bán hàng, từng thểthức thanh toán và từng loại sản phẩm, hàng hoá nhất định Bởi vậy quản lý cầnphải bám sát các yêu cầu cơ bản sau:

+ Thường xuyên giám sát tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất thông quaviệc kiểm tra chứng từ nhập kho và xuất bán cho khách hàng Trên cơ sở đó kếtoán nắm chắc số lượng, chất lượng của từng sản phẩm trong từng thời gian nhằmcung cấp thông tin cho lãnh đạo được kịp thời

+ Quản lý sự vận động của từng loại sản phẩm, hàng hoá trong quá trìnhnhập, xuất và tồn kho trên các chỉ tiêu số lượng và giá trị

+ Đảm bảo thường xuyên định mức dự trữ sản phẩm trong kho để đảm bảotốt kế hoạch tiêu thụ theo yêu cầu của khách hàng, chấp nhận tốt việc bảo quản sản

Trang 5

+ Nắm bắt, theo dõi từng phương thức bná hàng, từng thể thức thanh toán,từng khách hàng và từng loại sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ.

+ Xác định chính xác thời điểm tiêu thụ của từng loại sản phẩm, trên cơ sở

đó phân bổ một cách chính xác chi phí bán hàng cho sản phẩm tiêu thụ, thực hiệnđầy đủ qui định của Nhà nước theo chế độ qui định

+ Xác định kết quả tiêu thụ, từ đó thiết thực góp phần tích cực thúc đẩy quátrình tiêu thụ ngày càng tốt hơn

+ Thực hiện nghiêm chỉnh việc tiêu thụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết,đôn đốc thanh toán, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển một cách toàn diện

b) Vai trò:

Trong sản xuất hàng hoá với cơ chế thị trường việc tiêu thụ sản phẩm đốivới một Doanh nghiệp là hết sức quan trọng Tiêu thụ được sản phẩm Doanhnghiệp sẽ đạt được một số doanh thu bán hàng Đây là một chỉ tiêu rất quan trọngkhông những đối với bản thân Doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với nền kinh

tế Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là nguồn quan rọng để Doanh nghiệp trang trải cáckhoản chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh Doanh thu tiêu thụ sản phẩmhàng năm nhiều hau ít do nhiều nhân tố quyết định, những nhân tố ảnh hưởng tớidoanh thu như khối lượng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm….khối lượng sản phẩm sảnxuất có ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm tiêu thụ Sản phẩm sản xuất ra càngnhiều thì khả năng doanh thu càng lớn Vì vậy Doanh nghiệp cần phải biết đượcsản xuất sản phẩm nào có kết quả cao và xu hướng kinh doanh chúng như thế nào

… để có thể đầu tư mở rộng kinh doanh hoặc chuyển hướng sang kinh doanh sảnxuất mặt hàng khác…

Do đó việc tổ chức công tác kế toán và tiêu thụ sản phẩm một cách khoa học, hợp

lý và phù hợp với điều kiện cụ thể của Doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trongviệc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho chủ Doanh nghiệp, Giám đốc điềuhành, cơ quan chủ quản để lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả nhất Điều

đó cũng chỉ có thể dựa vào thông tin của kế toán cung cấp mới đảm bảo tính chấttrung thực và đáng tin cậy

c) Nhiệm vụ:

Để đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Doanhnghiệp cần phải thực hiện những biện pháp về tổ chức, về kỹ thuật và quản lý.Trong đó thực hiện kế toán và tiêu thụ sản phẩm một cách đúng đắn, kịp thời, đầy

đủ và chính xác là một trong những biện pháp về quản lý có hiệu quả và tích cựcnhất Trong các Doanh nghiệp sản xuất về kế toán tiêu thụ sản phẩm phải thực hiệnnhững nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện các định mức dự trữ sản phẩm,tình hình chấp hành chế độ bảo quản sản phẩm trong kho của Doanh nghiệp

- Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm,phản ánh đầy đủ các khoản chiết khấu, giảm giá, tập hợp và phân bố chính xác chiphí bán hàng, chi phí quản lý Doanh nghiệp cho số sản phẩm tiêu thụ và sản phẩmtồn kho cuối kỳ, xác định đúng đắn doanh thu, thu nhập và kết quả kinh doanh

3 Các phương thức tiêu thụ trong Doanh nghiệp:

Về cơ bản có 2 phương thức tiêu thụ chính là bán buôn và bán lẻ

Trang 6

3.1 Phương thức bán buôn:

Phương thức bán buôn là việc bán hàng cho các Doanh nghiệp sản xuất với

số lượng lớn hoặc bán cho mạng lưới bán lẻ hay cho xuất nhập khẩu Nhưng nóichung hàng hoá lưu thông trong khâu bán buôn vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thôngchưa chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng Đặc điểm của phương thức bán buôn là bánmột lần lớn nên Doanh nghiệp thường lập chứng từ cho từng lần bán và kế toántiến hành ghi sổ sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh Phương thức này được tiếnhành theo các hình thức sau:

_ Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: hình thức này có đặc điểmsau:

+ Theo hợp đồng kinh tế đã được ký giữa đơn vị bán buôn và đơn vị muahàmg theo địa điểm ghi trên hợp đồng

+ Bên bán phải giao chứng từ hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng hoặcphiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý kèmlệnh điều động nội bộ

+ Căn cứ phương thức thanh toán, đơn vị mua trả tiền cho đơn vị bán chịu.+ Chi phí vận chuyển hàng hoá do bên bán chịu

_ Bán buôn qua kho theo hình thức đến lấy hàng trực tiếp tại kho của bênbán: căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa bên bán và bên mua, quy định bênmua phải đến lấy hàng tại kho của bên bán và bên mua chịu trách nhiệm vậnchuyển hàng hóa và áp tải hàng hóa về

_ Phương thức bán hàng đối với xuất khẩu: Doanh nghiệp kinh doanh xuấtnhập khẩu là đơn vị kinh tế do bộ thương mại quản lý và cung cấp giấy phép hoạtđộng chủ yếu của xuất khẩu là bán hàng ra nước ngoài trên cơ sở của hợp đồngkinh tế

3.2 Phương thức bán lẻ:

Bán lẻ là giai đoạn cuối cùng của quá trình vận động hàng hoá từ nơi sảnxuất đến nơi tiêu dùng, thông thường bán lẻ thì mỗi lần bán được số lượng ít, đơnchiếc Ơ khâu bán lẻ thường sử dụng các phương thức bán hàng sau:

_ Bán hàng thu tiền tập trung: Theo phương thức này nghiệp vụ thu tiền củakhách hàng và giao trả hàng tách rời nhau Các cửa hàng sẽ bố trí một số nhân viênchuyên thu tiền và viết hoá đơn cho khách Một số nhân viên chuyên thực hiệnviệc giao hàng cho khách hàng theo hoá đơn, kiểm kê cuối ngày hoặc cuối ca, nhânviên thu kiểm lập giấy nhận tiền bán hàng Còn nhân viên bán hàng tập hợp hoáđơn tiến hành kiểm kê hàng hoá, xác định hàng đã bán lập báo cáo bán hàng Đốichiếu hai vấn đề này với nhau để làm căn cứ ghi sổ

_ Bán hàng theo phương thức đại lý: Hàng ký gửi được coi là hàng gửi bán

và vẫn thuộc sở hữu của Doanh nghiệp cho đến khi chính thức được tiêu thụ Khikết thúc hợp đồng ký gửi hoặc đến thời hạn thanh toán hợp đồng, đại lý sẽ lập

Trang 7

4 Xác định kết quả kinh doanh:

4.1 Xác định doanh thu thuần và xác định giá vốn hàng bán:

Tuỳ đặc điểm hoạt động của Doanh nghiệp, yêu cầu quản lý và trình độ cán

bộ kế toán khi xuất kho sản phẩm đơn vị có thể sử dụng một trong các phươngpháp sau:

a) Tính theo giá thực tế bình quân gia quyền:

Theo phương pháp này giá thực tế xuất kho sản phẩm trong kỳ được căn cứvào số lượng xuất kho trong kỳ và đơn giá thực tế bình quân để tính, theo côngthức sau:

b) Tính theo giá thực tế đích danh:

Theo phương pháp này thì sản phẩm nhập kho theo giá nào thì xuất theo gíađó

c) Tính theo giá nhập trước – xuất trước:

Về giá trị, giả định rằng sản phẩm nào nhập trước thì xuất trước, khi xuấthết số sản phẩm nhập trước thì xuất đến số sản phẩm nhập kế tiếp

d) Tính theo giá nhập sau – xuất trước:

Ngược với phương pháp nhập trước – xuất trước ở trên Trường hợp Doanhnghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì giá của sảnphẩm tồn kho cuối kỳ sẽ là giá của lần nhập đầu tiên

e) Tính theo giá hạch toán:

Theo phương pháp này thì toàn bộ sản phẩm biến động trong kỳ sẽ đượctính theo giá hạch toán Đến cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạchtoán sang giá thực tế theo công thức

4.2 Tài khoản sử dụng và cách ghi chép vào tài khoản:

a) Tài khoản kế toán sử dụng:

Để hạch toán tổng hợp tiêu thụ sản phẩm kế toán sử dụng các tài khoản chủyếu sau:

* Tài khoản 511: “ Doanh thu bán hàng” dùng để phản ánh doanh thu bán

hàng thực tế của Doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ sản xuất kinh doanh

Trang 8

Nội dung kết cấu:

_ Bên Nợ: + Số thuế gián thu phải nộp (thuế tiêu thụ đặc biệt,

thuế xuất khẩu) + Các khoản giảm giá, doanh thu hàng bán bị trả lại + Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả_ Bên Có: + Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong

kỳ hạch toán

TK 511 cuối kỳ không có số dư

* Tài khoản 511 có 4 tài khoản cấp 2

_ TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá

_ TK 5112: Doanh thu bán các sản phẩm

_ TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ

_ TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá

* Tài khoản 512: “ Chiết khấu bán hàng” được dùng để phản ánh toàn bộ

số tiền giảm cho khách hàng thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn đã thoãthuận

Nội dung kết cấu:

_ Bên Nợ: Chi phí chiết khấu bán hàng phát sinh trong kỳ

_ Bên Có:+ Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu bán hàng sang TK 511 xácđịnh doanh thu thuần

TK 521 cuối kỳ không có số dư

* Tài khoản 531: “ Hàng bán bị trả lại” dùng để phản ánh doanh số của sản

phẩm, hàng hoá… đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân như:hàng không đúng quy cách, kém phẩm chất… và nguyên nhân khác thuộc lỗiDoanh nghiệp

Nội dung kết cấu :

_ Bên Nợ: trị giá hàng bán bị trả lại đã trả tiền cho khách hàng hoặc trừ vàokhoản nợ phải thu của khách hàng

_ Bên Có: kết chuyển vào TK 511 để xác định doanh thu thuần

TK 531 cuối kỳ không có số dư

* Tài khoản 532: “ Giảm giá hàng bán” dùng để phản ánh các khoản giảm

giá của hàng bán trong kỳ

Nội dung kết cấu:

_ Bên Nợ: các khoản giảm giá chấp nhận cho khách hàng

_ Bên Có: kết chuyển sang TK511 để xác định doanh thu thuần

TK 532 cuối kỳ không có số dư

* Tài khoản 3331: “ Thuế GTGT phải nộp” phản ánh thuế GTGT đầu ra,

Trang 9

+ số thuế GTGT đã nộp vào Ngân sách+ số thuế GTGT của hàng hoá bị trả lại_ Bên Có:+ số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá trao đổi,

biếu tặng, sử dụng nội bộ + số thuế GTGT phải nộp của thu nhập các hoạt động + số thuế phải nộp của hàng nhập khẩu

Số dư bên Nợ: số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN

Số dư bên Có: số thuế GTGT còn phải nộp

* Tài khoản 157: “ Hàng gửi đi bán” phản ánh giá trị hàng hoá đã gởi cho

các đại lý, quầy hàng chưa xác định tiêu thụ

Nội dung kết cấu:

_ Bên Nợ: giá trị hàng hoá gởi đi cho khách hàng hoặc nhờ bán đại lý, ký gởi_ Bên Có:+ giá trị hàng hoá gởi đi đã xác định là tiêu thụ

+ giá trị hàng gởi đi bán bị từ chối trả lại

Số dư bên Nợ: giá trị hàng hoá, sản phẩm gởi đi cho khách chưa xác địnhtiêu thụ CK

* Tài khoản 632: “ giá vốn hàng bán” dùng để phản ánh vốn của hàng tiêu

dùng thực tế trong kỳ

Kết cấu như sau ( đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê

khai thường xuyên)

Nội dung kết cấu:

_ Bên Nợ: + kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ thuế GTGT đầu vào

không được khấu trừ hao hụt, mất mát qua kiểm kê (phần đơn vị chịu)

+ định phí sản xuất chung không phân bổ tính vào giá vốn hàng bán

+ hoàn nhập dự phòng khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho khoản lập nhỏ hơn khoản đã lập dự phòng năm trước

_ Bên Có: + phản ánh khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn (số

chênh lệch giữa số phải lập lớn hơn số đã lập) vào cuối năm TC+ giá vốn hàng đã tiêu thụ bị trả lại

+ kết chuyển giá vốn hàng vào tài khoản xác định kết quả

 Đối với đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định

kỳ thì tài khoản này có kết cấu như sau:

Nội dung kết cấu:

_ Bên Nợ: + trị giá vốn ( giá thành thực tế) của sản phẩm tồn kho đầu kỳ

+ trị giá thực tế của sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ+ trị giá thực tế của lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ_ Bên Có: + trị giá thực tế của sản phẩm tồn kho CK

Trang 10

+ kết chuyển trị giá thực tế của sản phẩm đã tiêu thụ vào TK 911.

 Đối với các đơn vị kinh doanh vật tư, hàng hoá, kết cấu tài khoản nhưsau:

Nội dung kết cấu:

_ Bên Nợ: trị giá vốn của hàng hoá xuất bán trong kỳ bán

_ Bên Có: + giá trị hàng hoá đã xuất nhưng chưa được xác định là tiêu thụ

+ kết chuyển giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ vào TK 911Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

* Tài khoản 131: “ phải thu khách hàng” dùng để phản ánh theo dõi công

nợ của khách hàng với Doanh nghiệp

Nội dung kết cấu:

_ Bên Nợ: số tiền phải thu khách hàng về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đãcung cấp và được xác định tiêu thụ

_ Bên Có: + số tiền khách hàng trả nợ

+ khách hàng ứng trước tiền hàng+ số tiền giảm giá cho khách hàng, hàng bán bị trả lại+ số tiền chiết khấu thương mại chấp thuận cho khách hàng được trừ vào nợ phải thu

Số dư bên Nợ: số tiền còn phải thu của khách hàng

Số dư bên Có: tiền nhận trước hay số tiền đã thu nhiều hơn số tiền phải thukhách hàng

Tài khoản này được mở chi tiết cho từng khách hàng và được chi tiết theotừng hoạt động: hoạt động kinh doanh, đầu tư vào tài chính để phục vụ cho việclập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

b) Cách ghi chép vào tài khoản:

Việc ghi chép vào tài khoản kế toán được khái quát bằng sơ đồ chữ T sau:

* Trường hợp xuất kho gởi hàng đi bán:

Trang 11

TK 333

( 2 )

4.3 Xác định kết quả kinh doanh:

Để đánh giá sản phẩm đơn vị cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc giá phí: là toàn bộ chi phí bỏ ra trong kỳ của hoạt động sản xuất

kinh doanh

Theo nguyên tắc này việc tính toán toàn sản phẩm, cộng nợ, chi phí, doanhthu phải dựa trên giá trị thực tế tại thời điểm phát sinh, không quan tâm đến giá thịtrường Với nguyên tắc này được đánh giá căn cứ trên số tiền hoặc tiền thực tế bỏ

ra Trường hợp sản phẩm được hình thành từ một vật đền bù khác với tiền, thì chiphí được đánh giá theo giá trị tiền tương đương với vật đền bù đó Với nguyên tắcnày đảm bảo sản phẩm của đơn vị phản ánh đúng với chi phí thực tế bỏ ra Tuynhiên có hạn chế là các báo cáo tài chính không phản ánh giá trị thị trường của sảnphẩm mà chỉ phản ánh theo giá phí

Nguyên tắc thận trọng: nguyên tắc này đề cập đến hai yêu cầu

+ Khi có nhiều giải pháp thì hãy chọn giải pháp có ít ảnh hưởng nhất đếnvốn chủ sở hữu Hay nói cụ thể hơn, thu nhập chỉ được ghi khi có chứng cứ chắcchắn và chi phí được ghi ngay khi chứng cứ có thể (chưa chắc chắn)

+ Số liệu phản ánh sản phẩm cần đảm bảo không quá giá phí của nó Yêucầu này đòi hỏi phải phản ánh theo giá thị trường của sản phẩm hạ xuống thấp hơngiá phí của nó

Nếu đảm bảo được tính thận trọng sẽ giúp cho Doanh nghiệp tính giá sảnphẩm một cách chính xác để phục vụ cho quá trình quản lý sản phẩm của mình

Nguyên tắc nhất quán: theo nguyên tắc này, tất cả các khái niệm , các

nguyên tắc, chuẩn mực và cách tính toán về sản phẩm trong quá trình kế toán phảithực hiện trên cơ sở nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác Nguyên tắc này đảm bảocác số liệu kế toán không bị bóp méo bởi các kế toán viên khi lập báo cáo kế toáncho bên ngoài Với nguyên tắc này một phương pháp kế toán khi đã được chấpnhận thì không nên thay đổi theo từng thời kỳ Tuy vậy, nó không có nghĩa là kếtoán viên không bao giờ được thay đổi phương pháp kế toán của mình mà thực tế

họ thấy có một phương pháp khác đảm bảo thông tin đầy đủ, trung thực và hợp lýhơn họ có thể thay đổi Nhưng khi có sự thay đổi thì phải ghi chú trong các báocáo taì chính và phải báo cáo cho các cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý

II HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN

1 Khái niệm:

Theo phương pháp này kế toán theo dõi và phản ánh một cách thườngxuyên và liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho sản phẩm trên sổ kế toán

* Khi nhập kho:

Trang 12

Sản phẩm của Doanh nghiệp khi kết thúc ở giai đoạn chế biến cuối cùngcủa qui trình công nghệ, được kiểm nghiệm và nếu đủ tiêu chuẩn qui định thì đượclàm thủ tục nhập kho sản phẩm Phòng cung tiêu lập phiếu nhập kho căn cứ vào sốliệu trên hoá đơn, biên bản kiểm nghiệm sản phẩm.

Phiếu nhập kho là chứng từ để theo dõi về số lượng, chất lượng sản phẩmhoàn thành và là căn cứ để ghi sổ kế toán

Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên, phụ trách bộ phận sản xuất ký vàophiếu sau đó chuyển đến thủ kho kèm theo số sản phẩm hoàn thành nhập kho

Thủ kho kiểm nhận sản phẩm,ghi số thực nhập vào phiếu nhập kho cùng vớingười giao ký vào phiếu nhập kho Một liên giao cho bộ phận sản xuất, một liêngiao cho phòng cung tiên còn một liên thủ kho dùng để ghi vào thẻ kho sau đóchuyển cho kế toán ghi giá trị và làm căn cứ ghi sổ kế toán

* Khi xuất kho:

Khi xuất kho sản phẩm để tiêu thụ, phòng cung tiêu căn cứ vào số lượngxuất lập phiếu xuất kho hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho

Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho vừa là hoá đơn bán hàng vừa là phiếu xuấtkho Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho được lập thành 3 liên ( hoặc 4,5 liên ) Trườnghợp thu hồi tiền ngay thì hoá đơn được chuyển đến thủ quỹ để thu tiền, thủ quỹđóng dấu “ đã thu tiền” vào hoá đơn Liên 1 lưu, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3thủ kho dùng để ghi sổ sau đó chuyển cho kế toán để làm thủ tục thanh toán và ghivào sổ kế toán

2 Tài khoản kế toán sử dụng trong hạch toán tiêu thụ:

Để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của sản phẩm, kế toán sửdụng TK 115 “ Thành phẩm”

Nội dung kết cấu:

Bên Nợ: +Trị giá thực tế thành phẩm nhập kho

+Trị giá TP thừa phát hiện qua kiểm kêBên Có: +Trị giá thực tế TP xuất kho

+ Trị giá thực tế TP thiếu phát hiện qua kiểm kê

Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế TP tồn kho

Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu được khái quát qua sơ đồ chữ T sau:

Nhập kho TP do sản xuất Xuất bán, trao đổi,

gia công trả lương…

TP thừa phát hiện quan Xuất gởi bán, giao đại

Trang 13

TK 128,222

Xuất góp vốn liên doanh

3 Phương pháp hạch toán tiêu thụ theo các phương thức tiêu thụ khác nhau:

3.1 Sổ kế toán chi tiết:

Để đáp ứng yêu cầu quản lý từng loại sản phẩm kế toán cần phải xác định,xây dựng hệ thống sổ kế toán chi tiết để tiến hành hạch toán sản phẩm theo từngnhóm, từng kho, từng thứ sản phẩm

Việc tổ chức hệ thống sổ kế toán chi tiết để hạch toán sản phẩm tuỳ thuộcvào điều kiện của từng đơn vị, kế toán có thể vận dụng công tác hạch toán chi tiếtsản phẩm phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của cán bộ kế toán Có 3phương pháp kế toán sản phẩm

Phương pháp thẻ song song:

Ở kho: ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng ngày do thủ kho ghi trênthẻ kho và chỉ ghi theo chỉ tiêu số lượng khi nhận được chứng từ nhập xuất, thủkho phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ tiến hành ghi sổ thực nhập,thực xuất vào chứng từ và thẻ kho

Cuối ngày hoặc định kỳ thủ kho tổng hợp tên từng thẻ kho và tính ra số tồnkho vào cuối ngày trên mỗi thẻ Hàng ngày hoặc định kỳ bàn giao chứng từ nhập –xuất đã phân loại cho kế toán sản phẩm

Ơ phòng kế toán: kế toán mở sổ ( thẻ ) chi tiết sản phẩm để thoe dõi tìnhhình nhập, xuất, tồn kho cho từng loại sản phẩm theo chỉ tiêu số lượng và giá trị

Hàng ngày ( hoặc định kỳ ), kế toán xuống kho để kiểm tra việc ghi chépcủa thủ kho, kiểm tra tình hình bảo quản sản phẩm, hướng dẫn thủ kho lập bảng kêgiao nhận chứng từ nhập, xuất Căn cứ vào chứng từ, kế toán ghi giá và tính ra sốtiền để ghi sổ ( thẻ )chi tiết sản phẩm

Cuối tháng tiến hành cộng sổ ( thẻ ) và đối chiếu với thủ kho, sau đó lậpbảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho sản phẩm để đối chiếu với kế toán tổng hợp

Để quản lý chặt chẽ thủ kho kế toán còn phải mở sổ đăng ký thẻ kho

Sơ đồ hạch toán chi tiết sản phẩm theo phương pháp thẻ song song:

Phiếu nhập kho,

phiếu xuất kho

Sổ (thẻ) chi tiết TP

Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho TP

Thẻ kho

Kế toán tổng hợp

Trang 14

Ghi chú: Ghi hằng ngày

Ghi cuối thángQuan hệ đối chiếu

Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:

Ở kho: việc ghi chép vào thẻ kho như phương pháp thẻ song song

Ở phòng kế toán: mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình nhập,xuất, tồn kho của từng thứ sản phẩm theo từng kho dùng cho cả năm Sổ đối chiếuluân chuyển chỉ ghi mỗi tháng một lần vào cuối tháng

Để có số liệu ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển kế toán phải lập bảng kênhập, xuất trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất do thủ kho định kỳ gởi đến Sổ đốichiếu luân chuyển theo dõi chỉ tiêu và số lượng giá trị Cuối tháng kiểm tra đốichiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và số liệu của kế toán tổnghợp

Trang 15

Sơ đồ kế toán chi tiết TP theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối thángQuan hệ đối chiếu

Phương pháp sổ số dư:

Ơ kho: giống như các phương pháp trên

Định kỳ sau khi ghi xong thẻ kho, thủ kho tập hợp toàn bộ chứng từ nhập,xuất theo từng loại sản phẩm Sau đó lập phiếu giao nhận chứng từ và giao nộp cho

kế toán kèm theo các chứng từ nhập, xuất

Ngoài ra, cuối tháng thủ kho phải ghi số lượng tồn kho vào sổ số dư theotừng loại sản phẩm Sổ được mở cho cả năm, ghi xong gởi cho phòng kế toán đểkiểm tra và tính ra tiền

O phòng kế toán: định kỳ nhân viên kế toán xuống kho để kiểm tra vàhướng dẫn việc ghi chép thẻ kho, thu nhận chứng từ Khi nhận chứng từ kế toánphải kiểm tra, tính giá thành phẩm và ghi tổng cộng số tiền vào cột số tiền trênphiếu giao nhận chứng từ Đồng thời ghi vào bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn kho sảnphẩm ( được mở cho từng kho, mỗi kho một tờ )

Sơ đồ kế toán chi tiết sản phẩm theo phương pháp sổ số dư:

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối thángQuan hệ đối chiếu

Phiếu nhập kho

Phiếu xuất kho

Phiếu giao nhận chứng từ

Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn kho TPThẻ kho

Trang 16

Sổ tổng hợp kế toán sử dụng là sổ nhật ký – sổ cái.

Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký – sổ cái được thể hiện theo sơ đồ sau:

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Trang 17

Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung được thể hiện theo sơ đồ sau:

III HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ

1 Khái niệm:

Theo phương pháp này, kế toán không phản ánh thường xuyên, liên tục trên

sổ kế toán tình hình nhập, xuất, tồn kho sản phẩm Cuối kỳ, căn cứ vào kết quảkiểm kê thực tế để phản ánh trị giá sản phẩm xuất kho trong kỳ

Trị giá sản phẩm

xuất kho trong kỳ =

Trị giá sản phẩmnhập kho trong kỳ +

Chênh lệch trị giá TP tồnkho đầu kỳ và cuối kỳPhương pháp này thường áp dụng ở các Doanh nghiệp có qui mô nhỏ, sốlượng lớn, nhiều chủng loại

2 Tài khoản sử dụng và cách ghi chép vào tài khoản:

Tài khoản kế toán sử dụng:

Để hạch toán sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ kế toán sử dụng

TK 155 “ Thành phẩm”, TK 632 “ Giá vốn hàng bán ” và các tài khoản khác

Nội dung kết cấu TK 155:

- Bên Nợ: kết chuyển trị giá thực tế TP tồn kho cuối kỳ

- Bên Có: kết chuyển trị giá thực tế TP tồn kho đầu kỳ

- Số dư bên Nợ: trị giá thực tế TP tồn kho

Nội dung kết cấu TK 632:

- Bên Nợ: + trị giá vốn TP tồn kho đầu kỳ

+ trị giá vốn TP sản xuất, nhập kho hoàn thành trong kỳ

- Bên Có: + kết chuyển trị giá vốn TP tồn kho cuối kỳ vào TK155

+ trị giá vốn TP, hàng hoá, … tiêu thụ trong kỳ kết chuyển vào TK 911

- TK 632 không có số dư cuối kỳ

 Cach ghi chép vào tài khoản:

Việc ghi chép vào tài khoản kế toán được khái quát bằng sơ đồ chữ T sau:

Chứng từ gốc ( phiếu

NK, phiếu XK ) Nhật ký chung

Sổ cái TK155 TK 632

Trang 18

TK 155 TK 632 TK 155

Kết chuyển trị giá TP Kết chuyển trị giá TP

tồn kho đầu kỳ tồn kho cuối kỳ

Kết chuyển trị giá gửi Kết chuyển trị giá vốn TP

đi bán tồn đầu kỳ gửi đi bán tồn kho cuối kỳ

Giá thành thực tế TP sản Kết chuyển giá vốn

xuất hoàn thành trong kỳ hàng đã bán

3 Phương pháp hạch toán tiêu thụ:

Việc tổ chức hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán ở phương pháp này cũnggiống như kế toán sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên, chỉ khác ởchỗ không lập phiếu xuất kho hàng ngày mà chỉ xác định trị giá sản phẩm xuất khotrên cơ sở kết quả kiểm kê sản phẩm tồn kho cuối kỳ

IV HẠCH TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG, CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ KINH DOANH

c) Tài khoản kế toán sử dụng và cách ghi chép vào tài khoản:

Để hạch toán chi phí bán hàng kế toán sử dụng TK 641 “ Chi phí bán hàng

” Tài khoản này dùng để theo dõi chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sảnphẩm, hàng hoá

Nội dung kết cấu:

- Bên Nợ: chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ

- Bên Có: + các khoản ghi giảm chi phí bán hàng

+ kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh

- TK 641 không có số dư cuối kỳ

Việc ghi chép vào tài khoản kế toán được khái quát bằng sơ đồ chữ T sau:

Trang 19

NLVL-CCDC được phân bổ Thừa chi phí bảo hành

vào chi phí BH trong kỳ sản phẩm

* Sổ kế toán tổng hợp: tuỳ theo trường hợp cụ thể ở mỗi Doanh nghiệp mà

kế toán sử dụng một trong các hình thức sổ thích hợp

2 Hạch toán chi phí quản lý Doanh nghiệp:

a) Khái niệm:

Chi phí quản lý Doanh nghiệp là những chi phí có tính chất chung cho toàn

bộ Doanh nghiệp: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý đồ dùng vănphòng, chi phí khác bằng tiền…

b) Phương pháp tập hợp và phân bổ:

Tương tự như chi phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh nghiệp sẽ được kếtoán tập hợp theo từng đối tượng chịu chi phí và cuối kỳ phân bổ cho từng loại sảnphẩm theo doanh thu tiêu thụ của từng loại sản phẩm

c) Tài khoản kế toán sử dụng và cách ghi chép vào TK:

Trang 20

Để hạch toán chi phí QLDN kế toán sử dụng TK 642 “ Chi phí QLDN ”.

TK này dùng để phản ánh tất cả chi phí của Doanh nghiệp phát sinh trong quá trìnhsản xuất kinh doanh

Nội dung kết cấu:

- Bên Nợ: chi phí QLDN thực tế phát sinh trong kỳ

- Bên Có: + các khoản giảm chi phí QLDN

+ kết chuyển chi phí QLDN vào TK 911 hoặc TK1422Việc ghi chép vào tài khoản kế toán được khái quát bằng sơ đồ chữ T sau:

Trang 21

TK334,338 TK 642 TK111,112,152

TL và các khoản trích theo Các khoản giảm CPQLDN

lương phải trả cho CNV thực tế phát sinh

Các khoản phải trả và chi phí

trích trước phát sinh trong kỳ

* Hạch toán phân bổ chi phí QLDN cho hàng xuất bán ra trong kỳ theo công thứctương tự đối với chi phí bán hàng

3 Hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh:

a) Khái niệm:

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanhcủa đơn vị sau một kỳ nhất định được biểu hiện bằng số tiền lãi, lỗ, được phản ánhbằng số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng,chi phí QLDN

b) Tài khoản kế toán sử dụng và cách ghi chép vào TK:

Để hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh kế toán sử dụng TK 911 “ Xácđịnh kết quả kinh doanh ” Tài khoản này được dùng để phản ánh, xác định kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của Doanh nghiệp trong một

kỳ hạch toán

Trang 22

Nội dung kết cấu:

- Bên Nợ:+ trị giá vốn sản phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ

+ chi phí hoạt động tổ chức và hoạt động bất thường + chi phí bán hàng và chi phí QLDN

+ kết chuyển lãi trước thuế trong kỳ

- Bên Có:+ doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ

+ thu nhập hoạt động tài chính và hoạt động bất thường + số lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ

- Tài khoản 911 cuối kỳ không có số dư

Cách ghi chép vào tài khoản kế toán được khái quát bằng sơ đồ chữ T sau:

* Sổ kế toán tổng hợp cũng giống như sổ kế toán các nghiệp vụ khác và nótuỳ thuộc vào hình thức kế toán Doanh nghiệp đang áp dụng

Phần II

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÀ

NẴNG.

Trang 23

phương tiện và vũ khí chiến tranh mà ta tiếp quản sau ngày đất nước hoàn toàn độclập 30/04/1975.Khi đó nơi đây là một xưởng lụp xụp chỉ có ít máy móc cũ kỹ, mặtbằng nước ngập quanh năm Đến tháng 5/1975 xưởng được Sở Giao Thông VậnTải Quảng Nam Đà Nẵng nay là Sở Giao Thông Công Chính Đà Nẵng có quyếtđịnh thành lập nơi đây thành Xưởng Sữa Chữa ô tô Đà Nẵng

Sau khi chính thức được thành lập và đi vào hoạt động đến 12/07/1978 theoquyết định số 2739/ QĐ-UB của UBND tỉnh đổi tên thành Nhà Máy Cơ khí ô tô

Đứng trước sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với cơ chế cạnh tranhkhốc liệt của thị trường Công ty mạnh dạn đầu tư đồng bộ và đúng hướng áp dụngthành tựu công nghệ mới vào sản xuất và đa dạng hoá các loại sản phẩm, các loạihình thái sản xuất kinh doanh đã trở thành một thành công lớn của Công ty trongthời gian qua

Với phương châm sản xuất kinh doanh vừa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,đầu tư các trang thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cơ sở vật chất, phục vụ sảnxuất và nâng cao giá trị sản lượng Các loại sản phẩm do Công ty sản xuất đã gópphần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của Thành phố Đà Nẵng cũng như trong cảnước

Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị công nghệ hiệnđại một cách đúng hướng đã đem lại cho Công ty giá trị sản lượng năm 1990 là 2

tỷ VNĐ đến năm 2000 đạt gần 32 tỷ VNĐ, sữa chữa đóng mới gần 1000 xe, lắpráp tiêu thụ gần 250 xe cứu thương, sản xuất nhiều sản phẩm phục vụ y tế và tiêudùng, với các sản phẩm chính như xe car 12 chỗ ngồi, xe cứu thương Nissan,

xe Landcruise… Và các sản phẩm này khách hàng tín nhiệm về chất lượng vàkiểu mẫu, đặc biệt là xe du lịch 12 chỗ ngồi, xe cứu thương đạt huy chương vàngtại hội chợ hàng Công nghiệp Việt Nam năm 1992

Năm 2001 Nhà máy đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng vào dây chuyền thiết bị đóng

xe ca, xe khách các loại và sản xuất khung xe máy nhằm mục đích nâng cao chấtlượng sản phẩm và sản lượng để phục vụ khách hàng trong diều kiện hiện nay

Diện tích Công ty hiện nay là 20100m tổng số công nhân viên hiện nay trên

600 người thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm Đó là nhờ sự lãnhđạo sáng suốt tài tình của ban lãnh đạo Công ty cũng như đội nngũ cán bộ côngnhân viên Nhà máy làm việc hăng say, yêu nghề

Theo quyết định của Sở Giao Thông Công Chính Đà Nẵng cho phép Nhàmáy Cơ khí và Nhà máy Điện cơ Đà Nẵng xáp nhập lại với Nhà máy Cơ khí ô tô

Đà Nẵng vào ngày 15/02/2003 và trở thành Công ty Cơ khí ô tô và Thiết bị điện

Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động với lượng vốn nhiều hơn, qui mô hơn mởsang một trang mới và ngành nghề đa dạng hơn để phục vụ xã hội

2 Chức năng và nhiệm vụ:

Trang 24

- Thực hiện đầy đủ các cam kết hợp đồng mua bán, hợp tác đầu tư với các

tổ chức kinh tế, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn hoá,kỹ thuât hoá cho cáccông nhân viên Nhà nước

3 Tổ chức bộ máy quản lý:

* Hiện nay Công ty đang thực hiện cơ cấu tổ chức bộ máy theo mô hìnhtrực tuyến chức năng Với mô hình tổ chức bộ máy này vừa đảm bảo cho ngườilãnh đạo toàn quyền quyết định những vấn đề đặt trong sản xuất kinh doanh Đồng thời phát huy được những khả năng của cán bộ tham mưu giúp việc và các

bộ phận cơ sở

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến

Phòng Vật tư

PhòngKT-Tàichính

PhòngKT-KCS

Phòng Tchức-HC

Trang 25

- Giám đốc: quản lý chung toàn Công ty, có thẩm quyền quyết định caonhất và là người trực tiếp chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của Công tytrước cơ quan cấp trên.

- Phó giám đốc nội chính-sản xuất: là người chịu trách nhiệm chỉ huy quátrình sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về kỹ thuật, tổ chức nghiên cứu ứngdụng các thành tựu công nghệ mới vào sản xuất

- Phó giám đốc kinh doanh-tiếp thị: tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch chiến lược kinh doanh của Công ty, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc

về tình hình tiêu thụ sản phẩm

- Phòng tiếp thị kinh doanh tổng hợp: lập kế hoạch và điều hành quá trìnhsản xuất, lập định mức về sản phẩm, phụ trách công tác xuất nhập khẩu, quan hệgiao dịch với các đối tác nước ngoài; tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch

- Phòng kế hoạch tiếp thị-xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm trong công táctìm vật tư, phụ tùng, thiết lập quan hệ khách hàng,

kinh doanh xuất nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải, phụ tùng máy móc thiết

bị, sản phẩm gia công cơ khí…

- Phòng vật tư: có nhiệm vụ lập kế hoạch cung ứng và quản lý tình hình sửdụng vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm dựa trên tình hình tồn kho và nhu cầu thịtrường

- Phòng kế toán tài chính: tổ chức hoạch toán toàn bộ quá trình sản xuấtkinh doanh, tính tổng giá thành toàn bộ sản phẩm, xác định kết quả, thực hiện thuchi, quản lý và đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất Thực hiện tốt việc lập báo cáotài chính theo quy định của Nhà nước Đồng thời cung cấp thông tin kinh tế, tàichính cho ban lãnh đạo Công ty và các bên liên quan

- Phòng kỹ thuật-KCS: trực tiếp giám sát, chỉ đạo về mặt kỹ thuật trong quátrình sản xuất kinh doanh; thực hiện công tác nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và giámđịnh chất lượng sản phẩm

- Phòng tổ chức hành chính: đảm bảo công tác nhân sự, đào tạo tuyển dụngcông nhân, hợp đồng, thi đua khen thưởng và giải quyết các chế độ chính sách chongười lao động; quản lý hành chính văn thư, y tế và các hoạt động khác

4 Tổ chức bộ máy kế toán:

* Bộ máy kế toán tại Công ty Cơ khí ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng tổ chứctheo mô hình kế toán tập trung Theo mô hình này toàn bộ công tác kế toán đượctập trung ở phòng kế toán dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

KT TSCĐ

KTTiềnmặt

KTTiềngửi

KTDthu,công

KT Phânxưởng

Thủ quỹ

Trang 26

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

* Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành kế toán:

Công tác kế toán ở Công ty kiểm tra các báo cáo kế toán, tham mưu cho banGiám đốc về mặt tài chính của nhà máy

- Kế toán trưởng: là người trực tiếp chỉ đạo điều hành mọi công tác kế toáncủa Công ty

- Kế toán tổng hợp: ngoài việc tổng hợp số liệu ở các phần hành, kế toántổng hợp còn theo dõi chi phí, tính giá thành sản phẩm, tính lương BHYT, BHXH,KPCĐ cho cán bộ công nhân viên lập báo cáo tài chính và kiểm tra số liệu kế toán

- Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập xuất tổng vật tư, công cụ dụngcụ,định kỳ tiến hành kiểm tra và đánh giá vật tư

- Kế toán TSCĐ: theo dõi tình hình biến động của tài sản, tiến hành tríchkhấu hao tài sản theo quý; kiểm kê đánh giá tài sản, kiêm nhiệm vụ tính lương ởcác phân xưởng

- Kế toán tiền mặt: theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt lập các chứng từ thuchi tiền mặt, mở sổ chi tiết theo dõi tiền mặt và theo dõi các khoản thanh toán nộibộ

- Kế toán tiền gửi ngân hàng: theo dõi tiền của Công ty tại các ngân hàng,làm thủ tục vay vốn khi cần thiết, mở L/C thanh toán cho nhà cung cấp

- Kế toán doanh thu, công nợ thuế: lập chứng từ kế toán liên quan đến việcbán hàng, theo dõi doanh thu, công nợ báo cáo khoản phải thu, phải trả và theo dõithanh toán thuế với Nhà nước

- Kế toán phân xưởng: tiến hành hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại phânxưởng, cuối kỳ tổng hợp các số liệu để gửi lên phòng kế toán để kiểm tra và ghichép

- Thủ quỹ: quản lý tiền mặt tại quỹ, thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặttheo quy định của Nhà nước

Trang 27

phần hành kế toán chuyển sang kế toán tổng hợp chi tiết… kế toán tổng hợp tiếnhành lập bảng cân đối tài khoản và báo cáo kế toán.

* Trình tự ghi sổ được thể hiện như sau:

Ngày đăng: 12/08/2014, 22:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ hạch toán chi tiết sản phẩm theo phương pháp thẻ song song: - hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện đà nẵng
Sơ đồ h ạch toán chi tiết sản phẩm theo phương pháp thẻ song song: (Trang 13)
Sơ đồ kế toán chi tiết TP theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: - hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện đà nẵng
Sơ đồ k ế toán chi tiết TP theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: (Trang 15)
Sơ đồ kế toán chi tiết sản phẩm theo phương pháp sổ số dư: - hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện đà nẵng
Sơ đồ k ế toán chi tiết sản phẩm theo phương pháp sổ số dư: (Trang 15)
Kế toán sử dụng sổ nhật ký chứng từ số 8; bảng kê số 8, 9, sổ cái. - hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện đà nẵng
to án sử dụng sổ nhật ký chứng từ số 8; bảng kê số 8, 9, sổ cái (Trang 16)
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ - hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện đà nẵng
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ (Trang 24)
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ - hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện đà nẵng
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ (Trang 28)
Hình thức thanh toán: chuyển khoản……….MS: - hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện đà nẵng
Hình th ức thanh toán: chuyển khoản……….MS: (Trang 33)
BẢNG KÊ XUẤT THÀNH PHẨM - hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện đà nẵng
BẢNG KÊ XUẤT THÀNH PHẨM (Trang 37)
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHẦN LÃI, LỖ - hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện đà nẵng
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHẦN LÃI, LỖ (Trang 43)
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ - hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện đà nẵng
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ (Trang 47)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ BÁN HÀNG Tháng 10 năm 2003 - hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện đà nẵng
h áng 10 năm 2003 (Trang 49)
BẢNG XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH - hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cơ khí ô tô và thiết bị điện đà nẵng
BẢNG XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH (Trang 51)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w