CHƯƠNG IV. vệ sinh vật nuôi doc

31 2.7K 37
CHƯƠNG IV. vệ sinh vật nuôi doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân CHƯƠNG IV VỆ SINH VẬT NUÔI I. VỆ SINH KHÔNG KHÍ Môi trường xung quanh là tổng hợp của nhiều yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội tạo ra môi trường sống và các hoạt động xã hội. Trong chăn nuôi, môi trường được giới hạn bởi sinh quyển, bao gồm: khí quyển (là bầu không khí mà cơ thể động vật sinh sống), thủy quyển (là môi trường nước có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể sống), thạch quyển (là môi trường đất, vỏ trái đất). Sinh quyển có đặc điểm quan trọng là khả năng tự điều chỉnh. Tiểu khí hậu chuồng nuôi: là khoảng không khí bên trong chuồng nuôi, được cấu thành bởi các yếu tố vật lý, bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, tia bức xạ, độ thông thoáng; các yếu tố hóa học bao gồm thành phần các chất khí và bụi; các yếu tố sinh học, chủ yếu là vi sinh vật. Các yếu tố này có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng qua lại với nhau. Sự thay đổi của một hay vài yếu tố nào đó của bầu tiểu khí hậu sẽ dẫn đến sự thay đổi của các yếu tố khác. 1.1. CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Sức khỏe là khái niệm tổng hợp về trạng thái của cơ thể liên quan mật thiết với môi trường. Khi mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường là thống nhất thì cơ thể khỏe mạnh. Khi mối quan hệ này bị phá vỡ sẽ dẫn đến trạng thái bệnh lý cho cơ thể. Cơ thể sống cần thiết phải có hai điều kiện là môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Môi trường bên trong: là các yếu tố thuộc về thể dịch (máu, dịch lâm ba, nước,…) và tổ chức (các cơ quan thực thể: não, tim, gan, phổi,…) Các yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, bụi, tiếng ồn,…tác động liên tục nhiều ngày, khi vượt quá sức chịu đựng của cơ thể sẽ dẫn đến trạng thái bệnh lý. Nhịp sinh học của cơ thể sống thể hiện môi quan hệ mật thiết giữa cơ thể và môi trường. 1 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân 1.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến cơ thể Nhiệt độ của bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi tác động rất lớn đến sức khỏe và năng suất vật nuôi. Nhiệt độ chuồng nuôi được chi phối bởi thiết kế chuồng, độ ẩm không khí, độ thông thoáng và mật độ nuôi. Sự thích nghi của cơ thể với điều kiện khí hậu biểu hiệu ra bên ngoài là thân nhiệt ổn định, nhờ quá trình thăng bằng nhiệt trong cơ thể, được điều hòa bởi hai cơ chế: sinh nhiệt và thải nhiệt. a) Sinh nhiệt Sinh nhiệt là quá trình nhiệt lượng được sinh ra từ các hoạt động chuyển hóa của cơ thể, cũng có thể được cơ thể hấp thụ từ bên ngoài qua bức xạ, dẫn truyền hay đối lưu. Nhiệt được sinh ra từ quá trình chuyển hóa thức ăn hay các chất dự trữ trong cơ thể. Có khoảng 25 – 40% nhiệt lượng trong thức ăn chuyển hóa thành nhiệt, khoảng 4,1 kcal được sinh ra từ sự chuyển hóa hoàn toàn 1g protein từ đường, và khoảng 9,6 kcal từ 1g chất béo. Ngoài ra nhiệt lượng được sinh ra do hoạt động của các mô, cơ quan trong cơ thể khi vận động… sự sinh nhiệt ở các cơ quan như tim, gan thường ổn định, nhiệt lượng sinh ra từ cơ bắp thường thay đổi. Trong lúc vận động hơn 80% nhiệt lượng sinh ra từ cơ bắp, khi nghỉ ngơi tỷ lệ này thấp hơn nhiều. Các quá trình này phụ thuộc vào tuổi, tính biệt, sức khỏe, giai đoạn sinh trưởng, sức sản xuất, thể trọng và hoạt động của vật nuôi. Nhiệt được sinh ra từ các cơ quan nội tạng, cơ bắp được hệ thống tuần hoàn vận chuyển đến da để thải, nhằm duy trì thân nhiệt. b) Thải nhiệt Quá trình thải nhiệt được thực hiện qua 4 phương thức: đối lưu (connection), dẫn truyền (conclution), bức xạ (radiation) và bốc hơi (evaporation). Hiện tượng đối lưu xảy ra khi hơi nước hoặc nước hay không khí tiếp xúc với da và bị làm nóng lên, giãn nở và di chuyển ra xa, nhường chỗ cho luồng vật chất có nhiệt độ thấp hơn. Lượng nhiệt mất đi từ cơ thể tùy thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và luồng vật chất tiếp xúc với da. Sự khác biệt càng lớn, thì nhiệt mất đi càng nhiều. 2 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân Sự thải nhiệt bằng đối lưu sẽ được gia tăng khi tốc độ máu chảy đến da tăng. Lông và tóc giữ lại không khí do đó làm giảm hiệu quả của quá trình này. Thải nhiệt bằng đối lưu góp phần phát tán khoảng 30% lượng nhiệt của cơ thể (Jones, 2000). Quá trình thải nhiệt do dẫn truyền xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với mặt phẳng có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ da. Đây không phải là hình thức thải nhiệt chủ yếu của cơ thể. Nó chỉ làm thoát khoảng 5 -10% nhiệt lượng cơ thể sinh ra. Tuy nhiên, sự thải nhiệt bằng dẫn truyền được quan tâm trong một số trường hợp đặc biệt như: động vật đang gây mê để phẩu thuật trên bàn mổ inox, con non hay đang bị bệnh nằm trên sàn bê tông. Bức xạ nhiệt: là hiện tượng các vật rắn phát ra tia bức xạ điện từ mang nhiệt ở dạng hồng ngoại. Các vật thể ở nhiệt độ cao hơn sẽ phát ra tia có bức sóng ngắn hơn và mật độ cao hơn. Bất kỳ vật thể mang nhiệt độ nào cũng phát ra tia bức xạ nhiệt này, nhưng hiệu quả truyền nhiệt cuối cùng xảy ra từ vật thể có nhiệt độ cao sang vật thể có nhiệt độ thấp hơn. Quá trình này góp phần làm giảm khảng 20% nhiệt lượng từ cơ thể. Thải nhiệt bằng phương pháp bốc hơi nước được thực hiện ở da qua mồi hôi; ở đường hô hấp qua hơi nước trong hơi thở; qua nước bọt; nước tiểu và phân. Sự thải nhiệt qua bốc hơi nước từ cơ thể chiếm tỷ lệ cao nhất, làm giảm khoảng 40% nhiệt lượng cơ thể, chủ yếu qua da (tuyến tiết mồ hôi) và hô hấp (tăng nhịp thở). Đây là cách thải nhiệt duy nhất khi nhiệt độ không khí gần bằng hay cao hơn nhiệt độ cao thể. Tuy nhiên quá trình này thay đổi theo loài. Ở chó và cừu, sự thải nhiệt qua mồ hôi kém hiệu quả hơn thoát hơi nước qua hơi thở rất nhiều. Gia cầm không có tuyến mồ hôi, do đó để tăng sự thải nhiệt, chúng không chỉ tăng nhịp thở mà còn cơ chế rung họng bao gồm sự rung động của sàn họng và phần trên cuống họng. Quá trình thải nhiệt bởi bốc hơi bị ảnh hưởng bởi ẩm độ của không khí và tốc độ gió trong chuồng. Sự bốc hơi sẽ hạn chế khi không khí ẩm ướt, hoặc gia tăng khi tốc độ gió trong chuồng cao. Tuy nhiên, sự đổ mồ hôi nhiều có thể dẫn đến rối loạn chất điện giải trong dịch cơ thể, và làm máu bị cô đặc. Do vậy, cần cung cấp đầy đủ nước và chất điện giải cho gia súc trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao, 3 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân hoặc làm việc nhiều, nhất là khi trời nắng. Như vậy, ở động vật máu nóng tồn tại nhiều cơ chế điều hòa thân nhiệt bao gồm các điều chỉnh sinh lý giúp chúng giữ thân nhiệt ở mức ổn định, bằng cách duy trì sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt. Sự điều chỉnh này phụ thuộc vào môi trường xung quanh. c) Phản ứng của cơ thể khi nhiệt độ của môi trường cao Sự thải nhiệt được thực hiện nhờ hệ thống mạch máu ở da giãn nở để gia tăng sự thoát nhiệt. Khi nhiệt độ môi trường cao hơn 31 0 C, sự giãn mạch da sẽ không gia tăng sự thải nhiệt, dẫn đến sự gia tăng thân nhiệt, trừ khi các biện pháp thải nhiệt khác được bắt đầu. Trong điều kiện nhiệt độ xung quanh tăng cao, thải nhiệt bằng sự bốc hơi nước giữ vai trò rất quan trọng. Ở cừu, nhiệt độ trực tràng sẽ cao hơn bình thường khi nhiệt độ không khí là 32 0 C. Sự thở bằng miệng bắt đầu khi nhiệt độ trực tràng lên 41 0 C. Trừ khi độ ẩm không khí cao (trên 65%), cừu có khả năng chịu được nhiệt độ xung quanh tới 43 0 C trong nhiều giờ. Tuyến mồ hôi và cơ chế tăng nhịp thở không phát triển ở lợn, lợn là loài động vật chịu nóng kém nhất trong các loài động vật có vú. Nhiệt độ trực tràng tăng lên đến mức bình thường khi nhiệt độ không khí khoảng 30 – 32 0 C. Nếu ẩm độ không khí bằng hoặc cao hơn 65%, lợn không chịu được nhiệt độ không khí 35 0 C trong thời gian dài. Lợn không chịu được nhiệt độ 40 0 C với bất kỳ độ ẩm nào của không khí. Chim và gia cầm, sự thải nhiệt thông qua sự bốc hơi khi không khí đi qua túi hơi. Khi nhiệt độ xung quang cao, chúng tăng nhịp thở và uống nước nhiều. Chúng khó có thể chịu được nhiệt độ môi trường 38 0 C, trừ khi ẩm độ không khí dưới 75%. Nhiệt độ trực tràng 45 0 C là mức giới hạn gà có thể chịu đựng được.  Cảm nóng có thể xảy ra do nhiệt độ môi trường tăng cao, có thể do thời tiết, mật độ gia súc cao, kém thông thoáng làm cho sự thải nhiệt kém hiệu quả. Nhiệt độ tới hạn trên ở lợn khoảng 28 0 C; khi nhiệt độ 32 0 C lợn sẽ giảm tăng trọng; khi nhiệt độ xung quanh cao hơn nhiệt độ tới hạn, tỷ lệ lợn nái thụ tinh giảm 30 – 80%. Khi thân nhiệt lợn đực giống cao hơn 1 0 C, chất lượng tinh dịch sẽ giảm, tình trạng này kéo dài 4 – 8 tuần sau đó. Nhiệt độ cao cũng làm chậm sự động dục, giảm tỷ lệ rụng trứng và tăng tỷ lệ chết phôi. 4 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân Cơ thể phản ứng với nhiệt độ xung quanh cao bằng cách giãn mạch ngoại biên để tăng sự thải nhiệt qua da, đổ mồ hôi và thở dốc. Nếu điều kiện môi trường không được cải thiện kéo dài quá mức các quá trình có thể dẫn đến các rối loạn. Sự đổ mồ hôi và bốc hơi nước qua hơi thở cũng khiến cơ thể mất nước và chất điện giải, làm máu bị cô đặc, ảnh hưởng tới tuần hoàn máu. Do đó, vật nuôi cần được cung cấp đầy đủ nước và chất điện giải. Sự tăng nhịp thở cũng dẫn đến giảm nồng độ CO 2 trong máu, dẫn đến rối loạn cân bằng axit- base. Động vật cũng tự điều chỉnh bằng cách uống nhiều nước, ngâm mình trong nước hay bùn, đứng dưới vòi nước hay trong bóng râm. Nếu tình trạng nóng kéo dài, các rối loạn sẽ trở nên trầm trọng, quá trình điều hòa nhiệt không hoạt động hiệu quả nữa, thân nhiệt cao vật nuôi có thể suy sụp và chết.  Cảm nắng xảy ra khi vật nuôi phơi dưới ánh nắng mặt trời gay gắt trong thời gian dài, tia hồng ngoại sẽ tác động lên trung khu thần kinh làm rối loạn quá trình điều hòa thân nhiệt  Các biện pháp khắc phục nhiệt độ môi trường cao Ngoài việc xây dựng chuồng trại thích hợp cho điều kiện khí hậu nóng (mái cao, thông thoáng), cần có mật độ nuôi nhốt và khẩu phần ăn hợp lý. Mái chuồng có thể phủ lớp cách nhiệt, định kỳ phun nước lên mái chuồng để giảm nhiệt độ, cũng có thể lắp hệ thống quạt gió. Có thể tắm cho gia súc mỗi ngày, tăng số lần khi nhiệt độ không khí cao nhất. Có thể lắp đặt hệ thống phun nước, phun sương trong chuồng nuôi. Giữa các dãy chuồng có thể trồng cây bóng mát. Đối với gia súc chăn thả, trên bãi chăn nên trồng thêm cây bóng mát, xây nhà có mái rơm, lá để gia súc nghĩ ngơi; có vũng nước để gia súc ngâm mình. d) Phản ứng của cơ thể khi nhiệt độ môi trường thấp Khi nhiệt độ môi trường xung quanh thấp, cơ thể có các quá trình điều chỉnh: Điều hòa vật lý (physical regulation) được vận dụng làm giảm sự mất nhiệt; làm giảm sự tiếp xúc của da với môi trường, cuộn mình lại dựng lông lên; mùa đông lông mọc dài, rậm hơn, co mạch ở da và các mô bề mặt xảy ra. 5 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân Điều hòa hóa học (chemical regulation) gia tăng sự phân hủy mỡ dưới da. Khi nhiệt độ môi trường giảm thấp tới mức các biện pháp giữ nhiệt không còn hiệu quả, cơ thể phải gia tăng sự sinh nhiệt. Mức nhiệt này được gọi là nhiệt độ tới hạn thấp (lower critical temperature), ngưỡng này thay đổi theo loài. Trong số gia súc, trâu, bò và cừu có ngưỡng nhiệt độ này thấp nhất, nên chịu lạnh giỏi nhất. Sự sinh nhiệt chủ yếu xảy ra ở cơ bắp, được biểu hiện qua sự run cơ; tăng quá trình chuyển hóa bằng cách tăng tiết thyroxin và hoocmon tuyến thượng thận. Trong mùa lạnh, tiêu tốn thức ăn sẽ tăng. Nếu nhiệt độ quá thấp kéo dài, sản lượng thịt, trứng, sữa đều giảm, các biện pháp duy trì thân nhiệt đều giảm dẫn đến tình trạng thân nhiệt giảm thấp. Khả năng điều hòa thân nhiệt vùng dưới đồi (Hypothalamus) sẽ mất khi thân nhiệt hạ thấp dưới 29 0 C, và tim sẽ ngừng đập khi thân nhiệt còn 20 0 C. 1.1.2. Ảnh hưởng của ẩm độ môi trường với cơ thể Ẩm độ không khí giữ vai trò rất quan trọng trong sự cân bằng nhiệt của cơ thể. Không khí trong chuồng có ẩm độ cao hơn ngoài chuồng. Ẩm độ chuồng nuôi phục thuộc vào mật độ, kiểu chuồng trại và tình trạng vệ sinh chuồng nuôi. Hơi nước trong chuồng nuôi có nguồn gốc từ không khí bên ngoài đưa vào, hơi nước thoát ra từ cơ thể, sự bốc hơi từ các chất có trong chuồng nuôi (phân, nước tiểu, chất độn chuồng). Sự bốc hơi vào không khí và tốc độ gió, nên giữ độ ẩm trong chuồng từ 50 – 70%. Ẩm độ không khí quá cao (trên 90%) sẽ làm cơ thể khó chịu, mất cảm giác ngon miệng và giảm khả năng tiêu hóa, giảm sức đề kháng. Ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh tồn tại và phát triển, dịch bệnh dễ phát sinh. Ẩm độ không khí cao tạo điều kiện cho các phản ứng phân hủy các chất hữu cơ trên nền chuồng xảy ra nhanh hơn, các chất độc được giải phóng (NH 3 , H 2 S) vào không khí. Ẩm độ cao khi nhiệt độ cao sẽ hạn chế quá trình thải nhiệt bằng bốc hơi, vật nuôi dễ cảm nóng. Ngược lại, trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao sẽ làm tăng sự mất nhiệt cơ thể qua quá trình đối lưu, vật nuôi dễ bị cảm lạnh, dễ viêm phổi. Ẩm độ được coi là cao khi vượt quá 75%. 6 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân Ẩm độ dưới mức 50% làm da và niêm mạc bị khô, nứt, dễ bị nhiễm trùng; lượng bụi trong không khí tăng cao dễ mắc các bệnh đường hô hấp. 1.1.3. Ảnh hưởng của sự thông thoáng Sự thông thoáng chuồng nuôi được quyết định bởi cách thiết kế chuồng trại (hướng, độ cao mái, dài, rộng, số lượng cửa, hệ thống quạt được lắp đặt, …). Sự thông thoáng ảnh hưởng đến sự điều hòa nhiệt qua sự thải nhiệt bằng đối lưu, bốc hơi nước qua da và niêm mạc. Sự thông thoáng tốt sẽ làm giảm bớt hơi ẩm, bụi, mùi hôi, các khí độc và các vi sinh vật trong không khí. Đồng thời nó cũng cung cấp khí sạch và phân phối không khí đồng đều. Tuy nhiên, vào mùa lạnh, vật nuôi sẽ mất nhiều nhiệt (con non). Tốc độ gió cao cũng làm tăng sự khếch tán bụi và mầm bệnh. Luồng không khí: hiện tượng chuyển động theo mặt phẳng của không khí gọi là gió. Không khí ở chỗ áp lực cao chuyển xuống nơi áp lực thấp, sinh ra gió. Áp lực không khí do nhiệt độ quyết định, không khí nóng thì nở ra, lạnh thì co lại. Sự chuyển động của không khí trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng đến sự tỏa nhiệt. Trong chuồng nuôi, không khí nóng ở trên, không khí lạnh ở dưới do đó không khí vừa chuyển động theo chiều thẳng vừa chuyển động theo chiều ngang. Áp lực không khí: do trọng lượng của không khí quyết định. Ở chỗ càng cao thì áp lực không khí càng nhỏ, chỗ thấp áp lực không khí lớn. Áp lực không khí có quan hệ sinh lý của động vật. Nếu đem một con vật chưa được làm quen lên chỗ cao chừng 3000m, không khí loãng, nó sẽ mắc bệnh gọi là “bệnh trên cao” do ôxy trong không khí loãng, dẫn đến cơ thể thiếu ôxy. 1.1.4. Ảnh hưởng của bức xạ mặt trời Trong ánh sáng mặt trời có tia tử ngoại (bước sóng khoảng 200 – 400 nm), ánh sáng trắng (400 – 700nm), và tia hồng ngoại (760 – 2800nm). Tỷ lệ 7 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân các loại tia này thay đổi trong ngày. Tia tử ngoại (UV – ultra violet) gồm 3 vùng quang phổ. Tia UV A (320 – 400 nm), tia B (280 – 320 nm), tia C (200 – 280 nm). Tia C có khả năng diệt trùng. Tế bào biểu bì da hấp thu hầu hết các tia tử ngoại. Với liều lượng vừa phải, UV có tác dụng làm tăng hồng, bạch cầu, cải thiện chức năng tim và mạch máu, làm hồng cầu dễ nhả ôxy ở tế bào, giúp hô hấp tế bào da tăng, tăng cường trao đổi chất; xúc tiến sự tạo thành vitamin D dưới da, tăng chuyển hóa canxi, photpho, tăng sự sinh trưởng của xương. Ngoài ra, nó còn kích thích tuyến thượng thận và tuyến giáp. Nói chung, ở liều lượng thấp, UV có tác dụng kích thích sinh trưởng, tăng sức đề kháng nhất là động vật non. Tuy nhiên, nếu bị phơi lâu dưới tia tử ngoại ở cường độ cao, da có thể bị bỏng và ung thư. UV liều lượng cao sẽ kích thích thần kinh trung ương, làm tăng thân nhiệt, tăng quá trình ôxy hóa các chất trong cơ thể (nhất là chất béo) sẽ tích tụ chất độc trong máu và tế bào. UV có thể gây viêm giác mạc, nặng có thể gây mù. Tia hồng ngoại (IR – intra red) chủ yếu có tác dụng nhiệt. Liều lượng thấp có tác dụng kích thích tuần hoàn. Nếu bị phơi lâu dưới tia hồng ngoại có thể bị rộp da và cảm nắng; não có thể bị xung huyết, viêm; tăng hoạt động của tim, hô hấp dẫn đến rối loạn chức năng này. Tia có bước sóng trên 1400 nm bị giác mạc và kết mạc hấp thu và có thể tổn thương các bộ phận này. Ánh sáng trắng là tập hợp các tia có bước sóng từ 400 – 760 nm. Ảnh hưởng của ánh sáng trắng lên cơ thể phụ thuộc vào cấu tạo, độ dày, và mức độ cảm quang của da (màu da, lông trên da, ) 1.1.5. Ảnh hưởng của bụi Bụi trong chuồng nuôi có nguồn gốc từ cơ thể vật nuôi, thức ăn (80 – 90%), chất độn chuồng, bề mặt cơ thể vật nuôi (2 – 12%), phân (2 – 8%) và các nguồn khác. Bụi trong chuồng nuôi không đồng dạng về thành phần và kích thước. Thành phần bụi bao gồm cả bụi vô cơ và hữu cơ. Bụi trong chuồng nuôi 8 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân bao gồm thức ăn, chất lót chuồng, phân, côn trùng, vi sinh vật và các chất khí (H 2 S, NH 3 SO 2 , CO 2 ) Bụi chuồng nuôi có số lượng vi sinh vật khá lớn. Hoạt động của động vật và loại thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến hàm lượng bụi trong không khí. Thông thường, không khí chuồng gà nuôi trên nền có nồng độ bụi cao hơn gà nuôi lồng; không khí chuồng gà bụi nhiều hơn chuồng lợn; chuồng bò thường có nồng độ bụi thấp nhất. Thời gian tồn tại của bụi trong không khí phụ thuộc vào kích thước của chúng. Trong không khí, các hạt bụi có khuynh hướng kết hợp lại và dễ sa lắng hơn; các hạt bụi nhỏ thường tồn tại lâu hơn trong không khí. Trung bình, thời gian tồn tại của bụi trong không khí khoảng 15 phút. Thời gian này ngắn hơn nhiều so với “tuổi thọ sinh học” của vi khuẩn và vi rút. Điều này có nghĩa là sự thông thoáng có tác dụng đào thải bụi trong không khí chuồng nuôi có hiệu quả hơn quá trình phân hủy sinh học.  Tác hại của bụi với người và vật nuôi Phản ứng đầu tiên đối với bụi là sự gia tăng tiết dịch nhờn, nhằm loại bỏ bụi đường hô hấp. Ho là phản xạ đầu tiên để loại bụi. Tuy nhiên, sự tiếp xúc lâu dài với nồng độ bụi cao sẽ làm giảm số lượng các tế bào niêm mạc có lông, và tăng số lượng tế bào goblet. Cuối cùng, các màng nhầy bị teo và các tuyến nhờn bị suy kiệt. Bụi có thể kết hợp tạo thành các hạt trong phổi, làm tổn thương và giảm chức năng phổi. Triệu chứng chủ yếu trên động vật nuôi trong chuồng có hàm lượng bụi và vi sinh vật cao làm nhiễm trùng đường hô hấp. Bụi và chất độn chuồng được coi là nơi chứa mầm bệnh. 1g bụi chuồng gà chứa 200000 – 800000 vi khuẩn E.coli.  Các biện pháp nhằm giảm hàm lượng bụi trong chuồng nuôi: Trước hết, cần cải thiện không khí chuồng nuôi; ẩm độ nên thấp hơn 60%; đảm bảo sự thông thoáng tốt và hợp lý; hạn chế bắt đuổi vật nuôi trong chuồng; nền chuồng cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, mật độ chuồng nuôi 9 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân hợp lý. 1.1.6. Ảnh hưởng của các khí độc Khí độc và mùi hôi chủ yếu được sinh ra từ sự phân hủy chất thải, chúng bốc lên và duy chuyển nhờ gió. Tuy nhiên, độ ẩm tương đối, nhiệt độ, ánh sáng, tốc độ gió, cùng hướng gió và sự xáo trộn không khí đóng vai trò quan trọng trong việc khuyếch tán các khí độc. Khí độc và mùi hôi sẽ tích lũy trong chuồng khi tốc độ gió (sự thông thoáng) trong chuồng kém, hoặc khi nhiệt độ và ẩm độ không khí cao. Ví dụ một số khí độc trong chuồng nuôi như NH 3 , H 2 S, CO 2 ,  Các biện pháp làm giảm nồng độ NH 3 trong không khí o Vệ sinh chuồng trại thường xuyên o Chuồng trại thông thoáng o Khu chứa phân xa nơi chăn nuôi và hành chính o Giảm sinh chất thải NH 3 bằng cách axit hóa phân trong hầm chứa (khi pH >8, chỉ có 10% khí NH 3 trong chuồng).  Khử mùi trong chuồng trại o Thông thoáng và vệ sinh chuồng trại thường xuyên o Sử dụng các chế phẩm sinh học làm tăng quá trình phân hủy hiếu khí, hạn chế phân hủy hiếm khí, sinh các khí có mùi hôi. o Trong các hầm chứa phân, có thể làm tăng quá trình oxy hóa bằng cách thêm các chất oxy hóa mạnh như (NH 4 ) 2 S 2 O 2 hay KMnO 4 . o Lắp đặt hệ thống khuấy trộn có thể làm mất mùi phân lợn trong vòng 7 ngày ở 40 0 C. o Chiếu tia O 3 , tử ngoại vào không khí o Lọc không khí qua màng cacbon hoạt tính, màng silica gel, màng sinh học (đất, than bùn, cây, vi sinh vật). o Lọc không khí qua bể nước có chất khử mùi. 10 [...]... giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV Thái Thị Bích Vân 1.1.7 Vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi Vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi chủ yếu có nguồn gốc từ cơ thể hay các chất tiết từ vật nuôi, chất thải, thức ăn và chất độn chuồng Số lượng vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi có thể biến thiên từ một trăm đến vài ngàn trong 1 lít không khí Số lượng vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi phụ... không khí chuồng nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mật độ chuồng nuôi, tuổi động vật, độ thông thoáng, nhiệt độ, ẩm độ và hàm lượng bụi Trong không khí, vi sinh vật có thể kết hợp hay tồn tại riêng rẻ Bụi chứa rất nhiều vi sinh vật Các vi sinh vật kết hợp với bụi sẽ bám trên nền chuồng, vách chuồng, trên da, lông hay niêm mạc động vật Thời gian tồn tại của chúng thay đổi, tùy thuộc rất lớn vào tính... dùng cho vệ sinh chuồng trại, vệ sinh tắm chải, chế biến - Phải sử dụng được quy trình cung cấp nước cho một cơ sở chăn nuôi tập trung III VỆ SINH CHUỒNG TRẠI 3.1.Những nguyên tắc chủ yếu khi xây dựng chuồng trại Gồm 5 nguyên tắc (áp dụng chủ yếu đối với chuồng lợn) - Chuồng trại phải phù hợp với đặc điểm sinh lý và chức năng sản xuất của từng loại gia súc + Đối với lợn nái đẻ và lợn sơ sinh: ... tiêu độc định kỳ để đề phòng các bệnh ký sinh trùng Xung quanh khu trang trại chăn nuôi, xung quanh chuồng nuôi, xung quanh sân vận động, dọc đường đi nên trồng nhiều cây để ngăn cách và lấy bóng mát 3.3 Nguyên tắc quản lý chuồng vệ mặt vệ sinh 3.3.1 Nội quy vệ sinh Chuồng xây dựng đúng quy cách, nhưng nếu không giữ được vệ sinh thì cũng không có tác dụng gì Tùy điều... hợp vệ sinh, tránh những chỗ ẩm thấp, bóng cây, dễ bị ảnh hưởng bởi gió bão và nước ngập thiếu nguồn nước đầy đủ 3.3.3 Nhà cách ly và phòng thú y - Nên đặt ở mỗi khoảng đất riêng biệt trong khu vực chăn nuôi, địa điểm thấp hơn chuồng nuôi, nhà ở và ở cuối ngọn gió - Khoảng cách giữa phòng thú y và chuồng nuôi là 200m - Trong phòng cần có thiết bị thoát nước và xử lý tiêu độc nước bẩn IV VỆ SINH. .. điểm sinh lý và chức năng sản xuất của từng loại lợn - Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh phòng bệnh, phòng bệnh Một số trang trại chăn nuôi bị thiệt hại nhiều khi dịch bệnh xảy ra, thậm chí lợn chết sạch cả trại là do quy hoạch xây dựng khu chăn nuôi chưa chú ý đến yêu cầu này Khu trại không có chuồng nhốt lợn mới nhập, chuồng cách 20 Bài giảng Chăn nuôi Thú... về 13 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV Thái Thị Bích Vân mặt vi sinh vật học và lý hóa học - Nước mặt ngọt (sông, suối, ao, hồ) Nước sông cũng được dùng nhiều trong chăn nuôi cũng như trong sinh hoạt Nước sông dễ khai thác mà trữ lượng lại nhiều Đặc tính lý hóa, sinh vật học của nước sông chịu ảnh hưởng nhiều vào nguồn nước, tình hình sinh hoạt ở hai bên... Tác hại của vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi thường kết hợp với bụi và các khí độc Phần lớn chúng là những vi sinh vật gây bệnh cơ hội (4,8% vi khuẩn trong gan, tim gà là vi khuẩn cơ hội) Một số có thể gây bệnh truyền nhiễm nhất là trong các ổ dịch Không khí là đường truyền lây chủ yếu của nhiều bệnh do vi khuẩn và vi rút (lao, virut cúm, ) 1.2 Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và bảo vệ không khí... phương pháp vi sinh vật trong nông nghiệp - Ngăn chặn nạn phá rừng, nạn đốt rừng, khai thác rừng bừa bãi, xây dựng các vành đai rừng, vành đai xanh để ngăn chặn cát bay, chắn bụi - Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho mọi người có ý thức hạn chế việc xả chất thải, chất gây ô nhiễm môi trường vào bầu khí quyển II VỆ SINH NƯỚC UỐNG... Nước dễ ô nhiễm do chất thải sinh hoạt , chất thải công nghiệp, chất thải chăn nuôi - Nước giữ vai trò điều hòa giúp điều hòa khí hậu, đất đai thông qua chu trình vận động - Đáp ứng cho nhu cầu đa dạng của con người (trong NN.CN, tạo điện năng,…) Tuy nhiên, nước dễ ô nhiễm do chất thải sinh hoạt , chất thải công nghiệp, chất thải chăn nuôi 2.3 Chất lượng nước dùng cho vật nuôi Các mối quan tâm về . Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân CHƯƠNG IV VỆ SINH VẬT NUÔI I. VỆ SINH KHÔNG KHÍ Môi trường xung quanh là tổng hợp của nhiều. nuôi Vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi chủ yếu có nguồn gốc từ cơ thể hay các chất tiết từ vật nuôi, chất thải, thức ăn và chất độn chuồng. Số lượng vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi. màng sinh học (đất, than bùn, cây, vi sinh vật) . o Lọc không khí qua bể nước có chất khử mùi. 10 Bài giảng Chăn nuôi Thú y cơ bản GV. Thái Thị Bích Vân 1.1.7. Vi sinh vật trong không khí chuồng nuôi Vi

Ngày đăng: 12/08/2014, 21:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan