1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bệnh Học Thực Hành: VIÊM QUẦNG (Erysipelas, Đơn Độc) ppt

9 325 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 174,94 KB

Nội dung

VIÊM QUẦNG (Erysipelas, Đơn Độc) Viêm quầng là một loại bệnh nhiễm khuẩn ngoài da cấp tính. Vì vùng bệnh như phết một lớp màu đỏ nên gọi là Đơn Độc. Đặc điểm của bệnh là phát bệnh đột ngột, sốt, gai rét, ngoài da nổi lên quầng đỏ, sưng nóng, khuếch tán nhanh. Thường hay mọc ở cẳng chân và đầu mặt, các nơi khác cũng có nhưng ít. Tùy theo vị trí bị bệnh mà theo Đông y có tên gọi khác nhau như mọc ở đầu mặt thì gọi là Bao Đầu Hỏa Đơn; Mọc ở thân mình gọi là Nội Phát Đơn Độc; Mọc ở cẳng chân thì gọi là Lưu Hỏa; Trẻ sơ sinh bị đơn độc thì gọi là Xích Du Đơn. Nguyên Nhân Bệnh do liên cầu khuẩn nhất là loại liên cầu tan huyết, cũng có khi là tụ cầu. Đông y cho rằng do phần huyết có nhiệt, kèm cảm phong nhiệt sinh ra bệnh. Hoặc do da bị tổn thương (châm, gãi, trùng thú cắn) nhiễm phải độc tà gây nên, mắc bệnh ở đầu thường kèm theo phong nhiệt, mắc bệnh ở thân mình thường kèm can hỏa; Mắc bệnh ở chân thường có thấp nhiệt, đơn độc ở trẻ sơ sinh thường do nội hỏa nhiệt độc. Triệu Chứng Lâm Sàng Là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 5 ngày. Bệnh nhân cảm thấy người bứt rứt khó chịu, sốt, nôn, rét rùng mình, đau đầu, một số ca bị ngất hoặc mê man. Trên chỗ thương tổn nhiễm khuẩn xuất hiện những dát đỏ hồng, đỏ tím, viêm nhiễm phù nề cấp, ranh giới rõ rệt, cảm giác nóng bỏng, đau, có thể nổi ở giữa hoặc bên cạnh những bọng nước to. Vị trí thường gặp ở chi dưới vùng cẳng chân, thương tổn lan rộng ra bờ ngoài, phù ngày càng rộng, hạch vùng tương ứng to và đau. Trường hợp nặng tạo thành viêm tấy hoặc hoại tử tế bào, có thể chuyển từ vùng này sang vùng khác tạo thành nhiều vùng thương tổn và có thể có ở cả niêm mạc. Quá trình diễn biến có thể kéo dài 1-2 tuần, có thể biến chứng viêm não, viêm cơ tim, viêm thận. Thương tổn nặng ở những người suy nhược, sức đề kháng kém, tỷ lệ tử vong ở trẻ em cao nếu không được điều trì kịp thời. Chẩn Đoán Phân Biệt 1. Chứng phát (viêm tấy lan tỏa): tại chỗ sưng nóng đỏ đau, vùng giữa rõ, chung quanh nhạt hơn, không có ranh giới rõ, triệu chứng toàn thân nhẹ hơn, phát triển làm mủ và vỡ mủ. 2. Viêm da tiếp xúc: có lịch sử tiếp xúc, vùng da sần nổi lên, mụn phỏng, ngứa, triệu chứng toàn thân không rõ rệt. Biện Chưng Luận Trị + Phong Nhiệt Thịnh: thường phát ở đầu mặt, sưng nóng, đỏ, đau nặng, mí mắt sưng khó mở, đau đầu kèm sốt, sợ lạnh, táo bón, khát nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Phù Sác. Điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng. Dùng bài Phổ Tế Tiêu Độc Ẩm (Hoàng cầm, Hoàng liên, sinh Cam thảo, Huyền sâm, Liên kiều, Bản lam căn, Mã bột, Ngưu bàng tử, Bạc hà, Cương tàm, Thăng ma, Sài hồ, Cát cánh, Trần bì) gia giảm. + Can Kinh Uất Hỏa: thường phát ở thân mình, ban đỏ, đau nóng bỏng, thường sốt, miệng đắng, họng khô lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền Sác. Điều trị: Sơ can, lợi thấp, giải độc, tả hỏa. Dùng bài Long Đở Tả Can Thang (Long đởm thảo, Chi tử, Sài hồ, Hoàng cầm, Sinh địa, Trạch tả, Đương quy, Xa tiền tử, Mộc thông, Cam thảo) gia giảm. + Thấp Nhiệt Hạ Chú: thường phát ở chân (cẳng chân hoặc bàn chân sưng đỏ, đau nóng như bỏng thường lan lên trên hoặc có đường đỏ, kém ăn, khát mà không muốn uống, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch Hoạt Sác. Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu sưng. Dùng bài Tỳ Giải Thấm Thấp Thang (Tỳ giải, Hoàng bá, Ý dĩ, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả, Hoạt thạch, Thông thảo) hợp với Ngũ Thần Thang (Phục linh, Kim ngân hoa, Ngưu tất, Xa tiền thảo, Tử hoa địa đinh) gia giảm. + Nhiệt độc nội công: tại chỗ sưng nóng đỏ, đau rộng, có điểm ứ huyết, ban tím, mụn phỏng, sốt cao, khát, bứt rứt, buồn nôn, hôn mê nói sảng, chất lưỡi đỏ rêu vàng khô, mạch Hồng Sác. Điều trị: Lương huyết, giải độc, thanh tâm, khai khiếu. Dùng bài Tê Giác Địa Hoàng Thang hợp với Hoàng Liên Giải Độc Thang. Thuốc Dùng Ngoài Và Các Phương Pháp Điêu Trị Khác + Dùng Kim Hoàng Tán hoặc Ngọc Lộ Tán trộn với nước sôi nguội đắp ngoài; hoặc dùng lá Hoa cúc tươi, lá Bồ công anh tươi, Địa đinh thảo tươi, giã nát, đắp. + Trường hợp bệnh tái phát nhiều lần phải tìm các ổ nhiễm khuẩn ở răng, họng, amiđan để trị tích cực. Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng 1. Trường hợp bị xây xát da và niêm mạc chú ý tích cực điều trị để tránh nhiễm khuẩn; mắc bệnh chàm phải tích cực trị bệnh. 2. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại giường cách ly, uống đủ nước; trường hợp mắc bệnh ở cẳng chân nên nằm đặt chân cao 30-40o. 3. Không ăn các chất cay nóng, xào rán, tanh, chú ý chế độ ăn rau sống trái cây. Tránh gió, không cứu, không được nặn ở mặt. 4. Trường hợp bệnh ở đầu mặt, mắt nhiều ghèn, mỗi ngày nên dùng nước muối sinh lý rửa mắt hoặc nhỏ thuốc chống bệnh đau mắt. Chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày. GHẺ NGỨA Scabies, Giới sang Ghẻ là một loại bệnh ngoài da khá phổ biến, nhất là nhũng nơi sống tập thể, ăn ở chật chội, vệ sinh kém. Bệnh do ký sinh trùng ghẻ (Sarcopte Scabiei Hominis) lây lan mạnh do trực tiếp tiếp xúc. Đặc điểm của bệnh là gây ngứa dữ dội, ban đêm ngứa càng tăng. Bệnh phát quanh năm, người lớn trẻ nhỏ đêu có thể mắc bệnh nhất là những người cùng chung một tập thể, sống chung trong một gia đình. Trẻ em mắc bệnh do mất ăn mất ngủ mà dễ bị suy dinh dường, bệnh có thể dẫn đến biến chứng viêm cầu thận cấp, cần hết sức phòng và trị bệnh sớm. Nguyên Nhân Chủ yếu do con ghẻ cái (vì con đực thường chết sau khi giao hợp). Ghẻ cái hình tròn dẹt, đường kính khoảng 0,24 - 0,25cm, mắt nhìn thường như một điểm trắng di động. Ghẻ sinh sôi nẩy nở rất nhanh, sau ba tháng đà có một dòng họ 10 triệu con. Lúc bệnh nhân bắt đầu đắp chăn đi ngủ, con ghẻ cái bò ra khỏi hang đi tìm đực, chính là lúc gây ngứa nhiều nhất và cũng là lúc lây bệnh, bệnh nhân gãi làm vương vãi con ghẻ ra quần áo, giường chiếu. Trong quần áo ấm con ghẻ có thể sống từ 3- 7 ngày, bệnh ghẻ lây chủ yếu là vào ban đêm nằm chung giường chung chăn, rất ít lây do tiếp xúc ban ngày. Theo Đông y thì lúc con ghẻ xâm nhập da tiết ra độc tố sinh phản ứng phong thấp nhiệt tại chỗ là các đường hang (con ghẻ đào ở lớp sừng) và mụn nước (nơi con ghẻ ở), sần chẩn, nặng thì có loét và mụn mủ. Triệu Chứng Thời gian ủ bệnh từ 10 - 5 ngày. - Triệu chứng bắt đầu chủ yếu là ngứa, thường khu trú ở các kẽ ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, ngấn cổ tay, bờ trước nách, quanh rốn, đầu vú phụ nữ, qui đầu và thân qui đầu (trẻ em), âm hộ, bẹn (trẻ nữ); về sau có thể lan ra toàn thân. Tổn thương ở da chính là các luồng ghẻ và mụn nước. Luồng ghẻ là một đường gồ cao hơn mặt da, hơi vòng vèo dài 2~ 3mm, màu trắng đục không ăn khớp với lằn da, ở đầu có mụn nước nhỏ bằng đầu đinh ghim. Tổn thương ghẻ hiếm có ở mặt. Ngoài ra, có những tổn thương thứ phát do gãi như rải rác trên da có những vết xược, sần trợt, sần vảy, mụn mủ, mụn nước Chẩn Đoán Chẩn đoán ghẻ chủ yếu dựa vào: triệu chứng ngứa, lịch sử tiếp xúc (tập thể có người mắc bệnh, ngủ chung, chơi chung ) con ghẻ tìm thấy ở luồng ghẻ. Cần phân biệt chẩn đoán với : 1. Viêm ngứa da: do chạm lá ngứa, nước ô nhiễm, có từng đám mụn nước, sần trên nền đỏ lan tỏa, không có tổn thương đặc hiệu ở vị trí đặc biệt. 2. Ngứa do côn trùng đốt: nơi bị đốt có phản ứng quầng đỏ, không có tổn thương đặc hiệu. 3. Tổ đĩa lòng bàn tay: chỉ có mụn nước từng cụm mà không có tổn thương đặc hiệu của ghẻ. Điều Trị 1. Điều trị bằng Đông y: Sơ phong, thanh nhiệt, hóa thấp. Dùng bài Tiêu Phong Tán Gia Giảm: Kinh giới Phòng phong, Thương truật, Khổ sâm, Đương quy, Sinh địa, Ngưu bàng tử, Tri mẫu, Mộc thông, Thạch cao, Thuyền thoái, Cam thảo. - Thuốc dùng ngoài: chọn một trong các bài thuốc sau: (1) Lưu hoàng 50g, Hùng hoàng 20g, Khô phàn 10g, tán bột mịn, trộn với mỡ heo sống bôi. (2) Dùng các loại lá sau nấu nước tắm: lá Khổ sâm, lá Xoan, lá Khế, lá Trầu không, lá Diếp cá hoặc lá Chuối tươi (3) Hạt máu chó giã, vắt lấy nước, nấu cô đặc, bôi. (4) Khô phàn 20g, Cam thảm 40g, tán bột mịn trộn đều bôi. (5) Thuốc lào 100g, rượu trắng 100ml, trộn lẫn cho vào bát đun kỹ lấy nước đặc bôi. Chú ý khẩy nốt ghẻ lên cho chảy nước, tắm bằng các thứ lá trên lau khô mới bôi thuốc. (6) Dầu hạt máu chó, dầu hạt mù u bôi lên mụn ghẻ sau khi tắm sạch lau khô. (7) Diêm sinh 10g, hạt máu chó tán bột 30g, Củ nghệ gìa tán bột 30g, trộn đều chung với dầu lạc hoặc dầu mè, mỡ heo, bôi mỗi ngày 1 lần trước lúc ngủ. 2. Những điều cần chú ý khi điều trị ghẻ: (a) Cần phát hiện sớm để điều trị lúc bệnh còn nhẹ. Chỉ cần dùng thuốc Nam tắm và bôi có kết quả khỏi nhanh. (b) Trong một gia đình hay tập thể nhà trẻ, trường học nếu phát hiện có bệnh, nên trị bệnh tập thể để tránh lây lan. (c) Điều trị phải liên tục, triệt để ít nhất 10-15 ngày, sau đó theo dõi tái phát trong 2 tuần (đề phòng có đợt trứng mới nở). (d) Kết hợp điều trị và phòng bệnh tốt như cắt móng tay, giặt luộc thay quần áo hằng ngày, tổng vệ sinh giường chiếu, cách ly những người trong gia đình tập thể bị ghẻ. . VIÊM QUẦNG (Erysipelas, Đơn Độc) Viêm quầng là một loại bệnh nhiễm khuẩn ngoài da cấp tính. Vì vùng bệnh như phết một lớp màu đỏ nên gọi là Đơn Độc. Đặc điểm của bệnh là phát bệnh đột. thì gọi là Bao Đầu Hỏa Đơn; Mọc ở thân mình gọi là Nội Phát Đơn Độc; Mọc ở cẳng chân thì gọi là Lưu Hỏa; Trẻ sơ sinh bị đơn độc thì gọi là Xích Du Đơn. Nguyên Nhân Bệnh do liên cầu khuẩn nhất. sinh ra bệnh. Hoặc do da bị tổn thương (châm, gãi, trùng thú cắn) nhiễm phải độc tà gây nên, mắc bệnh ở đầu thường kèm theo phong nhiệt, mắc bệnh ở thân mình thường kèm can hỏa; Mắc bệnh ở

Ngày đăng: 12/08/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN