1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - LOA LỊCH pdf

15 395 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 162,34 KB

Nội dung

BỆNH HỌC THỰC HÀNH LOA LỊCH (Cảnh Lâm Ba Tuyến Kết Hạch – Scrofula - Adenopathie Cervicale) Đại Cương Là bệnh Lao hạch ở cổ, đặc điểm của bệnh là có nhiều hạch nổi lên thành chuỗi ở cổ, phía dưới tai, xuống hàm, vòng lên giáp tai phía bên kia, giống như cái nhạc ngựa, vì vậy gọi là Tràng Nhạc. Đông y cho rằng vị trí bệnh thuộc Can, Đởm. Can khí uất kết làm cho tân dịch bị ngưng tụ lại thành đờm sinh bệnh. đờm và khí uất lâu ngày hóa hỏa, ảnh hưởng đến phần âm, xuất hiện chứng âm hư nội nhiệt. Hạch khó tiêu, khi hóa mủ vỡ ra khó liền miệng, nên để lại vết sẹo rõ. Phân loại Các sách y xưa, dựa vào hình dáng của hạch mà phân ra như sau: Theo sách ‘Bệnh Nguyên Từ Điển’: Đại giả vi loa, tiểu giả vi lịch’ (loại lớn thì gọi là loa, loại nhỏ gọi là lịch. Hạch có xâu như chuỗi gọi là Nhiễu xà loa lịch. Hạch dính chùm: Liên thục loa lịch. Hạch ở sau gáy: Bàn xà lịch. Hạch ở hông, ngực, nách: Qua đằng lịch. Hạch ở dưới cạnh lỗ tai bên phải: Phong oa lịch. Hạch ở dưới cạnh lỗ tai bên trái: Huệ đại lịch. Bệnh thường gặp ở trẻ em và thanh niên thể chất yếu. YHHĐ gọi là Lao Hạch, dân gian quen gọi là Tràng Nhạc. Nguyên Nhân + YHHĐ cho rằng do hạch lâm ba ở cổ nhiễm khuẩn lao. + Theo YHCT, có thể do: . Tinh thần không thư thái, can khí uất kết, khí trệ thương tỳ, vận hóa suy giảm, đờm nhiệt nội sinh kết tụ ở cổ gáy mà sinh bệnh. Can uất hóa hỏa gây tổn thượng thận âm, nhiệt độc thịnh, âm huyết mất điều hòa da cơ không được nuôi dưỡng hóa sinh mú vó khó liền miệng. . Nhiệt độc thịnh gây phế thận âm hư sinh hỏa vượng đốt cháy tân dịch thành đờm, đờm hỏa ngưng tụ bệnh thêm phát triển. Triệu Chứng Bệnh thường phát ở cổ gáy và sau tai, cũng có trường hợp ở dưới hàm, hố thượng đòn, hố nách (ít gặp). Bắt đầu hạch to bằng hạt đậu, một hoặc nhiều hạch, sắc da không thay đối, cứng và di động, không nóng không đau. Dần dần hạch to lên dính kết với da và các hạch khác khó di động; nếu làm mủ thì ấn vào đau cảm giác bập bềnh, sắc da đổi màu xam đỏ mà hơi nóng. Lúc vỡ miệng, mủ trong loãng có những chất cặn lắng tanh hôi, miệng loét thịt sắc trắng nâu, sắc da chung quanh tím xẫm có lỗ dò miệng khó liền. Thời kỳ đầu, phần lớn ít có triệu chứng toàn thân (nên ít được chú ý), thời kỳ cuối thường kèm theo sốt chiều hoặc về đêm, mồ hôi trộm, ho, sụt cân, tinh thần mệt mỏi, v.v Chẩn Đoán Phân Biệt 1 - Viêm Hạch Lâm Ba: thường do những mụn nhọt ở vùng đầu mặt miệng gây.nên, thường là một hạch to sưng nóng đỏ đau, phát triển nhanh. 2 - Ung Thư Di Căn (có thể ung thư ở miệng, hầu họng hoặc các nơi khác), thường gặp ở người lớn tuổi, có các triệu chứng hoặc tiền sử bệnh ung thư, hạch thường cứng to nhỏ không đều, nước mủ có máu, v.v 3 - Ung Thư Hạch Lâm Ba (Lymphosarcoma): có hạch to nhiều nơi, gan lách to, thiếu máu nặng và sốt không có quy tắc. Làm sinh thiết giúp xác định chẩn đoán. Trên lâm sàng, tùy theo giai đoạn bệnh, bệnh lao hạch được phân ra như sau: + Sơ Kỳ (Thể Đờm Khí Uất Kết): hạch lâm ba vùng cổ sưng to, di động, không đau hoặc các hạch dính kết thành chùm không đau, sắc da bình thường, triệu chứng toàn thân không rõ rệt, sắc lưỡi hồng nhạt, rêu lưới mỏng trắng, mạch Huyền Hoạt. Điều trị: Sơ Can, hành khí, hóa đờm, tán kết. + Dùng bài Thư Can Nhuyễn Kiên Thang gia giảm: Sài hồ 8g, Bạch thược, Hạ khô thảo, Hương phụ, Cương tằm, Hải tảo đều 12g, Trần bì 6g, Thạch quyết minh (hoặc Mẫu lệ) 40g (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học). + Dùng bài Tiêu Dao Tán hợp Nhị Trần Thang gia giảm (Trung Y Ngoại Khoa Học). Thuốc dùng ngoài: Dương Hòa Giải Ngưng Cao, Xung Hoà Cao đắp ngoài. + Trung Kỳ: (Thể Đờm Ngưng Hóa Nhiệt): hình thành apxe lạnh (mủ lạnh), sắc da hồng xam, hơi nóng, giữa mềm hơi bập bềnh, kèm theo sốt chiều, mồ hôi trộm, mệt mỏi chán ăn, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Huyền Sác. Điều trị: Thanh nhiệt, hóa đờm, thác lý, thấu nùng. Dùng bài Tứ Diệu Thang gia vị (Hoàng kỳ, Đương quy, Xuyên sơn giáp (nướng), Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm, Triết bối mẫu, Bồ công anh, Tạo giác thích, Sinh Cam thảo). + Hậu kỳ: (thể khí huyết hư): mủ ra ri rỉ loãng trong lợn cợn đục, miệng lâu lành hoặc thành lỗ dò, sắc da tím bầm, người gầy, sốt về chiều, đêm đổ ồ hôi trộm, lưỡi đỏ bóng ít hoặc không rêu, mạch tế sác. Bệnh kéo dài, miệng vết thương có thịt thối, sắc trắng xạm, sắc mặt xạm, kém tươi nhuận, người gầy da nóng, mạch Tế Nhược. Phép trị: . Tư âm, thanh nhiệt, bổ dưỡng khí huyết, kiện tỳ, hóa đờm. Dùng bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn, Bát Trân Thang gia giảm. . Dưỡng âm, thanh nhiệt, hóa đờm. Dùng bài Thanh Cốt Tán gia giảm: Thanh hao 6g, Miết giáp, Mẫu lệ (sinh) đều 40g, Ngân sài hồ, Địa cốt bì, Tri mẫu, Huyền sâm đều 12g, Bối mẫu 4g. Phế âm hư thêm Sa sâm, Mạch môn đều 12g. Thận âm hư thêm Thục địa, Bạch thược, Câu kỷ tử đều 12g, Ngũ vị tử 8g. Khí hư thêm Đảng sâm 16g, Bạch truật 12g. Huyết hư thêm A giao, Tang thầm đều 12g, Hà thủ ô 16g. Dùng ngoài: dùng thuốc dẫn lưu như Ngũ Ngũ Đơn, Thất Tam Đơn, Cửu Nhất Đơn. Lúc hết mủ, tổ chức hạt sắc đỏ, đắp ngoài Sinh Cơ Ngọc Hồng Cao. Nếu có lỗ dò dùng Thiên Kim Tán tẩm giấy nhét trong 5-7 ngày rồi tiếp tục dùng thuốc như trên. Bài Thuốc Kinh Nghiệm Loa Lịch Cao (Trung Y Tạp Chí 1958): Trư đởm (mật heo) 10 cái, chỉ lấy nước mật, Giấm loại tốt 240g, Nam tinh (sống), Bán hạ (sống) đều 15g. Trước tiên lấy nước mật và giấm trộn đều, nấu sôi cho đến khi sệt lại, cho Nam tinh và Bán hạ (nghiền nát) vào, nấu nhỏ lửa cho thành cao, dùng để bôi bên ngoài da. TD: Tiêu viêm, tán kết, thu liễm, sinh cơ. Trị lao hạch đã vỡ chảy mủ. Lệ Thảo Tán (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Mẫu lệ (sống) 200g, Cam thảo (chích) 100g. Tán nhuyễn, trộn đều. Mỗi lần dùng 10g, ngày uống 3 lần với nước trà. TD: Nhuyễn kiên, tán kết, ích khí, giải độc. Trị loa lịch. Hóa Nùng Sinh Cơ Tán (Y Học Trung Trung Tham Tây Lục): Lô cam thạch 18g, Nhũ hương, Một dược đều 9g, Hùng hoàng 6g, Bằng sa 9g, Não sa 0,6g, Băng phiến 0,9g. Tán nhuyễn, cất kỹ tránh bay hơi. Mỗi lần dùng một ít, hòa với nước bôi, ngày 3-4 lần. TD: Hóa hủ, sinh cơ. Trị loa lịch đã vỡ miệng. Nội Thác Sinh Cơ Tán (Y Học Trung Trung Tham Tây Lục): Hoàng kỳ (sống) 120g, Cam thảo 60g, Một dược (sống), Nhũ hương (sống) đều 45g, Bạch thược (sống) 60g, Thiên hoa phấn 90g, Đan sâm 45g. Tán nhuyễn. Mỗi lần uống 9g, ngày 3 lần. TD: Nội thác, sinh cơ. Trị lao hạch. Tiêu Lịch Tán (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Hạ khô thảo, Hải tảo, Long đởm thảo, Bối mẫu, Côn bố, Bán hạ, Liên kiều, Cam thảo. Lượng bằng nhau. Tán nhuyễn. Mỗi lần dùng 10g, ngày 3 lần, uống với rượu hoặc nước sôi. TD: Thanh nhiệt, hóa đờm, nhuyễn kiên, tán kết. Trị loa lịch. Tiêu Lịch Bách Hiệu Cao (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Liên căn phỉ thái, Liên căn nhụy, Sinh khương, Bạch hồ tiêu đều 60g, Nam nhân đầu phác (tóc người đàn ông) 120g, Ma du 1,5kg. Cho dầu vào bình bằng đồng, cho thuốc vào, nấu cho đến khi thuốc có mầu vàng, bỏ bã. Lại thêm Văn đơn 500g, lấy khăn vải ép lấy dầu dùng. TD: Ôn kinh tán kết. Trị lao hạch chưa vỡ mủ. Dưỡng Âm Thanh Nhiệt Hóa Đờm Nhuyễn Kiên Thang (Trung Y Ngoại Khoa Học): Huyền sâm, Hạ khô thảo, Mẫu lệ, đều 16g, Địa cốt bì, Miết giáp đều 12g, Xạ can 8g sắc uống. Thanh Cốt Tán Gia Giảm (Trung Y Ngoại Khoa Học): Ngân sài hồ, Địa cốt bì, Tri mẫu, Huyền sâm đều 12g, Miết giáp, Mẫu lệ đều 40g, Thạch cao 6g, Xuyên bối mẫu 4g). Phế âm hư thêm Mạch môn, Sa sâm; Thận âm hư thêm Thục địa, Bạch thược, Kỷ tứ đều 12g, Ngũ vị tử 8g; Khí hư thêm Đảng sâm 16g, Bạch truật 12g; Huyết hư thêm Tang thầm 12g, A giao 12g, Hà thủ Ô 16g. Nội Tiêu Loa Lịch Hoàn (Dương Y Đại Toàn): Hạ khô thảo 240g, Huyền sâm, Thanh diêm đều 150g, Hải tảo, Bối mẫu, Bạc hà, Hoa phấn, Hải cáp phấn, Bạch cập, Liên kiều, Đại hoàng (chưng), Cam thảo (sống), Cát cánh, Chỉ xác, Đương quy, Tiêu thạch đều 30g. Tán bột, trộn với rượu làm thành viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 9g với nước sôi ấm. + Bạc hà tươi, cả cây 1kg, quả Bồ kết (bỏ hột) 0,5kg. Bạc hà rửa sạch, cho ít nước vào, vắt lấy nước cốt, tẩm với Bồ kết đã thái nhỏ, ngâm một ngày đêm, lấy ra, phơi khô, sao thật vàng, tán nhỏ, luyện với hồ và nước Bạc hà tẩm Bồ kết còn thừa, làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5 viên với nước đun sôi để nguội, trước bữa ăn. Theo kinh nghiệm lâm sàng cho thấy thường chỉ dùng hết số thuốc trên là có thể khỏi rồi. Kỵ thai. Trong thời gian uống thuốc, không được hút thuốc lào, thuốc lá. Cấm uống rượu. + Hạ khô thảo 40g, sắc đặc uống ngày một lần. + Hạ khô thảo 40g, Xạ can 8g. Sắc uống. + Kim ngân hoa nấu với cháo gạo nếp ăn. Thuốc Bôi: Rết vàng (Kim ngô công), sao dòn, tán bột, ngâm với một ít dầu Mè, bôi. Thuốc dán: Củ Thiền liền 40g, phơi khô, dầu Phộng ăn 250ml. Nấu cho thật sôi dầu, dùng nhánh cây Dâu làm đũa khuấy đều, không cho lóng thuốc. Gừng sống 1 củ, đập dập, cho vào lúc dầu sôi lên khói nổi bọt đen, cho vào 120g Hoàng đơn, quấy nhanh cho tan thuốc. Cho mủ Mù u vào, quấy cho đặc sệt, để nguội, làm thành từng miếng thuốc dán. Khi dùng, lấy một miếng, dàn ra một miếng giấy dùng để dán. Để một ngày thay một lần làm cho đến khi khỏi. Khi thay, bôi nước thuốc trước trong khoảng 4 giờ, lau khô rồi mới dán miếng thuốc khác. Châm Cứu: [...]... dùng băng gạc vô trùng băng lại Khi châm chớ chọc quá sâu, chỉ châm đến vùng trung tâm của hạch là được Nếu hạch sưng to dính kết thành chuỗi có thể châm đốt cả bốn xung quanh Các điểm châm khi chọc kim nóng đỏ phải thay đổi mà tiến hành Thời gian châm đốt: nếu người bệnh có phản ứng phát sốt có thể cách 7 ngày châm 1 lần, nếu không bị phản ứng có thể 2 - 4 ngày châm một lần + Châm Khúc Trì thấu Tí... + Dùng Loa Lịch Huyệt Thao tác: Cách lấy huyệt Lấy đầu ngón giữa của tay phải (hay trái) của người bệnh (tức là huyệt Trung Xung) lên đến huyệt Khúc trì ở nếp gấp khuỷu tay làm tiêu chuẩn cho độ dài Bảo bệnh nhân nằm sấp, đặt dây vào chót xương cụt (huyệt Trường Cường của người bệnh) làm chuẩn, đo dọc theo chính giữa xương sống lên đến điểm cuối dây thì đánh dấu Lại đo độ rộng của miệng người bệnh, ... cứu đến khi khỏi Cứu 3-4 lần cũng được (Cách này trị chứng hạch đã vờ hoặc chưa vỡ Hạch đã vỡ rồi phải cứu nhiều lần) (Ngọc Long Kinh) + Đo từ giữa bàn tay đến cùi chỏ tay làm chuẩn, đem khúc dây đo đó đo từ đầu xương cụt sau lưng, theo xương sống, ghi dấu lấy Đo từ mép miệng bệnh nhân bên này sang bên kia thành một khẩu thốn, lấy khẩu thốn đó đặt trên chỗ đã đánh dấu ở giữa lưng bệnh nhân cho thật cân... làm chuẩn, đo dọc theo chính giữa xương sống lên đến điểm cuối dây thì đánh dấu Lại đo độ rộng của miệng người bệnh, ngang dọc trở lên thành hình chữ T, đặt vào điểm đã đánh dấu, 2 điểm ngang của hình chữ T chính là huyệt Loa Lịch (tương đương với huyệt Cách Du Người bệnh nằm sấp, trước khi cứu thì bôi một ít vaselin hay dầu mè (dầu dừa…) lên huyệt, sau đó đặt viên ngải nhung to bằng hạt đậu tương lên... giữa lưng bệnh nhân cho thật cân thì hai đầu đoạn dây đó thành hai huyệt Cộng tất cả trước sau là ba huyệt Trước hết cứu huyệt ở giữa một tráng, rồi đến hai bên, mỗi huyệt cứu một tráng Cứu như vậy trong ½ tháng hoặc 20 ngày là khỏi Nếu sau ½ tháng chưa khỏi hẳn thì cứu thêm vài ba lần nữa cho khỏi Khi trị bệnh, cấm ăn các vật sống (Châm Cứu Đại Thành) + Lấy huyệt: Huyệt A Thị (ở chính giữa hạch nổi)... không bệnh (nếu cả hai bên có hạch thì cứu cả hai huyệt), ngày một lần, da đỏ ửng là được (Thần Cứu Kinh Luân) + Cứu Bá lao, Trử tiêm, Đại trử hoặc chỉ cứu 2 huyệt Hạ ủy (Cứu bằng mồi ngải gồm Ngải nhung 3,2g, Lưư hoàng và Hùng hoàng đều 1,2g, Xạ hương 0,2g) kết quả 92,3% + Châm Kiên tỉnh, Ế phong, Thiên tỉnh, Khúc trì Cứu sáp hoặc cứu ngải ôn hòa ngay trên các hạch 3-5 tráng + Dùng bàn tay bệnh nhân... tràng nhạc nổi quầng đỏ, ở giữa phồng dộp nước (chọc vào thì nước trong chảy ra), lấy cao dán dán lên Cách 4 ngày châm 1 lần + Lấy huyệt: Huyệt A Thị (chỗ hạch bạch huyết) Cách châm: Dùng cồn iốt, cồn tinh chế sát trùng, dùng Chloroprocain gây tê cục bộ tại chỗ Tay trái giữ cố định hạch bạch huyết sưng to, dùng kim không gỉ đốt trên lửa cho đỏ rồi chọc thẳng nhanh vào hạch, để kim nửa phút rồi rút... tru, sau đó để bệnh nhân ngồi gập hai bàn tay trước ngực, khuỷu tay nâng ngang tầm vai Thầy thuốc dùng ngón cái tay trái cắt ngang huyệt Khúc Trì để bắt khí tán đi, sau đó dùng cồn sát trùng, tay phải cầm kim ngay ngắn mau lẹ châm vào dưới da, vẫn tay trái đè huyệt nâng mũi kim lên châm thẳng tới huyệt Tí Nhu (châm luồn dưới da theo khoảng trống dưới da tới huyệt Tl~ Nhu) Dùng thủ pháp hành kim vê kim... tương lên huyệt, châm lửa đốt cho đến khi không thấy khói bốc lên là được Cứu 1 lần, sau 2 tháng có thể cứu lại lần nữa Chú ý trong thời gian mắc bệnh: + Tập dưỡng sinh, giữ tinh thần thanh thản, làm việc nghỉ ngơi điều độ, ăn đủ chất dinh dưỡng + Phát hiện bệnh lao phổi kịp thời và trị tích cực + Hạn chế quan hệ tình dục + Điều trị cần kiên nhẫn uống thuốc đúng liều lượng và thời gian quy điịnh để . BỆNH HỌC THỰC HÀNH LOA LỊCH (Cảnh Lâm Ba Tuyến Kết Hạch – Scrofula - Adenopathie Cervicale) Đại Cương Là bệnh Lao hạch ở cổ, đặc điểm của bệnh là có nhiều hạch nổi lên thành chuỗi. sách Bệnh Nguyên Từ Điển’: Đại giả vi loa, tiểu giả vi lịch (loại lớn thì gọi là loa, loại nhỏ gọi là lịch. Hạch có xâu như chuỗi gọi là Nhiễu xà loa lịch. Hạch dính chùm: Liên thục loa lịch. . Hạch ở sau gáy: Bàn xà lịch. Hạch ở hông, ngực, nách: Qua đằng lịch. Hạch ở dưới cạnh lỗ tai bên phải: Phong oa lịch. Hạch ở dưới cạnh lỗ tai bên trái: Huệ đại lịch. Bệnh thường gặp ở trẻ

Ngày đăng: 09/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN