Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
200,11 KB
Nội dung
VIÊM GAN SIÊU VI Viêm gan siêu vi được coi là bệnh lây lan thường gặp. Tỉ lệ phát bệnh khá cao, tính chất lây truyền mạnh và đường lây cũng phức tạp. Hiện nay, người ta tìm thấy có 5 loại siêu vi gây viêm gan: + Viêm gan Siêu vi A. + Viêm gan siêu vi B. + Viêm gan siêu vi không A không B (HNANB). + Viêm gan siêu vi D. + Viêm gan siêu vi E. Nhưng ba loại đầu thường gặp hơn. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của bệnh là mệt mỏi, chán ăn, sợ mỡ, nôn hoặc buồn nôn, vùng gan đau hoặc đầy tức vùng thượng vị, nhiều bệnh nhân vàng da và sốt, gan to ấn đau kèm theo suy giảm chức năng gan Nguồn bệnh là người bệnh và người mang vi rút. Đường lây viêm gan siêu vi A chủ yếu là đường tiêu hóa (qua miệng), viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi không A không B chủ yếu là đường máu (tiêm, châm, phẫu thuật, vết thương chảy máu ). Nguyên Nhân Theo YHCT Dựa vào các triệu chứng lâm sàng của viêm gan siêu vi thì bệnh thuộc phạm trù các chứng Hoàng Đản, hoặc Hiếp Thống. Theo YHCT, nguyên nhân bệnh chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệ bên ngoài, uất kết ở Tỳ Vị, chức năng vận hóa rối loạn gây nên chán ăn, đầy bụng, ảnh hưởng đến Can Đởm, gây nên khí huyết ứ trệ, ha sườn đau, bụng đầy, mật ứ, miệng đắng.Thấp nhiệt thịnh nung đốt bì phu sinh ra vàng da (hoàng đản). Ăn uống không điều độ, uống nhiều rượu cũng làm tổn thương Tỳ Vị, thấp nhiệt nội sinh, nung nấu Can, Đởm dẫn đến vàng da, đau sườn, mệt mỏi, chán ăn. Ngoài ra, người bệnh do cảm phải tà khí dịch lệ sinh ra nhiệt độc công phá bên trong làm cho phần vinh, huyết bị tổn thương. Nhiệt độc thãm vào Tâm bào gây nên hoàng đản cấp, sốt cao, mê man, nói sảng, chảy máu cam, tiêu ra máu Chẩn Đoán 1. Chẩn đoán xác định theo: a. Yếu tố dịch tễ: tình hình dịch bệnh, tiếp xúc bệnh nhân, lịch sử truyền máu, chích thuốc, châm cứu, nhổ răng b. Triệu chứng lâm sàng: chán ăn, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, vàng da, gan to, vùng gan đau c. Hội chứng hủy hoại tế bào gan: Transaminase tăng: GPT (ALT) tăng nhiều hơn GOT (AST) tăng rất cao gấp 5- 10 lần trị số bình thường. d. Tìm chứng cớ nhiễm vi rút: HBSAG (kháng nguyên bề mặt của vi rút viêm gan B) dương tính trong HBV, còn đối với HAV thì phân lập vi rút trong phân và xuất hiện IGM kháng HAV trong huyết thanh. e. Các phương pháp kiểm tra gan bằng siêu âm và sinh thiết gan. 2. Chẩn đoán phân biệt và chú ý: a. Viêm gan thời kỳ đầu và thể không vàng da: dễ bị bỏ qua do nghĩ viêm họng, cảm mạo, rối loạn tiêu hóa. Cần hỏi kỹ lịch sử tiếp xúc và tình hình dịch bệnh. b. Viêm gan do nhiễm độc, nhiễm trùng trong các bệnh thương hàn, viêm ruột do trực khuẩn coli gây vàng da, SGOT, SGPT máu tăng nhưng sốt kéo dài, có triệu chứng riêng của bệnh. c. Vàng da do bệnh xoắn trùng: có ban chẩn, cơ bắp đau, anbumin niệu, xoắn trùng trong máu, thử nghiệm ngưng kết huyết thanh dương tính. d. Vàng da do tắc mật: tắc mật ở người lớn thường do sạn ống mật, u đầu tụy có triệu chứng riêng, cần cảnh giác. e. Vàng da do nhiễm độc thuốc: Chú ý hỏi tiền sử dùng thuốc như dùng thuốc có Thạch tín, Rimifon, Chlorproilazin, thuốc chống ung thư f. Đau bung cấp do viêm gan cần phân biệt với viêm ruột thừa, giun chui ống mật, giun đường ruột g. Ung thư gan: người gầy, gan to nhanh, đau nhiều. Tiên Lượng Viêm gan do vi rút A nếu có chế độ nghỉ ngơi, chăm sóc ăn uống tốt thường được hồi phục trong vòng 10-15 ngày, ít khi kéo dài. Viêm gan vi rút B dễ chuyển thành mạn tính, một số ít tiến triển thành xơ gan rất ít trường hợp chuyển thành ung thư gan. Điều Trị Bằng YHCT Theo YHCT, viêm gan vàng da thuộc phạm trù chứng Hoàng đản, phép trị chính là: Thanh nhiệt trừ thấp, lương huyết, giải độc (đối với viêm gan cấp, thể tối cấp), sơ can, kiện tỳ, hòa vị, tiêu thực (đối với thể không vàng da, thời kỳ hồi phục), hoạt huyết, hóa ứ (đối với viêm gan mạn, xơ gan). Tùy theo tính chất bệnh mà dùng phép trị thích hợp. VIÊM GAN CẤP Thường gặp 3 thể: + Thấp Nhiệt Thịnh: Da mắt vàng tươi, bứt rứt khó chịu, người nóng, bực tức, chán ăn miệng đắng khô, bụng đầy hoặc nôn, buồn nôn, mệt mỏi, ngứa hoặc không, tiểu ít vàng như nước vối, táo bón, rìa lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch Huyền Hoạt, Sác hoặc Nhu Sác. Điều trị: Thanh lợi thấp nhiệøt. Dùng bài Nhân Trần Cao Thang gia giảm: Nhân trần 40g, Chi tử 12g, Sinh Đại hoàng 8g (cho vào sau), Bồ công anh, Thổ phuc linh đều 10g, sắc uống. Trường hợp thấp năïng thêm Hậu phác, Thương truật, Trạch tả. Nhiệt thịnh thêm Hoàng bá, Thạch cao. + Nhiệt Độc Thịnh (Thể nặng và rất nặng): khát, bứt rứt, vàng da nặng lên rất nhanh, ngực bụng đầy tức, táo bón, tiểu vàng đỏ, nặng thì hôn mê, nói sảng, co giật, tiêu tiểu có máu, lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng nhớt, khô, mạch Hoạt Sác. Điều trị: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, cứu âm. Dùng bài Tê Giác Địa Hoàng Thang hợp Nhân Trần Cao Thang gia giảm: Tê giác 30g (tán bột mịn, hòa thuốc uống), Sinh địa 20g, Xích thược 12g, Đơn bì 12g, Chi tử 12g, Nhân trần 16g, Bản lam căn 40g, Thạch hộc 12g. Nếu sốt cao mê man: thêm An Cung Ngưu Hoàng hoặc Chí Bảo Đơn để thanh tâm, khai khiếu. + Can Vị Bất Hòa (thể viêm gan không vàng da, thời kỳ hồi phục): mạn sườn đau tức, bụng trên đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn, ợ hơi, miệng đắng, chán ăn, chất lưỡi đỏ nhợt, mạch Huyền. Điều trị: Sơ Can, hòa Vị. Dùng bài Sài Hồ Sơ Can Tán gia giảm: Sài hồ, Bạch thược, Hương phụ đều 12g, Chỉ xác, Trần bì, Xuyên khung, Chích thảo đều 6g. Có triệu chứng thấp nhiệt thêm Hoàng bá, Nhân trần. Ngực đau nhiều thêm Uất kim. Nôn, buồn nôn thêm Gừng tươi, Bán hạ, Trúc nhự. Trường hợp có triệu chứng Tỳ hư, dùng bài Tiêu Dao Tán gia giảm. VIÊM GAN MẠN TÍNH Thường gặp 2 thể: 1- Can Tỳ Bất Hòa: bệnh nhân không sốt, da không vàng hoặc vàng nhẹ, gan còn sờ được dưới bờ sườn, mạn sườn đầy tức hoặc ấn đau, chán ăn, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, rêu lưỡi dày nhớt, mạch Huyền Hoạt. Điều trị: Sơ Can, kiện Tỳ. Dùng bài Tiêu Dao Tán gia giảm: Đương quy, Sài hồ, Bạch truật, Bạch linh, Hà thủ ô, Uất kim 12g đều 12g, Bạch thược 20g, Đan sâm, Trần bì, Hậu phác 8g, Cam thảo 4g, Gừng tươi 3 lát, sắc uống. Bệnh nhân mệt mỏi nhiều thêm Nhân sâm 8g (hoặc Đảng sâm 12g), huyết kém hay chóng mặt, mắt mờ thêm Tang thầm, Kỷ tử. Sắc da còn vàng thêm Nhân trần, Chi tử. 2. Khí Huyết Ứ Trệ: Sắc mặt kém tươi nhuận, môi thâm tím, gan to, ấn đau, mạn sườn đau tức, lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết, rêu vàng, mạch Huyền Sáp hoặc Trầm Khẩn. Điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ. Dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang gia giảm: Đương quy, Sinh địa, Đan sâm, Xuyên Ngưu tất, Bạch truật, Sài hồ, Uất kim đều 12g, Bạch thược, Xích thược đều 10g, Xuyên khung, Đào nhân đều 8g, Hồng hoa 6g, Trần bì, Hậu phác đều 8g. Gan to cứng thêm Miết giáp, Mẫu lệ; Bụng đầy hơi thêm Mộc hương, Sa nhân; Vùng gan đau nhiều thêm Nhũ hương, Một dược. Trường hợp khí hư thêm Nhân sâm (hoặc Đảng sâm), Hoàng kỳ. Bệnh viêm gan siêu vi tuy trên lâm sàng thường gặp các thể trên đây nhưng thường lẫn lộn vì vậy cần chú ý khi biện chứng luận trị. Những Điều Cần Chú Ý Trong Điều Trị Bệnh Viêm Gan Siêu Vi Bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi đầy đủ, không lao động trí óc hoặc chân tay quá sức gây mệt mỏi. Về chế độ ăn, cần dùng các thức ăn dễ tiêu như rau đậu, trái cây, sữa, cá, thịt nạc, cũng không nên ăn nhiều vì thịt là loại thức ăn khó tiêu đối với người đau gan, rất hạn chế ăn các chất dầu mỡ. Không ăn các chất cay nóng như ớt, tiêu, rượu, thuốc lá Lúc chức năng gan kém cần thận trọng lúc dùng thuốc trụ sinh hoặc các loại thuốc cổ truyền có độc như Phụ tử, Ô đầu, Nhũ hương, Một dược, Tam lăng, Nga truật Bệnh nhân viêm gan siêu vi A thời kỳ cấp tính nên nằm viện cách ly ít nhất 30 ngày sau khi phát hiện vàng da, bệnh chưa khỏi thời gian cách ly dài hơn. Bệnh nhân viêm gan siêu vi B và không A không B phải chú ý vô khuẩn kỹ các dụng cụ tiêm chích, châm và tốt nhất là các dụng cụ điều trị phải dùng riêng. Nhân viên y tế phải thực hiện tốt chế độ cách ly để bảo vệ cho bệnh nhân và tự bảo vệ cho mình. Kinh Nghiệm Dùng Thuốc Điều Trị Viêm Gan Siêu Vi Vàng da: là triệu chứng thường gặp, trong YHCT chia làm 2 loại: 1- Dương Hoàng: thường gặp trong giai đoạn bệnh cấp, màu vàng tươi, thường kèm táo bón. Rêu lưỡi vàng dày thuộc nhiệt chứng, thực chứng. Dùng phép trị thamh nhiệt lợi thấp là chủ yếu. 2- Âm Hoàng: gặp trong viêm gan mạn, màu vàng xạm, thường kèm tiêu lỏng, lưỡi nhợt, rêu dày, thuộc hàn chứng, hư chứng. Dùng phép ôn hóa hàn thấp là chính. Vàng da thường đi kèm với huyết ứ, khí trệ, âm hư, huyết hư, lúc trị cần chú ý kết hợp hành khí, hoạt huyết, dưỡng âm (dưỡng huyết). Trị vàng da dùng vị Nhân trần là chủ dược, đối với dương hoàng, lúc bắt đầu dùng liều cao 30-60g, kết hợp với thuốc giải biểu, lợi tiểu, thông tiện, lý khí, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, phương hương hóa trọc, có kết quả tốt. Sau 1-2 tuần lượng Nhân trần nên giảm và dùng các loại thuốc có vị ngọt, tính hàn để tư âm, thanh nhiệt như Sinh địa, Hoạt thạch, Cát căn, Thạch hộc kết hợp thuốc lợi tiểu như Bạch linh, Trư linh, Trạch tả có kết quả tốt. Đồng thời tùy tình hình bệnh nên dùng thêm thuốc ôn dương, kiện tỳ, dưỡng huyết, hoạt huyết, tư dưỡng can âm. Vùng gan đau và gan to: Vùng mạn sườn đau theo YHCT có thể là can khí uất kết, can huyết ứ trệ, can đởm hỏa thịnh, can âm (huyết) bất túc. Nếu vùng gan đau tức lúc đau lúc không là do can khí uất thì phép trị là sơ can, giải uất. Nếu là vùng đau cố định, ấn vào đau tăng, vùng gan đau tức là do nhiệt độc thịnh, cần thanh nhiệt giải độc. Nếu vùng gan đau như dao đâm, đau cố định là do khí trệ, huyết ứ, cần hoạt huyết, hóa ứ. Nếu vùng gan đau âm ỉ, lúc mệt đau tăng, xoa dễ chịu là do âm huyết hư nên dưỡng can huyết, thường dùng bài Kim Linh Tử Tán (Xuyên luyện tử, Diên hồ sách). Trường hợp gan to, YHCT cho là chứng Tích Tụ, dùng thuốc hoạt huyết, lý khí, hóa tích, dưỡng huyết, nhuyễn kiên, tán kết như Đan sâm, Xích thược, Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Miết giáp, Mẫu lệ, Hạ khô thảo, Khương hoàng, Bối mẫu, Trạch lan, Bạch cương tàm Bụng đầy: thường nguyên nhân là ớ can, tỳ, vị. Ăn xong đầy bụng là can vị bất hòa thì sơ can, hòa vị. Bụng đầy liên tục là tỳ hư thấp trệ, cần kiện tỳ lợi thấp. Sốt nhẹ kéo dài: có thể gặp trong 3 trường hợp sau: + Nếu sốt kèm theo bứt rứt, còn vàng da, rêu lười vàng là còn thấp nhiệt nên dùng bài Đơn Chi Tiêu Dao Tán. + Nếu sốt vào chiều kèm theo lòng bàn chân tay nóng, ra mồ hôi trộm, lười thon đỏ là âm hư nên dùng bài Thanh Hao Miết Giáp Thang. + Nếu sốt vào buổi sáng kèm theo hồi hộp khó thở, tự ra mồ hôi, thân lười bệu sắc nhợt là khí huyết hư nên dùng bài Bổ Trung Ích Khí hoặc Bát Trân Thang. 5. Mạch sao (mao mạch dãn hình sao): thường gặp trong 2 trường hợp: nếu là do nhiệt nhâïp phần huyết thì dùng phép trị lương huyết, thanh nhiệt, lợl thấp như dùng các vị thuốc Sinh địa, Tiểu kế, Mao căn, Đơn bì. Nếu là do khí trệ, huyết ứ thì phải lý khí, hoạt huyết, hóa ứ dùng các vị Đào nhân, Hồng hoa Đơn bì, Đan sâm… 6. Mất ngủ: là một triệu chứng thường gặp trong bệnh viêm gan mạn tính. Có thể do nhiều nguyên nhân: nếu là can uất hóa hỏa, dùng phép sơ can, tả nhiệt, dùng bài Long Đởm Tả Can Thang. Nếu là đờm nhiệt uất kết, dùng phép hóa đờm, thanh nhiệt, dùng bài Ôn Đởm Thang. Nếu là âm hư hỏa vượng dùng phép tư âm, thanh tâm, dùng bài Hoàng Liên A Giao Thang, Thanh Dinh Thang. Nếu là tâm tỳ lưỡng hư dùng phép bổ dưỡng tâm tỳ, dùng bài Qui Tỳ Thang. Nếu do ứ huyết dùng phép hoạt huyết, lý khí, dùng bài Huyết Phủ Trục Ứ Thang 7. Transaminaza tăng cao: Trường hợp viêm gan siêu vi mạn tính, Transaminaza không hạ, tùy tình hình bệnh có thể chọn các phép trị sau: Thanh nhiệt giải độc, lợi thủy thông tiện, dùng các vị thuốc như Nhân trần, Sơn chi, Đại hoàng, Long đởm thảo, Hoàng cầm, Bản lam căn, Bồ công anh, Hổ trượng, Thanh đại, Kim ngân hoa, Liên kiều, Bại tương thảo, Lô hội, Hạ khô thảo, Hoạt thạch, Xa tiền tử, Mộc thông Phương hương hóa trọc: dùng các vị thuốc Hoắc hương, Bội lan, Khấu nhân, Sa nhân, Cúc hoa Lương huyết thông lạc: dùng các vị thuốc: Tiểu kế, Sinh địa, Xích thược, Bạch thược, Đơn bì, Mao căn, Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm Dưỡng âm, liễm âm: dùng các vị thuốc Ngũ vị tử, Ô mai, Ngũ bội tử, Mộc qua, Bạch thược, Câu kỷ tử, Mạch môn, Sa sâm, Minh phàn . Đối với tỷ lệ A/G nghịch đảo và điện di protein không bình thường: Tác giả Dương Phần Minh (Hồ Nam, Trung Quốc) cho rằng các vị thuốc như Bản lam căn, Hoàng tinh, Bạch truật, Sinh hoàng kỳ, Kê huyết đằng có tác dụng tốt. Bệnh viện thủ đô Bắc Kinh dùng phép ích khí, hoạt huyết với các vị Hoàng kỳ, Phục linh, Đan sâm, Sinh sơn tra, Hổ trượng, Thảo hà xa, Mã tiên thảo đều 15g, Bạch truật, Trạch lan đều 10g, Vương bất lưu hành 12g, Cam thảo 5g, thấy có tác dụng điều chỉnh điện di protein. 9. Đối với kháng nguyên bề mặt viêm gan vi rút B dương tính (HBSAG (+): Thượng Xuân Hoa, cho là cần kết hợp phép phù chính và khu tà, dùng các vị Đảng sâm 9g, Ngũ vị tử 6g, Hoàng kỳ, Toàn qua lâu, Phục linh, Dương đề căn đều 15g. Trần Kế Minh thì dùng phép ích thận, giải độc với các vị Nhục thung dung, Ba kích thiên, Đương qui đều 10g, Thổ Phục linh, Địa hoàng đều 30g, chích Phong phòng 2g, Thăng ma 10g, Tang ký sinh 12g. Dương hư thêm Tiên linh tỳ 12g, Bạch truật 10g. Âm hư thêm Sa sâm, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo đều 12g, Huyền sâm 18g. Nếu nhiệt độc thịnh dùng Tứ Diệu Dũng An Thang gia vị: Huyền sâm, Ngân hoa, Thổ phục linh, Sinh địa, Bạch hoa xà thiệt thảo, Sừng trâu đều 30g, Sinh cam thảo, Đương quy, Thăng ma đều 10g, Quán chúng 12g, Qua lâu 15g, Đại hoàng than 5g. Chu Tăng Bánh dùng phép hoạt huyết giải độc, thanh nhiệt với các vị: Hổ trượng 500g, Lộ phong phòng, Tử thảo, Đởm'thảo, Binh lang đều 100g tán bột, trộn mật làm hoàn, mỗi lần uống 10g, ngày 3 lần, đồng thời uống nuốt bột Minh phàn 0,2g bột Bối mẫu 1g. Đối với người mang vi rút viêm gan B, bệnh lây, thị xã Hoàng Thạch tỉnh Hồ Bắc (TQ), dùng phép ôn thận, thanh nhiệt, giải độc. Lấy toa căn bản có Tiên linh tỳ, Sinh hoàng kỳ, Kỷ tử, Nữ trinh tử, Bạch hoa xà thiệt thảo đều 15g, Đổng tật lê, Trần bì đều 10g, Binh lang 12g, Liên kiều 20g. Bệnh viện tỉnh Sơn Đông dùng bài Kháng Viêm Gan Siêu Vi B gồm Hoàng Kỳ 180g, Đảng sâm 45g, Sừng trâu 30g, sắc đặc còn 500ml, mỗi lần uống 100ml, ngày 2 lần. Dùng liền trong 6 tháng. Bệnh viện lây số 2 Bắc Kinh dùng bột chống HBV gồm Quế chi, Nhục quế, Can khương, Bạch thược, Đan sâm, Đại táo, Cam thảo, mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần. Các bài thuốc thường được dùng sau khi mắc bệnh viêm gan siêu vi: Tiêu Dao Hoàn, Ô Kê Bạch Phượng Hoàn, Lục Vị Địa Hoàng Hoàn, Qui Thược Lục Quân Tử Hoàn. Một Số Bài Thuốc Đơn Giản (Trích trong Hiện Đại Nội Khoa Học) a. Qua lâu 50g, Ty qua lạc 30g, Quất lạc 15g, Tiểu thanh bì 10g, Xa tiền tử 20g, Kê nội kim 20g, có kết quả đối với bệnh nhân bụng đầy ăn kém, mất ngủ, tiêu lỏng, rêu lưỡi vàng dày (Chương Thứ Công). b. Phục Can Tán (Chu Dương Xuân): Địa miết trùng nướng, Thái tử sâm đều 30g, Tử hà xa 24g, Khương hoàng, Uất kim, Tam thất, Kê nội kim đều 18g, tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần uống trước bữa ăn 3g, ngày 2 lần, liên tục uống trên 1 tháng, có tác dụng làm giảm đau, gan lách nhỏ lại, chức năng gan được phục hồi, tăng prôtit huyết thanh, cải thiện tỷ lệ A/G. c Sâm Kỳ Hoàng Tinh Thang: Đảng sâm, Hoàng kỳ, Thanh bì, Trần bì đều 10g, Hoàng tinh, Sinh địa đều 30g, Dạ giao đằng 30g, Đương qui, Thương truật, Sài hồ, Bạch truật đều 12g Bạc hà, Cam thảo đều 6g, Khương hoàng, Uất kim đều 10g, dùng có kết quả đối với thể can thận âm hư, tỳ vị hư nhược. Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm: + Độc Vị Đại Hoàng Phương (Ngô Tài Hiền, Giang Tô, TQ): Sinh Đại hoàng 50g, sắc còn 200ml uống hết 1 lần. Uống 6 ngày (1 liệu trình) mỗi ngày 1 thang, nghỉ 1 ngày uống liêu trình 2. Trị 30 ca, trong 1-2 tuần chức năng gan hồi phục bình thường 6 ca, 3-4 tuần hồi phục bình thường 20 ca. 4 ca chức năng gan không hồi phục (Trung Y Bí Phương Đại Toàn). + Tần Thị Phương (Sơn Đông, TQ): Hạ khô thảo 60g, đường trắng 30g, Đại táo 30g, Sắc trước Hạ khô thảo và Đại táo bỏ xác cho đường, cho nước 500-600ml, nhỏ lửa cô còn 250-300ml, chia 2 lần, uống sáng và tối lúc bụng đói. Đã trị 28 ca, khỏi hết triệu chứng lâm sàng, chức năng gan bình thường 20 ca, có kết quả (các mặt tiến bộ) 6 ca, không khỏi 2 ca. Thuốc uống từ 5-16 thang (Trung Y Bí Phương Đại Toàn). + Thanh Can Hòa Vị Phương (Tôn Nguyên Cần, Bệnh viện Trung y, huyện Nghi thành, tỉnh Hồ Bắc: Long đởm thảo, Liên kiều, Sài hồ, Uất kim đều 9g, Kim tiền thảo, Phục linh, Nhân trần đều 30g, tiêu Tra khúc 5g, La bạc tử 6g, Bạc hà 3g, sắc uống. Dùng trị 50 ca, khỏi 42 ca (84%), theo dõi 10 tháng không tái phát, tiến bộ 8 ca (16%). Các trường hợp HBSAG (+) gia Bạch hoa xà thiệt tháo, Đại hoàng, Mã tiên thảo. + Hoàng kỳ phục can thang (Vương Tâm Tường, Bệnh viện trung y Hoài Bắc tỉnh An Huy): Sinh Hoàng kỳ 40g, Nhân trần 30g, Phục linh, Bại tương thảo đều 15g, Sinh Mạch nha 20g, Đương quy 12g, Ngũ vị tử, Bồ công anh, Chi tử đều 10g, Trần bì 16g. Vùng gan đau gia Uất kim, Kim linh tử tán. Nôn gia Trúc như, Hoắc hương, Bội lan. Sốt gia Sài hồ. táo bón gia Đại hoàng. Tiêu chảy gia Xa tiền tử, Ý dĩ nhân, sắc uống (Trung Y Bí Phương Đại Toàn). + Cốm Mộc Qua (Trịnh Trí Mẫn, học viện Trung y Phúc Châu, Phúc Kiến): Mộc qua 5g, cho đường mía làm thành dạng cốm uống. Đã dùng trị 70 ca khỏi 42 ca, khỏi cơ bản, triệu chứng lâm sàng cải thiện, SGPT gần bình thường) 19 ca. Tỷ lệ có kết quả 87% (Trung Y Bí Phương Đại Toàn). + Ôn Thận Thang (Vương Linh Đài, bệnh viện Thử Quang, trực thuộc học viện Trung y Thượng Hải): Ba kích thiên 15g, Tiên linh tỳ 15-30g, Thỏ ti tử, Tang ký sinh, Đơn sâm đều 30g, Trần bì 6g, Hổ trượng 15-30g, Hoàng cầm 10-15g sắc uống. Biện chứng gia giảm: mệt mỏi, mặt chân phù, lưỡi bệu nhợt gia Hoàng kỳ, Đảng sâm. Sốt nhẹ, miệng đắng, buồn nôn, tiểu vàng, lưỡi đo,û rêu dày bẩn giảm các loại thuốc ôn thận gia Bạch hoa xà thiệt thảo, Xuyên liên, Thương truật, Tiểu kế thảo, Mao căn Sườn đau nặng gia Huyền hồ, Uất kim. Bụng đầy chán ăn gia Phục linh, Bán hạ, Kê nội kim, Mạch nha.Có xu hướng xuất huyết rõ gia Sinh địa, Tiên hạc thảo. Đã trị 60 ca, HBSAG chuyển âm tính 26 ca (43,3%), vẫn dương tính 34 ca (56,7%), triệu chứng lâm sàng đều được cải thiện (Trung Y Bí Phương Đại Toàn). + Kháng Nguyên Thang (Trung Lỗi, bệnh viện Trung y Kinh Môn, Hồ Bắc): Đương qui, Bạch truật, Sài hồ đều 10g, Bạch linh, Hổ trượng đều 15g, Nhân trần 20g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Cam thảo 6g, sắc uống. Một liệu trình là 1 tháng. Biện chứng gia giảm: Tthấp nhiệt nặng, vàng da thêm Bồ công anh, Bại tương thảo. Tỳ khí hư thêm Đảng sâm, Hoàng kỳ, Sơn dược. Tỳ thận dương hư bỏ Nhân trần thêm Ba kích thiên, Tiên linh tỳ, Thỏ ty tử. Khí trệ vùng gan đau tức thêm Xuyên luyện tử, Uất kim. Huyết ứ, vùng gan đau như dao đâm thêm Đan sâm, Huyền hồ. Can thận âm hư bỏ Sài hồ thêm Thục địa, Thủ ô. Gan lách to thêm Tam lăng, Nga truật, Miết giáp. Nôn, buồn nôn, ăn kém thêm Hoắc hương, Sa nhân, Tiêu tam tiên (Mạch nha, Sơn tra, Thần khúc). Bụng đầy bỏ Cam thảo, thêm sao La bạc tử. Nướu răng chảy máu thêm Nữ trinh tử, Hạn liên thảo. Đã trị 123 ca viêm gan siêu vi mạn tinh, liệu trình bình quân 4-6 tháng, tỉ lệ có kết quả 90% (Trung Y Bí Phương Đại Toàn). + Sơ Can Kiện Tỳ Thang (Vương Dục Quần, bệnh viện Long Hoa, trực thuộc Học viện Trung y Thượng Hải): Sài hồ, Chỉ xác, Xuyên khung, Hương Phụ, Trần bì, Bán hạ đều 12g, Uất kim, Thái tử sâm, Phục linh, Bạch truật, Hoàng cầm đều 15g, sắc uống. Biện chứng gia giảm: Thận khí hư thêm Hoàng kỳ 30g, Tang ký sinh, Thỏ ty tử, Tiên linh tỳ đều 15g. Kèm huyết hư thêm Đương qui, Câu kỷ tử, Bạch thược đều 15g, Đan sâm 30g. Kèm âm hư thêm Sinh địa, Sa sâm, Mạch môn, chích Miết giáp, Xuyên luyện tử, Câu kỷ tử đều 15g. Kèm ứ huyết thêm Xuyên sơn giáp 30g, Tam lăng, Nga truật đều 15g, Xích thược, Đan sâm đều 30g. Kèm thấp nhiệt thêm Chế đại hoàng 15g, Cam Lộ Tiêu Độc Đơn 30g (chế phẩm). Đã trị 102 ca viêm gan B mạn tính, kết quả khỏi (triệu chứng lâm sàng hết, chức năng gan bình thường, HBSAG (-) 23 ca (22,55%), kết quả rõ rệt (gan nhỏ lại, [...]... Diệp: chích bắp mỗi lần 4ml, ngày 1 lần, liệu trình 1 - 2 không (có kết hợp thuốc bảo vệ gan và trị triệu chứng đã trị cho 100 ca, bệnh gan gồm vi m gan kéo dài, vi m gan mạn và xơ gan, kết quả 100% đối với vi m gan kéo dài và vi m gan mạn 46,5% đối với xơ gan (Bệnh Vi n Nhân Dân Cát Lâm số 2 Trung Quốc, Báo Tân Y Học 1974, 2: 83) + Kháng Chuyển Âm Phương: (Giang Tây Trung Y Dược 1984: 6): Bạchhoa xà... trị 330 ca vi m gan B mạn tính có kết quả 77%, tỷ lệ kháng E chuyển (-) 44,8% Thực nghiệm chứng minh thuốc làm thoái hóa mỡ và hoại tử tế bào gan giảm, giảm phản ứng vi m của tổ chức gian bào, tăng tế bào gan tái sinh, hạn chế sự tăng sinh của tổ chức liên kết, nhờ vậy giảm được xơ gan (Thông Báo Trung Dược 1987, 9: 60) + Linh Chi Phấn: Tác giả dùng trị các bệnh vi m gan mạn hoạt động, vi m gan mạn kéo... năng gan trở lại bình thường Y ÁN VI M GAN MẠN TẤN CÔNG (Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương’ q Thượng của Lý Văn Lượng) Lý XX, nữ, 38 tuổi, chẩn bệnh ngày 18-5-1974 Từ tháng 1-1975 mắc bệnh vi m gan cấp thể vàng da, nằm vi n điều trị 3 tháng, khỏi về cơ bản, xuất vi n Năm 1974 tái phát, lại nằm vi n 5 tháng, lúc đó Transaminase không giảm, có lúc lên tới 600 đơn vị, bệnh nhân đã xin lên nằm bệnh vi n... Thổ phục linh, Bạch mao căn đều 30g, Hoàng liên miến 3g (uống với nước thuốc sắc) Sắc, uống chung với Ngưu Hoàng Giải Độc Hoàn 2 vi n TD: Thanh Đởm, giải độc Trị vi m gan siêu vi B Một Số Bài Thuốc Đơn Giản Trị Vi m Gan Siêu Vi A (Hav) Rạ lúa nếp khô 40-80g sắc uống (vi m gan mạn cũng có kết quả) Rau Diếp cá 10-20g, Rễ tranh 15-30g, Hy thiêm thảo 8-12g, Xa tiền thảo 8-12g sắc uống Liên tiền thảo... tùy bệnh nhân mà gia giảm, đối với vi m gan thể không vàng da, thể vàng da (sau khi về cơ bản đã hết vàng da), vi m gan mạn tính và men Transaminase không giảm, đều có tác dụng tốt Đã dùng bài này cho hơn 50 người bị các bệnh kể trên kết quả rất tốt Y ÁN VI M GAN MẠN (Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương’ q Thượng của Lý Văn Lượng) Trần XX, nam 23 tuổi đến khám tháng 5 năm 1971 Năm 1964, bệnh nhân bị bệnh. .. Hoàn 15 vi n, 2-3 lần/ngày, 2 tháng là một liệu trình Tác giả trị vi m gan mạn 10 ca, vi m gan mạn hoạt động 7 ca, xơ gan 10 ca đều có tác dụng, cải thiện triệu chứng và hồi phục chức năng gan (Quan Mậu Hội và cs, Tin Tức Trung Y Dược 1985, 3:18) + Dịch Chích Glucoza Hoàng Cầm: Chích bắp 60- 120ml hoặc truyền tĩnh mạch Nếu dùng thuốc uống 0,5g/1ần x 3 lần/ngày, liệu trình 1 tháng Đã trị vi m gan mạn... phải ích’ Đối với bệnh nhân can uất tì hư, tinh thần ngưng uất mà có các triệu chứng kiểu vi m gan không vàng da như trên thì phải nghĩ đến Sài hồ ‘đạt uất cánh vi t hư dương’, lại nghĩ đến Bạch truật ‘vận tì hữu thương can âm, cam toan liễm âm’, bài này như thế là được Y ÁN VI M GAN MẠN (Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương’ q Thượng của Lý Văn Lượng) Trịnh XX, nam, 45 tuổi, Vi m gan mạn tính đã quá... huyết, Dưỡng âm liễm Can Trị vi m gan siêu vi B mạn tính Đã trị 61 ca kết quả: cơ bản khỏi 31, có hiệu quả 14, có chuyển biến 10, không kết quả 6 Đạt tỉ lệ 90,16% + Ất Cảm Thang (Hải Nam Y Học 1990: 2): Sinh địa 30g, Trạch tả 12g, Phục linh, Sơn dược đều 15g, Mẫu đơn bì, Sơn thù nhục đều 10g, Trư linh 15g Sắc uống TD: Lương huyết giải độc, tư âm lợi thấp Trị gan vi m siêu vi truyền nhiễm Đã trị 47 ca... dùng trị 35 ca vi m gan siêu vi B mạn tính, sau 1 tháng số bệnh nhân hết triệu chứng lâm sàng hoặc giảm rõ, SGPT bình thường, HBSAG giảm nhẹ Đạt tỷ lệ 91,43% (Trung Y Bí Phương Đại Toàn) + Dịch Chích Hoàng Kỳ (Ngô Khái Chí): Dịch Hoàng kỳ 4ml (1ml có 1g thuốc sống), chích bắp ngày 1 lần (thêm một số vitamin) Trị 29 ca vi m gan mạn, liệu trình 1 -3 tháng Có kết quả cải thiện triệu chứng và gan nhỏ (Tạp... Thượng của Lý Văn Lượng) Trần XX, nam 23 tuổi đến khám tháng 5 năm 1971 Năm 1964, bệnh nhân bị bệnh vi m gan do virus cấp tính, đã điều trị nửa năm tại một bệnh vi n, các triệu chứng và các chức năng gan đều đã có chuyển biến tốt và ra vi n Nhưng xuất vi n mấy năm rồi vẫn thường đau ở vùng gan, khi mệt nhọc lại càng đau thêm Tháng 101970 bắt đầu thấy đau ở vùng lách, đến tháng 5-1971 hai bên sườn đau . tìm thấy có 5 loại siêu vi gây vi m gan: + Vi m gan Siêu vi A. + Vi m gan siêu vi B. + Vi m gan siêu vi không A không B (HNANB). + Vi m gan siêu vi D. + Vi m gan siêu vi E. Nhưng ba loại. ca, bệnh gan gồm vi m gan kéo dài, vi m gan mạn và xơ gan, kết quả 100% đối với vi m gan kéo dài và vi m gan mạn 46,5% đối với xơ gan (Bệnh Vi n Nhân Dân Cát Lâm số 2 Trung Quốc, Báo Tân Y Học. năng gan Nguồn bệnh là người bệnh và người mang vi rút. Đường lây vi m gan siêu vi A chủ yếu là đường tiêu hóa (qua miệng), vi m gan siêu vi B và vi m gan siêu vi không A không B chủ yếu là