BỆNH HỌC THỰC HÀNH CAM NHÃN Đại cương Loại bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bị cam tích. Còn gọi là Cam Mắt, Nhãn Cam (Thánh Huệ Phương, Q. 87), Cam Tích Thượng Mục. Nguyên nhân + Do cam nhiệt, Can hỏa bốc lên gây nên. + Do cam tích, tiêu chảy, nóng về chiều lâu ngày làm cho tinh khí bị suy hao, không nuôi dưỡng được mắt gây nên. Triệu chứng Lúc đầu mắt đỏ, nhặm, ngứa, dính, chói, đau nhức, chảy nước mắt. Về sau mắt mờ dần, tròng đen có màng trắng hoặc màng xanh, khát, uống nhiều mà vẫn gầy ốm, tiêu chảy, bụng trướng, mũi khô. + Do Can Tỳ suy yếu . Chứng: Ăn ít, bụng trướng, mặt vàng, cơ thể gầy ốm, quáng gà, tròng trắng mắt khô. Điều trị: Kiện Tỳ, tiêu thủng, dưỡng Can, làm sáng mắt. Dùng bài Bát Trân Thang (02b) thêm Sơn tra, Trần bì, Dạ minh sa, để kiện Tỳ, ích khí, tiêu tích, dưỡng Can, bổ huyết, làm sáng mắt. + Do Tỳ hư, Can nhiệt Chứng: Bụng đầy, tiêu lỏng, sốt về chiều, trong người bứt rứt không yên, tròng đen có màng hoặc mắt bị lở loét. Điều trị: Kiện Tỳ, thanh Can, sát trùng, tiêu cam. Dùng bài Phì Nhi Hoàn (74). (Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo, Sơn tra, Thần khúc, Mạch nha để kiện Tỳ, tiêu tích; Hoàng liên, Hồ hoàng liên thanh thấp nhiệt; Lô hội, Sử quân tử thanh nhiệt, sát trùng, tiêu cam). + Sơ Can, tả nhiệt, dùng bài Tả Can Thang (89b). + Thanh nhiệt, thoái ế, dùng bài Thanh Nhiệt Thoái Ế Thang (107b). + Dùng bài Vu Di Hoàn (139) để trị Cam tích đồng thời kết hợp với bài Bổ Can Hoàn I (07) để bổ ích Can Tỳ. + Thảo quyết minh sấy khô, Gan gà (hoặc heo), thêm rượu vào chưng chín, ăn (Bản Thảo Cương Mục). + Gan dê hoặc gan heo, đem phơi sương một đêm, chấm với Dạ minh sa, ăn (Trung Y Học Khái Luận). Thuốc nhỏ mắt: . Sữa người hợp với Nhất Cửu Đơn (68b) nhỏ vào mắt. Tra Cứu Bài Thuốc 02b- BÁT TRÂN THANG (Hòa Tễ Cục Phương): Bạch thược, Bạch truật, Cam thảo, Đương quy, Nhân sâm, Phục linh, Thục địa, Xuyên khung. Sắc uống. TD: Bồi bổ khí huyết. 74- PHÌ NHI HOÀN (Y Tông Kim Giám): Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Hồ hoàng liên, Hoàng liên, Sử quân tử, Thần khúc, Mạch nha (sao), Sơn tra, Lô hội, Chích thảo. Tán bột, trộn mật làm hoàn, mỗi hoàn 4g. Ngày uống 2 – 3 viên. TD: Trị cam nhãn, cam mắt. 89b- TẢ CAN THANG (Chứng Trị Chuẩn Thằng): Chích thảo 20g, Địa cốt bì 80g, Tang bạch bì 40g. Mỗi lần dùng 12g, sắc uống. TD: Trị Tỳ và Can có nhiệt, nước mắt chảy ra nóng. 107b- THANH NHIỆT THOÁI Ế THANG (Y Tông Kim Giám, Q. 52): Chi tử (sao sơ), Hồ hoàng liên, Mộc tặc, Xích thược, Sinh địa, Linh dương giác, Long đởm thảo, Ngân sài hồ, Thuyền thoái, Cam thảo, Cúc hoa, Tật lê. Thêm Đăng tâm thảo, sắc uống. Trị cam nhiệt bốc lên gây nên chứng cam nhãn, mi mắt sưng, ngứa, lở loét, mắt có màng, chảy nước mắt. 139- VU DI HOÀN (Ngân Hải Tinh Vi): Vu di, Hoàng liên, Thần khúc, Mạch nha. Lượng bằng nhau, tán thành bột. Trộn với nước hồ làm thành viên, to bằng hạt đậu lớn. Mỗi lần uống 10 – 15 viên với nước cơm. TD: Trị cam nhãn. 07- BỔ CAN HOÀN I (Thẩm Thị Tôn Sinh Thư): Bạch thược, Đương quy, Khương hoạt, Phòng phong, Sinh địa, Xuyên khung. Lượng bằng nhau. Tán bột, trộn mật làm thành viên 6g. mỗi lần uống 2 hoàn. Ngày 2 lần. TD: Trị mắt có màng mây (Mã não ế). 68b- NHẤT CỬU ĐƠN (Nhãn Khoa Cẩm nang): Âm đơn 0,8g, Dương đơn 3,6g, Bằng sa (đốt khô) 0,36g, Đởm phàn (sống) 0,2g. Tán nhuyễn, trộn đều. Cho vào bình sành cất, để dành dùng dần. Khi dùng, lấy một ít chấm vào khóe mắt. TD: Trị các chứng mắt đau, mắt có màng, xuất huyết ở mắt, mộng thịt, mắt loét… . BỆNH HỌC THỰC HÀNH CAM NHÃN Đại cương Loại bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bị cam tích. Còn gọi là Cam Mắt, Nhãn Cam (Thánh Huệ Phương, Q. 87), Cam Tích Thượng Mục. Nguyên nhân + Do cam. Mạch nha. Lượng bằng nhau, tán thành bột. Trộn với nước hồ làm thành viên, to bằng hạt đậu lớn. Mỗi lần uống 10 – 15 viên với nước cơm. TD: Trị cam nhãn. 0 7- BỔ CAN HOÀN I (Thẩm Thị Tôn Sinh. hoa, Tật lê. Thêm Đăng tâm thảo, sắc uống. Trị cam nhiệt bốc lên gây nên chứng cam nhãn, mi mắt sưng, ngứa, lở loét, mắt có màng, chảy nước mắt. 13 9- VU DI HOÀN (Ngân Hải Tinh Vi): Vu di, Hoàng