1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - BÀNG QUANG VIÊM CẤP potx

9 465 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 135,78 KB

Nội dung

BỆNH HỌC THỰC HÀNH BÀNG QUANG VIÊM CẤP (CYSTITIS ) Đại Cương + Là một bệnh thuộc phạm vi chứng LÂM của YHCT thuộc loại ‘Nhiệt Lâm’. + Do ngoại nhân (thấp nhiệt) xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh. + Do nội thương (âm hư hoặc thấp nhiệt, huyết nhiệt tiếp tục tồn tại: gây ra bệnh mạn tính. + Thường xẩy ra ở nữ giới nhiều hơn nam. + Một số sách cũng xếp loại ‘Tiểu Phúc Thống’ vào chứng này. Nguyên Nhân - Theo YHHĐ: + Tại chỗ: do sỏi bàng quang cọ xát nhiều gây nhiễm khuân thứ phát (nơi nam giới). + Do bể thận – thận viêm lan xuống. + Từ niệu đạo, âm đạo lan lên (nơi phụ nữ) hoặc từ niệu đạo, tiền liệt tuyến viêm lan lên (nam giới). + Do tai biến sau khi sinh hoặc phẫu thuật gây ra lỗ dò rồi gây viêm. + Do vi khuẩn: thường gặp nhất là trực khuẩn Coli, liên cầu, có khi do Proteus, trực khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn, lậu cầu khuẩn. - Theo Đông Y: Chủ yếu do thấp nhiệt uất ở hạ tiêu, bàng quang gây nên. Triệu Chứng Đái gắt: Đái ít một và muốn đái luôn, có khi ra ít giọt làm người bệnh thấy khó chịu. Đái buốt: nhất là lúc bắt đầu và khúc cuối. Đái khó: hậu quả của hai chứng trên. Đái đục hoặc có mủ: nước tiểu đục, có cặn nhầy. Nếu có loét gây chảy máu thì trong nước tiểu có lẫn máu. Bụng dưới đau tức, sốt, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch Huyền, Sác. Hướng Đỉều Trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu, thông lâm làm chính. Nếu bệnh tái phát, chính khí suy yếu (trong bệnh mạn tính), cần chú ý đến việc phù chính như Bổ Tỳ, ích Thận, tư âm, ôn dương. + Bát Chính Tán (Thái Bình Huệ Dân Hòa Tễ Cục Phương): Biển súc 12g, Cam thảo 6g, Chi tử 8g, Cù mạch 12g, Đại hoàng 8g, Hoạt thạch 16g, Mộc thông 6g, Xa tiền tử 16g. (Chi tử + Địa hoàng để thanh nhiệt, tả hỏa; Biển súc + Cù mạch + Hoạt thạch + Mộc thông để lợi thấp, thông lâm- Nội Khoa Học Thượng Hải). + Đạo Xích Tán (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết): Cam thảo 8g, Đăng tâm thảo 2g, Mộc thông 8g, Sinh địa 12g. (Sinh địa thanh tâm khí; Trúc diệp thanh tâm khí; Mộc thông giáng tâm hỏa, vào tiểu trường; Cam thảo thông niệu đạo, chỉ thống. Tất cả các vị đều dẫn hỏa theo đường tiểu mà ra vậy – Nội Khoa Học Thượng Hải). + Chỉ Trọc Cố Bản Giao Nhị Thang: Hoàng bá, Hàng liên, Phục linh, Bạch mao căn đều 12g, Trư linh, Mộc thông, Hoạt thạch, Bán hạ (chế) đều 8g, Xa tiền tử 6g (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu). Kinh Nghiệm Điều Trị Của Nhật Bản (theo ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Aging’): + Trư Linh Thang: làm giảm nhẹ viêm bàng quang, bể thận cấp và mạn. Bài thuốc có tác dụng kích thích làm điều hòa niệu quản và tiểu tiện dễ chịu hơn. + Ngũ Linh Tán: trị bàng quang viêm cấp và mạn. + Đại Hoàng Mẫu Đơn Bì Thang: trị bể thận viêm cấp, bàng quang viêm ở bệnh nhân khỏe mạnh, có xu hướng bị táo bón. + Long Đởm Tả Can Thang: dùng cho bàng quang viêm cấp, viêm nặng, tiểu khó, buốt, đái hạ. + Bát Vị Địa Hoàng Hoàn hoăïc Ngũ Lâm Tán: hợp với bể thận, bàng quang viêm cấp và mạn, biểu hiện rõ rối loạn sau khi tiểu nước tiểu vẫn còn giữ lại, tiểu nhiều, thắt lưng đau. Bát Vị Địa Hoàng Hoàn dùng trong bể thận viêm do nhiễm trùng sau khi sinh và sẩy thai. + Thanh Tâm Liên Tử Thang: làm giảm nhẹ những rối loạn của bể thận viêm, bàng quang viêm, muốn đi tiểu mà không tiểu được, nước tiểu đục, rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh. Bài thuốc này đặc biệt tốt cho phụ nữ suy yếu có nước da xanh và dễ bị kích thích. CHÂM CỨU + Tả Quan nguyên (Nh.4), Khí hải (Nh.6), Trung cực (Nh.3), Khúc cốt (Nh.2), Thận du (Bq.23), Tam âm giao (Ty.6), Thái khê (Th.3) (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu). + Bàng quang du, Trung cực, Âm lăng tuyền, Hành gian, Thái khê. (Bàng quang viêm liên quan nhiều đến bàng quang, dùng huyệt Bàng quang du và Trung cực để sơ lợi khí của bàng quang. Phối hợp với huyệt Âm lăng tuyền để lợi tiểu, làm cho khí hóa trở lại bình thường, tiểu tiện được thông, theo ý: thông tắc bất thống. Vì mạch của kinh Can kết ở bộ phận sinh dục, vì vậy, dùng huyệt Vinh của kinh Can là Hành gian để tả hỏa, giảm đau; Thái khê là huyệt Nguyên của kinh Thận đẻ ích Thận, thanh gốc bệnh (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học). Nhĩ Châm: Dùng huyệt Bàng quang, Thận, Giao cảm, Chẩm, Thượng thận. Châm kích thích mạnh. Mỗi lần dùng 2-4 huyệt. Lưu kim 20-30 phút. Mỗi ngày châm một lần, 10 lần là một liệu trình (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học). Y Án Bàng Quang Viêm Thể Thấp Nhiệt (Trích trong ‘Thiên Gia Diệu Phương, q Thượng’) Trịnh X, 45 tuổi, nhân viên. Đến khám ngày 6-8-1972. Bệnh nhân kể: 3 ngày nay phát sốt, sợ lạnh, đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, nước tiểu đỏ sẫm kèm theo đau lưng, mệt mỏi. Đã uống thuốc tây nhưng không có kết quả, xin trị bằng Đông y. Kiểm tra thấy mạch Hoạt, Sác, rêu lưỡi vàng bẩn. Xét nghiệm nước tiểu thấy bạch cầu (+ + + +), hồng cầu (+), Albumin (+). Chứng này thuộc chứng Lâm. Xét mạch chứng thấy là do thấp nhiệt uẩn kết bên trong, dồn xuống bàng quang, gây nên chứng trạng bệnh ở đường tiểu. Vì quá trình bệnh ngắn, có tính chất cấp tính. Theo nguyên tắc ‘Cấp trị ngọn’, trước tiên dùng phép thanh nhiệt, hóa thấp, giải độc. Dùng bài thuốc ‘Tiết Cảm Hợp Tễ’: Đại thanh diệp 30g, Bồ công anh, Hạn liên thảo đều 15g, Tục đoạn, Ngưu tất đều 12g, Liên kiều, Hoàng bá, Tri mẫu, Hoạt thạch đều 10g, Chi tử 4,5g, Cam thảo, Hải kim sa đều 3g. Sắc uống ngày một thang. Ngày 10-8 khám lại thấy sau khi uống thuốc, các chứng khá hơn. Thử nước tiểu thấy bạch cầu (+), hồng cầu: ít, Albumin (âm) nhưng lại bị khan tiếng. Dùng bài thuốc trên, bỏ Tục đoạn, Hạn liên thảo, thêm Sinh địa 30g, Huyền sâm 25g để lương huyết, tư âm, cho uống 3 thang. Ngày 13-8 khám lại: mọi chứng ở toàn thân đều hết. Kiểm tra nước tiểu, hoàn toàn âm tính. 10 tháng sau, hỏi thăm bệnh, không thấy tái phát”. Y Án Bàng Quang Viêm Cấp (Trích trong Trung Y Lâm Sàng Chẩn Liệu Bách Khoa Toàn Thư) Thi X, nữ, 31 tuổi. Khám lần 1: Trước đây 5 ngày bỗng nhiên đau trướng bụng dưới, kèm tiểu nhiều lần, tiểu gắt, nước tiểu ra nóng, rít, buốt, mầu vàng vẩn đục, mỗi ngày tiểu hơn 20 lần, khi tiểu có cảm giá một luồng đau buốt từ vùng rốn lan xuống đường tiểu, lưng không đau. Xét nghiệm: thân nhiệt 370C, tỉnh táo, dinh dưỡng, phát dục bình thường, rêu lưỡi trắng mỏng, dính, đầu lưỡi có gai đỏ, mạch Nhu, vùng tim, phổi âm tính, bụng mềm, giữ bụng ấn vào đau, gõ vào vùng Thận thấy đau, nước tiểu vàng, đục, có ít đản bạch, bạch cầu 4 +, hồng cầu 2 +, cấy nước tiểu có trực khuẩn đại trường. Chẩn đoán: Huyết Lâm (Bàng quang viêm cấp). Dùng Sinh địa 16g, Cù mạch, Xa tiền tử, Sơn chi, Hoàng bá, Biển súc, Hoạt thạch đều 12g, Mộc thông 8g, Cam thảo 6g, Hổ phách 3g (chia làm ba lần, hòa thuốc uống), Đăng tâm 2 cọng. Khám lần 2: Sau khi uống 2 thang, tiểu hết buốt, số lần tiểu từ hơn 20 lần/ngày giảm xuống còn hơn 10 lần/ngày, bụng dưới ấn vào còn hơi trướng đau. Nước tiểu trước mầu vàng bây giờ trong, đản bạch âm tính, bạch cầu còn vết, hồng cầu âm tính. Tiếp tục uống bài thuốc trên. Khám lần 3: Sau khi uống 3 thang nữa, hết hẳn đau, trướng, số lần tiểu tiện trở lại mức bình thường. Xét nghiệm nước tiểu cũng bình thường. Y Án Bàng Quang Viêm Cấp (Trích trong ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Aging’). Một nữ viên chức 30 tuổi bị bàng quang viêm cấp do máy điều hòa nhiệt độ ở văn phòng làm việc quá lạnh. Bệnh nhân cảm thấy đau và thường xuyên đi tiểu, đau và có cảm giác nặng ở vùng bụng dưới. Chị ta có thể lực trung bình. Khám bệnh thấy đau bụng dưới mạng sườn bên phải khi ấn vào. Lúc đầu tôi cho dùng bài Trư Linh Thang nhưng không công hiệu. Sau khi xem xét lại và do bệnh nhân cho biết là bị lạnh trong thời gian làm việc ở phòng điều hòa nhiệt độ, tôi đã cho dùng bài Bát Vị Địa Hoàng Hoàn trong 2 tuần, bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn. . trị bàng quang viêm cấp và mạn. + Đại Hoàng Mẫu Đơn Bì Thang: trị bể thận viêm cấp, bàng quang viêm ở bệnh nhân khỏe mạnh, có xu hướng bị táo bón. + Long Đởm Tả Can Thang: dùng cho bàng quang. Y Học Khái Yếu). + Bàng quang du, Trung cực, Âm lăng tuyền, Hành gian, Thái khê. (Bàng quang viêm liên quan nhiều đến bàng quang, dùng huyệt Bàng quang du và Trung cực để sơ lợi khí của bàng. BỆNH HỌC THỰC HÀNH BÀNG QUANG VIÊM CẤP (CYSTITIS ) Đại Cương + Là một bệnh thuộc phạm vi chứng LÂM của YHCT thuộc loại ‘Nhiệt Lâm’.

Ngày đăng: 09/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN