ÂM DƯƠNG DỊCH Là trường hợp chuyển bệnh từ người nam sang người nữ và ngược lại (âm dương dịch). Từ đời nhà Hán (thế kỷ thứ 2) trong sách ‘Thương Hàn Luận’ đã ghi: “Thương hàn âm dương dịch, người bệnh cơ thể nặng nề, hơi thở ngắn, bụng dưới đau hoặc đau rút đến giữa âm đạo, nhiệt bốc lên ngực, đầu nặng, không nhấc lên được, mắt mờ đi, chân, gối co rút, dùng bài Thiêu Côn Tán làm chính”. Về nghĩa của âm dương dịch, các y gia sau này cắt nghĩa không thống nhất. Cách chung có hai cách giải thích: + Một cho là chứng bệnh nam truyền cho nữ, nữ truyền cho nam, chữ dịch ở đây được giải thích là giao dịch. + Nhóm khác cho rằng đó là chứng nữ lao phục, do sau khi giao hợp thì phát bệnh, do tinh khí bị hư tổn, nên bệnh sinh ra. Chữ dịch ở đây được hiểu là biến dịch. Sách ‘Loại Chứng Hoạt Nhân Thư’ dùng bài Quát Lâu Căn Trúc Nhự Thang, Trúc Bì Thang, Đương Quy Bạch Truật Tán. Sách ‘Âm Chứng Lược Lệ’ dùng bài Đương Quy Tứ Nghịch Thang hoặc Thông Mạch Tứ Nghịch Thang. Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng’ dùng bài Độc Sâm Thang uống với Thiêu Côn Tán Các dẫn chứng trên cho thấy chứng bệnh này đã được Đông Y nhắc đến từ rất lâu. Nếu do thận tinh hư tổn, chính khí suy bại, nguyên tắc điều trị là phải phù chính, cố bản. Nếu do âm hư nội nhiệt cần bổ Thận, ích tinh, tư âm, thanh nhiệt làm chính. Nếu do dương suy hàn ngưng phải bổ Thận, chấn tinh, đại bổ nguyên khí. Nguyên nhân: Bệnh nhân vừa bị bệnh nặng xong, chính khí chưa hồi phục, tà khí chưa ra hết đã giao hợp, hai khí âm dương truyền sang lẫn nhau. Đàn ông bệnh truyền sang đàn bà, đàn bà bệnh truyền sang đàn ông. Sách ‘Đại Chúng Vạn Bệnh Cố Vấn’ viết: “Người mắc bệnh thương hàn vừa mới khỏi, khí huyết chưa hòa, vội giao hợp, hai khí âm dương cảm nhau, độc dư của người bệnh liền truyền sang cho người khỏe mạnh”. Thường do ba nguyên nhân chính sau: + Âm Hư Nội Nhiệt: Bị bệnh ôn nhiệt, nhiệt thiêu đốt tân dịch hoặc phần âm bị tổn thương, mới bị bệnh nặng khỏi, phần âm và tân dịch chưa phục hồi, vẫn còn dư nhiệt mà đã giao hợp, thận tinh tiết ra, chân âm bị hao tổn. Âm dịch suy yếu sẽ sinh ra hư nhiệt. Thận chủ cốt, sinh tủy, là biển tủy của não, nếu thận tinh bị tổn hại thì biển tủy sẽ trống rỗng sẽ gây nên âm hư nội nhiệt. Tinh kiệt tủy hư là nguyên nhân chính gây nên chứng âm dương dịch. + Dương Suy Hàn Ngưng: Bị bệnh thương hàn, hàn tà làm tổn thương phần dương hoặc mồ hôi ra nhiều làm hại phần dương, mới bị bệnh nặng khỏi, dương khí chưa phục hồi, hàn tà vẫn còn mà đã giao hợp làm hao tổn tinh và dương khí. Tinh kiệt thì dương khí không sinh ra được, thận dương sẽ bất túc, mệnh môn hỏa sẽ suy, hàn tà thừa cơ xâm nhập và hãm lại ở bên trong khiến cho âm hàn vượng ở bên trong, hàn ngưng ở kinh mạch sẽ gây nên âm dương dịch. + Tinh Kiệt Khí Suy: Phần khí của cơ thể vốn bị suy yếu, bị thương hàn, ôn bệnh lâu ngày khiến cho chính khí bị tổn thương, bệnh lâu ngày chưa khỏi, hàn nhiệt chưa hết, chính khí chưa hồi phục mà đã vội giao hợp thận tinh bị hao tổn, suy kiệt, tinh không hóa được khí, nguyên khí bị yếu sẽ khiến cho thận tinh và nguyên khí suy kiệt gây nên âm dương dịch. Triệu chứng: Người bệnh thấy nặng nề, khó thở, bụng dưới nặng, run giật các khủy tay, chân, mắt mờ, đầu nặng. Đàn bà thì bụng dưới và lưng đau thắt. Đàn ông thì dương vật sưng dần lên (khi chết dương vật vẫn sưng). Trên lâm sàng thường gặp một số trường hợp sau: 1- Âm Hư Nội Nhiệt: Tinh thần mỏi mệt, gầy ốm, sốt về chiều, mồ hôi trộm, ngũ tâm phiền nhiệt, họng khô, gò má đỏ, đầu váng, tai ù, hoa mắt, mất ngủ, hay mơ, lưng đau, chân yếu, tự cảm thấy hơi nóng từ bụng dưới bốc lên đến ngực, lưỡi đỏ, ít nước miếng, mạch Tế Sác không lực. Điều trị: Bổ Thận, ích tinh, tư âm, thanh nhiệt. Dùng bài Tả Quy Hoàn hợp với bài Thiêu Côn Tán (Thương Hàn Luận): Dùng âm mao (lông mu) một mớ (6-8g), đàn ông dùng của dàn bà, đàn bà dùng của đàn ông, đốt thành tro, hòa nước cho uống hoặc uống với Trúc Bì Thang. Ngày uống 3 lần. Uống xong đi tiểu sẽ dễ, đầu âm hành hơi sưng thì có công hiệu). (Trong bài dùng Thục địa, Sơn thù, Sơn dược, Câu kỷ, Quy bản giao, Thỏ ty tử để bổ Thận, ích tinh, dưỡng Can huyết, thanh hư nhiệt; Lộc giác giao chấn bổ tinh tủy; Địa cốt bì, Bạch vi, Ngân sài hồ để thanh hư nhiệt. Thiêu Côn Tán để thông tán dẫn tà ra khỏi bộ phận sinh dục. Gia giảm: Tiểu không thông thêm Bạch mao căn; Mồ hôi trộm thêm Long cốt, Mẫu lệ, Ngũ vị tử; Hơi thở ngắn thêm Nhân sâm, Tử hà xa. 2- Âm Suy Hàn Ngưng: Chân tay lạnh, lưng và chân lạnh đau, bụng dưới đau thắt lan đến âm đạo, thích ấm, thích xoa bóp, đầu nặng không nhấc lên nổi, mờ mắt, tiểu không thông hoặc tiểu không tự chủ, tiêu lỏng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch Trầm Trì. Nếu bụng đau, bộ phận sinh dục co rút, sắc mặt xanh xám, trán ra mồ hôi lạnh, tay chân lạnh, mạch Vi muốn tuyệt. Điều trị: Ôn dương, bổ Thận, tán hàn, chỉ thống. Dùng bài Hữu Quy Hoàn hợp với Phù Mệnh Sinh Hỏa Đơn, Thiêu Côn Tán gia giảm: Thục địa, Sơn dược, Sơn thù, Thỏ ty tử, Lộc giác giao, Đỗ trọng, Nhục thung dung, Nhục quế, Phụ tử, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Ngô thù du + Thiêu Côn Tán. (Thục địa, Sơn dược, Sơn thù, Thỏ ty tử, Nhục thung dung, Lộc giác giao, Đỗ trọng để bổ thận tinh, ôn thận dương; Nhục quế, Phụ tử để ôn dương, tán hàn; Nhân sâm, Hoàng kỳ bổ khí, dưỡng huyết; Ngô thù du noãn Can, ôn kinh, chỉ thống; Thiêu Côn Tán (tro) khiến cho hàn độc theo âm khiếu thoát ra ngoài). Nếu thấy bụng đau, tiêu ra phân sống, đó là Tỳ Thận dương hư, hàn ngưng ở trung tiêu. Trước tiên dùng bài Phụ Tử Lý Trung Thang để ôn dương, kiện Tỳ, chỉ tả, sau đó cho dùng Hữu Quy Hoàn để ôn bổ Thận Dương). Nếu âm hàn quá thịnh, âm cực dương thoát biểu hiện sắc mặt xanh xám, trán ra mồ hôi lạnh, tay chân lạnh, mạch Vi muốn tuyệt, lập tức cho dùng bài Tứ Nghịch Thang, Tứ Nghịch Gia Nhân Sâm Thang để hồi dương cứu nghịch. 3- Tinh Kiệt Khí Suy: Tinh thần mê muội, hụt hơi, tiếng nói yếu, mệt, đầu váng, không ngóc đầu dậy được, mắt mờ, tay chân co rút, lưng đau, chân yếu, cử động thì ra mồ hôi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Nhược, không lực hoặc Hư Đại. Điều trị: Bổ Thận, ích tinh, đại bổ nguyên khí. Dùng bài Tả Quy Hoàn hợp với Tứ Quân Tử Thang gia vị: Thục địa, Sơn dược, Sơn thù, Câu kỷ tử, Thỏ ty tử, Lộc giác giao, Quy bản giao, Ngưu tất, Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Tử hà xa, Hoàng kỳ. (Tả Quy Hoàn để bổ Thận ích tinh; Tứ Quân Tử Thang ích khí, kiện Tỳ; Tử hà xa ích tinh, bồi nguyên; Hoàng kỳ đại bổ Phế khí, cố biểu, chỉ hãn). Tham khảo: “Bệnh này theo tục gọi là bệnh Hiệp thương hàn, người bệnh xấu hổ không dám nói thật, làm cho thầy thuốc không rõ được nguyên nhân gây bệnh, điều trị sai, dẫn đến nguy kịch tính mạng. Đó là một bệnh quái, nên phải có thuốc ‘kỳ’ (độc đáo) mới chữa khỏi. Thuốc ‘kỳ’ đó là phương ‘Thiêu Côn Tán’ vậy. Phương thuốc độc đáo này đãù cứu được nhiều người rồi, kết quả chắc chắn, đừng coi thường. Người đời nay trị bệnh này, thường dùng âm mao đốt thành tro, hòa nước cho uống, nam uống của nữ, nữ uống của nam, đều là dựa theo phương ‘Thiêu Côn Tán’ vậy” (Đại Chúng Vạn Bệnh Cố Vấn). Y Án Thượng Mã Phong - Trúng Phòng (Trích trong “Cuộc Đời Và Kinh Nghiệm Của Người Thợ Già Trị Bệnh” của Lê Đức Thiếp, Việt Nam). Anh Sơn, làm nghề nông và đơm đó bắt tôm cá. Hôm đó, trời giá rét, lúc gần 5 giờ sáng, tôi được mời đến khám bệnh cho anh ta. Anh nằm, tay chân duỗi thẳng, mặt và tay chân để lộ ra đều thâm đen xì, mắt không chuyển động, con ngươi giống như người đã chết. Chẩn mạch thấy đã hết chạy, chỉ còn chỗ tim, lồng ngực còn đập nhè nhẹ, hơi thở còn thoi thóp. Chị vợ khai: ‘Nhà con lúc 4 giờ sáng, dậy đi lấy lờ đó (đơm tôm cá) về rồi lạnh quá, vào phòng nằm với con cho ấm, lát sau, anh ấy đòi hỏi nơi con. Đang trong lúc ấy (giao hợp), con thấy anh ấy lạnh toát đi mà nín thở, hỏi anh ấy không nói. Con sợ quá, đẩy vội anh ấy xuống, rồi mời bà con tới. Tôi đáp: Như vậy là bệnh trúng phòng (thượng mã phong) rồi, bây giờ đã lỡ đẩy anh ấy ra rồi mà cũng chậm quá rồi, nhưng cứ phải mau mau ấp ủ cho anh ấy và đem vào phòng kín, đốt lò sưởi rất lớn cho nóng cả trong phòng để sưởi ấm cho anh ấy. Đồng thời, nhờ mấy anh em đây thay phiên nhau hà hơi của mình vào miệng của anh ấy (theo phương pháp hô hấp nhân tạo miệng truyền miệng). Anh Hải (em anh Sơn) cầm hai tay anh Sơn dơ lên, hạ xuống luôn luôn cho chuyển động khí huyết, may ra thì sống. Đồng thời tôi chuẩn bị sắc thuốc: Đảng sâm 12g, Phỉ tử 12g, Can khương 12g, Nhục quế 12g. Cạy miệng đổ dần dần vào cho uống… Khoảng 8 giờ 30, anh Sơn đã tỉnh lại. Cho uống tiếp 1 thang thuốc nữa. . ÂM DƯƠNG DỊCH Là trường hợp chuyển bệnh từ người nam sang người nữ và ngược lại (âm dương dịch) . Từ đời nhà Hán (thế kỷ thứ 2) trong sách ‘Thương Hàn Luận’ đã ghi: “Thương hàn âm dương dịch, . trống rỗng sẽ gây nên âm hư nội nhiệt. Tinh kiệt tủy hư là nguyên nhân chính gây nên chứng âm dương dịch. + Dương Suy Hàn Ngưng: Bị bệnh thương hàn, hàn tà làm tổn thương phần dương hoặc mồ hôi. người bệnh liền truyền sang cho người khỏe mạnh”. Thường do ba nguyên nhân chính sau: + Âm Hư Nội Nhiệt: Bị bệnh ôn nhiệt, nhiệt thiêu đốt tân dịch hoặc phần âm bị tổn thương, mới bị bệnh