1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - BẠCH HẦU ppt

6 426 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BỆNH HỌC THỰC HÀNH BẠCH HẦU - Chứng: Lúc đầu hơi nóng, rét, cơ thể đau nhức, tinh thần mệt mỏi, trong họng sưng đau (cũng có khi không đau), sau đó hai bên đầu họng xuất hiện những điểm trắng (cũng có khi sau 2- 3 ngày mới thấy) hoặc nổi lên thành miếng, sắc xám bẩn, dần dần lây lan đến những chỗ trong và ngoài cửa họng. Nếu chỗ bị thối nát mà lan rộng ra, kèm chứng nghẹt mũi, khan tiếng, đờm ủng, khí suyễn, đờm khò khè, ăn uống thì sặc, mặt trắng, môi xanh, đó là những dấu hiệu xấu. Bạch hầu có thể gây chết vì nghẹt thở. - Nguyên nhân: Do cảm khí táo, nhiệt và nhiễm dịch độc lưu hành gây nên. - Điều trị: Sơ giải dịch độc, dưỡng âm, thanh nhiệt. . Giai đoạn đầu, có kèm biểu chứng, nên dùng phép Tân lương sơ giải. Có thể dùng bài Trừ Ôn Hóa Độc Thang (Bạc hà, Cát căn, Trúc diệp, Ngân hoa để sơ phong, giải độc; Bối mấu, Sinh địa, Tỳ bà diệp để dưỡng âm, thanh nhiệt, lợi yết; Mộc thông, Cam thảo lợi thấp, giải độc). Hoặc Thần Tiên Hoạt Mệnh Thang (48) (Thạch cao, Chi tử, Long đởm, Hoàng bá, Bản lam căn để thanh nhiệt, tả hỏa; Sinh địa, Huyền sâm, Bạch thược để dưỡng âm, thanh nhiệt; Mã đâu linh, Qua lâu bì để chỉ hạch, hóa đờm; Cam thảo điều hòa các vị thuốc). Khi biểu chứng hết rồi, nên dùng bài Dưỡng Âm Thanh Phế Thang (06) để nuôi dưỡng Phế âm, thanh Phế nhiệt. Bạch hầu bớt mà nhiệt vẫn chưa thanh, có thể dùng bài Thanh Tâm Địch Phế Thang (43) để thanh hết dư nhiệt. Nếu Phế âm không phục hồi, nên dùng bài Dưỡng Chính Thang (08), bỏ Thiên hoa phấn, thêm Chích thảo, Sa sâm để dưỡng Phế âm. Có thể chọn dùng các bài dưới đây: Dưỡng Âm Thanh Phế Thang (06), Thanh Lương Giải Độc Thang (41), Dưỡng Âm Thanh Phế Thang Gia Vị (07), Thiên Cam Thang (49) Thuốc thổi: Thần Hiệu Suy Hầu Tán. BĂNG HUYẾT SAU KHI SINH Sinh xong rồi mà huyết ra một lượng rất nhiều gọi là chứng Sản Hậu Huyết Băng. Tương đương trong phạm vi chứng 'Băng Huyết Sau Khi Sinh’ của YHHĐ. Nguyên Nhân Nguyên nhân bệnh chứng này theo sách ' Nữ Khoa Kinh Luân’ trích từ câu của Trần Lương Phủ rằng: “Sau lúc sinh, kinh mạch bị hao thương chưa được bình phục mà làm việc nặng nhọc, gây nên tổn động cho nên huyết băng mạnh”. Sách ‘Sản Dục Bửu Khố Tập’ lại cho rằng: “Vì sao sản hậu sinh chứng huyết băng? - Đáp: Vì sản hậu huyết xuống quá nhiều, khí huyết quá hư, chưa bình phục được, hoặc vì lao nhọc, hoặc vì kinh giận, khiến cho huyết bị bạo băng”. Vì vậy, đàn bà sau khi sinh sản, tình trạng sinh lý chưa được bình phục như trước, mà lao nhọc không đúng mức hoặc bị kích thích tinh thần có thể gây nên chứng sản hậu huyết băng, đó là thuộc về hư chứùng. Thực chứng là bên trong có ứ huyết, có thể gây nên băng huyết. Sách 'Y Tông Kim Giám’ viết: “ Nếu do bên trong có ứ trệ, phần nhiều bụng dưới đau, nên dùng bài Phật Thủ Tán, Thất Tiếu Tán. Đúc kết lại có thể thấy nguyên nhân gây bệnh sản hậu băng huyết gồm ba thứ là: Lao thương mạch Xung, Nhâm, giận dữ thương tổn Can khí, ở trong có ứ trệ. Phép Trị Về nguyên tắc trị bệnh: Nếu sản hậu âm huyết đã tổn thương lại bị chứng băng rồi sinh ra huyết thoát khí hãm thành ra bệnh nặng. Phải nên bổ mạnh, dùng bài 'Độc Sâm Thang’ để cứu chữa tức là phương pháp huyết thoát thì ích khí. Nếu chỉ dùng thuốc bổ huyết không có kết quả. Nếu 6 mạch quá Vi, tay chân lạnh băng nên dùng vị Sâm và Phụ tử, lượng lớn để hồi dương. Nếu vì tức giận quá thương tổn Can khí khiến cho huyết vọng hành, dùng bài ‘Tiêu Dao Tán’ thêm Hắc sơn chi, Sinh địa, Bạch mao căn để thanh Can. Nếu vì ứ trệ mà sinh thực chứng, đau bụng dưới, nên dùng ‘Thất Tiếu Tán’ là thuốc khử ứ, hành huyết. Triệu Chứng + Hư Hàn: Lượng huyết rất nhiều, sắc mặt trắng, nặng lắm thì thở khò khè, ra mồ hôi, tay chân lạnh băng, gần như chứng co cứng, mạch Trầm Vi muốn tuyệt hoặc Phù Đại hư thoát, nên dùng 'Độc Sâm Thang’ hoặc 'Sâm Phụ Thang’ thêm bội Nhân sâm. Nếu thiên về huyết hư chứng hiện ra huyết băng, sắc nhạt, choáng váng, hồi hộp da khô, mạch Tế. Nên dùng bài ‘Khung Quy Giao Ngải Thang’ làm chủ. Nếu khí huyết đều hư nên dùng bài ‘Thập Toàn Đại Bổ Thang’. + Huyết Ứ: Huyết băng mà có hòn cục, bụng dưới trướng lên, ấn vào thấy cứng, mạch Huyền mà Sắc. Cho uống bài ‘Thất Tiếu Tán’, 'Sinh Hóa Thang". + Khí Uất: Sản hậu huyết băng, nóng nảy, bứt rứt hay giận hoặc tinh thần uất ức, váng đầu, đầu căng, bụng đầy tức, ợ hơi, thở dài, ăn ít, bụng trướng đau, đại tiện không đều hoặc tiêu lỏng không thông, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch Huyền Tế, nên trị với thang "Tiêu Dao Tán gia vị Y Án Trị Băng Huyết Sau Khi Sinh (Trích trong (Nữ Khoa Y Án Tuyển Tuý). Bà họ Kim sau khi sinh một tháng, huyết cứ lai rai ra mãi, lạnh tay lạnh chân, tự ra mồ hôi không ngớt, cho uống dưỡng huyết, bổ âm vẫn không có kết quả. Chẩn mạch thấy 2 mạch xích không đại, không có thần. Theo sách ‘Chử Thị Di Thư’ thì Huyết dù thuộc âm, huyết vận được thì dương sẽ hòa, nay huyết nghịch tự ra mồ hôi, mạch Đại vô căn là vì chân dương Tỳ Thận ở trong suy kém, nên huyết không nơi nương tựa mà thoát ra, thế là dương hư thì âm phải đi. Cần dùng phép đại bổ chân dương để nhiếp hư âm. Nếu bổ huyết dưỡng âm sợ huyết chưa kịp sinh mà lại thương tổn đến dương khí thì âm khí không giữ được. Liền cho uống Nhân sâm 90g, Bạch truật 30g, Phụ tử 9g, Phục linh, Chích thảo đều 3g. Uống 1 thang đã khác, 2 thang thì bớt, thêm vài thang nữa thì tinh thần khác thường”. . BỆNH HỌC THỰC HÀNH BẠCH HẦU - Chứng: Lúc đầu hơi nóng, rét, cơ thể đau nhức, tinh thần mệt mỏi, trong họng sưng. trắng, môi xanh, đó là những dấu hiệu xấu. Bạch hầu có thể gây chết vì nghẹt thở. - Nguyên nhân: Do cảm khí táo, nhiệt và nhiễm dịch độc lưu hành gây nên. - Điều trị: Sơ giải dịch độc, dưỡng âm,. huyết vọng hành, dùng bài ‘Tiêu Dao Tán’ thêm Hắc sơn chi, Sinh địa, Bạch mao căn để thanh Can. Nếu vì ứ trệ mà sinh thực chứng, đau bụng dưới, nên dùng ‘Thất Tiếu Tán’ là thuốc khử ứ, hành huyết.

Ngày đăng: 09/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN