1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - HEN SUYỄN (Háo Suvễn – Asthma - Asthme) doc

55 308 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 396,77 KB

Nội dung

z  BỆNH HỌC THỰC HÀNH - HEN SUYỄN (Háo Suvễn – Asthma - Asthme) BỆNH HỌC THỰC HÀNH HEN SUYỄN (Háo Suvễn – Asthma - Asthme) Đại Cương Hen suyễn là một hội chứng bệnh lý của cơ quan hô hấp mà đặc trưng chủ yếu là khó thở và tiếng đờm khò khè trong họng. Sách ‘Y Học Chính Truyền’ định nghĩa: “Suyễn thì thở không to, háo thì thở có tiếng”. Sách ‘Y Học Nhập Môn’ viết: “Thở gấp là suyễn, trong họng có tiếng kêu là háo”. Tuy một vài sách đã tách Háo (hen) và Suyễn ra làm hai bệnh khác nhau, tuy nhiên, trên lâm sàng, hai bệnh này thường đi đôi với nhau, xuất hiện cùng lúc và là triệu chứng chính của bệnh hen suyễn, vì vậy, về nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh, biện chứng luận trị và phương pháp điều trị có thể dùng như nhau. Chứng háo suyễn thường gặp trong các bệnh hen phế quản, phế quản viêm thể hen, phế khí thủng, tâm phế mạn (hen tim) và nhiều bệnh khác như phổi viêm, áp xe phổi, bụi phổi, lao phổi, giãn phế quản Năm 1819 Laenec đã mô tả đờm ‘hạt trai’ và gọi là Hen phế quản để phân biệt với các bệnh khác của phế quản cũng gây nên khó thở. Năm 1958 Hen phế quản được định nghĩa là tổn thương đặc trưng bởi sự tắc nghẽn toàn thể bộ hô hấp, thay đổi nhanh chóng một cách tự phát hoặc dưới tác dụng của điều trị. Năm 1975, Hiệp hội lồng ngực và Hội các thầy thuốc về hô hấp của Mỹ định nghĩa: Hen phế quản là bệnh đặc trưng bởi tình trạng tăng hoạt tính của đường hô hấp đối với các kích thích khác nhau, biểu hiện bằng sự kéo dài thời kỳ thở ra. Tình trạng này thay đổi một cách tự nhiên hoặc do tác dụng của điều trị. Năm 1980 Charpin J (Pháp) cho rằng Hen phế quản là một hội chứng có những cơn khó thở rít kịch phát thường xẩy ra về đêm. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Hen phế quản là tổn thương đặc trưng bởi những cơn khó thở gây ra do các yếu tố khác nhau, do vận động kèm theo các triệu chứng lâm sàng tắc nghẽn toàn bộ hoặc một phần, có thể phục hồi được giữa các cơn. Phân Loại . Theo YHCT YHCT vẫn chưa thống nhất được cách phân loại Hen suyễn, để tiện việc nghiên cứu, tham khảo, chúng tôi ghi lại đây một số quan điểm của người xưa: + Đời nhà Minh, năm 1624, Trương Cảnh Nhạc trong bộ ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ đã phân háo suyễn thành 2 loại chính là Hư và Thực (Sau này Diệp Thiên Sỹ, đời nhà Thanh, thế kỷ 17) bổ sung như sau: bệnh ở Phế là Thực, bệnh ở Thận là Hư). + Đời nhà Thanh (1644), Ngô Khiêm trong ‘Y Tông Kim Giám’ chia làm 5 loại: Hoả nhiệt suyễn cấp, Phế hư tắc suyễn, Phong hàn suyễn cấp, Đờm ẩm suyễn cấp, Mã tỳ phong. + Sách ‘Trung Y Học Nội Khoa’ dựa theo Suyễn và Háo chia thành: Thực suyễn, Hư suyễn và Lãnh háo, Nhiệt háo. + Ban Thế Dân trong bài ‘Thảo Luận Về Cơ Chế Và Biện Chứng Luận Trị Bệnh Hen Phế Quản’ (năm 1958) chia làm hai loại Thực và Hư. + Khoa phổi bệnh viện Thượng Hải chia ra: Thực Suyễn (gồm Phong hàn, Phong nhiệt, Đờm thực, Hoả uất) và Hư Suyễn (gồm Phế hư và Thận hư). + Trương Kim Hằng trong bài ‘Thảo Luận Về Bệnh Háo Suyễn’ trong ‘Cáp Nhĩ Tân Trung Y Tạp Chí’ số 3/1962 chia háo suyễn thành 5 loại: Hàn suyễn, Nhiệt suyễn, Tâm tạng suyễn, Thận hư suyễn, Phế và Khí quản suyễn. + Chu Đức Xuân trong bài ‘Nhận Xét 217 Trường Hợp Hen Điều Trị Bằng Đông Tây Y Kết Hợp’ phân thành: Hen hàn, Hen nhiệt, Hen do khí hư, Hen thể đờm thực. . Theo YHHĐ Sách ‘Bệnh Học Nội Khoa’ của đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh năm 1982 phân Hen suyễn thành 2 loại: + Hen Ngoại Sinh (Asthme Extrinseque = Asthme Allergique): Nhóm người bệnh thường hen suyễn từ nhỏ, trẻ tuổi, có tiền sử dị ứng rõ ràng. + Hen Nội Sinh (Asthme Intrinseque = Asthme infectieux) thường bắt đầu xuất hiện sau nhiều đợt nhiễm trùng hô hấp kéo dài trên bệnh nhân lớn tuổi, không có tiền căn dị ứng. Nguyên Nhân Theo y học hiện đại thì các yếu tố được xem là nguồn gốc đưa đếùn cơn hen suyễn là: 1- Dị ứng (có khoảng 20 – 30% do di truyền) mà chất gây nên dị ứng có thể là vi khuẩn, sán lãi, các chất hít vào như phấn hoa, bụi nhà, khói, lông da thú vật, chất độc hoá học, thuốc trị bệnh, có thể là thức ăn… Hoặc cơn hen xuất hiện theo mùa. 2- Thức ăn và thuốc . Trong một số thức ăn có dị ứng tố như sữa bò, trứng, cá, tôm, cua hoặc một số hoa quả . Thuốc Aspirin và những chất đồng loại có thể gây nên cơn hen trong vòng 2 giờ sau khi uống. 3- Không khí ô nhiễm như trong Hen Tokyo, Yokohama, hen New Orlean 4- Nghề nghiệp: Có thể do tiếp xúc với dị nguyên đặc biệt hoặc do tác dụng của chất kích thích trên một cơ địa có hen dị ứng tiềm ẩn sẵn. 5- Nhiễm trùng hô hấp: thường là yếu tố làm cho bệnh trở nên kịch phát. 6- Thần kinh: những sang chấn về tâm lý có thể là nguyên nhân gây ra cơn hen. 7- Hoạt động thể học: cơn hen xẩy ra mỗi khi người bệnh vận động gắng sức. Theo y học cổ truyền: chứng hen suyễn phát sinh do 3 nguyên nhân: 1- Do Ngoại Tà xâm nhập (Theo Thượng Hải và Thành Đô): Thường gặp loại Phong hàn và phong nhiệt. Phong hàn phạm vào Phế khiến Phế khí bị ủng tắc thăng giáng thất thường, nghịch lên thành suyễn. Phong nhiệt từ đường hô hấp vào Phế hoặc phong hàn bị uất lại hoá thành nhiệt không tiết ra được gây nên sưng phổi, khí quản bị ảnh hưởng gây ra suyễn. . Thiên ‘Thái Âm Dương Minh Luận’ (Tố Vấn 29) viết: “Cảm phải phong tà nhập vào lục phủ sẽ phát sinh sốt không nằm được, sinh ra chứng hen suyễn”. . Thiên ‘Ngũ Tà’ (Linh Khu 20) viết: Bẹnh tà ở Phế sẽ phát sinh đau nhức ngoài da, sợ lạnh, sốt, khí nghịch lên, thở suyễn, ra mồ hôi, ho, đau lan đến vai, lưng”. . Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ ghi: “Do ăn uống không điều độ, do những tà khí phong, hàn, thử thấp làm cho Phế khí trướng đầy gây nên suyễn”. . Sách ‘Y Tôn Tất Độc’ ghi: “Chứng háo là do đờm hoả uất bên trong, cảm phong hàn bên ngoài hoặc nằm ngồi cảm phải hàn thấp”. . Sách ‘Y Quán’ viết: “Phong hàn thử thấp làm cho Phế khí trướng mãn gây ra suyễn”. . Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ viết: “Thực suyễn nếu không do phong hàn thì do hoả tà”. 2- Do Phế Thận Hư Yếu: Do ho lâu ngày hoặc bệnh lâu ngày làm Phế bị suy, phế khí và đường hô hấp bị trở ngại gây nên suyễn. Hoặc do Thận hư yếu không nhuận được Phế, không nạp được khí gây nên suyễn. Như vậy bệnh suyễn chủ yếu ở Phế, có quan hệ với Thận và nếu nặng hơn có quan hệ cả với Tâm. Vì theo Nội Kinh: mọi chứng ho, đầy tức, hơi thở đều thuộc về Phế. Phế chủ khí, khí chủ thăng giáng. Khí thuận (giáng) thì bình thường, Phế nghịch (đi lên) thì gây nên suyễn. Ngoài ra Tâm Phế suy yếu lâu ngày, Phế khí thiếu làm ảnh hưởng đến tim cũng gây ra suyễn. Tương ứng chứng bệnh Tâm Phế mạn của YHHĐ. Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ viết: “Chứng đột nhiên suyễn, lo sợ, mạch Phù là phần lý bị hư”. Sách ‘Chứng Trị Chuẩn Thằng’ viết: “Phế hư thì khí thiếu mà suyễn”. 3- Do Tỳ phế hư yếu: Tỳ hư sinh đàm thấp thịnh ứ đọng tại phế gây tắc phế lạc. khí đạo không thông làm cho khó thở. Hoặc bệnh lâu ngày phế hư không chủ khí sinh khí nghịch khó thở. Thận chủ nạp khí, do bẩm sinh hoặc bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến thận, thận không nạp được khi cũng sinh khó thở. 4- Do Đờm Trọc Nội Thịnh (Thượng Hải): Do ăn uống không điều độ hoặc bừa bãi làm ảnh hưởng đến công năng vận hoá của Tỳ, tích trệ lại thấph đờm. Trong thức ăn có những chất làm tổn thương tỳ vị, tỳ vận hoá kém, thuỷ cốc dễ sinh thấp đàm ứ đọng tại phế gây tắc phế lạc, phế khí bị trở ngại gây nên hen. Thường gặp ở những bệnh nhân tỳ hư, đàm thịnh. Hoặc người vốn có đờm thấp tích trệ đi ngược lên lên gây thành đờm, ủng trệ ở Phế, làm cho khí cơ và sự thăng giáng của Phế bị ngăn trở gây ra suyễn. Hoặc do Phế nhiệt nung nấu tân dịch thành đờm, đờm hoả gây trở ngại thành suyễn. Sách ‘Ấu Ấu Tập Thành’ viết: “Bệnh do đờm hoả nội uất, ngoại cảm phong hàn, có lúc do ngoại cảm, có lúc do nội nhiệt, cũng có khi do tích thực Sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’ ghi: “Do ăn uống không điều độ làm cho Phế khí đầy trướng sinh ra suyễn”. Sách ‘Chứng Trị Hối Bổ’ ghi: “Hen là đờm suyễn lâu ngày phát ra, vì bên trong có khí tắc nghẹt, bên ngoài khí hậu trái mùa tác động vào trong ngực, làm cho đờm kết lại, bế tắc đường khí, phát rá tiếng, gây ra hen”. [...]... phản khắc làm cho Phế hư thêm (vì vậy đa số người bệnh lên cơn khó thở vào khoảng nửa đêm, giờ của mộc khí vượng (Đởm 2 3-1 g, Can 1-3 g) Tâm hoả vốn khắc Phế kim, tâm chủ thần, vì vậy, sự rối loạn về tinh thần cũng ảnh hưởng đến Phế Triệu Chứng Sách Nội Khoa Học Thượng Hải và Thành Đô đều thống nhất phân làm 2 thể chính: Thực và Hư Suyễn A- Thực Suyễn 1- Suyễn Do Phong Hàn Phạm Phế: thở gấp, ngực tức,... nên hen suyễn Cơ Chế Sinh bệnh Theo YHHĐ Đa số các sách giáo khoa của YHHĐ đều nhắc đến 3 yếu tố chính gây nên hen suyễn: 1- Nguyên nhân dị ứng đối với cơ thể 2- Cơ địa dị ứng (thường gặp nơi người có cơ địa dễ mất điều chỉnh ở hệ thần kinh) 3- Gai kích thích (có thể ở bộ phận hô hấp như phổi viêm, polyp mũi hoặc ở ngoài đường hô hấp như ruột viêm, túi mật viêm, sỏi mật ) Đi sâu vào cơn hen, sách Bệnh. .. Du bổ thận nạp khí) - TS Kinh: Thiên đột, Đản trung, Thiên trì, Giải khê, Kiên trung du - LSĐKTHTL Học: Châm Hợp cốc, Liệt khuyết, Đại chuỳ, Phong môn, Phế du - TCC Học: Thiên trụ, Phong trì, Khí hộ, Kiên ngoại du, Đại Trử, Phế du, Quyết âm du, Tâm du, Phụ phân, Cao hoang, Hợp cốc - TYLPT Sách: Định suyễn, Đản trung, Nội quan, Đại chuỳ, Trung suyễn, Phong Long - CCHT Hải: Định suyễn, Thiên đột, Tuyền... sau: a- Hệ thần kinh đối giao cảm bị kích thích do một yếu tố nào đó, Acetyl choline được tiết ra và làm phế quản co thắt lại b- Phản ứng dị ứng kháng nguyên kháng thể tác động vào các dưỡng bào (Mastocystes) làm tiết ra một số hoá chất trung gian như Sérotorine, Bradykinine và đặc biệt là Histamin Cơ Chế Sinh Bệnh Hen Suyễn Theo YHCT Sự giải thích cơ chế sinh bệnh hen suyễn theo YHCT dựa trên học thuyết... pháp chẩn đoán của y học hiện đại giúp xác định bệnh chính xác để phối hợp với các phương pháp trị bệnh bằng thuốc tây như thở oxy, dùng thuốc trụ sinh (nếu nhiễm khuẩn) thuốc dãn phế quản hoặc thuốc trợ tim (trường hợp hen tim) v.v đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh CHÂM CỨU TRỊ SUYỄN + Bình suyễn, Giáng nghịch, tuyên Phế, hoá đờm Dùng phép cứu hoặc châm lưu kim Định Suyễn, Thiên Đột,... của đờm trọc B- Hư Suyễn 4- Suyễn do Phế Hư: Thở gấp (suyễn) , hơi thở ngắn, mệt mỏi, ho nhẹ, ra mồ hôi, sợ gió, họng khan, rát, miệng khô, lưỡi đỏ nhạt, mạch Nhuyễn Nhược (Thượng Hải), mạch Hư Nhược (Thành Đô) Biện chứng: Phế chủ khí, Phế hư vì vậy khí yếu, thở ngắn, tiếng nói nhỏ, mệt mỏi Vệ khí không vững vì vậy sợ gió, họng khan, rát, miệng khô, khí huyết hư yếu nên thấy mạch Nhược 5- Suyễn Do Thận... chính Nhưng trên thực tế lâm sàng do hen suyễn là một chứng bệnh tái phát nhiều lần, cơ thể người bệnh thường suy nhược cho nên lúc khu tà cũng cần chú ý phù chính và lúc không lên cơn chủ yếu là bổ hư nhưng trên lâm sàng thường biểu hiện hư chứng lẫn lộn như Tỳ phế hư, phế thận hư hoặc tỳ thận dương hư v.v biện chứng luận trị cần hết sức chú ý Ngoài ra, đối với những cơn hen ác tính, bệnh nhân khó thở... khi trong bài thuốc trị suyễn, các vị thuốc xổ như Muồng trâu, Vỏ đại, Lô hội cũng có thể dùng được 5- Bổ Hư Nơi người bị suyễn, thần kinh thực vật thường bị mất cân bằng Hệ thần kinh trung ương cũng bị xáo trộn, do đó, cần cho các vị thuốc bổ âm, nâng cao mức ức chế thần kinh Hoặc cho thuốc bổ dương để làm tăng hoạt tính giao cảm lên Rối loạn thần kinh thực vật trong bệnh suyễn thường gặp trong trường... Hạnh Thạch Cam Thang thêm Tang bì, Địa cốt bì + Sách ‘Trung Y Nội Khoa Học Giảng Nghĩa’ dùng bài Định Suyễn Thang (Nhiếp Sinh Chúng Diệu Phương): Ma hoàng, Bán hạ đều 6-1 2g, Hạnh nhân, Tô tử 6-8 g, Tang bạch bì, Khoản đông hoa đều 12g, Hoàng cầm 8-1 2g, Bạch quả 1 0-2 0 quả, Cam thảo 4g, sắc uống + Sách TQĐĐDYNPĐ.Toàn dùng bài Chỉ Háo Định Suyễn Thang: Ma hoàng, Tử uyển, Bối mẫu, Hạnh nhân đều 10g, Sa sâm... Nam) + Lá Hen 02kg, rửa hết lông, tẩm nước Gừng, sao vàng, hạ thổ, nấu với 10 lít nước, còn 5 lít Lọc bỏ bã, cho đường vào nấu còn khoảng 1 lít Người lớn uống 10ml với nước nóng, ngày 2 lần Trẻ nhỏ 2-5 tuổi, mỗi lần uống 1-3 ml Trẻ 6-1 0 tuổi mỗi lần uống 4-6 ml (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam) + Lá Hẹ tươi 100g, sắc với 400ml nước còn 300ml, thêm 10ml mật ong, chia làm 2 lần uống Khoảng 5-6 lần sẽ . BỆNH HỌC THỰC HÀNH - HEN SUYỄN (Háo Suvễn – Asthma - Asthme) BỆNH HỌC THỰC HÀNH. HÀNH HEN SUYỄN (Háo Suvễn – Asthma - Asthme) Đại Cương Hen suyễn là một hội chứng bệnh lý của cơ quan hô hấp mà đặc trưng chủ yếu là khó thở và tiếng đờm khò khè trong họng. Sách ‘Y Học Chính. 217 Trường Hợp Hen Điều Trị Bằng Đông Tây Y Kết Hợp’ phân thành: Hen hàn, Hen nhiệt, Hen do khí hư, Hen thể đờm thực. . Theo YHHĐ Sách Bệnh Học Nội Khoa’ của đại học y dược thành phố Hồ Chí

Ngày đăng: 09/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN