BỆNH HỌC THỰC HÀNH CHẢY NƯỚC MẮT Đại cương Chảy nước mắt trong trường hợp này là mỗi khi gặp gió thì nước mắt chảy ra, vì vậy cho nên có tên là Mục Phong Lệ Xuất, Nghênh Phong Xuất Lệ. Nặng hơn thì lúc nào nước mắt cũng chảy ra. Cách chung có thể chia làm hai loại: Loại Hàn và Nhiệt. Loại Hàn gồm chứng ra gió thì chảy nước mắt và bệnh tại tuyến lệ hoặc do tuyến lệ bị tắc gây nên bệnh, tương đương thể Tắc Lệ Đạo của YHHĐ. Loại Nhiệt: thuộc loại Bạo Phong Khách Nhiệt, Thiên Hành Xích Nhãn (Viêm Kết mạc), Tụ Tinh Chướng (Loét Giác mạc). Nguyên nhân . Do Phong. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ ghi: “Do phong tà làm tổn thương Can, Can khí bất túc thì nước mắt chảy ra”. . Do Can Thận âm hư, tinh huyết suy hao gây nên. Đa số do Can Thận đều suy, tinh huyết suy hao Can không ước thúc được dịch và phong tà bên ngoài khiến cho nước mắt chảy ra. Do Phong: Theo YHCT, dựa vào hàn nhiệt, có thể phân làm hai loại: a- Nghênh Phong Lãnh Lệ: Cứ gặp gió lạnh (nghênh phong) thì nước mắt cứ chảy ra, nhiều ít tùy cơ thể. b- Nghênh Phong Nhiệt Lệ: Sách ‘Nhãn Khoa Tinh Luận, Q. Thượng’ viết: “Dù gặp gió hoặc không gặp gió vẫn chảy nước mắt nhiều, do Can, Đởm, Thận thủy, tân dịch bất túc, chỗ khiếu của mắt bị hư không giữ lại được nên phong tà làm cho vước mắt chảy ra vậy”. Do Can Thận Đều Hư: Mắt không đỏ, không sưng, nước mắt chảy ra nhiều, mắt mờ hoặc ngứa, gặp gió thì chảy nhiều hơn, kèm đầu đau, tai ù, lưng đau, chân mỏi, mạch Tế Nhược. Điều trị: Bổ ích Can Thận. Dùng bài Cúc Tinh Hoàn (21) Gia Giảm. (Ba kích, Câu kỷ, Nhục thung dung bổ Can Thận, chỉ lãnh lệ; Ngũ vị tử vị chua để thu liễm, chỉ lệ; Cúc hoa dưỡng Can, làm sáng mắt, sơ phong, chỉ lệ). Nếu do hàn nhiều: thêm Xuyên khung để ôn Can, chỉ lệ. Mắt ngứa: thêm Thích tật lê, Phòng phong để sơ phong, chỉ dưỡng, hỗ trợ tác dụng chỉ lệ. Phần Biểu hư yếu: thêm Hoàng kỳ, Bạch truật, Phòng phong để ích khí, cố biểu. Long Đởm Mông Hoa Thang (52), Minh Mục Lưu Khí Thang II (59), Minh Mục Tế Tân Thang (60), Ninh Huyết Thang (73), Sinh Bồ Hoàng Thang (84) gia giảm, Tam Nhân Thang gia giảm (94), Thanh Nhiệt Tuyên Phế Thang (108), Thông Khiếu Thang (115), Tư Âm Chỉ Lệ Thang (136). CHÂM CỨU + Đầu duy, Tinh minh, Lâm khấp, Phong trì (Thần Ứng Kinh). + Lãnh lệ: Tinh minh, Lâm khấp, Phong trì, Uyển cốt (Châm Cứu Đại Thành). + Nghênh phong hữu lệ: Đầu duy, Tinh minh, Lâm khấp, Phong trì (Châm Cứu Đại Thành). + Nghênh phong lãnh lệ: Toàn trúc, Đại cốt không, Tiểu cốt không (Châm Cứu Đại Thành). + Nghênh phong lãnh lệ: Tinh minh, Uyển cốt, Phong trì, Đầu duy, Thượng tinh, Nghênh hương (Châm Cứu Tập Thành). + Nghênh phong lãnh lệ: Đầu duy, Tinh minh, Lâm khấp, Toàn trúc, Phong trì, Dịch môn, Hợp cốc, Uyển cốt, Hiệp khê (Châm Cứu Phùng Nguyên). + Kiện minh, Kiện minh 2 (Châm Cứu Học HongKong). + Tinh minh, sâu nửa thốn, lưu kim 15 phút. Ngày châm một lần, 3 – 5 lần là một liệu trình (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa). + Bổ Can khí, khứ phong hàn: Châm bổ Can du, tả Phong trì, Mục song, Đầu lâm khấp, Tinh minh [Bổ Can du để điều bổ Can khí, Can khí phục hồi thì mắt sẽ được nuôi dưỡng; Tả Phong trì, Đầu lâm khấp, Mục song để khứ phong, làm sáng mắt, chỉ lệ] (Châm Cứu Thực Dụng Đại Toàn). + Theo sách ‘Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học’: . Lãnh lệ (chảy nước mắt do phong): Bổ ích Can Thận. Bổ huyệt Tinh minh, Toàn trúc, Phong trì, cứu huyệt Can du, Thận du. (Tinh minh, Toàn trúc điều hòa khí huyết tại chỗ, thông khiếu ở mắt; Phong trì là huyệt chủ yếu để khứ phong, và điều hòa khí huyết; Can du, Thận du để tráng Thận thủy, dưỡng Can Mộc. Dùng phép cứu để bổ ích tinh huyết bị hao tổn). . Nhiệt Lệ: Tán phong, thanh nhiệt, sơ Can, làm sáng mắt. Châm tả huyệt Tinh minh, Toàn trúc, Hợp cốc, Dương bạch, Thái xung. (Tinh minh, Toàn trúc hợp với Hợp cốc có tác dụng tán phong, thanh nhiệt; Dương bạch, Thái xung để thanh tiết hỏa ở Can, Đởm, tiêu thủng, chỉ thống). + Theo sách ‘Trung Y Cương Mục’: . Lãnh Lệ: Bổ ích Can Thận, khứ phong, chỉ lệ. Châm Toàn trúc, Phong trì, Can du, Thận du. (Toàn trúc là huyệt cục bộ để điều khí huyết, thông lệ khiếu; Phong trì tán phong; Can Du, Thận du tư bổ Can Thận). . Nhiệt Lệ: Tán phong, thanh nhiệt, sơ Can, làm sáng mắt châm Toàn trúc, Thừa khấp, Hợp cốc, Dương bạch, Thái xung. (Thừa khấp, Toàn trúc, Dương bạch là huyệt cục bộ để điều khí huyết, thông lệ khiếu; Hợp cốc tán phong nhiệt; Dương bạch hợp với Thái xung để thanh tả nhiệt ở Can Đởm, tiêu thủng, chỉ thống). NHĨ CHÂM . Dùng huyệt Mắt, Mắt 1, Mắt 2, Can. Kích thích mạnh, lưu kim 30 phút. Ngày châm 1 lần. Bẩy ngày là một liệu trình (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học). . Châm huyệt Mắt, Can. Kích thích mạnh, lưu kim 30 phút (Trung Y Cương Mục). CHẢY NƯỚC MẮT DO CAN THẬN HƯ HÀN (Trích trong ‘ Cuộc Đời Và Kinh Nghiệm Của Người Thợ Già Trị Bệnh’ của Lê Đức Thiếp Việt Nam). Ông Vũ Bá H, 50 tuổi, hai tròng trắng tinh, không đỏ, không sưng nhức gì cả, cứ chảy nước mắt sống (mắt, không nóng), ròng ròng cả ngày, mỗi ngày phải dùng 5 -7 khăn nhỏ để thấm ướt đẫm, nhiều khi nước mắt còn chảy xuống giấy tờ trên bàn làm việc, bệnh đã ba tháng. Mạch hai bộ xích Trầm và không lực, mạch tả quan Huyền và Trì. Đã được khám theo YHHĐ và được kết luận phải mổ, nhưng mổ vẫn chưa chắc đã khỏi hẳn. Vì sợ mổ nên tìm thuốc YHCT uống. Dựa vào mạch, tôi chẩn đoán là Can Thận hư hàn, cho dùng bài Lý Âm Tiễn (Xuyên quy 20g, Thục địa 40g, Hắc khương 8g, Cam thảo 4g, Phụ tử 8g), thêm Ngũ vị tử 12 hạt (1g), Ngưu tất 4g, Xa tiền tử 6g). Uống 3 thang, bệnh bớt 7/10, uống thêm 3 thang nữa, khỏi hẳn. Tra Cứu Bài Thuốc 21- CÚC TINH HOÀN Gia Giảm (Thẩm Thị Dao Hàm): Cúc hoa, Ba kích, Nhục thung dung,Câu kỷ tử, Ngũ vị tử. Lượng bằng nhau. Tán bột, trộn với mật làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 viên. TD: Trị túi lệ viêm tắc, chảy nước mắt sống. 52- LONG ĐỞM MÔNG HOA THANG (Thiên Gia Diệu Phương, Q. Hạ): Long đởm thảo, Mật mông hoa, Đương quy đều 6 – 15g, Hoàng liên 3 – 12g, Thảo quyết minh 9 – 12g, Câu kỷ tử 9 – 15g, Cúc hoa 9 – 18g. Sắc uống. TD: Thanh Can, tả hỏa. Trị túi lệ viêm mạn. 59- MINH MỤC LƯU KHÍ THANG II (Tạp Bệnh Nguyên Lưu Tê Chúc): Cam thảo, Chi tử, Cúc hoa, Đại hoàng, Hoàng cầm, Huyền sâm, Kinh giới, Mộc tặc, Ngưu bàng tử, Tật lê, Tế tân, Thảo quyết minh, Thương truật, Xuyên khung. Lượng bằng nhau. Sắc uống. TD: Lợi khí, làm sáng mắt. Trị mắt mờ, nhìn không rõ, chảy nước mắt sống, mắt nhức không mở ra được. 60- MINH MỤC TẾ TÂN THANG (Thẩm Thị Dao Hàm, Q. 5): Cảo bản 2g, Đào nhân 11 hạt, Hoa tiêu 10 hạt, Hồng hoa 0,8g, Khương hoạt 2,4g, Kinh giới 2,4g, Ma hoàng 3,2g, Mạn kinh tử 2,4g, Phòng phong 2,4g, Phục linh 2g, Quy thân 2g, Sinh địa 2,4g, Tế tân 0,8g, Xuyên khung 1,6g. Sắc uống. TD: Trị mắt sưng đau, chảy nước mắt, sợ nhiệt. 73- NINH HUYẾT THANG (Ngũ Quan Khoa Học): Hạn liên thảo, Sinh địa, A giao, Bạch thược, Chi tử (tro), Trắc bá diệp, Bạch mao căn; Tiên hạc thảo, Bạch cập, Bạch liễm. Sắc uống TD: Trị thủy tinh dịch có vật chơi vơi, túi lệ viêm tắc. 84- SINH BỒ HOÀNG THANG gia giảm (Trung Y Nhãn Khoa Lục Kinh Trị Yếu): Sinh bồ hoàng, Hạn liên thảo, Đan sâm, Đơn bì, Kinh giới (đốt thành tro), Uất kim, Sinh địa, Xuyên khung. Sắc uống. TD: Thủy tinh dịch có vật chơi vơi, túi lệ tắc (viêm lệ đạo). 94- TAM NHÂN THANG GIA GIẢM (Ôn Bệnh Điều Biện): Ý dĩ nhân, Hạnh nhân, Hoạt thạch, Khấu nhân, Thông thảo, Hậu phác, Bán hạ (chế), Trúc diệp. Sắc uống. TD: Trị thủy tinh dịch có vật chơi vơi, túi lệ viêm tắc. 108- THANH NHIỆT TUYÊN PHẾ THANG (Tứ Xuyên Trung Y Dược (11) 1990): Ma hoàng (nướng), Hạnh nhân, Cát cánh, Cúc hoa, Mật mông hoa đều 3g, Thạch cao (sống) 9g, Tạo giác thích, Bạch chỉ đều 6g, Mộc tặc 4g, Chích thảo 2g. Sắc uống. TD: Thanh nhiệt, tuyên Phế, bài nùng, giải độc. Trị túi lệ viêm, lệ đạo tắc. 115- THÔNG KHIẾU THANG (Trung Quốc Đương Đại Trung Y Danh Nhân Chí): Ngân hoa, Liên kiều, Bồ công anh, Sinh địa, Thiên hoa phấn đều 20g, Hoàng cầm, Bạch chỉ đều 12g, Cát cánh, Phòng phong đều 10g, Đan sâm 15g, Cam thảo 6g, Thông thảo, Nga bất thực thảo đều 3g. Sắc uống. TD: Thanh nhiệt, hoạt huyết, khứ phong, thông khiếu. Trị túi lệ viêm mạn tính. 136- TƯ ÂM CHỈ LỆ THANG (Trung Y Nhãn Khoa Lâm Sàng Thực Tiễn): Thục địa 15g, Sơn dược, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử đều 12g, Địa cốt bì, Ích trí nhân, Cúc hoa, Tang diệp 9g, Hoàng cầm 6g, Ngũ vị tử 3g. Sắc uống. TD: Tư âm, ích Thận, nạp khí, dưỡng Can. Trị chảy nước mắt khi ra gió. . BỆNH HỌC THỰC HÀNH CHẢY NƯỚC MẮT Đại cương Chảy nước mắt trong trường hợp này là mỗi khi gặp gió thì nước mắt chảy ra, vì vậy cho nên có tên là Mục Phong. gì cả, cứ chảy nước mắt sống (mắt, không nóng), ròng ròng cả ngày, mỗi ngày phải dùng 5 -7 khăn nhỏ để thấm ướt đẫm, nhiều khi nước mắt còn chảy xuống giấy tờ trên bàn làm việc, bệnh đã ba. lại được nên phong tà làm cho vước mắt chảy ra vậy”. Do Can Thận Đều Hư: Mắt không đỏ, không sưng, nước mắt chảy ra nhiều, mắt mờ hoặc ngứa, gặp gió thì chảy nhiều hơn, kèm đầu đau, tai ù,