1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỆNH HỌC THỰC HÀNH - MAI HẠCH KHÍ pptx

5 486 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 110,77 KB

Nội dung

BỆNH HỌC THỰC HÀNH MAI HẠCH KHÍ Chứng: Họng không sưng nhưng khi nuốt vào có cảm giác như có vật gì vương vướng, giống hình hạt mơ (ô mai – mai hạch), khạc không ra, nuốt không xuống. Sách ‘Xích Thủy Huyền Châu - Yết Hầu) viết: “ Chứng Mai hạch khí, trong họng như có vật cứng”. Sách ‘Cổ Kim Y Giám’ (mục Mai Hạch Khí) viết: “Chứng mai hạch khí, trong họng bị vướng, khạc không ra, nuốt không xuống, giống như hình hạt Ô mai”. Nữ giới 30 - 50 tuổi dễ mắc bệnh hơn. Nguyên nhân: Đa số do tình chí uất kết, đờm khí ngưng trệ ở họng gây nên. Triệu chứng: Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau: 1- Can Khí Uất Trệ Chứng: Tự cảm thấy trong họng như có vật gì lạ hoặc có cái gì vướng, khạc không ra, nuốt không xuống, tinh thần uất ức, không ăn uống được, ngực đầy, hông sườn đầy trướng, mỗi khi tức giận thì bệnh khó chịu hơn, lúc nhẹ, lúc nặng, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Huyền. Kiểm tra vùng họng không thấy có gì khác thường. Điều trị: Sơ Can, hành khí, giải uất. Dùng bài Việt Cúc Bảo Hòa Hoàn gia vị (Đây là bài Việt Cúc Bảo Hòa Hoàn, thêm Sài hồ, Bạch thược. Sài hồ, Hương phụ để thư Can, lý khí, giải uất; Bạch thược dưỡng âm, nhu Can, điều lý Can; Xuyên khung hoạt huyết, hành khí để lý Can khí; Thương truật, Thần khúc phương hương kiện Tỳ, hòa trung, hợp với Các vị thuốc trên để lý Can khí; Chi tử thanh sơ nhiệt ở Tam tiêu để sơ điều Can khí). Điều trị: Lý khí, giải uất, hóa đờm. 2- Can Uất Tỳ Hư Chứng: Tự cảm thấy trong họng có vật gì vướng, tinh thần uất ức, hay tức giận, suy nghĩ, gầy ốm đi, kinh nguyệt không đều, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Huyền Tiểu, có lực. Kiểm tra họng không có gì bất thường. Điều trị: Sơ Can, giải uất, lý khí, kiện Tỳ. Dùng bài Tiêu Dao Tán (52) gia vị Có thể dùng: Bán Hạ Hậu Phác Thang (02) (Bán hạ để khai kết, phối Phục linh để thấm thấp, khứ đờm; Hậu phác vị đắng, tính ấm, có tác dụng giáng nghịch, lý khí, vị ấm nên có thể tán kết, tiêu đờm; Sinh khương tán ẩm, tuyên dương). Tứ Thất Thang Gia Vị (60), Lợi Yết Thang II (26), Tứ Hoa Giải Uất Thang (59), Lý Khí Giải Uất Thang (30), Giải Độc Lợi Yết Thang (13), Tiêu Mai Thang (53), Tuyên Giáng Mai Hạch Thang (58), Thông Yết Thang (51) MẮT CÓ MÀNG MÂY Đại cương Là 1 loại bệnh thường gặp ở màng bồ đào mắt, theo đó, người bệnh cảm thấy mắt mình như có 1 lớp màng mây có sắc trắng hoặc đen, dầy hoặc mỏng tùy tình trạng bệnh. Thuộc các loại Ế Chướng của Đông Y như Mã Não Ế, Hoa Ế Bạch Hãm, Bạch Mạc Xâm Tình, Giải Tình Ế, Ngân Tinh Độc Hiện, Băng Hà Ế, Đinh Ế. Phân loại + Màng mây như lớp sương mù mỏng, mây nổi, sắc trắng mà non, còn nhìn thấy được con ngươi, là chứng màng mỏng và nhẹ, có thể trị được và mắt có thể sáng lại được. + Màng sắc xanh, già hoặc trắng hoặc vàng là thứ màng dầy mà còn phân biệt được sáng tối hoặc có những điểm mỏng nhạt ở 1 chỗ hoặc nhiều chỗ, hơi có sắc xanh là còn có thể trị được. Nếu thành phiến dầy, tối, không phân biệt được sáng tối là khó trị. Nếu màng dầy mà lộ ra sắc vàng, sậm, bẩn và có dây máu chằng chịt lên như màn che đi, tuy chưa lan ra hết cả tròng đen cũng khó trị, vì màng đó đã ăn sâu vào tròng đen và sẽ hủy hoại toàn bộ tròng đen. Chứng Hắc Châu Ế (Giải Tình Ế) là tròng đen có một hột hoặc hai hột màng, sắc đen hoặc như mắt cua. Chứng này do tròng đen đã bị vỡ, nhân mầu vàng lồi ra mà gây nên, là hậu quả trầm trọng của chứng màng mây. Hoặc tròng đen bị vỡ mà nhân mầu vàng không lồi ra thì thành chứng Nhãn Lậu Nùng Huyết, không thể trị được. Xem chi tiết từng loại. . BỆNH HỌC THỰC HÀNH MAI HẠCH KHÍ Chứng: Họng không sưng nhưng khi nuốt vào có cảm giác như có vật gì vương vướng, giống hình hạt mơ (ô mai – mai hạch) , khạc không ra,. xuống. Sách ‘Xích Thủy Huyền Châu - Yết Hầu) viết: “ Chứng Mai hạch khí, trong họng như có vật cứng”. Sách ‘Cổ Kim Y Giám’ (mục Mai Hạch Khí) viết: “Chứng mai hạch khí, trong họng bị vướng, khạc. hạt Ô mai . Nữ giới 30 - 50 tuổi dễ mắc bệnh hơn. Nguyên nhân: Đa số do tình chí uất kết, đờm khí ngưng trệ ở họng gây nên. Triệu chứng: Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau: 1- Can Khí

Ngày đăng: 09/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN