BỆNH HỌC THỰC HÀNH TỬ HUYỀN Đại Cương Có thai mà thai động không yên, ngực đầy trướng, gọi là ‘Thai Khí Thượng Nghịch’, ‘Tử Huyền’, Nhâm Thần Huyễn Vựng, Tử Huyễn. Sách ‘Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương’ viết: «Thai nhiệt khí xông nghịch lên, tâm ngực đầy trướng, có khối u, đau chói, gọi là chứng ‘Tử Huyền’». Sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: «Có thai mà ngực, hoành cách mô đầy trướng, gọi là Tử Huyền». Sách ‘Nữ Khoa Chẩn Trị Bí Phương’ viết: «Có thai 7~8 tháng mà bỗng nhiên ngã lăn ra bất tỉnh, một lát mới tỉnh lại gọi là chứng Tử Vậng, dùng bài Cát Căn Thang…» Chứng này tương đương chứng thai động, những biến chứng khi có thai hoặc có thai mà kèm bệnh tim hoặc có thai kèm viêm nhiễm đường hô hấptrong YHHĐ. Nguyên Nhân Sách ‘Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương’viết: ‘Do thai nhiệt, khí nghịch lên gây nên bệnh’ và ‘Trong người vốn có hàn khí vì thế đờm và khí nghịch tương bác nhau gây nên’. Sách ‘Phó Thanh Chủ Nữ Khoa’ viết: ‘Do khí nhiệt gây nên’. Các thầy thuốc đa số cho là do Can khí uất nghịch gây nên. Trên lâm sàng thường gặp các loại sau: + Can Thận Âm Hư: Cơ thể vốn suy yếu, Can dương thịnh, sau khi có thai, huyết tụ lại để nuôi dưỡng thai, âm huyết bị bất túc, âm không tiềm được dương, Can dương bốc lên thanh khiếu bên trên gây nên bệnh. + Can Uất Đờm Trệ(Can Khí Phạm Tỳ): Bình thường hay bị giận dữ, uất ức không giải được, Can mất chức năng điều đạt, sơ tiết, hoặc bị Can uất, Tỳ hư yếu, mất chức năng kiện vận làm cho khí bị uất, đờm bị trệ, khi có thai, thai lớn lên làm cho khí cơ không thăng giáng được, đờm thấp ngăn trở bên trong thăng dương không thăng lên được, gây nên chứng Tử Huyền. + Khí Huyết Đều Hư: Cơ thể vốn bị khí huyết suy yếu, khi có thai, khí huyết hư thêm. Khí hư thì thanh khí không thăng lên được, huyết hư thì tủy huyết không được nuôi dưỡng, vì vậy gây nên chứng bệnh. + Phế Vị Tích Nhiệt: Cơ thể vốn có df thịnh, Phế Vị tích nhiệt, khi có thai, thai khí không đều hoà, uất nhiệt bốc lên tâm, ngực khiến cho ngực, bụng đầy trướng gây nên chứng Tử Huyền. Nguyên Tắc Điều Trị Chủ yếu là bình Can, lý khí. Tuy nhiên phải phân biệt hàn nhiệt, hư thực để trị cho phù hợp. Triệu Chứng + Khí Uất Hợp Nhiệt: Có thai, ngực đầy tức, bụng căng tức khó chịu, ăn vào thấy nặng hơn, thở không thông, có khi hông sườn đau, trong người nóng, miệng khô, tâm phiền, ngủ ít, gò má đỏ, có khi nóng bừng lên, lưỡi hồng, rêu mỏng, vàng, nhờn, mạch Huyền Hoạt và Sác. Điều trị: Kiện Tỳ, lý khí, thanh nhiệt, giải uất. Dùng bài Chỉ Xác Thang [Chứng Trị Chuẩn Thằng]: Chỉ xác 120g, Hoàng cầm 160g. Tán bột, mỗi lần uống 20g, Sắc uống nóng. Hoặc Giải Uất Thang [Phó Thanh Chủ Nữ Khoa]. + Khí Uất Hợp Hàn: Có thai, bụng đầy, sắc mặt xanh úa, sợ lạnh, buồn bực, uất ức, tay chân mỏi mệt, váng đầu, sợ sệt, thở không thông, lưỡi nhạt ít rêu. Điều trị: Bình Can, Kiện Tỳ, lý khí, tán hàn. Dùng bài Tử Tô Ẩm [Bản Sự Phương]. + Phế Vị Tích Nhiệt: Có thai, ngực bụng đầy trướng, khó thở, bứt rứt, ho ra đờm vàng dính, khát, miệng hôi, tiểu ít, nước tiểu đỏ, táo bón, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác. Điều trị: Thanh Phế Vị nhiệt, giáng nghịch, hoá đờm. Dùng bài Cầm Truật Thang (Nữ Khoa Bí Quyết Đại Toàn): Hoàng cầm, Bạch truật, thêm Qua lâu, Tang bạch bì, Chi tử, Chỉ xác. (Hoàng cầm, Chi tử, Tang bạch bì thanh Phế Vị tích nhiệt, hoá đờm, bình suyễn; Chỉ xác hợp với Qua lâu để khoan hung, hoà trung, giáng khí nghịch; Bạch truật kiện Tỳ, trừ thấp, an thai). + Hư Hàn: Có thai, thai bị động, hồi hộp, ngực đầy, sắc mặt xanh tối, sợ lạnh, tay chân lạnh, mỏi mệt, miệng khô, bứt rứt, lưỡi nhạt, ít rêu, mạch Trầm Vi, Hoạt. Bệnh lúc phát lúc khỏi. Dùng Đương Quy Thang [Chứng Trị Chuẩn Thằng]. + Can Thận Âm Hư: Có thai vào thời kỳ giữa và cuối bị đầu váng, hoa mắt, nhìn thấy mọi vật như dính nhòe, phiền nhiệt, gò má đỏ, môi hồng, miệng khô, họng khô, lòng bàn tay chân nóng, hoặc tự nhiên hôn mê một lúc sau tỉnh lại, lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch Huyền Tế, Sác. Điều trị: Tư âm, bổ Thận, bình Can, tiềm dương. Dùng bài Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn thêm Quy bản, Mẫu lệ, Thạch quyết minh. Nếu sốt thêm Tri mẫu, Hoàng bá để tư âm, tả hỏa. Miệng đắng, tâm phiền thêm Hoàng cầm, Trúc nhự để thanh nhiệt, trừ phiền. Chóng mặt, hôn mê thêm Câu đằng, Thiên ma để trấn Can, tức phong. + Khí Uất Đờm Trệ: Có thai thời kỳ giữa và cuối bị đầu váng, hoa mắt, ngực đầy, tâm phiền, hông sườn đầy tức, muốn nôn, nôn ra đờm nhớt, mặt sưng, tay chân phù, nằm xuống thì khó thở, đứng ngồi không yên, rêu lưỡi trắng bệu, mạch Huyền Hoạt mà Hoãn. Điều trị: Kiện Tỳ, lý khí, hóa đờm, tức phong. Dùng bài Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang. Nếu đờm uất hóa hỏa kèm đầu và mặt trướng, đau, tâm phiền, miệng đắng, lưỡi vàng bệu, dùng bài Thanh Đờm Tứ Vật Thang (Nữ Khoa Bí Truyền Đại Toàn): Thục địa, Bạch thược, Xuyên khung, Đương quy, Hoàng cầm, Hoàng liên, Bán hạ, Trần bì (Bán hạ, Trần bì, Bạch truật khứ đờm, lý khí, kiện Tỳ, táo thấp; Bài Tứ Vật (Khung, Quy, Thục, Thược) để bổ huyết, an thai; Hoàng cầm, Hoàng liên thanh nhiệt giáng hỏa). + Khí Huyết Đều Hư: Có thai thời kỳ giữa và cuối bị váng đầu, hoa mắt, hồi hộp, hay quên, ít ngủ, hay mơ, tinh thần mỏi mệt, hơi thở ngắn, ngại nói, sắc mặt trắng xanh hoặc vàng úa, lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược. Điều trị: Ích khí, dưỡng huyết. Dùng bài Bát Trân Thang. Nếu váng đầu, hoa mắt thêm Cúc hoa, Câu kỷ tử, Mạn kinh tử để dưỡng huyết, bình Can; Hồi hộp, hay quên, ít ngủ thêm Viễn chí, Toan táo nhân, Long nhãn nhục để dưỡng Tâm, an thần. Y Án Tử Huyền [Trích trong ‘Phụ Nhân Đại Toàn Lương Phương’] Một phụ nữ có thai, thai khí nghịch lên làm ngực đầy, ợ hơi, ăn uống không xuống. Đó là do Tỳ khí uất trệ. Cho uống bài ‘Tử Tô Ẩm’ thì dịu. Sau đó cho uống ‘Tứ Quân Tử Thang’ thêm Chỉ xác, Sài hồ, Sơn chi thì khỏi bệnh. . BỆNH HỌC THỰC HÀNH TỬ HUYỀN Đại Cương Có thai mà thai động không yên, ngực đầy trướng, gọi là ‘Thai Khí Thượng Nghịch’, Tử Huyền , Nhâm Thần Huyễn Vựng, Tử Huyễn. Sách ‘Phụ. đầy trướng, có khối u, đau chói, gọi là chứng Tử Huyền ». Sách ‘Y Tông Kim Giám’ viết: «Có thai mà ngực, hoành cách mô đầy trướng, gọi là Tử Huyền . Sách ‘Nữ Khoa Chẩn Trị Bí Phương’ viết:. mắt thêm Cúc hoa, Câu kỷ tử, Mạn kinh tử để dưỡng huyết, bình Can; Hồi hộp, hay quên, ít ngủ thêm Viễn chí, Toan táo nhân, Long nhãn nhục để dưỡng Tâm, an thần. Y Án Tử Huyền [Trích trong ‘Phụ