1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bệnh Học Thực Hành: LOÃNG XƯƠNG (Osteoporosis) pptx

7 199 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 178,48 KB

Nội dung

LOÃNG XƯƠNG (Osteoporosis) Là hiện tượng khối xương ngày càng mất đi khi số tuổi càng tăng. Xương trở nên mỏng hơn, xốp hơn và như vậy dễ gẫy hơn. Hậu quả là nguy cơ gẫy xương tăng, chỉ cần va chạm nhẹ, té ngã, trượt chân hoặc cố gắng có thể bị gẫy xương cổ tay, đốt sống cổ, xương đùi… Dẫn đến đau nhức mạn tính hoặc biến dạng cột sống… Ở Mỹ năm 2000 có đến hơn 8 triệu người bị loãng xương và 17 triệu người bị giảm khối xương, có thể xếp vào loại có nguy cơ cao sẽ bị loãng xương. Thường gặp ở phụ nữ sau 50 tuổi. Nam hoặc nữ đều có thể bị loãng xương nhưng đàn bà dễ bị loãng xương hơn đàn ông 8 lần. Là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ. YHCT xếp vào loại Yêu Thống, Chuỳ Thống. Nguyên Nhân Theo YHHĐ: Ở phụ nữ đến tuổi 45 có 20% phụ nữ có thể bị loãng xương và đến 65 tuổi, tỉ lệ lên đến 80%. Lý do chính khiến các bà có nguy cơ bị loãng xương cao hơn các ông là ngay từ tuổi thanh niên, khối xương ở phụ nữ đã thấp hơn so với nam giới, vì vậy xương càng mất chất thì các bà càng dễ bị tổn thương. Ở nam giới, hormon Testosteron có khả năng bảo vệ xương cho đến tuổi 60-70. trong khi đó hormon Estrogen cần để giữ cho xương mạnh và chắc ở phụ nữ đã giảm sau tuổi mãn kinh. Ngoài ra, phụ nữ có khuynh hướng ăn ít thức ăn giầu Calci (uống sữa…), cũng có thể do ống tiêu hoá của phái nữ tỏ ra ít dung nạp với đường Lactose, hoặc do các bà sợ uống sữa dễ mập… Điều này bất lợi cho xương vì họ đã không nạp vào đủ lượng Calci cần thiết từ thức ăn hàng ngày. Theo YHCT: Do tiên thiên bất túc, tuổi già, ăn uống không điều độ, bệnh mạn tính. (Theo sách Nội Kinh) Thận chủ cốt, chủ tuỷ. Thận sung mãn thì xương sẽ cứng chắc. Vùng lưng là ‘phủ’ của Thận, lưng trên cũng là đường của Thận. Vì vậy chứng loãng xương chủ yếu là do Thận hư yếu, cả Thận âm lẫn Thận dương. Thận dương hư sẽ kéo theo Tỳ dương hư, Can huyết và Thận âm hư liên hệ đến tuổi già, cơ thể suy yếu, bệnh nhiệt kéo dài. Ngoài ra, rượu làm tổn thương Tỳ, tăng thấp nhiệt. Thuốc lá làm tổn thương Phế, làm hại âm dịch, đều có thể gây nên bệnh. Chẩn Đoán . Phụ nữ tuổi 65 trở lên cần xác định tỉ trọng xương. . Một số nhà nghiên cứu cho rằng nênchẩn đoán loãng xương liền sau khi mãn kinh để biết khối lượng xương nếu tỉ trọng xương bình thường, tốt thì người phụ nữ này không có nguy cơ bị loãng xương sau đó. . Các nhà nghiên cứu nêu ra bảng trắc nghiệm dưới đây để kiểm tra mức độ loãng xương: (Tuổi bạn có trên 45 không? (Nước da bạn có trắng mịn và tóc bạn có thuộc loại sợi nhỏ, mầu vàng không? (Mẹ hoặc chị của bạn đã từng bị gẫy xương hoặc được chẩn đoán là bị loãng xương không? (Các cụ bà lơn tuổi trong dòng họ của bạn có bị còng lưng không? (Bạn có thuốc loại người có vóc nhỏ, xương nhỏ và nhẹ cân không? (Bạn có hút thuốc không? (Trong ngày, phần lớn thời gian bạn ở trong nhà, ngay cả khi tập thể dục? (Bạn có luyện tập nhiều đến độ ngưng thấy kinh không? (Bạn có lúc ăn kiêng, lúc không ăn kiêng? (Bạn có thói quen uống cà phê và sođa thường xuyên không? (Bạn có đang trong thời kỳ mãn kinh không. Mãn kinh sớm trước 45 tuổi, sau phẫu thuật buồng trứng hoặc mãn kinh bình thường? (Bạn hiện có đang dùng thuốc trị bệnh tuyến giáp không? (Bạn đang dùng hoặc đã có dùng trong thời gian dài một trong các loại thuốc có khả năng làm cho xương bị loãng (Corticoid, chống loét dạ dày, chống đông máu, chống động kinh…? (Ban có ăn theo chế độ nhiều lượng đạm không? (Bạn không uống thuốc bổ có calcium? (Bạn có uống nhiều rượu không? Số câu trả lời ‘Có’ càng nhiều, càng có nguy cơ cao bị loãng xương. Biện Chứng Luận Trị + Tỳ Thận Dương Hư: Lưng và thắt lưng đau, yếu, mệt mỏi, tinh thần uể oải, không có sức, chân tay lạnh, ăn kém, phân lỏng, xanh xao, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Nhược, Trì. Điều trị: Kiện Tỳ, ích khí, bổ Thận, tráng dương, mạnh gân xương. Dùng bài Hữu Quy Ẩm gia vị: Thục địa 30g, Câu kỷ tử 15g, Sơn thù, Sơn dược đều 12g, Phụ tử, Đỗ trọng, Bổ cốt chỉ, Bạch truật đều 9g, Nhân sâm, Nhục quế, Chích thảo đều 6g. (Thục địa, Sơn dược, Sơn thù bổ Thận âm. Hợp với Câu kỷ tử để dưỡng âm, bổ dương theo ý ‘Âm Dương cùng một nguồn’ và ‘Dương sinh âm trưởng’; Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng, Tục đoạn, Nhục quế, Phụ tử đều ôn bổ Thận dương, làm mạnh lưng. Ngoài ra, Tục đoạn hành huyết, mạnh xương, nối chỗ gẫy; Đỗ trọng là vị thuốc chủ yếu trị đau lưng; Bổ cốt chỉ làm mạnh xương; Phụ tử ôn kinh, chỉ thống; Nhân sâm, Bạch truật, Chích thảo bổ hậu thiên để hỗ trợ tiên thiên). Tiêu chảy thêm Nhục đậu khấu 9g. Huyết hư thêm Đương quy 9g. Đau thắt lưng thêm Ngũ gia bì 9g. Đau giữa lưng thêm Tang ký sinh 9g. Đau lưng trên thêm Cát căn 9g. Đau kèm lạnh trong cột sống thêm Cẩu tích 9g. Loãng xương nhiều thêm Cốt toái bổ, Quy bản đều 9g. Đau cố định và nhiều do ứ huyết thêm Xích thược 12g, Nhũ hương, Một dược đều 6g. Châm Cứu: Phục lưu, Đại trử, Huyền chung. Phối hợp chọn thêm các huyệt cục bộ vùng đau: Giáp tích, A thị huyệt, Đạo chuỳ, Tích trung, Huyền xu, Mệnh môn, Yêu dương quan, Tam tiêu du, Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, Yêu nhãn. (Phục lưu cứu bổ để bổ Thân (âm và dương) và tinh tiên thiên. Huyền chung là huyệt Hội của Tuỷ để bổ tuỷ; Đại trử là huyệt Hội của xương để làm mạnh xương. Ba huyệt này chuyên dùng trị bệnh ở xương do Thận suy làm ảnh hưởng đến cột sống. Cứu bổ các huyệt cục bộ vùng đau để bổ hư và làm làm mạnh lưng, xương). Loãng xương vùng cổ, xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Tỳ hư nặng thêm Túc tam lý. Lưng dưới đau kèm rối loạn tiêu hoá thêm Công tôn. Vùng mông đau thêm Trật Biên. Lạnh, đau vùng thắt lưng, mông và châm cứu Trật biên, Thừa phò, Thừa sơn. Vùng xương thiêng và xương cùng đau thêm Cư liêu, Bát liêu. + Can Huyết Hư, Thận Âm Hư: Lưng và thắt lưng đau, chân và gối mỏi, yếu, tai ù, chóng mặt, mất ngủ, mặt trắng nhạt nhưng về chiều cảm thấy bừng nóng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch Tế, Huyền, Sác. Điều trị: Bổ Thận, dưỡng Can, làm mạnh lưng, xương. Dùng bài Tả Quy Ẩm gia vị: Thục địa 30g, Câu kỷ tử, Tang ký sinh đều 15g, Sơn dược 12g, Phục linh, Sơn thù, Bổ cốt chỉ đều 9g, Chích thảo 6g. (Thục địa, Sơn dược, Sơn thù bổ Can Thận, ích âm tinh; Câu kỷ tử, Sơn thù, Tang ký sinh dưỡng Can huyết; Phục linh, Sơn dược, Chích thảo bổ hậu thiên để trợ giúp tiên thiên. Âm, huyết và tinh đầy đủ thì tuỷ sẽ sung mãn, xương sẽ cứng. Bổ cốt chỉ ôn Thận, mạnh lưng, cứng xương; Tang ký sinh khu phong thấp, làm mạnh cột sống). Loãng xương vùng cổ xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Nhiệt ở Phế và Vị làm tổn thương âm dịch, thêm Mạch môn, Thạch hộc đều 12g. Nhiệt ở Tâm thêm Huyền sâm 15g. Nhiệt ở Tỳ gây mau đói thêm Bạch thược 15g. Có hư nhiệt thêm Tri mẫu, Hoàng bá đều 9g. Xuất huyết do nhiệt xâm nhập vào phần huyết thêm Sinh địa, Hạn liên thảo. Huyết hư thêm Đương quy 9g. Loãng xương nặng thêm Cốt toái bổ, Quy bản đều 9g. Đau cố định và nhiều do ứ huyết thêm Xích thược 12g, Nhũ hương, Một dược đều 6g. Châm Cứu: Phục lưu, Đại trử, Huyền chung. Phối hợp chọn thêm các huyệt cục bộ vùng đau: Giáp tích, A thị huyệt, Đạo chuỳ, Tích trung, Huyền xu, Mệnh môn, Yêu dương quan, Tam tiêu du, Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, Yêu nhãn. (Phục lưu châm bổ để bổ Thân (âm và dương) và tinh tiên thiên. Huyền chung là huyệt Hội của Tuỷ để bổ tuỷ; Đại trử là huyệt Hội của xương để làm mạnh xương. Ba huyệt này chuyên dùng trị bệnh ở xương do Thận suy làm ảnh hưởng đến cột sống. Châm bổ các huyệt cục bộ vùng đau để bổ hư và làm làm mạnh lưng, xương). Loãng xương vùng cổ, xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Tỳ hư nặng thêm Túc tam lý. Lưng dưới đau kèm rối loạn tiêu hoá thêm Công tôn. Vùng mông đau thêm Trật Biên. Lạnh, đau vùng thắt lưng, mông và châm cứu Trật biên, Thừa phò, Thừa sơn. Vùng xương thiêng và xương cùng đau thêm Cư liêu, Bát liêu. + Tỳ Khí Hư – Thận Âm Dương Hư: Lưng và thắt lưng đau mỏi, tê, mệt mỏi, tinh thần uể oải, không có sức, nóng bừng, lạnh nửa người bên dưới, chóng mặt, ù tai, tiểu đêm, giảm tình dục, ăn ít, phân lỏng, lưỡi đỏ, bệu, rêu lưỡi nhạt, mạch bộ thốn Hư, mạch bộ quan bên phải Nhu, bộ quan bên trái Huyền, bộ xích Trầm hoặc Tế Phù. Điều trị: Kiện Tỳ, ích khí, bổ Thận (âm + dương), thanh hư nhiệt (nếu cần), làm mạnh lưng, xương. Dùng bài Bổ Âm Thang: Thục địa, Sinh địa đều 15g, Ngưu tất, Bổ cốt chỉ đều 12g, Đương quy, Bạch thược, Tri mẫu, Hoàng bá, Đỗ trọng, Phục linh đều 9g, Tiểu hồi, Trần bì, Nhân sâm, Chích thảo đều 6g. (Thục địa, Sinh địa, Ngưu tất, Đương quy, Bạch truật dưỡng Can huyết và Thận âm, làm mạnh khớp và xương; Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng ôn bổ Thận dương; Tri mẫu, Hoàng bá thanh hư nhiệt, dẫn hoả đi xuống. Ngoài ra, Hoàng bá thanh trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu, còn Tri mẫu dưỡng âm; Phục linh, Nhân sâm, Chích thảo bổ trung, ích khí để hỗ trợ cho tiên thiên; Trần bì, Tiểu hồi hành khí, hoá khí). Loãng xương vùng cổ xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Loãng xương nặng thêm Cốt toái bổ, Quy bản đều 9g. Đau cố định và nhiều do ứ huyết thêm Xích thược 12g, Nhũ hương, Một dược đều 6g. Thắt lưng đau thêm Ngũ gia bì 9g. Giữa lưng đau thêm Tang ký sinh 9g. Lưng trên đau thêm Cát căn 9g. Châm Cứu: Phục lưu, Đại trử, Huyền chung, Tam âm giao. Phối hợp chọn thêm các huyệt cục bộ vùng đau: Giáp tích, A thị huyệt, Đạo chuỳ, Tích trung, Huyền xu, Mệnh môn, Yêu dương quan, Tam tiêu du, Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, Yêu nhãn. (Phục lưu bổ Thân (âm và dương) và tinh tiên thiên. Huyền chung là huyệt Hội của Tuỷ để bổ tuỷ; Đại trử là huyệt Hội của xương để làm mạnh xương. Ba huyệt này chuyên dùng trị bệnh ở xương do Thận suy làm ảnh hưởng đến cột sống. Tam âm giao là huyệt hội của ba kinh âm ở chân là Can, Thận, Tỳ để bổ khí, huyết và tinh. Các huyệt cục bộ vùng đau để bổ hư và làm làm mạnh lưng, xương). Loãng xương vùng cổ, xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Tỳ hư nặng thêm Túc tam lý. Lưng dưới đau kèm rối loạn tiêu hoá thêm Công tôn. Vùng mông đau thêm Trật Biên. Lạnh, đau vùng thắt lưng, mông và châm cứu Trật biên, Thừa phò, Thừa sơn. Vùng xương thiêng và xương cùng đau thêm Cư liêu, Bát liêu. + Khí Trệ Huyết Ứ: Toàn cơ thể đau, có khi một số chỗ đau nhiều, da mặt sạm tối, mặt có vết nhăn, có mụn cơm hoặc các tia máu ứ, lưỡi đỏ, môi đỏ, lưỡi có vết ứ máu, mạch Huyền, Sáp. Điều trị: Hoạt huyết, thông kinh lạc, chỉ thống. Dùng bài Thân Thống Trục Ứ Thang: Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Xuyên ngưu tất đều 9g, Xuyên khung, Cam thảo, Một dược, Ngũ linh chi Địa long đều 6g, Tần giao, Khương hoạt, Hương phụ đều 3g. (Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Xuyên khung, Một dược, Ngũ linh chi, Xuyên ngưu tất hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống; Hương phụ hành khí, hoạt huyết; Khương hoạt, Xuyên khung, Tần giao trừ phong thấp, chỉ thống; Địa long thông kinh lạc, chỉ thống; Cam thảo điều hoà các vị thuốc). Loãng xương vùng cổ xem bài ‘Thoái Hoá Đốt Sống Cổ’. Đau nhiều do huyết ứ, chịu không nổi thêm Thổ miết trùng 6g, Ngô công, Toàn yết đều 3g. Khí trệ huyết ứ do phong thấy thêm Độc hoạt, Uy linh tiện, Thương truật đều 9g. Lưng đau do chấn thương thêm Tam thất 3g (tán bột, uống với nước thuốc), thêm Nhũ hương, Tô mộc đều 9g; Tỳ hư thêm Hoàng kỳ 15g, Bạch truật, Phục linh đều 9g. Thận âm hư thêm Tang ký sinh, Quy bản đều 9g, thay Xuyên ngưu tất bằng Ngưu tất 9g. Thậnï dương hư thêm Ngũ gia bì, Náo dương hoa, Tục đoạn đều 9g. Loãng xương nặng thêm Cốt toái bổ, Tục đoạn, Quy bản đều 9g. Châm Cứu: Thuỷ câu, Hậu khê. Phối hợp chọn thêm các huyệt cục bộ vùng đau: Giáp tích, A thị huyệt, Đạo chuỳ, Tích trung, Huyền xu, Mệnh môn, Yêu dương quan, Tam tiêu du, Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, Yêu nhãn. Ghi chú: Châm A thị huyệt bình bổ bình tả (7 bổ, 7 tả) khoảng 20 phút rồi rút kim. Sau đó châm Thuỷ câu, Hậu khê, dùng tả pháp, nói người bệnh vận động khoảng 5 phút hoặc hơn như quay, cúi, ngửa, quay, mỗi động tác 3 lần. Nếu chưa bớt, bỏ Thuỷ câu, Hậu khê, thêm Tam âm giao, Hợp cốc. Chú Ý: 1- Đa số bệnh nhân loãng xương không có hội chứng Tỳ – Thận hoặc Can Thận. Thế nhưng gặp nhiều loại Tỳ, Can và Thận suy. Thận suy thì cả Thận dương lẫn Thận âm đều suy. Trong trường hợp này, chọn phác đồ điều trị dựa trên sự quan hệ âm dương hư. 2- Tránh ăn đường thức ăn ngọt tối đa. Cũng nên tránh cà phê, thuốc lá, rượu. Năng tập thể dục để tăng cường sức khoẻ. 3- Cách bổ sung calcium tốt nhất là đưa thêm calcium (chế từ bột sò…). Tuy nhiên nếu dùng Calcium quá nhiều sẽ làm tổn thương Tỳ, khiến cho Tỳ khí bị hư. 4- Bài thuốc có hiệu quả nhất dùng trị loãng xương là bài Bổ Âm Thang (Đương quy, Phục linh đều 15g, Sinh địa, Thục địa đều 12g, Nhân sâm, Ngưu tất, Bạch truật, Bạch thược, Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng, Trần bì, Tri mẫu, Hoàng bá đều 9g, Tiểu hồi, Cam thảo đều 6g. Tuy Loãng Xương là một bệnh đưa đến nhiều hệ quả nghiêm trọng: xương trở nêm mỏng hơn, xốp hơn và tệ nhất nhà dễ gẫy… dẫn đến thương tật cho khá nhiều người. Thế nhưng, một điều may mắn là có thể phòng tránh được bệnh loãng xương. NHỮNG GIAI ĐOẠN CHỦ YẾU ĐỂ PHÒNG NGỪA ( Trước 20 tuổi: thời kỳ niên thiếu chất Calci được tích luỹ trong xương nhiều nhất. Sức khoẻ và chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến khối lượng xương. Khối lượng xương được ổn định trong nhiều năm rồi giảm dần theo tuổi. Khối lượng xương tuỳ thuộc gia sản dim truyền. Nếu cơ thể thiếu Magnesium, Vitamin D, nếu tuổi dậy thì đến trễ, xương không được cứng chắc. Do đó, tuổi trẻ cần phải có một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng và hợp vệ sinh. Hoạt động cơ thể vừa phải giúp sự phát triển của xương, làm xương vững chắc hơn. (Từ 45 đến 55 tuổi: Sau khi mãn kinh, nên nghĩ đến phòng ngừa loãng xương. Nên đo tỉ trọng xương lúc 65 tuổi. Cần hoạt động cơ thể và có chế độ ăn uống giầu chất Calci. (Từ 60 đến 65 tuổi: Những rối loạn mãn kinh không còn nữa, có thể bổ sung Calci và Vitamin D. (Sau 75 tuổi: Vẫn tiếp tục đề phòng loãng xương. Calci và Vitamin D đủ để giảm nguy cơ té ngã gẫy cổ xương đùi. Hoạt động cơ thể rất cần. . của xương để làm mạnh xương. Ba huyệt này chuyên dùng trị bệnh ở xương do Thận suy làm ảnh hưởng đến cột sống. Cứu bổ các huyệt cục bộ vùng đau để bổ hư và làm làm mạnh lưng, xương) . Loãng xương. xương để làm mạnh xương. Ba huyệt này chuyên dùng trị bệnh ở xương do Thận suy làm ảnh hưởng đến cột sống. Châm bổ các huyệt cục bộ vùng đau để bổ hư và làm làm mạnh lưng, xương) . Loãng xương. LOÃNG XƯƠNG (Osteoporosis) Là hiện tượng khối xương ngày càng mất đi khi số tuổi càng tăng. Xương trở nên mỏng hơn, xốp hơn và như vậy dễ gẫy hơn. Hậu quả là nguy cơ gẫy xương tăng,

Ngày đăng: 12/08/2014, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN