1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nguồn gốc của tám thanh trong cách đọc Hán–Việt ppt

12 297 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 358,01 KB

Nội dung

Nguồn gốc của tám thanh trong cách đọc Hán–Việt 1. Nguồn gốc của thanh Ngang Thanh ngang trong cách đọc Hán-Việt có 3 nguồn gốc chính: - Thanh "bình" các âm tiết mở đầu bằng phụ âm vô thanh (toàn thanh): 730 trường hợp; - Thanh "bình" sau phụ âm vô thanh bật hơi (thứ thanh): 350 trường hợp; - Thanh "bình" các âm tiết mở đầu bằng phụ âm vang (thứ trọc): 500 trường hợp; + nguồn gốc khác (huyền, thứ, thượng): chiếm 15% trong tổng số 1700 trường hợp. 1.1. Bình, toàn thanh > NGANG 歌 Ca (Kiến khai nhất) 多 Đa (Đoan khai nhất) 知 Tri (Tri khai tam) 災 Tai (Tinh khai nhất) 三 Tam (Trâm khai nhất) 爭 Tranh (Trang khai nhị) 山 Sơn (Sinh khai nhị) 枝 Chi (Chương khai tam) 詩 Thi (Thư khai tam) 冰 Băng (Bang khai tam) 方 Phương (Phu hợp tam) 污 Ô (Ảnh hợp nhất) 1.2. Bình, thứ thanh > NGANG 開 Khai (Khai khai nhất) 呑 Thôn (Thấu khai nhất) 超 Siêu (Triệt khai tam) 秋 Thu (Thanh khai tam) 抄 Sao (Sơ khai nhị) 川 Xuyên (Xương hợp tam) 托 Phê (Bàng khai tứ) 妃 Phi (Phu hợp tam) 香 Hương (Hiểu khai tam) 1.3. Bình, thứ trọc > NGANG 鵝 Nga (Nghi khai nhất) 南 Nam (Nê khai nhất) 盟 Minh (Minh khai tam) 無 Vô (Vi hợp tam) 勞 Lao (Lai khai nhất) 人 Nhân (Nhật khai tam) 為 Vi (Vân hợp tam) 移 Di (Dương khai tam) 2. Nguồn gốc của thanh Huyền Thanh huyền có nguồn gốc duy nhất: bình thanh của âm tiết mở đầu bằng phụ âm hữu thanh (toàn trọc), khoảng 560 trường hợp. Ngoài ra, còn khoảng 120 trường hợp (17,5%) bắt nguồn từ nguồn gốc khác: - ngang lẫn sang: 10%; - khứ: 5%; - thượng: 2,5%. Bình, toàn trọc > HUYỀN 旗 Kì (Quần khai tam) 頭 Đầu (Định khai nhất) 茶 Trà (Trừng khai nhị) 才 Tài (Tùng khai nhất) 詳 Tường (Tà khai tam) 愁 Sầu (Sùng khai tam) 船 Thuyền (Thuyền hợp tam) 時 Thì (Thường khai tam) 貧 Bần (Tịnh khai tam) 房 Phòng (Phụng hợp tam) 河 Hà (Hạp khai nhất) 3. Nguồn gốc của thanh SẮC NHẬP Thanh sắc nhập Hán-Việt có hai nguồn gốc chuyển thành: - Thanh "nhập" Hán ở sau các thanh mẫu toàn thanh: 330 trường hợp; - Thanh "nhập" Hán ở sau các thanh mẫu thứ thanh: 120 trường hợp Các trường hợp ngoại lệ chỉ có 6,5%, nhưng cũng đều từ thanh "nhập" (do sự phân biệt cao độ không rõ, đáng lẽ chuyển vào "NẶNG" lại chuyển vào "SẮC"). 3.1. Nhập, toàn thanh > SẮC NHẬP 各 Các (Kiến khai nhất) 答 Đáp (Đoan khai nhất) 謫 Trích (Tri khai nhị) 作 Tác (Tinh khai nhất) 塞 Tắc (Tâm khai nhất) 責 Trách (Trang khai nhị) 殺 Sát (Sinh khai nhị) 質 Chất (Chương khai tam) 設 Thiết (Thư khai tam) 北 Bắc (Bang khai nhất) 沄 Pháp (Phi hợp tam) 屋 Ốc (Ảnh hợp nhất) 3.2. Nhập, thứ thanh > SẮC NHẬP 客 Khách (Khê khai nhị) 脱 Thoát (Thấu hợp nhất) 敕 Sắc (Triệt khai tam) 戚 Thích (Thanh khai tứ) 察 Sát (Sơ khai nhị) 斥 Xích (Xương khai tam) 魄 Phách (Bàng khai nhị) 覆 Phúc (Phu hợp tam) 黑 Hắc (Hiểu khai nhất) 4. Nguồn gốc của thanh NẶNG NHẬP Thanh NẶNG NHẬP Hán-Việt cũng có hai nguồn gốc: - Thanh "nhập" Hán trong các âm tiết mở đầu bằng phụ âm hữu thanh (toàn trọc): 200 trường hợp. - Thanh "nhập" Hán trong các âm tiết mở đầu bằng phụ âm vang (thứ trọc): 180 trường hợp. Trường hợp lệ ngoại chiếm 6% (25 trường hợp). Đây là những trường hợp đáng lẽ chuyển sang "SẮC" nhưng lại chuyển sang "NẶNG". 4.1. Nhập, toàn trọc > NẶNG NHẬP 極 Cực (Quần khai tam) 特 Đặc (Định khai nhất) 直 Trực (Trừng khai tam) 疾 Tật (Trùng khai tam) 俗 Tục (Tà hợp tam) 實 Thực (Thuyền khai nhất) 十 Thập (Thường khai) 薄 Bạc (Tịnh khai nhất) 服 Phục (Phụng hợp tam) 鶴 Hạc (Hạp khai nhất) 4.1. Nhập, thứ trọc > NẶNG NHẬP 業 Nghi ệp (Nghi khai tam) 納 N ạp (Nê khai nhất) 幕 Mạc (Minh khai nhất) 物 Vật (Vi hợp tam) 樂 Lạc (Lai khai nhất) 熱 Nhi ệt (Nhật khai tam) 越 Việt (Vân hợp tam) 藥 Dược (Dương khai tam) 5. Nguồn gốc của thanh Sắc khứ Thanh "Sắc khứ" hiện nay của Hán-Việt có hai nguồn gốc: - Thanh "khứ" Hán trong âm tiết mở đầu bằng phụ âm vô thanh (toàn thanh): 400 trường hợp. - Thanh "khứ" Hán ở âm tiết mở đầu bằng phụ âm vô thanh bật hơi (thứ thanh): 170 trường hợp. Ngoại lệ chiếm tỉ lệ khá cao: 21%. Trong đó, đa số là từ thanh "thượng" Hán chuyển sang (11%), ngoài ra do "nặng" lẫn thành "sắc" hoặc do "bình" chuyển sang. 5.1. Khứ, toàn thanh > SẮC KHỨ 句 Cú (Kiến khai nhất) 鬥 Đấu (Đoan khai nhất) 智 Trí (Tri khai tam) 再 Tái (Tinh khai nhất) 散 Tán (Tâm khai nhất) 詐 Trá (Trang khai nhị) 數 Số (Sinh hợp tam) 志 Chí (Chương khai tam) 世 Thế (Thư khai tam) 報 Báo (Bang khai nhất) 放 Phóng (Phi hợp tam) 怨 Oán (Ảnh hợp tam) 5.2. Khứ, thứ thanh > SẮC KHỨ 氣 Khí (Khê khai tam) 痛 Thống (Thấu hợp nhất) 暢 Sướng (Triệt khai tam) 次 Thứ (Thanh khai tam) 創 Sáng (Sơ khai tam) 唱 Xướng (Xướng khai tam) 派 Phái (Bàng khai nhị) 費 Phí (Phu hợp tam) 向 Hướng (Hiểu khai tam) 6. Nguồn gốc của thanh Nặng khứ Thanh "nặng khứ" Hán-Việt bắt nguồn chủ yếu từ: - Thanh "khứ" Hán khi có phụ âm hữu thanh ở trước (toàn trọc) - Thanh "khứ" Hán có phụ âm vang ở trước (thứ trọc) Cả hai loại đều có khoảng 220 trường hợp. Tuy nhiên, ngoại lệ có rất nhiều: 31%, chủ yếu là do thanh "thượng" chuyển sang thanh "khứ". Vì vậy, có thể nói thanh "thượng" là nguồn gốc thứ 3 – nguồn gốc thứ yếu – của thanh "nặng khứ" Hán- Việt. 6.1. Khứ, toàn trọc > NẶNG KHỨ 競 Cạnh (Quần khai tam) 大 Đại (Định khai nhất) 治 Trị (Trừng khai tam) 贈 Tặng (Tùng khai nhất) 謝 Tạ (Tà khai tam) 事 Sự (Sùng khai tam) 剩 Thặng (Thuyền khai tam) 上 Thượng (Thường khai tam) 病 Bệnh (Tịnh khai tam) 飯 Phạn (Phụng khai tam) 下 Hạ (Hạp khai tam) 6.2. Khứ, thứ trọc > NẶNG KHỨ 驗 Nghi ệm (Nghi khai tam) 難 N ạn (Nê khai nhất) 命 Mệnh (Minh khai tam) 望 Vọng (Vi hợp tam) 陋 Lậu (Lai khai nhất) 二 Nh ị (Nhật khai tam) 位 Vị (Vân hợp tam) 異 Dị (Dương khai tam) 6.3. Thượng, toàn trọc > NẶNG KHỨ 儉 Kiệm (Quần khai tam) 道 Đạo (Định khai nhất) 兆 Triệu (Trừng khai tam) 在 Tại (Tùng khai nhất) 似 Tự (Từ khai tam) 撰 Soạn (Sùng khai nhị) 市 Thị (Trường khai tam) 倍 Bội (Tịnh khai nhất) 父 Phụ (Phụng hợp tam) 幸 Hạnh (Hạp khai nhị) 7. Nguồn gốc của thanh Hỏi Hai nguồn gốc chính của thanh hỏi Hán-Việt là: - Thanh "thượng" Hán trong các âm tiết có phụ âm đầu vô thanh (toàn thanh): 360 trường hợp; - Thanh "thượng" Hán trong các âm tiết mở đầu bằng phụ âm vô thanh bật hơi (khứ thanh): 130 trường hợp. Ngoại lệ cũng khá nhiều: 22%. Trong đó: + 8,5% do thanh "khứ" tiếng Hán đưa lại; + 6% do lẫn lộn âm vực (đáng lẽ phải chuyển sang "ngã") + 4% do thanh "bình" Hán đưa lại; + 3,5% vừa do thanh "khứ" chuyển sang vừa do chuyển nhầm âm vực. 7.1. Thượng, toàn thanh > HỎI 敢 Cảm (Kiến khai nhất) 黨 Đảng (Đoan khai nhất) 長 Trưởng (Tri khai tam) 酒 Tửu (Tinh khai tam) 省 Tỉnh (Tâm khai tam) 斬 Trảm (Trang khai nhị) 產 Sản (Sinh khai nhị) 只 Chỉ (Chương khai tam) [...]... (Ảnh khai tam) 7.1 Thượng, khứ thanh > HỎI 可 Khả (Khê khai nhất) 土 Thập (Thấu hợp nhất) 恥 Sỉ (Triệt khai tam) 草 Thảo (Thanh khai nhất) 礎 Sở (Sơ hợp tam) 廠 Xưởng (Xương khai tam) 品 Phẩm (Bảng khai tam) 仿 Phỏng (Phu hợp tam) 海 Hải (Hiểu khai nhị) 8 Nguồn gốc của thanh Ngã Thanh "ngã" Hán-Việt có 1 nguồn gốc chính và một nguồn gốc phụ: - Nguồn gốc chính là thanh "thượng" Hán trong những âm tiết có phụ âm... chính và một nguồn gốc phụ: - Nguồn gốc chính là thanh "thượng" Hán trong những âm tiết có phụ âm đầu vang (thứ trọc): 180 trường hợp; - Nguồn gốc phụ là thanh "thượng" Hán trong những âm tiết có phụ âm đầu hữu thanh (toàn trọc): 60 trường hợp Ngoại lệ chiếm 27%, trong đó, đáng chú ý là 15% chuyển từ "khứ" và gần 7% chuyển lầm âm vực (đáng lẽ là chuyển sang hỏi) 8.1 Thượng, thứ trọc > NGÃ 我 Ngã (Nghi . Nguồn gốc của tám thanh trong cách đọc Hán–Việt 1. Nguồn gốc của thanh Ngang Thanh ngang trong cách đọc Hán-Việt có 3 nguồn gốc chính: - Thanh "bình" các. nhị) 7. Nguồn gốc của thanh Hỏi Hai nguồn gốc chính của thanh hỏi Hán-Việt là: - Thanh "thượng" Hán trong các âm tiết có phụ âm đầu vô thanh (toàn thanh) : 360 trường hợp; - Thanh. (Hiểu khai nhị) 8. Nguồn gốc của thanh Ngã Thanh "ngã" Hán-Việt có 1 nguồn gốc chính và một nguồn gốc phụ: - Nguồn gốc chính là thanh "thượng" Hán trong những âm tiết có

Ngày đăng: 12/08/2014, 12:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w