Ban đầu, người ta muốn khám phá bí quyết lai tạo cá hồng két red parrot của người Đài Loan nên mới đem một số loài cá thuần chủng của châu Mỹ lai tạo với cá hồng két cùng một số chủng lo
Trang 1Nguồn gốc cá La Hán
Ai nuôi cá cảnh chắc cũng đều ao ước được sở hữu một chú cá La hán với cái "bướu" to vĩ đại Bạn biết không, loài cá này là kết quả của một phương pháp lai tạo rất ngẫu nhiên với cái "bướu" ở trên đỉnh đầu đấy!
Nguồn gốc
Cá La Hán xuất hiện lần đầu ở thị trường cá cảnh Malaysia vào khoảng giữa của thập kỷ 1990-2000 Ban đầu, người ta muốn khám phá bí quyết lai tạo
cá hồng két (red parrot) của người Đài Loan nên mới đem một số loài cá
thuần chủng của châu Mỹ lai tạo với cá hồng két cùng một số chủng loại cá
Trang 2khác Tuy nhiên, thực tế chỉ có nhà lai tạo mới biết đích xác những thành phần lai tạo; còn không thì chỉ là phỏng đoán mà thôi
Cá Hồng két
Kết quả ra sao chắc mọi người đã rõ: người ta không thể lai tạo được cá hồng két như dự tính lúc ban đầu, mà lại cho ra đời cá La Hán Loại cá lai này mang một số đặc điểm của các loài thuần chủng kể trên nhưng nổi bật nhất là cái đầu to và hàng chấm đen trên thân mình Dần dần, chúng đã tạo
ra một trào lưu nuôi cá lan rộng trên toàn thế giới!
Về tên gọi, do các nhà lai tạo đã tập trung vào việc tạo ra các cá thể có đầu
to gù như đầu của các vị La Hán nên người ta mới lấy tên các vị này mà đặt tên cho cá Còn các tên Hoa La Hán hay "flowerhorn" có lẽ ám chỉ đến hàng chấm đen chạy dọc theo mình cá, mà nếu nhìn từ xa thì chúng giống như một nhánh hoa trong các bức tranh thủy mặc
Đặc điểm
Về hình dáng, cá La Hán thời kỳ đầu có hình dáng tương tự với loài Trimac (bụng đỏ, mắt đỏ, có chấm trên đầu và thân, miệng móm) nhưng loài này lại
có dạng đầu đặc trưng là đầu “xương” Chính vì vậy, nhiều người cho rằng những cá thể La Hán đầu “hơi” được di truyền từ loài Midas Midas được giới chơi cá cảnh Âu Mỹ nuôi làm cảnh mấy chục năm nay rồi và họ đã tuyển chọn được rất nhiều cá thể có đầu to đến mức không thể tin nổi, do đó không có lý do gì mà người ta lại không lấy chúng làm “chất liệu” cho việc lai tạo nên cá La Hán
Trang 3Có lẽ, ở vào một thời điểm nào đó lúc ban đầu, một số nhà lai tạo cố tình lai tạo cá La Hán với các chấm đen đặc trưng kể trên, dù cũng có vài ngoại lệ được chấp nhận như Hoàng Kim, hay là dạng La Hán có thân cực ngắn giống như Hồng Két; nhưng không được thị trường ưa chuộng lắm
Sau này, khi thị trường phát triển và có thêm nhiều nhà lai tạo tham gia vào lĩnh vực này, nhiều dạng cá La Hán mới nối tiếp nhau ra đời như Trân Châu, Kim Hoa, Khỉ đỏ, Kamfa… mà một số trong chúng có rất ít chấm đen hay không hề có chấm đen nào Vảy trân châu cũng có thể xuất hiện trên toàn thân cá chứ không giới hạn ở vùng xung quanh chấm đen Đến đây thì đành chịu không thể đoán được cá La Hán có quan hệ với loài thuần chủng nào vì
có hàng trăm loài cá ở Trung Mỹ có châu - nó là đặc điểm rất phổ biến, mà cũng chính vì nó mà người ta yêu thích và nuôi chúng làm cảnh
Nếu chấm đen đã từng là chuẩn mực để phân loại cá La Hán thì ngày nay, người ta chỉ nói nhiều về đầu hay có thêm châu thì càng tốt mà hầu như bỏ qua tiêu chí về chấm đen; hay nói theo cách khác, trong thời điểm hiện nay, không tồn tại một chuẩn mực cụ thể nào cho cá La Hán cả
Giá trị của cá La Hán
Mặt khác, theo lời một nhà lai tạo thì người ta lai cá La Hán với bất kỳ cá thể thuần chủng nào có các đặc điểm di truyền mong muốn Do đó, việc xác lập các dòng cá La Hán là điều hầu như chỉ có tính tương đối - tức là chỉ xét trên các đặc điểm bề ngoài Thậm chí, có nhiều cá thể tuy trông tương tự nhưng lại chẳng có quan hệ gì về mặt huyết thống Bởi vậy, việc xác định và
Trang 4phân loại các dòng cá La Hán là việc làm hoàn toàn vô vọng và vô nghĩa Tự cái tên cá La Hán đã đủ để nói lên tất cả về các cá thể lai hỗn loạn này rồi
Phong trào nuôi cá La Hán lên đến đỉnh điểm vào năm 2003 khi một con cá
La Hán có thể bán ra thị trường Singapore với giá nhiều ngàn đô la kéo theo rất nhiều người đầu tư vào thị trường siêu lợi nhuận này Kết quả là “cung”
có quá nhiều so với “cầu” của thị trường làm cho nhiều nhà đầu tư bị phá sản và “sản phẩm” bị tống ra hệ thống kênh rạch ở Malaysia gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái ở đó
Dù đây là một bước lùi nhưng nó không có nghĩa là phong trào sẽ đi xuống
mà chỉ là lời cảnh báo trước những cuồng nhiệt thái quá vượt lên trên giá trị thực sự của con cá La Hán Thực tế, phong trào vẫn đang phát triển một cách mạnh mẽ về cả về bề rộng lẫn bề sâu; bằng chứng là cái tên “cá La Hán” đã trở nên quen thuộc trên cửa miệng của nhiều người và có rất nhiều gia đình đặt hồ nuôi cá La Hán ở những nơi trang trọng như phòng khách Có rất nhiều giống La Hán mới xuất hiện ngoài thị trường còn trên các diễn đàn cá cảnh thì cá La Hán là chủ đề được bàn luận sôi nổi nhất Xét trên khía cạnh
cá cảnh thì chưa từng có loài cá nào lại có sức hấp dẫn mạnh mẽ đến như vậy
Ngày nay, cá La Hán hiện diện ở khắp nơi trong khu vực Châu Á, như Trung Quốc, Nhật Bản; các nước vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam Cá La Hán cũng xuất hiện ở cả châu Âu và châu Mỹ, nhất là trong các cộng đồng người châu Á sống ở đó
Mặc dù những con cá đẹp được tuyển chọn kỹ vẫn có giá rất đắt nhưng với
Trang 5khoảng vài trăm ngàn đồng, bạn cũng có thể sở hữu được một chú cá cũng khá đẹp rồi Ngoài ra, người ta nuôi cá này không chỉ vì vẻ đẹp hay hình dáng ngộ nghĩnh của chúng mà còn để cầu tài nữa Có quan niệm rằng nếu chủ nhân mà "mát tay", chăm cá phát triển tốt Điều này bộc lộ qua cái
"bướu", bướu càng to thì chú cá càng khỏe mạnh và may mắn, tài lộc sẽ đến với chủ nhân!