1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

bao cao tot nghiep cua NHUNG docx

58 284 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một nước nằm trong khu vực có nền văn minh lúa nước từ lâu đời. Do đó mà ngành nông nghiệp có một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, chăn nuôi đang là trọng tâm phát triển của toàn ngành nông nghiệp nước ta. Hiện nay ngành chăn nuôi của nước ta đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ, đặc biệt ngành chăn nuôi lợn phát triển nhanh với số lượng nhiều, các trang trại, xí nghiệp đã và đang được xây dựng và đưa vào hoạt động. Chăn nuôi lợn không chỉ phục vụ tiêu dùng, nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày, mà còn tiến tới xuất khẩu với số lượng lớn. Để ngành chăn nuôi có thể phát triển nhanh và bền vững, thì vấn đề con giống là một vấn đề hết sức quan trọng. Muốn chăn nuôi được thắng lợi và có hiệu quả cao thì con giống phải khoẻ mạnh mới đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi và đảm bảo cho xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi lợn cũng gặp phải rất nhiều khó khăn đặc biệt là vấn đề dịch bệnh. Đó là nguyên nhân chủ yếu gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Đối với các trang trại nuôi lợn, vấn đề thường gặp và cũng là vấn đề nan giải hiện nay vẫn là bệnh phân trắng ở lợn con theo mẹ. Bệnh xuất hiện lúc ồ ạt, lúc lẻ tẻ tuỳ thuộc vào các yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng và sự thay đổi của thời tiết khí hậu. Khi lợn con mắc bệnh thì hiệu quả chăn nuôi sẽ giảm, chi phí thú y cao. Bệnh lợn con ỉa phân trắng do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm tìm ra các biện pháp khống chế bệnh hữu hiệu nhất, nhưng hiệu quả vẫn dừng ở mức độ nhất định. Xuất phát từ vấn đề trên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS 1 Phạm Ngọc Thạch, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra tình hình lợn con mắc bệnh ỉa phân trắng trên đàn lợn của trại lợn Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. Thử nghiệm một số thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh lợn con ỉa phân trắng”. 1.2. MỤC ĐÍCH - Điều tra tình hình chăn nuôi của trại lợn Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. - Điều tra tình hình bệnh lợn con ỉa phân trắng của trại lợn Thổ Tang - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. - Thử nghiệm một số thuốc điều trị bệnh lợn con ỉa phân trắng. 2 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH LỢN CON ỈA PHÂN TRẮNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC Trong chăn nuôi lợn, bệnh lợn con ỉa phân trắng là một bệnh gây thiệt hại không nhỏ. Do đó đã từ lâu, có rất nhiều công trình nghiên cứu về bệnh nhằm hạn chế, giảm bớt những thiệt hại do bệnh gây ra. 2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Các nhà khoa học trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bệnh, tiêu biểu như: Theo Jsenve, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh lợn con ỉa phân trắng là do stress ẩm, lạnh. Khi các tác nhân stress tác động vào cơ thể dễ gây ra cơ chế bệnh lý, làm mất thăng bằng, giảm khả năng thích nghi của cơ thể với điều kiện ngoại cảnh, tạo điều kiện cho bệnh phát sinh. Theo A - Vkovashiki cho rằng ở giai đoạn chưa trưởng thành, dạ dày lợn con chưa có axít HCl tự do nên tác dụng diệt khuẩn của dạ dày chưa cao và khả năng tiêu hoá của dạ dày, ruột ở mức độ thấp. Đây là một nguyên nhân hết sức quan trọng để gây ra bệnh. Paltineae và cộng sự (1975) trong quá trình chẩn đoán bệnh phân trắng lợn con đã phát hiện thấy E.coli và đề nghị chú ý đến các Serotyp: O 5 ,O 8 , O 55 , O 64 , O 78 , O 149 , O 179 . Theo Sokol và cộng sự (1981) cho rằng vi khuẩn E.coli có vai trò cộng sinh thường trực trong đường ruột trở thành vi khuẩn gây bệnh là vì trong quá trình sống, cá thể vi khuẩn tiếp nhận được các yếu tố gây bệnh mà theo ông đó là các yếu tố gây dung huyết (HY), yếu tố cạnh tranh (Col), yếu tố bám dính (K 88 , K 99 ,độc tố đường ruột (Enterotoxin), yếu tố kháng kháng sinh R. Các yếu tố gây bệnh này không được truyền qua AND của chromosome mà di truyền bằng AND nằm ngoài chromosome được gọi là Plasmid, qua hiện 3 tượng trao đổi di truyền bằng tiếp hợp. Chính nhờ các yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn bám dính vào tế bào nhung mao ruột non, từ đó gây dung huyết, nhiễm độc huyết. Theo Bulsa, I. G.et al (1982) các vi khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột có khả năng bám dính vào tế bào nhung mao ruột. Sự bám dính này là do Pili thực hiện. Có 5 loại kháng nguyên, kháng nguyên K là yếu tố bám dính trong cấu trúc Pili bao gồm K 88ad , K 99 , 987P. 2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Bệnh lợn con ỉa phân trắng là một bệnh xảy ra từ lâu. Bệnh được quan tâm và chú ý theo dõi khoảng từ năm 1959 tại các cơ sở chăn nuôi. Năm 1962, Hùng Cao đã nhận xét bệnh có thể xảy ra quanh năm ở những nơi chăn nuôi tập trung, thường phát mạnh từ mùa đông sang hè (từ tháng 11 đến tháng 5), khi thời tiết thay đổi đột ngột (từ oi bức chuyển sang mưa rào, từ khô chuyển sang rét ẩm) bệnh phát hàng loạt. Năm 1963, Nguyễn Lương và cộng sự phát hiện 5 serotyp E.Coli trong bệnh phân trắng gồm: O 11 , O 26 , O 55 , O 86 , O 119 . Năm 1970, Nguyễn Vĩnh Phước kết hợp với xí nghiệp thuốc Thú y phân lập và giám định E.coli trong bệnh tiêu chảy của lợn con sơ sinh ở Quang Trung, Kiều Thị, Cầu Ngãi, Yên Sở. Đến năm 1974 ông đã xác định được tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con xảy ra ở mọi lứa tuổi và ở lợn sơ sinh, tỷ lệ nhiễm cao hơn ở lợn trưởng thành. Năm 1980, Phạm Khắc Hiếu, Sử An Ninh và cộng sự thì cho rằng nguyên nhân phát sinh bệnh lợn con ỉa phân trắng có liên quan chặt chẽ đến phản ứng thích nghi của cơ thể đối với các yếu tố stress biểu hiện qua sự biến động về hàm lượng một số thành phần trong máu như đường huyết, cholesterol, sắt, Kali, Natri,… Nguyễn Thị Nội (1986), Lê Văn Tạo (1993) đã nghiên cứu và chế tạo vacxin E.coli. Bùi Thị Tho, Phạm Khắc Hiếu (1996) kiểm tra tính kháng thuốc của 4 E.coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng các tỉnh phía Bắc trong 20 năm (1975 - 1995) cho thấy tính kháng thuốc tăng rất nhanh, tính kháng với nhiều loại kháng sinh cũng tăng rất cao. Lý Thị Liên Khai (Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y số 2 - 2001) phân lập xác định được độc tố đường ruột của chúng E.coli K 88 , K 99 và 987P là nguyên nhân chính gây tiêu chảy cho lợn con đang bú mẹ và phổ biến ở lợn con 1 - 2 tuần tuổi, E.coli chủng K 88 sinh độc tố ruột LT và ST, K 99 và 987P sinh độc tố ruột ST và độc tố ruột ST trở nên độc khi sức đề kháng của cơ thể giảm. 2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA LỢN CON Ở lợn con, do cấu tạo cũng như chức năng của các cơ quan, bộ phận cơ thể chưa hoàn chỉnh. Do đó môi trường ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể vật nuôi và vật nuôi chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện ngoại cảnh và cùng với các vi sinh vật có trong đường ruột như E.coli, Salmonella, protozoa, Rotavius,… Nhân cơ hội này đã nhân lên mạnh trong ruột của lợn con. Vì vậy, làm mất sự cân bằng giữa vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại, khi sức đề kháng của con vật giảm, tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển mạnh mẽ để gây bệnh. Tuy nhiên tự bản thân nó không gây ra được bệnh, chỉ khi môi trường thay đổi là các vi sinh vật có hại ở đường ruột nhân cơ hội này phát triển làm con vật ỉa chảy mạnh. Các yếu tố liên quan gián tiếp là khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, khẩu phần thức ăn thay đổi đột ngột làm mất đi sự cân bằng trong cơ thể, quá trình tiêu hoá bị rối loạn dẫn đến quá trình loạn khuẩn trong đường ruột. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh cả về số lượng và độc lực gây bệnh. 2.2.1. Đặc điểm tiêu hoá của lợn con Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Phát triển nhanh thể hiện sự tăng lên về dung tích dạ dày, ruột non và ruột già. Nhưng cơ quan tiêu hoá của lợn con chưa được hoàn thiện là do một số men tiêu hoá thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, nhất là ở 3 tuần tuổi đầu. Lúc đầu ở dạ dày nồng độ ion H + rất thấp, thậm chí không có, khả năng 5 diệt trùng rất thấp, sau một tháng HCl bắt đầu tiết ra sau một thời gian bú sữa làm nồng độ HCl bắt đầu tăng lên. Các tuyến tiêu hoá dần dần được phát triển và khả năng tiêu hoá tốt hơn. Nhìn chung bộ máy tiêu hoá của lợn con biến đổi theo tuổi, còn ở giai đoạn lợn con theo mẹ độ pH rất thấp ở dạ dày (Trần Cừ 1972) 2 tuần tuổi: pH= 2,82 9 tuần tuổi: pH= 4,96 Theo Đào Trọng Đạt, Lê Ngọc Mỹ, Phan Thanh Phương, Huỳnh Văn Kháng (1996), lợn con trên 14 - 16 ngày tuổi tình trạng thiếu axit HCl tự do trong dạ dày không còn là sự cần thiết cho sinh lý bình thường nữa. Do đó việc tập cho lợn con ăn sớm, đặc biệt là việc cai sữa sớm đã rút ngắn được giai đoạn thiếu HCl, hoạt hoá hoạt động miễn dịch, tạo khả năng xây dựng nhanh chóng các đáp ứng miễn dịch của cơ thể. 2.2.2. Đặc điểm thích nghi của lợn con Lợn con theo mẹ có những điểm yếu khiến lợn con thích ứng kém với môi trường: hệ thống enzym tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, hệ thống miễn dịch chưa phát triển, điều hoà thân nhiệt kém, dự trữ năng lượng cơ thể rất ít, thiếu sắt. * Hệ thống enzyme tiêu hoá chưa hoàn chỉnh Ở lợn 15 - 21 ngày hệ thống enzyme chỉ thích ứng cho tiêu hoá sữa ( chimozin, chimotripsin cho tiêu hoá protein sữa, lipaza cho lipid và lactaza cho lactoz). Bắt đầu từ 3 tuần, hoạt tính enzyme tiêu hoá. Vì vậy, việc cho lợn con tập ăn sớm sẽ kích thích sự phát triển đầy đủ các loại enzyme tiêu hoá * Hệ thống miễn dịch chưa phát triển Lợn con sơ sinh nhận từ sữa đầu một lượng kháng thể đặc hiệu (IgG) có hiệu quả trong 10 ngày đầu. Nhưng sự hấp thụ Immuglobulin của sữa đầu cũng giảm nhanh trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Do đó tất cả các tác nhân, yếu tố hạn chế bú sữa đầu đều làm tăng tỷ lệ nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong sau khi sinh. Miễn dịch chủ động được thực hiện bắt đầu từ 3 tuần tuổi. 6 * Điều hoà thân nhiệt kém Hệ thống thần kinh ở lợn con chưa phát triển, chưa có các phản xạ có điều kiện, khả năng điều tiết nhiệt ở đại não và các trung khu vỏ não là rất kém. Thân nhiệt ở gia súc non thường cao hơn ở gia súc trưởng thành và hay biến động. Khả năng giữ nhiệt ở da kém, thường thay đổi theo ngoại cảnh và khó thích nghi với điều kiện môi trường cho nên rất dễ bị cảm lạnh về mùa đông. Thân nhiệt ở lợn con dao động từ 39,5 - 40,5 O C thường cao, còn ở lợn trưởng thành ổn định ở mức trung bình 38 - 40 O C. * Dự trữ năng lượng cơ thể rất ít Khi mới sinh, cơ thể lợn con chứa 80% nước và 20% chỉ có lipid, còn ở 3 tuần có 65% là nước và 12% là lipid. Ngoài chất dự trữ cơ thể là lipid còn có glycogen. Tổng năng lượng dự trữ (lipid + glycogen) khoảng 1000 - 1200 Kcal, chỉ tương đương với 1 lít sữa, năng lượng này chỉ đủ cho lợn con sống khoảng 2 ngày. Do đó đòi hỏi phải đảm bảo cho lợn con bú sữa sớm và giữ ấm. Vì năng lượng và các chất dinh dưỡng thu được đều được sử dụng vào việc cấu tạo cơ thể. Có thể nói con vật giai đoạn này rất dễ bị mắc bệnh. *Thiếu sắt Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu do thiếu hàm lượng Hb (Hemoglobin) dẫn tới hạn chế khả năng sản sinh kháng thể. Hàm lượng huyết sắc tố trong máu của các loài gia súc khác nhau là khác nhau, và ngay trong cùng một giống thì hàm lượng cũng dao động lớn. Ngoài ra gia súc ở độ tuổi khác nhau thì số lượng hemoglobin cũng thay đổi. Qua nghiên cứu thấy số lượng hồng cầu và hàm lượng Hemoglobin (Hb) thấp ở lợn sơ sinh, sau đó tăng ở lợn 1 - 2 tháng tuổi, rồi lại giảm dần và ổn định ở lứa tuổi trưởng thành (Trần Cừ, Cù Xuân Dần 1979). Trong điều kiện nóng ẩm thì hàm lượng Hemoglobin (Hb) cũng tăng lên điều đó liên quan đến sự phân bố máu và tác dụng kích thích của nhiệt độ, ánh sáng mặt trời đến cơ quan tạo máu. Hàm lượng hemoglobin còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ. 7 Dự trữ sắt lúc mới sinh rất ít (60 - 70 mg ở gan), trong khi đó nhu cầu của cơ thể lợn tới 6 - 7 mg/ngày, mà lượng sắt ở sữa chỉ có 1mg/con/ngày. Điều đó cho thấy lợn con thiếu sắt, nhất là sau khi cai sữa. Do vậy việc bổ sung sắt là việc làm rất cần thiết trong chăn nuôi lợn nhằm tăng trọng nhanh, hạn chế bệnh lợn con ỉa phân trắng. 2.2.3. Hệ vi sinh vật đường ruột của lợn * Nhóm vi khuẩn định cư vĩnh viễn bao gồm: Eshcherichia coli, Salmonella, Shigella, Klebsiella, Proteus,… trong đó chủ yếu là nhóm vi khuẩn đường ruột “Enterobacteriaceae”. Enterobacteriaceae: là một họ vi khuẩn bao gồm các trực khuẩn Gram âm, sống trong đường tiêu hoá của người và gia súc, tồn tại trong phân rác, trong đất và thực vật. Enterobacteriaceae đại diện có: E.coli, Samonella, Shigella, Klebsiella, Proteus. Escherichia (E.coli): vi khuẩn luôn tồn tại trong đường tiêu hoá của người và gia súc, gia cầm. Đây là loại vi khuẩn phổ biến có mặt ở mọi nơi. Khi có điều kiện thuận lợi thì trong cơ thể các chủng E.coli trở lên cường độc gây bệnh cho gia súc, gia cầm. Cấu trúc kháng nguyên của E.coli rất phức tạp, có đủ ba loại kháng nguyên. Dựa vào cấu trúc kháng nguyên người ta xác định được 170 kháng nguyên: 80 kháng nguyên K, 56 kháng nguyên H và một số quyết định kháng nguyên F. Bệnh lợn con ỉa phân trắng do serotype O 78 , K 88 gây ra ở lợn con thường làm chết lợn ở 1 tuần tuổi và 2 tuần tuổi, do E.coli vào trong cơ thể gây tiêu chảy và bại huyết. - Salmonella (Sal) Ở điều kiện bình thường Salmonella không gây bệnh mà có vai trò góp phần giữ cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hoá. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, vi khuẩn xâm nhập vào một số cơ quan nội tạng và gây bệnh. Cấu tạo kháng nguyên của Salmonella hết sức phức tạp bao gồm 3 loại: 8 kháng nguyên O, kháng nguyên H, kháng nguyên K. Salmonella có hai loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố.Trong đó nội độc tố là độc tố nguy hiểm, gây độc thần kinh, hôn mê, co giật, gây phù nề mảng payer và hoại tử ruột. - Klebsiella: là vi khuẩn không di động, không hình thành nha bào, thường sinh giáp mô và sản sinh niêm dịch. Vi khuẩn Klebsiella có ba loại kháng nguyên: kháng nguyên K, kháng nguyên O dạng S, kháng nguyên O dạng R. - Proteus: thường ký sinh trong đường ruột, bình thường với số lượng ít không gây bệnh. Nhưng khi có các yếu tố bất lợi tác động vào cơ thể làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm thì vi khuẩn trỗi dậy gây bệnh và gây tổn thương tại nơi cư trú. - Shigella: không có khả năng di động, cư trú tại ruột già, là một trong những tác nhân gây nên viêm dạ dày - ruột. 2.2.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch của lợn con Lợn con mới sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể. Lượng kháng thể tăng nhanh sau khi lợn con bú sữa đầu. Vì thế khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể thu được nhiều hay ít từ sữa mẹ. Trong sữa đầu của lợn nái, hàm lượng protein rất cao. Những ngày đầu mới đẻ hàm lượng protein chiếm tới 18 - 19%, trong đó hàm lượng γ-globulin chiếm số lượng khá lớn (34 - 35%) có tác dụng tạo sức đề kháng cho nên sữa đầu có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch của lợn con. Quá trình hấp thu nguyên vẹn γ-globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian. Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì từ 20 - 25 ngày tuổi lợn con mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể. Do đó nếu lợn con không được bú sữa đầu sớm thì khả năng mắc bệnh rất cao. Đây là điều rất quan trọng, đòi hỏi người chăn nuôi cần phải biết, hiểu rõ để có phương pháp chăn nuôi tốt, nhất là chăn nuôi lợn nái sinh sản. (Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Võ Văn Sự, Vũ Đình Tôn (2000). 9 2.3. BỆNH LỢN CON ỈA PHÂN TRẮNG (Colibacillosis) Bệnh lợn con ỉa phân trắng là một hội chứng tiêu chảy phân trắng ở lợn con đang theo mẹ, đặc biệt từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp nhất khi thời tiết thay đổi: nóng lạnh thất thường, mưa nhiều, độ ẩm cao,… Theo Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (2000) cho rằng, bệnh lợn con ỉa phân trắng là một bệnh cấp tính làm chết nhiều lợn con đang bú mẹ, thể hiện đặc trưng bằng triệu chứng ỉa chảy phân trắng - vàng kèm theo bại huyết. Bệnh lợn con ỉa phân trắng đã được các tác giả nghiên cứu và đưa ra rất nhiều nguyên nhân gây bệnh. Nhưng tập trung là hai nhóm nguyên nhân chính sau: - Nguyên nhân nội tại - Nguyên nhân do ngoại cảnh Khi mới sinh, cơ thể lợn con chưa hoàn chỉnh về hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch. Lượng axit HCl ở dạ dày ít dẫn đến hoạt động của men pepsinaza kém, tiêu hoá protein yếu. Khi thiếu HCl, pepsinaza tiết ra không trở thành men pepsin hoạt động được. Khi thiếu men pepsin sữa mẹ không được tiêu hoá và bị kết tủa dưới dạng casein, gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy phân màu trắng (màu của casein chưa được tiêu hoá). Bệnh lợn con ỉa phân trắng xảy ra do nhiều nguyên nhân phối hợp liên quan tới hàng loạt các yếu tố. Do đó, việc phân chia nguyên nhân chỉ là tương đối, nhằm mục đích xác định nguyên nhân nào là chính, nguyên nhân nào là phụ để có biện pháp phòng trị có hiệu quả. Có thể chia thành những nhóm nguyên nhân chính sau: + Do đặc điểm nuôi dưỡng + Do điều kiện thời tiết khí hậu + Do vi khuẩn mà chủ yếu là E.coli + Do virus Điều kiện về nuôi dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng, do lợn con lúc mới sinh, các cơ quan nhất là cơ quan tiêu hoá chưa phát triển đầy đủ. Vì vậy 10 [...]... dễ mắc bệnh ỉa phân trắng, cụ thể tỷ lệ mắc bệnh ở tháng 3 là 32,08% cao hơn so với ở tháng 2 với tỷ lệ mắc bệnh là 29,42% Mặt khác, vào tháng 9, tháng 10 tỷ lệ mắc bệnh rất cao là do thời tiết nắng nhiều kết hợp với mưa nhiều làm độ ẩm không khí tăng cao dẫn đến độ ẩm trong chuồng tăng cao Khi độ ẩm không khí tăng cao, nhiệt độ tăng cao sẽ ức chế quá trình thải nhiệt của cơ thể làm mất trạng thái cân... nói chung, trại đã không ngừng nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết 30 bị nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi, thực hiện tốt khâu vệ sinh phòng bệnh, đồng thời tiến hành tiêm vacxin Litter Guard LTC phòng E.coli và giải độc tố nhằm tạo miễn dịch cho lợn con nhất là lợn con trong giai đoạn tuần đầu Mặt khác, qua bảng 4.5 cho thấy, tỷ lệ tử vong của lợn con mắc bệnh không cao Năm 2006 là 6,57%, năm 2007 là... lợn của trại rất cao vào các tháng 2, tháng 3 Vì đây là giai đoạn chuyển mùa từ đông sang xuân, biên độ chênh lệch giữa ngày và đêm lớn Ở những tháng này thường kèm theo gió, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ trung bình xuống thấp, do vậy làm trở ngại quá trình điều hoà thân nhiệt của lợn con nên lợn con rơi vào trạng thái stress, giảm sức đề kháng của con vật Đồng thời khi độ ẩm không khí cao làm cho chuồng... còn 79,51% (năm 2008) Điều đó chứng tỏ bệnh lợn con ỉa phân trắng đã được quan tâm chú ý và công tác phòng bệnh chặt chẽ hơn Kết quả bảng 4.5 cho thấy tuy tỷ lệ đàn mắc cao nhưng tỷ lệ con mắc không cao ( . dính vào tế bào nhung mao ruột non, từ đó gây dung huyết, nhiễm độc huyết. Theo Bulsa, I. G.et al (1982) các vi khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột có khả năng bám dính vào tế bào nhung mao ruột vĩnh viễn bao gồm: Eshcherichia coli, Salmonella, Shigella, Klebsiella, Proteus,… trong đó chủ yếu là nhóm vi khuẩn đường ruột “Enterobacteriaceae”. Enterobacteriaceae: là một họ vi khuẩn bao gồm. sự chuyển mùa ảnh hưởng tới đàn 11 lợn con, tỷ lệ bị bệnh phân trắng là rất cao từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau và cao hơn so với các tháng khác. Khi mới sinh, cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn

Ngày đăng: 12/08/2014, 06:21

Xem thêm: bao cao tot nghiep cua NHUNG docx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w