Thoát vị đĩa đệm và hội chứng đau lưng do tâm lý Thoát vị đĩa đệm là một quá trình thoái hoá tự nhiên và ít khi gây ra đau. Phần lớn các chứng dau lưng, đau vai, cổ đều thuộc hội chứng đau cơ do tâm lý. Những ức chế tâm lý lâu ngày làm rối loạn hệ thần kinh tự động gây co mạch. Mạch máu co lại khiến máu không lưu thông đủ đến vùng có liên quan, một số cơ, thần kinh hoặc dây chằng thiếu oxy và cảm giác đau xảy ra. Thoát vị đĩa đệm là một quá trình tự nhiên và ít khi gây ra đau. Cột sống là trục chống đở chính của toàn cơ thể. Cột sống gồm 33 đốt sống được liên kết với nhau bởi những đĩa đệm. Đĩa đệm là những bao xơ dày chắc bao bọc một lớp nhầy bên trong có chức năng co dãn để giúp cột sống cúi ngửa, vặn mình qua lại được dễ dàng. Dưới sức nặng của cơ thể, và áp lực của sự vận động, mang, vác và cả quá trình lão hoá, những đĩa đệm ở những vị trí phải chịu nhiều áp lực của cơ thể như đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng dễ bị thoát vị. Được gọi là thoát vị khi đĩa đệm bị xẹp xuống thái quá, bao xơ bị rách và lớp nhân nhầy thoát ra ngoài. Gai cột sống là tình trạng lắng động calcium qua thời gian chung quanh khớp, tiếp giáp với dây chằng hoặc chỗ thoát vị. Thoát vị đĩa đệm, gai cột sống là những biểu hiện của sự thoái hoá cơ, xương, khớp. Giống như tóc sẽ bạc, da sẽ nhăn, thoát vị đĩa đệm là một quá trình thoái hoá tự nhiên và không nhất thiết phải gây ra đau. Y văn đã ghi nhận rất nhiều trường hợp thoát vị đĩa đệm mà không hề đau lưng. Những trường hợp này không có biểu hiện gì và thoát vị chỉ bị phát hiện tình cờ khi người bệnh được chụp CT hoặc MRI trong khi điều trị một căn bệnh khác[i]. Trong quyển sách Những tiến bộ mới trong nghiên cứu và điều trị đau nhức[ii], Bác sĩ Hubert Rosomoff, truởng khoa giải phẫu thần kinh trường Đại Học Y khoa Miami cũng đã nêu lên ý kiến phần lớn các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều không làm đau qua bài viết “Phải chăng thóat vị đĩa đệm là nguyên nhân gây ra đau?” Giáo sư Alf Nachemson, một người Thuỵ Điển cũng cho rằng “người ta chưa biết rõ nguyên nhân trong hầu hết các trường hợp đau lưng và hầu hết đều phải điều trị bằng cách gì khác hơn là phẫu thuật.”[iii]. Cũng vì lý do nầy phần lớn việc điều trị gai cột sống đều nặng về bảo tồn. Cơ chế gây bệnh của hội chứng đau lưng do tâm lý. Hiện nay, những hiểu biết thông thường đều cho rằng phần lớn đau lưng là do những hư hao hoặc sai lệch về mặt cấu trúc vật chất của cơ thể, nhất là khi mặc định nầy được cũng cố bằng những “bằng chứng hiển nhiên” qua hình ảnh được chụp CT hoặc MRI của sự vôi hoá hoặc thoát vị của một vài đốt sống. Đã có “bằng chứng” không lo gì không tìm ra được thủ phạm. Đến đây, người bệnh sẽ rất dễ dàng nhớ lại, hoặc một lần vấp ngã ở chân cầu thang, lần đá banh bị va chạm 2 năm trước, lúc nâng phụ một bao tải và bị cụp lưng dạo nọ, thậm chí nhiều người còn đổ lỗi cho . . thoái hoá cột sống vì hay thủ dâm từ thời còn niên thiếu! Trong nhiều trường hợp, chính những phán quyết và “bằng chứng” nầy đã làm tăng thêm những nổi lo âu, ám ảnh, những dồn nén về mặt tâm lý, nguyên nhân của hầu hết những cơn đau mõi ở vùng lưng, vai, cổ. Ông Sensei Adam Rostocki, tác giả quyển sách “Chữa dứt điểm bệnh đau lưng”[iv] đã cho rằng (1) hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều không có triệu chứng biểu hiện và (2) 75% trường hợp thoát vị không gây đau. Tiến sĩ John E. Sarno gọi những căn bệnh này thuộc hội chứng đau mõi cơ do tâm lý (Tension Myosity Syndrome), gọi tắt là TMS. Cuộc sống càng nhiều áp lực, nhiều khó khăn, con người càng dễ bị tác động xấu bởi những stress. Những cảm xúc dai dẳng về sự thù hận, giận dữ, cảm giác bị chèn ép hoặc sự lo sợ trong môi trường làm việc, trong đời sống gia đình hoặc học đường, thậm chí đã từng tồn tại từ thuở ấu thơ hoặc thời thanh niên, đều có thể là nguyên nhân gây ra những ức chế tâm lý, làm xáo trộn hệ thần kinh trưng ương, đặc biệt là hệ thần kinh tự động. Hệ quả của rối loạn hệ thần kinh tự động là sự co mạch. Mạch máu co lại khiến máu không lưu thông đủ đến vùng có liên quan, một số cơ, thần kinh hoặc dây chằng thiếu oxy và cảm giác đau xảy ra. Những trường hợp điển hình. Một trường hợp điển hình về đau lưng TMS được ông Sarno ghi lại như sau. Bệnh nhân nam 29 tuổi có tiền sử đau thắt lưng và đau dọc theo chân phải. Hai tháng trước, người bệnh đã được chụp cắt lớp và được xác định là đau do thoát vị đĩa đệm, được đề nghị ngưng vận động mạnh và phải tiến hành phẫu thuật. Là một vận động viên bóng rổ, anh rất buồn trước sự chẩn đoán nhất là khi được cho biết tương lai sẽ không còn được tham gia các môn thể thao có cường độ cao. Anh không chấp nhận phẫu thuật. Ngược lại, vẫn tập các bài tập thể dục và vẫn tiếp tục chơi bóng rổ như trước. Thời gian nầy tình trạng bệnh vẫn giữ nguyên, không tiến triển cũng không xấu đi. Tuy nhiên anh vẫn canh cánh nổi lo bệnh sẽ nặng thêm bất cứ lúc nào. Đây cũng là lúc anh đến gặp bác sĩ Sarno. Ông xác định không có dấu hiệu tổn thương thần kinh ở bất cứ chân nào. Trắc nghiệm nâng chân ở cả 2 chân đều gây ra cảm giác đau ở mông phải. Như thường xảy ra ở những trường hợp TMS, người bệnh cảm thấy đau khi có áp lực đè lên những vùng cơ mông, cơ lưng dưới, cơ vai và cơ 2 bên cổ. Ông cho rằng đau gây ra do TMS chớ không phải do đĩa đệm sai vị trí. Người bệnh được giải thích cặn kẻ, được tham gia chương trình điều trị không dùng thuốc và khỏi đau trong vòng vài tuần. Gặp lại 12 năm sau, anh vẫn khoẻ mạnh và vẫn là một vận động viên bóng rổ. Tài liệu của ông Sarno cũng ghi lại một nghiên cứu trên một nhóm gồm 109 bệnh nhân đau lưng đã được xác định là thoát vị đĩa đệm qua chụp CT và MRI. Trong đó, qua giải thích và điều trị không dùng thuốc, 96 người (88%) đã khỏi bệnh, không còn đau, cử động không hạn chế; 11 người (10% ) bệnh biến chuyển tốt nhưng còn hơi đau, cử động còn bị giới hạn; có 2 người không kết quả. Điều trị đau lưng do TMS. Trong việc điều trị đau lưng thuộc TMS, bác sĩ Sarno đặc biệt đề cao “liệu pháp hiểu biết” (knowledge therapy). Khi bệnh nhân được giải thích và hiểu rằng cơn đau không phải do những lệch lạc về cấu trúc vật chất mà chỉ là một hịên tượng tâm lý, không có thật, thì tự khắc cơn đau sẽ biến mất. Ông cho rằng TMS là một dạng bệnh hystery. Đau mõi ở đây là một cơ chế tự nhiên của cơ thể giúp bộ não quên đi những cảm xúc, những ký ức không mong muốn. Ông cho biết một số người đau lưng TMS chỉ cần đọc xong quyển sách[v] của ông, hiểu ra bản chất của vấn đề cũng đã tự khỏi đựơc bệnh. Giống như một người gặp phải ác mộng, sợ đến toát mồ hôi. Khi tỉnh dậy hiểu ra mình vừa chiêm bao tự khắc mọi sợ hãi hoặc đau đớn gì cũng không còn. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải mọi trường hợp TMS đều được hoá giải dễ dàng như vậy. Nhiều trường hợp bệnh mà nguyên nhân ức chế tâm lý đã bắt nguồn từ thời thơ ấu hoặc thậm chí xa hơn. Edgar Cayce (1877-1945) là một người Mỹ có khả năng chữa bệnh thông qua khả năng tự thôi miên để tìm lại tiền kiếp và truy ra nguyên nhân gây bệnh của một số căn bệnh dai dẳng bất trị. Những ký lục do hội ARE (Association for Research and Enlightment) lưu giữ ở Virginia, Mỹ với khoảng 14.000 trường hợp bệnh lý đã cho thấy một số căn bệnh đã bắt nguồn từ những ức chế tâm lý từ một kiếp trước! Nói chung, ngoài việc hiểu rõ cơ chế của căn bệnh, người bệnh có thể thực hành một số biện pháp không dùng thuốc gồm những phương pháp thở và một số động tác yoga thích hợp để vừa trực tiếp làm giãn nở mạch máu để tăng cường lưu thông khí huyết đến vùng đau vừa điều hoà thần kinh giao cảm để từng bước xoá dần những ức chế từ tiềm thức và lập trình lại bộ não, một bộ não của một cơ thể bình an và mạnh khoẻ. . Thoát vị đĩa đệm và hội chứng đau lưng do tâm lý Thoát vị đĩa đệm là một quá trình thoái hoá tự nhiên và ít khi gây ra đau. Phần lớn các chứng dau lưng, đau vai, cổ đều thuộc hội chứng đau. trường hợp thoát vị đĩa đệm đều không có triệu chứng biểu hiện và (2) 75% trường hợp thoát vị không gây đau. Tiến sĩ John E. Sarno gọi những căn bệnh này thuộc hội chứng đau mõi cơ do tâm lý (Tension. bạc, da sẽ nhăn, thoát vị đĩa đệm là một quá trình thoái hoá tự nhiên và không nhất thiết phải gây ra đau. Y văn đã ghi nhận rất nhiều trường hợp thoát vị đĩa đệm mà không hề đau lưng. Những trường