1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án vật lý 10 nâng cao 2014

113 422 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

VẬT LÍ 10 NÂNG CAO Chương 1 ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được các khái niệm cơ bản: tính tương đối của chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, xác định vị trí của một chất điểm bằng tọa độ, xác định thời gian bằng động hồ, phân biệt khoảng thời gian và thời điểm. - Hiểu rõ là muốn nghiên cứu chuyển động của chất điểm, cần thiết chọn một hệ quy chiếu để xác định vị trí của chất điểm và thời điểm tương ứng. - Nắm vững được cách xác định tọa độ và thời điểm tương ứng của một chất điểm trên hệ trục tọa độ 2. Kỹ năng - Chọn hệ quy chiếu, mô tả chuyển động. - Chọn mốc thời gian, xác định thời gian. - Phân biệt chuyển động cơ với các chuyển động khác. B. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên - Hình vẽ chiếc đu quay trên giấy to. - Chuẩn bị tình huống sau cho học sinh thảo luận: Bạn của em ở quê chưa từng đến thị xã, em sẽ phải dùng những vật mốc và hệ tọa độ nào để chỉ cho bạn đến được trường thăm em? 2.Học sinh Xem lại những vấn đề đã được học ở lớp 8: Thế nào là chuyển động? Thế nào là độ dài đại số của một đoạn thẳng ? 3. Gợi ý ứng dụng CNTT GV có thể chuẩn bị những đoạn video về các loại chuyển động cơ học, soạn các câu hỏi trắc nghiệm, hình vẽ mô phỏng quỹ đạo của chất điểm… C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 (…phút): Nhận biết chuyển động cơ, vật mốc, chất điểm, quỹ đạo, thời gian trong chuyển động. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Xem tranh SGK, trả lời câu hỏi: Chuyển động cơ là gì? Vật mốc? Ví dụ? Tại sao chuyển động cơ có tính tương đối? Ví dụ? - Đọc SGK phần 2. Trả lời câu hỏi: Chất điểm là gì? Khi nào một vật được coi là chất điểm? Quỹ đạo là gì? Ví dụ. -Trả lời câu hỏi C1. -Tìm cách mô tả vị trí của chất điểm trên quỹ đạo. -Vẽ hình - Yêu cầu: HS xem tranh SGK và nêu câu hỏi (kiến thức lớp 8) để học sinh trả lời. - Gợi ý: cho HS một số chuyển động cơ học điển hình - Phân tích: dấu hiệu của chuyển động tương đối - Hướng dẫn: HS xem tranh SGK và nhận xét ví dụ của HS. - Hướng dẫn: HS trả lời câu hỏi C1 -Gợi ý: trục tọa độ, điểm mốc, vị trí vật tại những thời điểm khác nhau. -Giới thiệu: hình 1.5 -Trả lời câu hỏi C2 -Đo thời gian dùng đồng hồ như thế nào? -Cách chọn mốc (Gốc) thời gian. -Biểu diễn trên trục số. -Khai thác ý nghĩa của bảng giờ tàu SGK -Giới thiệu cách đo thời gian, đơn vị -Hướng dẫn cách biểu diễn, cách tính thời gian. Hoạt động 2:(… phút): Hiểu hệ quy chiếu và chuyển động tịnh tiến. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Muốn biết sự chuyển động của chất điểm (vật) tối thiểu cần phải biết những gì? Biễu diễn chúng như thế nào? Biểu diễn chúng như thế nào? - Đọc SGK: Hệ quy chiếu? - Biểu diễn chuyển động của chất điểm trên trục Oxt? - Trả lời câu C3. - Xem tranh đu quay giáo viên mô tả. - Trả lời câu hỏi C4 - Lấy một số ví dụ khác về chuyển động tịnh tiến - Gợi ý: vật mốc, trục tọa độ biểu diễn vị trí, trục biểu diễn thời gian. - Nêu định nghĩa của hệ quy chiếu. - Yêu cầu: HS trả lời câu C3. - Giới thiệu tranh đu quay - Phân tích dấu hiệu của chuyển động tịnh tiến. - Yêu cầu: HS lấy ví dụ về CĐTT - Nhận xét các ví dụ. Hoạt động 3 (…phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nội dung câu 1-5 (SGK). - Làm việc cá nhân giải bài tập 1,2 (SGK). - Ghi nhận kiến thức: những khái niệm cơ bản; hệ quy chiếu; chuyển động tịnh tiến. - Trình bày mô tả chuyển động cơ - Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm. - Yêu cầu: HS trình bày đáp án. - Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy. Hoạt động 4 (…phút): Hướng dẫn về nhà. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà - Những sự chuẩn bị cho bài sau - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau Bài 2: VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU (Tiết 1) A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu rõ được các khái niệm vectơ độ dời, vectơ vận tốc trung bình, vectơ vận tốc tức thời. - Hiểu được việc thay thế các vectơ trên bằng các giá trị đại số của chúng không làm mất đi đặc trưng của vectơ của chúng. - Phân biệt được độ dời với quãng đường đi, vận tốc với tốc độ. 2. Kỹ năng - Phân biệt, so sánh được các khái niệm. - Biểu diễn độ dời và các đại lượng vật lý vectơ. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Câu hỏi liên quan đến vectơ, biểu diễn vectơ. - Chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm. 2. Học sinh Xem lại những vấn đề đã được học ở lớp 8: - Thế nào là chuyển động thẳng đều? - Thế nào là vận tốc trong chuyển động thẳng đều? - Các đặc trưng của đại lượng vectơ? 3. Gợi ý ứng dụng CNTT - Soạn câu hỏi 1-5 SGK thành câu trắc nghiệm. - Soạn câu hỏi trắc ngiệm cho phần luyện tập củng cố. - Chuẩn bị các đoạn video về chạy thi, bơi thi, đua xe… C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1(…phút): Kiểm tra bài cũ Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Nhớ lại khái niệm chuyển động thẳng đều, tốc độ của một vật ở lớp 8. - Trả lời câu hỏi C1 -Đặt câu hỏi cho HS. Cho HS lấy ví dụ. -Nêu câu hỏi C1 Hoạt động 2(…phút): Tìm hiểu khái niệm độ dời. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK - Vẽ hình biểu diễn vectơ độ dời - Trong chuyển động thẳng: viết công thức (2.1) - Trả lời câu hỏi C2 - So sánh độ dời với quãng đường. Trả lời câu hỏi C3. -Yêu cầu: HS đọc SGK, trả lời câu hỏi C2 - Hướng dẫn: HS vẽ hình, xác định tọa độ của chất điểm. - Nêu câu hỏi C3. Hoạt động 3(…phút): Thiết lập công thức vận tốc trung bình, vận tốc tức thời. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Trả lời câu hỏi C4 - Thành lập công thức tính vận tốc trung bình (2.3) - Phân biệt vận tốc với tốc độ (ở lớp 8) - Trả lời câu hỏi C5, đưa ra khái niệm vận tốc tức thời. - Vẽ hình 2.4 - Hiểu được ý nghĩa của vận tốc tức thời - Yêu cầu: HS trả lời câu hỏi C4 - Khẳng định: HS vẽ hình, xác định tọa độ của chất điểm. -Nêu câu hỏi C5 -Hướng dẫn vẽ và viết công thức vận tốc tức thời theo độ dời. - Nhấn mạnh: vectơ vận tốc Hoạt động 4(…phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung câu 1, 2 SGK: bài tập 1, 2 (SGK) - Làm viêch cá nhân giải bài tập 4 (SGK). - Ghi nhận kiến thức: độ dời, vận tốc trung bình, vận tốc tức thời. - So sánh quãng đường với độ dời; tốc độ với vận tốc. - Trình bày cách vẽ, biểu diễn vận tốc. -Yêu cầu: Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm. - Yêu cầu: HS trình bày đáp án. - Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy Hoạt động 5(…phút): Hướng dẫn về nhà Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. -Những sự chuẩn bị cho bài sau. - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau. Bài 2: VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU (Tiết 2) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức -Biết cách thiết lập chương trình chuyển động thẳng đều. Hiểu được phương trình chuyển động mô tả đầy đủ các đặc tính của chuyển động. -Biết cách vẽ độ thị tọa độ theo thời gian, vận tốc theo thời gian và từ đồ thị có thể xác định được các đặc trưng động học của chuyển động. 2. Kỹ năng -Lập phương trình chuyển động. -Vẽ đồ thị. -Khai thác đồ thị. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên -Một ống thủy tinh dài đựng nước với bọt không khí. -Chuẩn bị thí nghiệm về chuyển động thẳng và chuyển động thẳng đều. 2. Học sinh -Các đặc trưng của đại lượng vectơ -Giấy kẻ ô li để vẽ đồ thị. 3. Gợi ý ứng dụng CNTT -Soạn câu hỏi trắc ngiệm cho phần kiểm tra bài cũ, luyện tập củng cố. -Mô phỏng chuyển động bọt khí trong ống nước và các dạng đồ thị của chuyển động thẳng đều. C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1(…phút): Kiểm tra bài cũ Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên Nhớ lại khái niệm chuyển động thẳng đều, tốc độ của một vật ở lớp 8. Đặt câu hỏi cho HS. Cho HS lấy ví dụ. Hoạt động 2(…phút): Tìm hiểu chuyển động thẳng đều. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Đọc SGK. Trả lời câu hỏi C2. -Cùng giáo viên làm thí nghiệm ống chứa bọt khí. -Ghi nhận định nghĩa chuyển động thẳng đều. -Viết công thức (2.4) -Vận tốc trung bình trong chuyển động thẳng đều? -So sánh vận tốc trung bình và vận tốc tức thời? -Cùng GV làm thí nghiệm kiểm chứng. -Yêu cầu: HS đọc SGK, trả lời câu hỏi. -Cùng HS làm thí nghiệm SGK. -Hướng dẫn: HS vẽ hình, xác định tọa độ của chất điểm. -Nêu câu hỏi. Cho HS thảo luận - Cùng HS làm các thí nghiệm kiểm chứng. - Khẳng định kết quả. Hoạt động 3(…phút): Thiết lập phương trình của chuyển động thẳng đều. Đồ thị vận tốc theo thời gian. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Viết công thức tính vận tốc từ đó suy ra công thức (2.6) -Vẽ đồ thị 2.6 cho 2 trường hợp -Xác định độ dốc đường thẳng biểu diễn -Nêu ý nghĩa của hệ số góc? -Vẽ đồ thị H 2.9 -Trả lời câu hỏi C6 -Yêu cầu: HS chọn hệ quy chiếu. -Nêu câu hỏi cho học sinh tìm được công thức và vẽ các độ thị. - Nêu câu hỏi C6 Hoạt động 4(…phút): Vận dụng, củng cố Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung câu 3,4 (SGK); bài tập 3 (SGK). -Làm việc cá nhân giải bài tập 7 (SGK). -Ghi nhận kiến thức: chuyển động thẳng đều, phương trình chuyển động và đồ thị tọa độ - thời gian; vận tốc - thời gian. -Khai thác được đồ thi dạng này. -Nêu các ý nghĩa. -Yêu cầu: Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm. -Yêu cầu: HS trình bày đáp án . - Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy. Hoạt động 5 (…phút): Hướng dẫn về nhà. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Ghi câu hỏi và bài tập về nhà -Những sự chuẩn bị cho bài sau - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau Bài 3: KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM CHUYỂN ĐỘNG THẲNG A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức -Nắm vững mục đích của việc khảo sát một chuyển động thẳng: Tìm hiểu tính nhanh, chậm của chuyển động biểu hiện ở biểu thức vận tốc theo thời gian. -Hiêu được: muốn đo vận tốc phải xác định được tọa độ ở các thời điểm khác nhau và biết sử dụng dụng cụ đo thời gian. 2. Kỹ năng -Biết xử lí các kết quả đo bằng cách lập bảng vận dụng các công thức tính thích hợp để tìm các đại lượng mong muốn như vận tốc tức thời tại một điểm. -Biết cách vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian. -Biết khai thác đồ thị. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên -Chuẩn bị bộ thí nghiệm cần rung: kiểm tra bút, mực, làm trước một số lần. -Chuẩn bị một số băng giấy trắng, thước vẽ đồ thị. 2. Học sinh - Học kỹ bài trước - Chuẩn bị giấy kẻ ô li, thước kẻ để vẽ đồ thị. 3. Gợi ý ứng dụng CNTT -Soạn câu hỏi trắc nghiệm phần cho kiểm tra bài cũ; củng cố bài. -Phân tích kết quả đo có sẵn từ băng giấy. -Các dạng đồ thị của chuyển động thẳng C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1(…phút): Kiểm tra bài cũ Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên Trả lời câu hỏi: -Chuyển động thẳng? -Vận tốc trung bình? -Vận tốc tức thời? -Dạng của đồ thị? -Đặt câu hỏi cho HS -Yêu cầu: HS vẽ dạng đồ thị Hoạt động 2(…phút): Lắp đặt, bố trí thí nghiệm. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Kiểm tra các dụng cụ thí nghiệm. -Giới thiệu cho HS dụng cụ thí nghiệm (Xe lăn, máng nghiêng, băng giấy, cần rung,…) -Tìm hiểu dụng cụ đo: tính năng, cơ chế, độ chính xác. -Lắp đặt, bố trí thí nghiệm. -Tìm hiểu nguyên tắc đo thời gian bằng cần rung. -Hướng dẫn cách lắp đặt, bố trí thí nghiệm. -Hướng dẫn thao tác mẫu: sử dụng băng giấy. - Giải thích nguyên tắc đo thời gian. Hoạt động 3(…phút): Tiến hành thí nghiệm. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Cho cần rung hoạt động đồng thời cho xe chạy kéo theo băng giấy. -Lặp lại thí nghiệm vài lần. -Quan sát, thu nhập kết quả trên băng giấy. -Lập bảng số liệu: bảng 1 (SGK). -Chú ý: cân chỉnh máng nghiêng, kiểm tra chất liệu băng giấy, bút chấm điểm. -Làm mẫu -Quan sát HS làm thí nghiệm. -Điều chỉnh những sai lệch của thí nghiệm. -Thu nhập kết quả đo bảng 1: tọa độ theo thời gian. Hoạt động 4(…phút): Xử lí kết quả đo. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian H 3.2 -Tính vận tốc trung bình trong các khoảng 0,1 s (5 khoảng liên tiếp) ⇒ lập bảng 2. -Tính vận tốc tức thời ⇒ lập bảng 3.Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian H 3.3 -Nhận xét kết quả: biết được tọa độ tại mọi thời điểm thì biết được các đặc trưng khác của chuyển động. -Hướng dẫn cách vẽ đồ thị: biểu diến mẫu1,2 vị trí. -Quan sát HS tính toán, vẽ đồ thị -Căn cứ vào kết quả gợi ý HS rút ra kết luận. Hoạt động 5(…phút): Vận dụng, củng cố Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Trình bày kết quả của nhóm -Đánh giá kết quả, cách trình bày của nhóm khác. -Trả lời câu hỏi SGK; H3.4 -Ghi nhận kiến thức: Đặc điểm của chuyển động thẳng. Cách viết báo cáo. Cách trình bày báo cáo thí nghiệm. -Hướng dẫn viết báo cáo, trình bày kết quả -Yêu cầu: các nhóm trình bày kết quả, trả lời câu hỏi SGK. -Đánh giá, nhận xét kết quả các nhóm. -Hướng dẫn HS giải thích các sai số của phép đo, kết quả đo. Hoạt động 6(…phút): Hướng dẫn về nhà Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Ghi câu hỏi và bài tập về nhà -Nhuãng sự chuẩn bị cho bài sau -Nêu câu hỏi và bài tập về nhà -Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau Bài 4: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức -Hiểu được gia tốc là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi nhanh, chậm của vận tốc. -Nắm được các định nghĩa gia tốc trung bình, gia tốc tức thời. -Hiểu được định nghĩa về chuyển động thẳng biến đổi đều, từ đó rút ra được công thức tính vận tốc theo thời gian. 2. Kỹ năng -Biết cách vẽ đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian. -Biết cách giải bài toán đơn giản liên quan đến gia tốc. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên -Các câu hỏi, ví dụ về chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều -Biên soạn câu hỏi 1-4 SGK dưới dạng trắc nghiệm 2. Học sinh Các đặc điểm về chuyển động thẳng đều, cách vẽ đồ thị. 3. Gợi ý ứng dụng CNTT -GV có thể soạn các câu hỏi trắc nghiệmkiểm tra bài cũi về các đặc điểm của chuyển động thẳng đều. -Lập bảng so sánh chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều. -Mô phỏng cách vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều. -Sưu tầm các đoạn video về chuyển động thẳng biến đổi đều… C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1(…phút): Kiểm tra bài cũ Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Các đặc điểm của chuyển động thẳng đều? -Cách vẽ đồ thị. Đồ thị vận tốc theo thời gian? -Nhận xét trả lời của bạn -Đặt câu hỏi cho HS. -Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ dạng đồ thị -Nhận xét các câu trả lời Hoạt động 2(…phút): Tìm hiểu khái niệm gia tốc trung bình, gia tốc tức thời trong chuyển động thẳng. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Lấy ví dụ về chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian? Làm thế nào để so sánh sự biến đổi vận tốc của các chuyển động này. -Đọc SGK, hiểu được ý nghĩa của gia tốc -Tìm hiểu độ biến thiên của vận tốc, tính toán sự thay đổi vận tốctrong một đơn vị thời gian, đưa ra công thức tính gia tốc trung bình, đơn vị của gia tốc. -Tìm hiểu ý nghĩa của gia tốc trung bình. -Đọc SGK (phần 1.b). -Đưa ra công thức gia tốc tức thời -So sánh gia tốc tức thời với gia tốc trung bình. -Xem vài số liệu về gia tốc trung bình trong SGK -Ghi nhận: Gia tốc trung bình và gia tốc tức thời là đại lượng vectơ; ý nghĩa của gia tốc. -Nêu câu hỏi -Gợi ý: Các chuyển động cụ thể -Gợi ý các so sánh -Đặt vấn đề để HS đưa ra công thức tính gia tốc. -Giải thích ý nghĩa của gia tốc trung bình -Cho HS đọc SGK (phần 1.b) -Phân biệt cho HS khái niệm gia tốc trung bình vàgia tốc tức thời. Giá trị đại số, đơn vị của gia tốc. Hoạt động 3(…phút): Tìm hiểu chuyển động thẳng biến đổi đều. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Đọc SGK phần 2.a -Tìm hiểu đồ thị H 4.3 -Định nghĩa chuyển động thẳng đều? -Công thức vận tốc trong chuyển động -Yêu cầu: HS đọc SGK, tìm hiểu H 4.3 -Yêu cầu HS trả lời câu hỏi. -Gợi ý: Từ công thức (4.2) để đưa ra công thẳng biến đổi đều? -Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian trong trường hợp v cùng dấu a. H 4.4. -Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian trong trường hợp v khác dấu a. H 4.5. -Trả lời câu hỏi C1. -So sánh các đồ thị. -Tính hệ số góc của đường biểu diễn vận tốc theo thời gian, từ đó nêu ý nghĩa của nó. thức (4.4) -Yêu cầu HS vẽ đồ thị trong các trường hợp, xem SGK. -Hướng dẫn HS vẽ đồ thị. -Nêu câu hỏi C1 -Yêu cầu HS so sánh, tính toán rút ra ý nghĩa của hệ số góc Hoạt động 4(…phút): Vận dụng, củng cố Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nội dung câu 1-4 (SGK) -Làm việc cá nhân giải bài tập 1, 2 (SGK). -Ghi nhận kiến thức: gia tốc ý nghĩa của gia tốc, đồ thị -Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm. -Yêu cầu: HS trình bày đáp án. -Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy. Hoạt động 5(…phút): Hướng dẫn về nhà Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Ghi câu hỏi và bài tập về nhà -Những sự chuẩn bị cho bài sau -Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. -Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau Bài 5: PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức -Hiểu rõ phương trình chuyển động là công thức biểu diễn tọa độ của một chất điểm theo thời gian. -Biết thiết lập phương trình chuyển động từ công thức vận tốc bằng phép tính đại số và nhờ đồ thị vận tốc. -Nắm vững các công thức liên hệ giữa độ dời, vận tốc và gia tốc. -Hiểu rõ đồ thị của phương trình chuyển động biến đổi đều là một phần của parabol -Biết áp dụng các công thức tọa độ, vận tốc để giải các bài toán chuyển động của một chất điểm, của hai chất điểm chuyển động cùng chiều hoặc ngược chiều. 2. Kỹ năng -Vẽ đồ thị của phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều. -Giải bài toán về chuyển động của một chất điểm, của hai chất điểm chuyển động cùng chiều hoặc ngược chiều. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên -Các câu hỏi, ví dụ về chuyển động đều và chuyển động biến đổi đều. -Biên soạn câu hỏi 1,2 SGK dưới dạng trắc nghiệm 2. Học sinh -Công thức vận tốc trong chuyển động biến đổi đều, cách vẽ đồ thị. 3. Gợi ý ứng dụng CNTT -GV có thể soạn các câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra bài cũ; câu hỏi về đồ thị vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều. -Lập bảng so sánh chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều. -Mô phỏng cách vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều và chuyển động đều. -Sưu tầm các đoạn video về chuyển động thẳng biến đổi đều… C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1(…phút): Kiểm tra bài cũ Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều? -Cách vẽ đồ thị. Đồ thị vận tốc theo thời gian? -Nhận xét trả lời của bạn -Đặt câu hỏi cho HS. -Yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ dạng đồ thị -Nhận xét các câu trả lời Hoạt động 2(…phút): Thiết lập phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Đọc phần 1.a SGK. Trả lời câu hỏi C1. -Xem đồ thị H 5.1, tính độ dời của chuyển động -Lập công thức (5.3), phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều. -Ghi nhận: tọa độ là một hàm bậc hai của thời gian. -Cho HS đọ phần 1.a SGK, yêu cầu HS chứng minh công thức(5.3) -Gợi ý: chọn hệ quy chiếu, cách lập luận. -Nêu câu hỏi C1, hướng dẫn cách tính độ dời. -Đặt vấn đề để HS đưa ra công thức (5.3). -Ý nghĩa của phương trình Hoạt động 3(…phút): Vẽ dạng đồ thị phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Vẽ đồ thị với t > 0 (trường hợp chuyển động không có vận tốc đầu). H 5.2 SGK. -Ghi nhận: Đồ thị là một phần của parabol. -Yêu cầu: HS vẽ đồ thị. -Hướng dẫn cách vẽ. -Nhận xét dạng đồ thị. Hoạt động 4(…phút): Thiết lập công thức liên hệ giữa độ dời, vận tốc và gia tốc. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Đọc phần 2 SGK. Từ công thức (5.1), lập luận để tìm được công thức liên hệ (5.4). -Ghi nhận: Trường hợp đặc biệt (công thức(5.5) và (5.6) SGK). - Cho HS đọc SGK. - Hướng dẫn HS tìm mối liên hệ - Nhận xét trường hợp đặc biệt. Hoạt động 5(…phút): Vận dụng, củng cố Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nội dung câu 1, 2 (SGK) -Làm việc cá nhân giải bài tập 2, 3 (SGK). -Ghi nhận kiến thức: Cách thiết lập phương trình chuyển động từ đồ thị vận tốc theo thời gian, mối liên hệ giữa độ dời, vận tốc và gia tốc. -Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm. -Yêu cầu: HS trình bày đáp án. -Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy. Hoạt động 6(…phút): Hướng dẫn về nhà Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên -Ghi câu hỏi và bài tập về nhà -Những sự chuẩn bị cho bài sau -Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. -Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau Thiết kế ngày / /2006 Tiết: Bài 6: SỰ RƠI TỰ DO 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là sự rơi tự do và khi rơi tự do thì mọi vật đều rơi như nhau. - Biết cách khảo sát chuyển động của mọt vật bằng cách thí nghiệm có thể thực hiện được trên lớp. - Hiểu được rằng gia tốc rơi tự do phụ thuộc vị trí địa lí và độ cao và khi một vật rơi ở gần mặt đất nó luôn luôn có một gia tốc bằng gia tốc rơi tự do. 1.2. Kĩ năng: - Làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, tư duy lôgíc. - Thu thập và xử lí kết quả thí nghiệm 1.3. Thái độ (nếu có): 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: - Các câu hỏi công thức phương trình chuyển động biến đổi đều. - Biên soạn câu hỏi 1-2 SGK dưới dạng trắc nghiệm. - Ống Niutơn. - Dụng cụ thí nghiệm 1, thí nghiệm 2 SGK. - Tranh hình H6.4 và H6.5 (nếu không có thí nghiệm). 2.2. Học sinh: - Công thức tính quãng đường trong chuyển động biến đổi đều (vận tốc đầu bằng 0). 3. TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC Hoạt động 1 ( phút): Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên - Phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều (vận tốc đầu bằng 0)? - Dạng đồ thị của phương trình toạ độ theo thời gian? - Nhận xét trả lời của bạn. - Đặt câu hỏi cho học sinh. - Yêu cầu một HS lên bảng vẽ dạng đồ thị - Nhận xét các câu trả lời. Hoạt động 2 ( phút): Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên - Quan sát thí nghiệm ống Niutơn - Cùng làm thí nghiệm với GV - Lực cản của không khí ảnh hưởng đến các vật rơi như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ? - Thế nào là sự rơi tự do? - Khi nào một vật có thể được coi là rơi tự do? Trả lời câu hỏi C1. - Mô tả thí nghiệm, cùng HS làm thí nghiệm. - Gợi ý quan sát thí nghiệm. - Đặt các câu hỏi cho HS. - Nhận xét các câu hỏi. - Cho HS đọc định nghĩa trong SGK. Hoạt động 3 ( phút): Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên - Làm thí nghiệm hoặc quan sát tranh H6.1 - Phương và chiều của chuyển động rơi tự do như thế nào? Ví dụ? - Cùng GV tiến hành thí nghiệm 1. - Phân tích kết quả. Trả lời câu hỏi C2. - Ghi nhận: Rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều theo phương thẳng đứng. - Mô tả, cùng HS làm thí nghiệm, quan sát tranh. - Đặt các câu hỏi cho HS. - Phân tích kết quả từ các thí nghiệm. - Gợi ý cho HS rút ra kết luận. Hoạt động 4 ( phút): Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên - Cùng GV làm thí nghiệm 2 SGK. - Dựa vào công thức tính gia tốc của sự rơi tự do? - Làm thí nghiệm với vật nặng khác. Rút ra kết luận. - Mô tả, cùng HS làm this nghiệm 2 SGK. - Hướng dẫn HS tính gia tốc, rút ra kết luận. - Nêu câu hỏi C3. - Cho HS đọc SGK. - Nhận xét các câu hỏi trả lời. [...]... cầu HS trả lời: Nhận xét gì về bài toán trên khi α = 0;α = 90 0 ? -Nhận xét câu trả lời của HS Đưa ra -Suy nghĩ, giải bài toán vật ném ngang được : α = 0 : vật ném ngang ( H=0) -Trình bày bài giải α = 90 0 : vật ném đứng (L=0) -Yêu cầu HS vận dụng kết quả bài toán vật ném xiên cho vật ném ngang -Nhận xét kết quả của HS, lưu ý cho HS: Chọn hệ tọa độ Khi vật  ném thì vật chuyển động bị với gia tốc g Hoạt... nhận xét khái quát hóa, dự đoán quy luật +Biết cách phân tích để hiểu nguyên lí cơ bản của một số thiết bị thí nghiệm thô sơ và hiện đại +Bước đầu làm quen với việc phân tích các phương án thí nghiệm, cách phán đoán và lựa chọn phương án thí nghiệm tạo tiền đề cho việc hình thành khả năng sáng tạo các phương án thí nghiệm khả thi 1.3.Thái độ +Hiểu được đặt trưng của bộ môn vật lí là môn khoa học thực... số hình ảnh -Trả lời câu hỏi: Quỹ đạo của vật bị ném chuyển động của vật ném có dạng như thế nào? -Gợi ý về hình dạng của quỹ đạo của vật bị ném -Nêu bài toán trong phần đầu bài, bằng kiến thức đã học đi xây dựng phương -Đọc SGK phần 1,2,3 trình quỹ đạo, tầm bay cao, tầm bay xa - Hoạt động nhóm, tìm phương trình quỹ của vật đạo, tầm bay cao, tầm bay xa của vật -Tổ chức HS hoạt động theo nhóm -Trình... Học sinh - Đọc SGK phần 2, H 10. 2 - Thảo luận tìm hiểu: Hệ qui chiếu đứng yên, hệ qui chiếu chuyển động, vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối, vận tốc kéo theo - Xem H 10. 2 và tìm hiểu cách chứng minh công thức H10.1 SGK - Xem H 10. 3 và tìm hiểu cách chứng minh công thức H 10. 2 SGK - Đọc phần 3, vẽ hình 10. 4 SGK, ghi nhận công thức cộng vận tốc H 10. 3 - Tìm hiểu công thức H 10 3 trong các trường hợp đặc... và đặc điểm của lực quán tính - Viết được biểu thức của lực quán tính và vẽ đúng vectơ biểu diễn lực quán tính 1.2 Kĩ năng: - Biết vận dụng khái niệm lực quán tính để giải một số bài toán trong hệ qui chiếu phi quán tính 1.3 Thái độ (nếu có): 2 CHUẨN BỊ 2.1 Giáo viên - Dụng cụ như hình 21.2 SGK - Tranh vẽ hình 21.1 SGK 2.2 Học sinh: - Ôn tập về 3 định luật Niu-Tơn, hệ qui chiếu quán tính 3 TIẾN TRÌNH... về mức quán tính của vật +Yêu cầu HS đọc SGK về mục 3 +Trả lời câu hỏi: +Nêu câu hỏi về mức quán tính của Mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán vật tính +Nhận xét câu trả lời +Yêu cầu HS lấy ví dụ thực tế về quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính +Nhận xét câu trả lời Hoạt động 3 ( phút): Tìm hiểu về điều kiện cân bằng của một chất điểm Mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng của vật Hoạt... Phương án 1: Đo gia tốc rơi tự do đưa ra phương án tiến hành thí bằng đồng hồ cần rung - Phương án 2: Đo gia t ốc r ơi t ự do b nghiệm đáp ứng yêu cầu của bài thực hành ằng đ ồng h ồ hi ện s ố +Gợi ý, dẫn dắt HS dùng các +Thống nhất các phương án khả thi phương án khả thi +Nêu kết luận về các phương án khả thi Hoạt động 2 ( phút):Tiến hành làm bài thực hành Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên... ra kết luận - Mô phỏng chuyển động của vật Trợ giúp của Giáo viên - Cho HS đọc đề bài 2 SGK Xem hình 6.4 - Hướng dẫn HS cách tính - Nêu ý nghĩa của cách đo gia tốc Cho HS về nhà giải bài tập này Trợ giúp của Giáo viên - Nêu câu hỏi: Nhận xét các câu trả lời của các nhóm - Yêu cầu: HS xem đồ thị, trả lời đáp án - Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy Trợ giúp của Giáo viên - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà... lời Làm rõ cách chọn trục toạ độ, gốc thời gian Trợ giúp của Giáo viên - Cho một HS đọc bài toán SGk - Gợi ý, đặt câu hỏi cho HS làm việc cá nhân và thảo luận theo nhóm - Nhận xét đáp án, đưa ra các bước giải bài toán Trợ giúp của Giáo viên - Hướng dẫn HS, cùng HS chọn Hệ qui chiếu, lập phương trình và vẽ đồ thị - Đặt các câu hỏi cho HS tính toán và lập bảng biến thiên - Yêu cầu HS trình bày kết quả dạng... công thức H10.1 - Gợi ý cách chứng minh: Chọn hệ qui chiếu, lập luận đưa ra công thức H 10. 2 - Cho HS đọc phần 3, vẽ hình 10. 4 - Xét các trường hợp đặc biệt (vẽ hình) Trợ giúp của Giáo viên - Nêu câu hỏi Nhận xét câu trả lời của các nhóm - Yêu cầu: HS trả lời đáp án - Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy Trợ giúp của Giáo viên - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà - Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau 4 RÚT KINH NGHIỆM . H 10. 2 và tìm hiểu cách chứng minh công thức H10.1 SGK. - Xem H 10. 3 và tìm hiểu cách chứng minh công thức H 10. 2 SGK. - Đọc phần 3, vẽ hình 10. 4 SGK, ghi nhận công thức cộng vận tốc H 10. 3. -. của Giáo viên - Đọc đề bài 1 SGK. - Làm viếc cá nhân: Tóm tắt các thông tin từ bài toán. - Tìm hiểu các kiến thức các kỹ năng liên quan bài toán yêu cầu. - Thảo luận: Nêu các bước giải bài toán. -. toán SGk. - Gợi ý, đặt câu hỏi cho HS làm việc cá nhân và thảo luận theo nhóm. - Nhận xét đáp án, đưa ra các bước giải bài toán. Hoạt động 3 ( phút): Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo

Ngày đăng: 11/08/2014, 14:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w