§15. ĐIỆN TỪ TRƯỜNG SÓNG ĐIỆN TỪ I- MỤC TIÊU Hiểu được mối liên hệ giữa điện trường biến thiên và từ trường : Điện trường biến thiên theo thời gian làm xuất hiện từ trường. Hiểu khái niệm điện từ trường, sự tồn tại không thể tách rời giữa điện trường và từ trường. Hiểu được sự hình thành sóng điện từ và các tính chất của sóng điện từ. II- CHUẨN BỊ GV nhắc HS ôn lại các kiến thức đã học ở lớp 11 về điện trường (tĩnh) và từ trường, đường sức điện và đường sức từ, hiện tượng cảm ứng điện từ. III- GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Đối với bài học này, GV dùng phương pháp giảng giải minh họa, kết hợp với việc đặt ra những câu hỏi để lôi cuốn HS tham gia hoạt động chiếm lĩnh kiến thức. 1. GV có thể đặt vấn đề vào bài học như đã nêu trong SGK, GV cũng có thể mở bài bằng cách đặt ra các câu hỏi yêu cầu HS ôn lại một số kiến thức về điện trường (tĩnh) và từ trường (đặc biệt là về đường sức điện và đường sức từ). Sau đó GV đặt câu hỏi : Điện tích chuyển động có thể gây ra các trường nào? 2. GV tổ chức các hoạt động theo trật tự lôgic của bài học. Với mục a) của đoạn 1, GV yêu cầu HS chú ý phân tích rõ lập luận chặt chẽ về mặt lôgic của Pha-ra-đây khi rút ra kết luận trong việc khảo sát TN về hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi vòng dây dẫn đặt cố định trong từ trường biến thiên. GV có thể cho HS trao đổi, tranh luận về câu trả lời của H1. GV yêu cầu HS phân tích Hình 15.2 SGK (chiều của B ur và E ur ). Với mục b) của đoạn 1, GV hướng dẫn cho HS hiểu (không buộc HS phải nhớ) nội dung Hình 15.3 SGK. 3. Đối với đoạn 2, GV thông báo cho HS hiểu và nhớ kết luận của Mác- xoen, từ đó giúp HS hiểu khái niệm điện từ trường. 4. Về sóng điện từ, GV yêu cầu HS xem Hình 15.4 SGK và hướng dẫn HS hình dung quá trình lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian. Tiếp theo GV thông báo cho HS các tính chất của sóng điện từ (trước đó GV yêu cầu HS nhắc lại các tính chất của sóng cơ học để trả lời H2). §16. THÔNG TIN BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN I- MỤC TIÊU Hiểu được vai trò của anten trong việc thu, phát sóng điện từ. Hiểu được nguyên tắc thông tin bằng sóng vô tuyến điện (sự biến điệu dao động điện từ cao tần và sự tách sóng). II- CHUẨN BỊ GV vẽ trên giấy khổ lớn Hình 16.3 SGK HS ôn lại §13 – 14 (Dao động điện từ) III- GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. GV đặt vấn đề vào bài (có thể đặt vấn đề như trong SGK hoặc có thể có một gợi ý khác tương tự). GV có thể yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở đầu bài, dựa trên suy nghĩ và hiểu biết của HS (tuy không đầy đủ hoặc có thiếu sót) 2. Về mục 1, đầu tiên GV có thể đặt câu hỏi về các loại anten mà HS đã thấy (ở nhà, ở đài phát thanh, đài truyền hình ). Sau đó, GV trình bày như SGK. GV đặt câu hỏi để giúp HS hình dung là mạch dao động càng hở thì càng bức xạ tốt sóng điện từ. Về anten phát và anten thu thì GV hướng dẫn HS tìm hiểu hoạt động của anten. GV có thể đặt câu hỏi để HS hiểu thêm việc xuất hiện dao động điện từ trong mạch LC của máy thu và máy phát do tác động của anten. Về khái niệm cộng hưởng điện từ thì GV hướng dẫn HS hiểu là nó cũng tương tự như cộng hưởng trong cơ học (Chương I). 3. Bảng phương pháp diễn giảng kết hợp với yêu cầu HS trả lời các câu hỏi do GV đặt ra, GV hướng dẫn HS hiểu và nắm được nguyên tắc chung của việc thông tin bằng sóng vô tuyến điện. Sau đó GV hướng dẫn để HS hình dung trường hợp truyền tín hiệu âm thanh, đặc biệt là sự biến điệu và tách sóng trong truyền thanh vô tuyến. 4. Cuối cùng GV thông báo cho HS một số vấn đề về sự truyền sóng vô tuyến điện trên Trái Đất (tóm tắt trên Hình 16.7 SGK) . §15. ĐIỆN TỪ TRƯỜNG SÓNG ĐIỆN TỪ I- MỤC TIÊU Hiểu được mối liên hệ giữa điện trường biến thiên và từ trường : Điện trường biến thiên theo thời gian làm xuất hiện từ trường. . trường. Hiểu khái niệm điện từ trường, sự tồn tại không thể tách rời giữa điện trường và từ trường. Hiểu được sự hình thành sóng điện từ và các tính chất của sóng điện từ. II- CHUẨN BỊ GV. Mác- xoen, từ đó giúp HS hiểu khái niệm điện từ trường. 4. Về sóng điện từ, GV yêu cầu HS xem Hình 15.4 SGK và hướng dẫn HS hình dung quá trình lan truyền trong không gian của điện từ trường biến