Môi trường sống & sức khỏe doc

5 127 0
Môi trường sống & sức khỏe doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Môi trường sống & sức khỏe Môi trường mà con người sống trong đó gọi là môi trường sống, gồm môi trường bên ngoài (ngoại môi) là tự nhiên và xã hội, môi trường bên trong cơ thể (nội môi). Con người bị tác động và chi phối bởi môi trường sống. Gặp môi trường tốt thì cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật và trường thọ. Ngược lại, môi trường xấu sẽ làm suy giảm sức khỏe và phát sinh nhiều bệnh tật. Trên thế giới có những nước, vùng tuổi thọ của người dân rất cao, điển hình như nước Nhật, nhưng cũng có những vùng tuổi thọ rất thấp. Hiện nay, do tình trạng nghèo đói và bệnh AIDS, có những nước tuổi thọ trung bình của người dân giảm rất nhanh, chỉ còn 35 tuổi! Môi trường tự nhiên là những yếu tố thời tiết, khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác, phụ thuộc vào địa lý của từng vùng, miền lãnh thổ, như độ cao, gió mùa và các yếu tố liên quan với nó. Ở nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Miền Bắc với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông mà từ xưa đã khái quát xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàn - và con người đã lợi dụng các yếu tố tự nhiên có lợi cho cuộc sống và sức khỏe, đó là sống hài hòa với thiên nhiên “di nhiên an nhiên”. Miền Nam có hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Với đặc điểm nhiệt độ, gió mùa, độ ẩm và các yếu tố liên quan như cây cỏ, côn trùng, sông ngòi… mà mỗi miền có những bệnh đặc trưng thường gặp, từ đó con người có những biện pháp phòng, chống chủ động, tích cực và thiết thực hơn. Dù có khác nhau nhưng thiên nhiên bao giờ cũng có phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (ẩm), táo (khô), hỏa (nóng), hàng ngày hàng giờ tác động vào con người. Khi có sự thay đổi bất thường, bất cập, con người không thích ứng kịp, cơ thể sẽ mệt mỏi, sức đề kháng giảm làm cho bệnh phát sinh, phát triển. Các yếu tố đó, y học cổ truyền gọi là “lục dâm - tà khí”. Sách Hoàng đế nội kinh đã viết “Lục khí vi bá bệnh chi bổn” (lục khí là nguồn gốc gây ra bá bệnh). Sức khỏe nhân dân phụ thuộc vào nền y học lấy phòng bệnh là chính (phòng bệnh hơn chữa bệnh), nước ta còn nghèo nhưng tuổi thọ người dân ngày càng tăng nhanh, năm 2005 là trên 72 tuổi, góp phần nâng chỉ số phát triển con người (HDI) lên mức trung bình của thế giới… Các yếu tố giàu, nghèo, ô nhiễm môi trường, nếp sống văn hóa, nhất là văn hóa ẩm thực, thói quen ăn uống; quan niệm về bệnh tật, ý thức phòng bệnh kể cả thói quen sử dụng thuốc… đều có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sức khỏe và bệnh tật của con người. Ngày nay đô thị hóa nhanh, công nghiệp phát triển, tình trạng di dân, ô nhiễm môi trường, phong cách sống mới… đang làm thay đổi cơ cấu và tình trạng bệnh tật, một số “bệnh nhà giàu” đang tăng nhanh, nhất là tai nạn giao thông hàng năm cướp đi hàng chục ngàn nhân mạng là một ví dụ. Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, HIV/AIDS chẳng những phá hoại sức khỏe trầm trọng mà còn làm suy thoái giống nòi. Cùng với môi trường bên ngoài, môi trường bên trong con người (nội môi) càng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Các dịch thể, các men, các yếu tố sinh hóa, huyết học… cần cho sự sống và là những chỉ báo khi cơ thể bị bệnh. Các trạng thái tâm lý, tinh thần và tình cảm (cảm xúc) của con người nếu không được cân bằng cũng gây nên bệnh tật. Người xưa đã chỉ ra 7 loại tình cảm nên gọi là thất tình, biểu hiện qua 7 trạng thái, đó là: - Vui mừng quá mức làm tổn hại “tâm” (hỷ thương tâm). - Lo nghĩ quá mức sẽ tổn hại “tỳ” (tư thương tỳ). - Buồn rầu quá mức sẽ tổn hại “phế” (bi thương phế). - Kinh sợ quá mức sẽ tổn hại “thận” (khủng thương thận). - Giận dữ quá mức sẽ tổn hại “can” (nộ thương can). - Bi thương quá mức sẽ tổn hại “bào lạc”. - Hãi hùng quá mức sẽ tổn hại “đởm” (Lê Hữu Trác, “Hải Thượng Y Tông Tâm Tĩnh”). “Tương tư chẳng ốm cũng sầu” là điển hình của yếu tố “thất tình” làm cho cơ thể không ăn ngủ được mà “héo mòn” (tư thương tỳ: ưu tư làm hại đến tiêu hóa). Ngày nay gọi các trạng thái này là rối loạn giữa hưng phấn và ức chế, là trạng thái stress, gây nên sự trầm cảm hay hoảng loạn, quá mức có thể dẫn đến loạn thần kinh chức năng, thậm chí là bệnh tâm thần. Các yếu tố: ăn uống, hít thở, lao động vừa có yếu tố ngoại môi vừa có yếu tố nội môi. Thức ăn từ bên ngoài là ngoại môi qua quá trình tiêu hóa biến thành chất dinh dưỡng thì thành nội môi. Không khí từ bên ngoài ngoại môi, khi qua phổi trao đổi thì O2 và CO2 là thành phần nội môi. Lao động ở môi trường ngoại môi nhưng cơ bắp hoạt động, được tăng cường hô hấp máu, oxy, tăng cường trao đổi chất của tế bào, thoát mồ hôi là từ nội môi; trời nóng nắng hoặc lạnh, công cụ lao động tốt hay xấu và sự quan tâm đến môi trường lao động tích cực hay tiêu cực đều tác động khác nhau đến sức khỏe và năng suất lao động của con người. Như vậy, thiên nhiên - xã hội - con người là một tổng thể cần có sự hài hòa. Con người cần sống hài hòa, gần gũi với thiên nhiên, cây cỏ; ăn thức ăn thiên nhiên, cân bằng âm - dương, hàn - nhiệt và đừng bao giờ tàn phá thiên nhiên. Ngày nay, đô thị hóa, nhà cao tầng, phòng máy lạnh đang là những yếu tố làm mất cân bằng âm - dương, hàn - nhiệt, nên tham quan dã ngoại, du lịch sinh thái về nông thôn, vùng biển hoặc rừng núi giúp con người thay đổi không khí, lặp lại cân bằng cho cơ thể cần được khuyến khích. Đi bộ, nhất là đi bộ chân đất giúp cân bằng âm - dương, rất có ý nghĩa cho sức khỏe con người. Tóm lại, con người là một tổng thể hài hòa cùng thiên nhiên và xã hội, chi phối và chịu sự chi phối của nó. Vì vậy, con người cần gần gũi đưa thiên nhiên vào cuộc sống; bảo vệ, không tàn phá và thải độc vào thiên nhiên. Xây dựng xã hội lành mạnh, vệ sinh, văn minh, khoa học và an toàn trong mọi sinh hoạt, đó là thương mình, thương người và vì cuộc sống tốt đẹp hơn. u . Môi trường sống & sức khỏe Môi trường mà con người sống trong đó gọi là môi trường sống, gồm môi trường bên ngoài (ngoại môi) là tự nhiên và xã hội, môi trường bên trong. (nội môi) . Con người bị tác động và chi phối bởi môi trường sống. Gặp môi trường tốt thì cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật và trường thọ. Ngược lại, môi trường xấu sẽ làm suy giảm sức khỏe và. những phá hoại sức khỏe trầm trọng mà còn làm suy thoái giống nòi. Cùng với môi trường bên ngoài, môi trường bên trong con người (nội môi) càng đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người.

Ngày đăng: 08/07/2014, 08:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan