1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Bài 35. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH TIÊU CỰ THẤU KÍNH PHÂN KÌ pot

3 18,4K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 147,89 KB

Nội dung

MỤC TIÊU: Kiến thức: - Biết được phương pháp xác định tiêu cự của thấu kính phân kì băng cách ghép nó đồng trục với một thấu kính hội tụ để tạo ra ảnh thật của vật qua thấu kính hội tụ

Trang 1

Bài 35 THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH TIÊU CỰ THẤU KÍNH PHÂN KÌ

I MỤC TIÊU:

Kiến thức:

- Biết được phương pháp xác định tiêu cự của thấu kính phân kì băng cách ghép nó đồng trục với một thấu kính hội tụ để tạo ra ảnh thật của vật qua thấu kính hội tụ

-

Kĩ năng:

- Sử dụng giá quang học để xác định tiêu cự của thấu kính phân kì

II CHUẨN BỊ:

Giáo viên:

1 6 bộ thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính phân kì

2 Chuẩn bị phiếu:

Phiếu học tập 1 (PC1)

- Có thể xác định trực tiếp tiêu cự của thấu kính phân kì bằng thức được không? Vì sao? TL1:

- Không thể xác định trực tiếp được bằng thước vì không xác định được vị trí ảnh ảo của

nó để xác định d’

Phiếu học tập 2 (PC2)

- Trình bày phương án xác định tiêu cự của thấu kính phân kì bằng hệ đồng trục với thấu kính hội tụ

TL2:

- Qua hệ thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì xác định vị trí ảnh ảnh thật qua hệ, sau đó dựa vào công thức kính để tính tiêu cự thấu kính phân kì

Phiếu học tập 3 (PC3)

- Để tiến hành thí nghiệm theo phương án trên cần có những dụng cụ gì?

TL3:

- Cần có: thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, vật thật, đèn chiếu, giá quang học, màn chắn

Phiếu học tập 4 (PC4)

- Có thể bố trí để tạo ảnh thật qua hệ theo mấy cách? là những cách nào?

TL4:

- Có 2 cách bố trí hệ để tạo ảnh thật:

+ Cách 1: Bố trí theo thứ tự vật, thấu kính hội tụ tạo ảnh thật rồi đến thấu kính phân kì cho ảnh thật tiếp theo trên màn

+ Cách 2: Bố trí theo thứ tự vật, thấu kính phân kì tạo ảnh ảo rồi đến thấu kính hội tụ cho ảnh thật tiếp theo trên màn

Trang 2

Phiếu học tập 5 (PC5): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong

1 Trong thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính phân kì, có thể không dùng dụng cụ nào sau đây?

A thước đo chiều dài; B thấu kính hội tụ;

C vật thật; D giá đỡ thí nghiệm

2 Trong thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính phân kì, thứ tự sắp xếp các dụng cụ trên giá đỡ là

A vật, thấu kính phân kì, thấu kính hội tụ, màn hứng ảnh

B vật, màn hứng ảnh, thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì

C thấu kính hội tụ, vật, thấu kính phân kì, màn hứng ảnh

D thấu kính phân kì, vật, thấu kính hội tụ, màn hứng ảnh

3 Khi đo tiêu cự của thấu kính phân kì, đại lượng nào sau đây không cần xác định với độ chính xác cao?

A khoảng cách từ vật đến thấu kính phân kì;

B khoảng cách từ thấu kính phân kì đến thấu kính hội tụ;

C khoảng cách từ thấu kính hội tụ đến màn hứng ảnh;

D hiệu điện thế hai đầu đèn chiếu

TL5: Đáp án:

Câu 1: D; Câu 2: A; Câu 3: D

4 Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ:

Bài 35 Thực hành: Xác định tiêu tự thấu kính phân kì

I Mục đích thí nghiệm

1 …

2 …

II Dụng cụ thí nghiệm

III Cơ sở lí thuyết

IV Giới thiệu dụng cụ đo

V Tiến hành thí nghiệm

Học sinh:

- Nghiên cứu kĩ hướng dẫn

- Chuẩn bị báo cáo

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động 1 ( phút): Xây dựng phương án thí nghiệm

Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên

Trang 3

- Thảo luận nhóm thí nghiệm, tìm hiểu và

trả lời câu hỏi PC1; PC2

- Nhận xét câu trả lời của bạn

- Trả lời C1

- Thảo luận nhóm, trả lời PC3, PC4

- Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC1; PC2

- Gợi ý HS trả lời

- Nêu câu hỏi C1

- Nêu câu hỏi trong các phiếu PC3, PC4

Hoạt động 2 ( phút): Tiến hành thí nghiệm

Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên

- Bố trí giá quang học

- Lắp các thiết bị theo sơ đồ

- Kiểm tra thí nghiệm

- Bật nguồn điện, bật đèn

- Điều chỉnh hệ để thu được ảnh rõ nét

- Đo các khoảng cách cần thiết

- Ghi số liệu

- Nhắc nhở HS đảm bảo an toàn trong thí nghiệm

- Quan sát các nhóm thí nghiệm

- Hướng dẫn HS nếu cần

- Kiểm tra các thành viên trong nhóm về phương án thí nghiệm của nhóm

Hoạt động 3 ( phút): Hoàn thành và nộp báo cáo

Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên

- Tính toán, nhận xét … hoàn thành báo

cáo

- Nộp báo cáo

- Thu dọn thiết bị thí nghiệm

- Hướng dẫn hoàn thành báo cáo

- Thu báo cáo

- Nhắc HS thu dọn thí nghiệm

Hoạt động 5 ( phút): Vận dụng, củng cố

Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên

- Thảo luận, trả lời câu hỏi theo phiếu PC5

- Nhận xét câu trả lời của bạn

- Cho HS thảo luận theo PC5

- Nhận xét, rút kinh nghiệm về bài thực hành

Ngày đăng: 11/08/2014, 14:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w