Chuẩn bị phiếu: Phiếu học tập 1 PC1 - Nêu cấu tạo nguyên tử về phương diện điện?. TL1: - Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện + Gồm hạt nhân mang điện dương ở trung tâm.. - Trong nguy
Trang 1Bài 2 THUYẾT ELECTRON – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
I MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Trình bày được nội dung thuyết electron, nội dung định luật bảo toàn điện tích
- Lấy được ví dụ về các cách nhiễm điện
- Biết cách làm nhiễm điện các vật
Kĩ năng:
- Vận dụng thuyết electron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện
- Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện
II CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
1 Xem SGK vật lý 7 để biết HS đã học gì ở THCS
2 Chuẩn bị phiếu:
Phiếu học tập 1 (PC1)
- Nêu cấu tạo nguyên tử về phương diện điện?
- Đặc điểm của electron, proton và notron?
TL1:
- Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện
+ Gồm hạt nhân mang điện dương ở trung tâm
+ Các electron mang điện âm chuyển động xung quanh
+ Hạt nhân có cấu tạo từ 2 loại hạt là proton mang điện dương và notron không mang điện
- Đặc điểm của electron và proton
+ Electron: me = 9,1.10-31 kg; điện tích – 1,6.10-19 C
+ Proton: mp = 1,67.10-27 kg; điện tích + 1,6.10-19 C
- Trong nguyên tử số proton bằng số electron, nguyên tử trung hòa về điện
Phiếu học tập 2 (PC2)
- Điện tích nguyên tố là gì?
- Thế nào là ion dương, ion âm?
TL2:
- Điện tích của electron và proton gọi là điện tích nguyên tố
- Về ion dương và ion âm
+ Nếu nguyên tử bị mất đi electron, nó trở thành hạt mang điện âm, gọi là ion dương +Nếu nguyên tử nhận thêm electron, nó trở thành hạt mang điện âm, gọi là ion âm
Phiếu học tập 3 (PC3)
Trang 2- Nếu nguyên tử Fe thiếu 3 electron nó mang điện lượng là bao nhiêu?
- Nguyên tử C nếu mất 1 electron sẽ trở thành ion âm hay ion dương?
- Ion Al3+ nếu nhận thêm 4 electron thì trở thành ion dương hay âm?
TL3:
- là; + 3.1,6.10-19 C
- ion dương
- ion âm
Phiếu học tập 4 (PC4)
- Thế nào là chất dẫn điện? Thế nào là chất cách điện?
- Ở lớp 7 đã học thế nào là chất dẫn điện? thế nào là chất cách điện? So với định nghĩa ở lớp
10 các định nghĩa có bản chất khác nhau không?
- Lấy ví dụ về chất dẫn điện và chất cách điện
TL4:
- Về chất dẫn điện và chất cách điện
+ Chất dẫn điện là chất có chứa các điện tích tự do
+ Chất dẫn điện là chất không chứa điện tích tự do
- Ở lớp 7:
+ Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua
+ Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua
Định nghĩa ở lớp 10 đã nêu được bản chất hiện tượng
- Ví dụ: HS tự lấy
Phiếu học tập 5 (PC5)
- Giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng?
- Giải thích hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc?
TL5:
- Quả cầu mang điện sẽ đẩy hoặc hút các electron tự trong thanh kim loại làm hai đầu thanh kim loại tích điện trái dấu
- Điện tích ở chỗ tiếp xúc sẽ chuyển từ vật này sang vật khác
Phiếu học tập 6 (PC6):
- Nêu nội dung định luật bảo toàn điện tích
- Nếu một hệ hai vật cô lập về điện, ban đầu trung hòa về điện Sau đó vật 1 nhiễm điện +10
C Vật 2 nhiễm điện gì? Giá trị bao nhiêu?
TL6:
- Trong hệ cô lập về điện, tổng đại số điện tích là không đổi
- Vật 2 nhiễm điện – 10 C
Phiếu học tập 7 (PC7): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong
1 Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện Trong các nhận định sau, nhận định không đúng là:
Trang 3A Proton mang điện tích là + 1,6.10-19 C
B Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton
C Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử
D Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố
2 Hạt nhân của một nguyên tử oxi có 8 proton và 9 notron, số electron của nguyên tử oxi là
3 Nếu nguyên tử đang thừa – 1,6.10-19 C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó
A sẽ là ion dương B vẫn là 1 ion âm
C trung hoà về điện D có điện tích không xác định được
4 Điều kiện để một vật dẫn điện là
A vật phải ở nhiệt độ phòng B có chứa các điện tích tự do
C vật nhất thiết phải làm bằng kim loại D vật phải mang điện tích
5 Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát
A eletron chuyển từ vật này sang vật khác B vật bị nóng lên
C các điện tích tự do được tạo ra trong vật D các điện tích bị mất đi
6 Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng là hiện tượng
A Đầu thanh kim loại bị nhiễm điện khi đặt gần một quả cầu mang điện
B Thanh thước nhựa sau khi mài lên tóc hút được các vụn giấy
C Mùa hanh khô, khi mặc quần vải tổng hợp thường thấy vải bị dính sát vào người
D Quả cầu kim loại bị nhiễm điện do nó chạm vào thanh nhựa vừa cọ xát vào len dạ
TL7 Gợi ý đáp án:
Câu 1:C; Câu 2:D; Câu 3:B; Câu 4: B; Câu 5:A; Câu 6: A
3 Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin (UD): Mô phỏng chuyển động của electron trong nguyên tử; hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc và hiện tượng nhiễm điện do cọ xát
4 Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ:
Bài 2 Thuyết electron – Định luật bảo toàn điện tích
I Thuyết electron
1.Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện Điện tích nguyên tố…
2 Thuyết electron…
II Giải thích một vài hiện tượng điện
Trang 41.Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện…
2 Sự nhiễm điện do tiếp xúc ……
3 Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng …
III Định luật bảo toàn điện tích
Học sinh:
- Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 ( phút): Kiểm tra bài cũ
- Trả lời miệng hoặc bằng phiếu - Dùng PC 2 – 7 bài 1 để kiểm tra
Hoạt động 2 ( phút): Tìm hiểu nội dung thuyết electron
- Đọc SGK mục I.1, tìm hiểu và trả lời câu
hỏi PC1; PC2
- Trả lời PC 3
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Trả lời C1
- Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC1; PC2
- Gợi ý HS trả lời
- Nêu câu nêu PC3
- Gợi ý trả lời, khẳng định các ý cơ bản của mục I
- Nêu câu hỏi C1
Hoạt động 3 ( phút): Giải thích một vài hiện tượng điện
- Trả lời các câu hỏi PC4
- Trả lời C2
- Trả lời các câu hỏi PC5
- Thảo luận nhóm trả lời PC 5
- Trả lời C 3; 4; 5
- Nêu câu hỏi trong phiếu PC4
- Nêu câu hỏi C2
- Nêu câu hỏi PC5
- Hướng dẫn trả lới PC5
- Nêu câu hỏi C 3; 4; 5
Hoạt động 4 ( phút): Tìm hiểu nội dung định luật bảo toàn điện tích
- Trả lời các câu hỏi PC6 - Nêu câu hỏi PC6
- Hướng dẫn trả lời ý 2 PC 6
Hoạt động 5 ( phút): Vận dụng, củng cố
- Thảo luận, trả lời câu hỏi theo phiếu một
phần PC7
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Cho HS thảo luận theo PC7
- Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức trong bài
Hoạt động 6 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Trang 5Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Ghi bài tập về nhà
- Ghi bài tập làm thêm
- Ghi chuẩn bị cho bài sau
- Cho bài tập trong SGK: bài tập 5 đến 7 (trang 9)
- Bài thêm: Một phần phiếu PC7
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau