1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

BÀN VỀ CÁC CHỨNG "HƯ HOẢ" CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN NHÂN HIỆN TƯỢNG "ĐẦU BỐC KHÓI" pps

5 361 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 148,45 KB

Nội dung

BÀN VỀ CÁC CHỨNG "HƯ HOẢ" CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN NHÂN HIỆN TƯỢNG "ĐẦU BỐC KHÓI" Lý luận về Hư hoả là một nét đặc thù của liệu pháp chỉnh thể trong việc định hướng và điều trị nhiều chứng bệnh mãn tính và những triệu chưng rối loạn khí hoá, rối loạn cơ năng nhằm đạt đến kết quả chữa bệnh mà không làm suy giảm thêm sức miển dịch của cơ thể. Hư Thực, Hàn Nhiệt là hai trong số bốn cặp đối ứng hợp thành bát cương mà y học cổ truyền phương Đông thường phân tách, quy nạp trong quá trình chẩn đoán và điều trị một căn bệnh. Hàn hay Nhiệt đề cập đến tính chất nóng hay lạnh của bệnh . Hư hay Thực nói đến tương quan mạnh yếu giữa chính khí và tà khí. Hư là chính khí không đầy đủ. Thực là tà khí dư ra. Hư hay Thực là yếu tố quan trọng để giúp người thầy thuốc xác định hướng chữa hoặc tả hoặc bổ hoặc vừa công vừa bổ. Bệnh Thực là bệnh do yếu tố gây bệnh từ ngoài vào hoặc yếu tố dư ra cần phải tả đi (Thực tắc tả). Ngược lại, Hư chứng là do cơ thể có chỗ hư yếu cần được bồi bổ thêm vào (Hư tắc bổ). Điều khó hiểu đối với người "ngoại đạo" là đôi khi sự kết hợp giữa hai cặp đối ứng trên lại đưa đến một kết quả khá mơ hồ. Đó là những trường hợp Hư Nhiệt, Hư Hoả. Nhiệt là Nhiệt, Hoả là Hoả, sao lại là Hư, chẳng lẻ đó lại không phải là Hoả? Hư Hoả là gì? Theo Y học cổ truyền, bệnh tật xảy ra là do có sự chênh lệch thái quá giữa hai yếu tố Âm và Dương trong cơ thể. Có thể là Âm thiên thắng hoặc Dương thiên thắng. Tuy nhiên, trong thực tế, "Khí Dương thường thừa mà khí Âm thường thiếu". Âm không đủ hay Âm hư có thể do tiên thiên, do phòng lao quá độ hoặc quá căng thẳng, lo âu trong cuộc sống. Tính của Hoả là bốc lên. Bình thường khi Âm Dương cân bằng, Dương được Âm gìn giữ. Trái lại khi Âm thiếu, Âm không liểm được Dương có thể gây ra các chứng trạng mà Y học cổ truyền gọi chung là Âm hư Hoả vượng hoặc còn gọi là Hư Hoả như hay nóng sốt về chiều, mờ mắt, mắt đỏ, khô cổ, ù tai, hay lở miệng, viêm họng, viêm xoang mãn Đặc trưng của những chứng Hư Hoả là nóng sốt không liên tục mà là sốt cơn. Những cơn sốt nầy thường phát sinh hoăc tăng nặng tương ứng với những thời điểm có sự rối loạn của bức xạ mặt trời, những thời điểm bốc lên của địa khí hoặc những lúc mà tinh thần người bệnh căng thẳng, lo âu. Riêng ở nữ giới, những cơn bốc hoả cũng dể xảy ra vào những thời điểm rối loạn chu kỳ sinh lý, những lúc hành kinh hoặc giai đoạn tiền mãn kinh. Trong giai đoạn đầu, những chứng Hư Hoả thường không gây ra những tổn thương thực thể mà chỉ là nhưng rối loạn khí hoá. Khi cơn sốt qua đi, người bệnh trở lại bình thường như không có bệnh. Tuy nhiên khi án mạch, những người âm hư thường có biểu hiện mạch xích trái vô lực hoặc tế, sác. Những cơn bốc hoả của những phụ nữ sắp đến tuổi mãn kinh, những trường hợp mặt và hai má ửng hồng kèm theo huyết áp tăng của những người cao tuổi vào những lúc sau xế trưa là những thí dụ thường gặp về Hư Hoả. Mấy ngày gần đây báo chí có đề cập đến trường hợp một nữ sinh lớp 9 ở Nam Định có triệu chứng đầu "bốc khói". Kèm theo hiện tượng "bốc khói" là cảm giác nóng ở đầu và sau đó là nhức đầu. Hiện tương nầy xảy ra nhiều lần, mỗi lần kéo dài từ vài phút đến 10, 15 phút. Tuy nhiên qua chẩn khám ở Bệnh viện Nhi Trung ương, các Bác sĩ cho biết không tìm thấy bất cử tổn thương gì. Thân nhiệt bình thường, huyết áp không tăng Từ độ tuổi, giới tính, cơn bốc hoả có lúc có lúc không nên ta có thể cho rằng đây là một dạng Hư Hoả. Điều trị Hư Hoả Nếu đã xác định là Hư Hoả thì phép chữa chủ yếu phải là bổ âm.Tuy nhiên phải bổ âm như thế nào? Nói đến Hoả người ta có khuynh hướng nghĩ đến những chứng Hoả cần phải thanh trừ, cần được tả đi. Ở đây, Hư Hoả lại là cái Hoả lúc có lúc không, hư hư, thực thực. Nó không phải là Hoả dư ra mà là một thành phần của bản thể cần phải được gìn giử. Tập Huyền Tẩn của Hải Thượng Lãn Ông có viết "chân Hoả là khí nóng trong thân người, hộ vệ cho thân thể, nếu kém thì bệnh mà mất đi thời chết". Do đó không thể dùng thuốc hàn lương để thanh Hoả, cũng không thể dùng thuốc phát tán để đuổi Hoả. Chữa Hư Hoả phải dùng cách "tòng trị", nương theo tính của Hoả để dẫn nó về chổ cũ, thường gọi là "dẫn Hoả quy nguyên". Nương theo tính của Hoả là dùng một vị thuốc nóng để dẩn dụ Hoả về nơi an trú. Vị thuốc nóng ấm thêm vào thang âm dược còn vì lẻ khí âm phải nương theo khí dương mà lên.Nếu chỉ bổ riêng cho khí âm sợ hại đến khí của dạ dầy sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh hoá của hậu thiên. Nếu lưu ý chúng ta có thể thấy hầu hết các phương bổ âm giáng Hoả mà Hải Thương Lãn Ông dùng như Bổ âm thanh giả nhiệt phương, Bổ âm tiếp dương phương, Bảo âm phương, Bổ tỳ âm tiển . . . đều có kèm theo một vài vị thuốc nhiệt như Phụ tử, Nhục quế hoặc Can khương. Trên lâm sàng, những trường hợp âm hư kéo dài có thể kèm theo nhiều tạp chướng khác nhau, hư thực lẫn lộn. Phép chữa cần phân biệt tiêu hay bản, hoản hay cấp, tựu trung vẫn là giữ vững thuỷ hoả, cân bằng âm dương và quan tâm đến khí hoá của tỳ vị để không làm suy giảm sức miễn dịch của cơ thể. Trở lại trường hợp em nữ sinh "bốc khói". Nếu dùng thuốc hàn lương để thanh Hoả có thể làm trệ Tỳ. "Tỳ năng sinh huyết", nếu Tỳ trệ thuốc sẽ khó được chuyển hoá, ăn uống cũng kém đi sẽ không sinh được âm huyết. Nếu dùng thuốc phát tán mạnh để trị nhức đầu hoặc đuổi Hoả có thể làm hao kiệt chân khí. Hai cách nầy không chữa được hư hoả mà lại có thể làm trầm trọng thêm sự mất quân bình Âm Dương hoặc làm giảm bớt sức kháng bệnh. Đổi lại, chỉ cần bổ âm. Khi âm đủ sẽ giữ được dương, Hoả sẽ tự yên vị. Đông y có rất nhiều cổ phương có tác dụng bổ âm hoặc dưỡng âm. Thông dụng nhất là phương Lục vị hoàn. Lục vị gồm 6 vị thuốc Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù du, Mẫu đơn bì, Trạch tả và Bạch phục linh. Người xưa có câu "Lảo nhi bất ly Lục vị" với hàm ý khi điều trị cho người già và trẻ em cần quan tâm đến dưỡng âm. Trong những trường hợp Hư Hoả đang bốc lên, các thầy thuốc thường thêm vào những vị thuốc để dẫn Hoả trở xuống như Ngưu tất hoặc để liểm Hoả như Ngủ vị tử. Ngoài ra, vẫn phải lưu ý đến Vị khí để bảo đảm sự chuyển hoá của hậu thiên. Điều trị không dùng thuốc Hư Hoả là những chứng rối loạn khí hoá, rối loạn cơ năng. Do đó những yếu tố tâm lý, cảm xúc có tác động rất lớn đến căn bệnh. Sự căng thắng, sự tức giận có thể kích hoạt hoặc làm nặng thêm những cơn bốc hoả. Ngược lại, "thần tĩnh tất âm sinh", các phương pháp dưỡng sinh, luyện tập thư giãn hoặc kiểm soát cảm xúc để giử cho tâm bình khí hoà có tác động sinh âm và dưỡng âm. Ngoài ra, những bài tập khí công, Thái cực quyền với nguyên tắc "thượng hư hạ thực" thường bao gồm những động tác như xuống tấn, eo lưng hơi thót lại, buông lỏng phần vai, tập trung khí lực tại Đan điền đều nhằm làm cho khí trầm Đan điền, chính là "dẫn Hoả quy nguyên" nên là những cách đối trị rất tốt đối với các chứng Hư Hoả. Riêng trường hợp "bốc khói" của em nữ sinh lớp 9, ngoài ý nghĩa Hư Hoả như trên, hiện tượng bốc nóng hy hữu ở đầu còn làm cho những nhà khí công nghĩ đến một giả thiết khác. Đó là khả năng chơn Hoả ở Trường cường đã được kích hoạt và mạch Đốc được khai thông ở một mức độ nhất định. Chính sức nóng của chơn Hoả từ Trường cường theo mạch Đốc đi lên khai thông cả Bách hội đã tạo ra hiệu ứng nóng và trường khí nhân thể toả ra khỏi đầu như một màn sương trông giống như khói. Trường hợp nầy nếu khéo vận dụng sẽ là một hữu ích không nhỏ cho việc duy trì sức khoẻ và phát triển tâm linh sau nầy. Cách vận dụng có thể tuần tự bao gồm các bước 1) Chuyển hoả từ Bách hội ngược theo mạch Đốc trở lại Trường cường; 2) Khai mở Huyệt Hội âm và khai thông mạch Nhâm để quân bình với chơn Hoả và mạch Đốc. 3) Hình thành một vòng vận khí từ Đan điền xuống Trường cường qua Hội âm và trở lại Đan điền để ổn định chơn Hoả ở hạ tiêu. 4) Nối liền hai mạch Nhâm Đốc từ Bách hội theo mạch Nhâm xuống Đan điền qua Trường cường đi lên theo mạch Đốc trở lại Bách hội. Khi hai mạch Nhâm Đốc được thông suốt và luân lưu thành một vòng tuần hoàn khép kín thường gọi là vòng Tiểu châu thiên sẽ có tác dụng điều hoà âm dương và tăng cường chân khí cho việc chữa bệnh hoặc dưỡng sinh. Đối với các chứng hư hoả, cũng như với hầu hết những triêu chứng rối loạn khí hoá khác, liệu pháp khí công có ưu điểm là tái lập tình trạng khí hoá bình thường một cách nhanh chóng mà không sợ xảy ra những phản ứng phụ. . BÀN VỀ CÁC CHỨNG "HƯ HOẢ" CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN NHÂN HIỆN TƯỢNG "ĐẦU BỐC KHÓI" Lý luận về Hư hoả là một nét đặc thù của liệu pháp chỉnh thể trong. được Dương có thể g y ra các chứng trạng mà Y học cổ truyền gọi chung là Âm hư Hoả vượng hoặc còn gọi là Hư Hoả như hay nóng sốt về chiều, mờ mắt, mắt đỏ, khô cổ, ù tai, hay lở miệng, viêm họng,. cương mà y học cổ truyền phương Đông thường phân tách, quy nạp trong quá trình chẩn đoán và điều trị một căn bệnh. Hàn hay Nhiệt đề cập đến tính chất nóng hay lạnh của bệnh . Hư hay Thực nói

Ngày đăng: 11/08/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w