ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LIÊN THÔNG CĐ-ĐH NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY PHẦN THI KIẾN THỨC CƠ SỞ Phần 1: Nguyên liệu dệt 1. Các khái niệm cơ bản và phân loại vật liệu dệt (xơ dệt, sợi dệt, chế phẩm dệt) 2. Các loại xơ dệt - Cấu tạo, tính chất, ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng của các loại xơ tự nhiên( bông, len, tơ tằm) - Cấu tạo, tính chất ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng của các loại xơ hoá học(PA, PES, PAN) - Sơ sánh xơ tự nhiên và xơ hoá học 3. Các phương pháp nhận biết xơ dệt, cho 1 ví dụ cụ thể nhận biết một loại xơ dệt. 4.Các tính chất cơ bản của xơ, sợi - Tính chất hình học: Độ mảnh(khái niệm, công thức tính, công thức chuyển đổi, ý nghĩa) - Tính chất cơ học: Kéo dãn nửa chu trình, một chu trình, nhiều chu trình (khái niệm, các đặc trưng, phương pháp xác định, ý nghĩa) - Tính chất hấp thụ và thải hồi hơi nước: Các loại độ ẩm (khái niệm, công thức tính), các yếu tố ảnh hưởng đến độ ẩm vật liệu dệt và ảnh hưởng của độ ẩm đến tính chất của vật liệu dệt. - Các loại độ co, nguyên nhân gây ra độ co, ảnh hưởng của độ co đến các tính chất của vật liệu khi sử dụng. - Các dạng hao mòn chế phẩm dệt, các yếu tố ảnh hưởng đến hao mòn chế phẩm dệt. - Độ săn của sợi: Khái niệm, công thức tính, các đặc trưng xoắn, ý nghĩa của độ săn Phần 2: Nguyên phụ liệu may 1. Các loại vải: - Vải dệt thoi: Khái niệm, các kiểu dệt cơ bản vân điểm, vân chéo, vân đoạn (vẽ kiểu dệt, đặc trưng, ký hiệu, phân loại, đặc điểm, phạm vi ứng dụng) - Vải dệt kim: Khái niệm, phân loại, các kiểu đan cơ bản: kiểu đan một mặt phải, hai mặt phải, tricô, atlas (vẽ kiểu đan, tính chất, phạm vi ứng dụng) - Vải không dệt: Khái niệm, phương pháp hình thành vải không dệt 2. Vật liệu lông, da, liên kết: - Vật liệu lông: Khái niệm, phân loại, các chỉ tiêu đánh giá, sử dụng . - Vật liệu da: Khái niệm, phân loại, các chỉ tiêu đánh giá, sử dụng - Chỉ may, keo dán: Khái niệm, phân loại, các chỉ tiêu đánh giá, sử dụng PHẦN THI KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN A. PHẦN THIẾT KẾ I. Nhân trắc học: - Các yếu tố ảnh hưởng đến hình dáng và kích thước của cơ thể - Vai trò của số đo cơ thể và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của số đo - Mối liên quan giữa hình dáng, kích thước của cơ thể với kích thước của quần áo II. Thiết kế trang phục 1: - Khái niệm và phân loại lượng cử động của quần áo - Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cử động. Cách phân bổ lượng cử động trên các khu vực của quần áo - Ý nghĩa của “khung cơ bản”. Phương pháp xây dựng “khung cơ bản” của quần áo - Phương pháp thiết kế các kiểu quần áo cơ bản trên cơ sở của số đo cơ thể (áo sơ mi nữ, áo sơ mi nam, áo jacket, quần âu nam) III. Thiết kế trang phục 2: - Phương pháp xây dựng bộ mẫu chuẩn cỡ trung bình của mã hàng chuẩn bị sản xuất đối với các mẫu quần áo cơ bản - Phương pháp xây dựng các bộ mẫu còn lại của mã hàng bằng phương pháp nhẩy mẫu - Phương pháp xây dựng các bộ mẫu phụ trợ của mã hàng IV. Bài tập: Kết hợp giữa thiết kế TP 1 và thiết kế TP 2 hãy: Xây dựng hoàn chỉnh bộ mẫu chuẩn của các sản phẩm cơ bản (áo sơ mi nữ, sơ mi nam, áo jacket, quần âu nam) B. PHẦN CÔNG NGHỆ I. Kỹ thuật may cơ bản: 1. Khái niệm , ý nghĩa tác dụng của kỹ thuật may cơ bản, các thao tác cơ bản 2. Các yếu tố kỹ thuật cần quan tâm khi thực hiện các thao tác cơ bản nghề may. 3. Khái niệm, ý nghĩa, phân loại đường may máy cơ bản, phạm vi ứng dụng của mỗi đường, yêu cầu kỹ thuật may đường may cơ bản. 4. Quy trình thao tác chung may đường may cơ bản, vận dụng trình bày phương pháp may các đường may cơ bản, ứng dụng vào các sản phẩm. II. Công nghệ may lắp trang phục: 1. Ý nghĩa tác dụng, cấu tạo chung, phân loại, yêu cầu kỹ thuật may các bộ phận túi, mở, cổ. 2. Phân tích các cấu tạo, quy trình may( dạng hệ thống, dạng sơ đồ hình cây có kết hợp với các hình cắt phối cảnh). Phạm vi ứng dụng , yêu cầu kỹ thuật may, các dạng sai hỏng của các kiểu sau đây: - Túi 2 viền có nắp, túi cơi nổi, cơi chìm, 2 viền kéo khoá, túi hộp 1 miệng, 2 miệng, 3 miệng. Miệng túi nằm trên đm có nắp - Các kiểu mở gồm: Cửa quần cài khoá, cài cúc, xẻ cửa tay, nẹp kéo khoá, nẹp kéo khoá có nẹp đỡ nẹp đậy, nẹp cổ đúp - Các kiểu cổ áo gồm: Cổ nam châm, cổ nằm, cổ bẻ ve rời, ve liền * Chú ý: Mỗi kiểu đưa ra trình bày những cấu trúc khác nhau (ví dụ: có thể may tiết kiệm nhất, may chắc chắn nhất hoặc với chất liệu khác nhau) III. Tổ chức và quản lý sản xuất may công nghiệp 1: 1. Các nội dung của tổ chức sản xuất may CN có gắn với ví dụ cụ thể từ 5 công đoạn sản xuất trong may CN 2. Phân tích các thành phần của định mức sản xuất, các phương pháp xây dựng định mức áp dụng trong ngành may 3. Cho hình vẽ chi tiết cấu tạo của áo sơ mi, quần âu, áo jacket (tỉ lệ quy định). Vẽ hình mô tả đặc điểm hình dáng của sản phẩm. Phân tích, lập bảng khảo sát định mức thời gian may, định mức chỉ từ đó tính toán xác định định mức thời gian may sản phẩm và định mức chỉ trên cơ sở đo được độ dài đường may trên hình vẽ cấu tạo và hệ số thời gian so với chiều dài đường may tương ứng với từng loại nguyên công. Hệ số này sẽ cung cấp hoặc vận dụng đúc kết từ thực tế sản xuất chuyên môn hoá (Mang theo thước dây). . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LIÊN THÔNG CĐ-ĐH NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY PHẦN THI KIẾN THỨC CƠ SỞ Phần 1: Nguyên liệu dệt 1. Các khái niệm cơ. đường may máy cơ bản, phạm vi ứng dụng của mỗi đường, yêu cầu kỹ thuật may đường may cơ bản. 4. Quy trình thao tác chung may đường may cơ bản, vận dụng trình bày phương pháp may các đường may. các sản phẩm. II. Công nghệ may lắp trang phục: 1. Ý nghĩa tác dụng, cấu tạo chung, phân loại, yêu cầu kỹ thuật may các bộ phận túi, mở, cổ. 2. Phân tích các cấu tạo, quy trình may( dạng hệ thống,