Chương 2. Nitơ – Photpho. Câu 1: Nitơ có các số oxi hóa: A. +1, +2, +3, +4. B. -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5. C. -2, +2, +4, +6. D. 0, 1, 2, 3, 4, 5. Câu 2: Công thức cấu tạo của phân tử nitơ là: A. N=N. B. N-N. C. N≡N. D. N 2 . Câu 3: Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là: A. LiN 3 và Al 3 N. B. Li 3 N và AlN. C. Li 2 N 3 và Al 2 N 3 . D. Li 3 N 2 và Al 3 N 2 . Câu 4: Khí nitơ có thể được tạo thành trong phản ứng hóa học nào? A. Nhiệt phân NH 4 NO 3 . B. Đốt cháy NH 3 trong oxi (xt , t o ). C. Nhiệt phân AgNO 3 . D. Nhiệt phân NH 4 NO 2 . Câu 5: Các dạng thù hình quan trọng của P là: A. P trắng và P đen. B. P trắng và P đỏ. C. P đỏ và P đen. D. P trắng, P đen, P đỏ. Câu 6: Ở điều kiện thường, P hoạt động hóa học so với N 2 : A. P yếu hơn. B. P mạnh hơn. C. Bằng nhau. D. Không xác định được. Câu 7: Trong các công thức dưới đây, chọn công thức hóa học đúng của magie photphua: A. Mg 3 (PO 4 ) 2 . B. Mg(PO 4 ) 2 . C. Mg 3 P 2 . D. Mg 2 P 2 O 7 . Câu 8: Tính chất hóa học của NH 3 là: A. Tính bazơ mạnh, tính khử. B. Tính bazơ yếu, tính oxi hóa. C. Tính khử, tính bazơ yếu. D. Tính bazơ mạnh, tính oxi hóa. Câu 8: Phương trình điện li tổng cộng của H 3 PO 4 trong dung dịch là: H 3 PO 4 3H + + PO 4 3- . Khi thêm HCl vào dung dịch thì: A. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận. B. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch. C. Cân bằng trên không bị chuyển dịch. D. Nồng độ PO 4 3- tăng lên. Câu 9: H 3 PO 4 là axit có : A. Tính oxi hóa mạnh. B. Tính oxi hóa yếu. C. Không có tính oxi hóa. D. Có tính oxi hóa và tính khử. Câu 10: Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO 3 tác dụng với kim loại? A. NO. B. NH 4 NO 3 . C. NO 2 . D. N 2 O 5 . Câu 11: Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân muối sắt (III) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu ? A. 5. B. 7. C. 9. D. 21. Câu 12: Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân thủy ngân (II) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu? A. 5. B. 7. C. 9. D. 21. Câu 13: Chất khí nào khi tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ: A. Cacbon đioxit. B. Nitơ đioxit. C. Amoniac. D. Nitơ monooxit. Câu 14: Trong dãy nào tất cả các muối đều ít tan trong nước : A. AgCl, Ba(H 2 PO 4 ) 2 , Ca(NO 3 ) 2 . B. Na 3 PO 4 , CaHPO 4 , CaSO 4 . C. AgCl, BaHPO 4 , Ca 3 (PO 4 ) 2 . D. AgCl, BaCO 3 , Ca(H 2 PO 4 ) 2 . Câu 15: Chọn câu trả lời sai : A. Tất cả các muối đihiđrophotphat đều tan được trong nước. B. Tất cả các muối hiđrophotphat đều tan được trong nước. C. Các muối photphat trung hòa của natri, kali, amoni đều tan trong nước. D. Các muối photphat trung hòa của hầu hết các kim loại(trừ Na, K) đều không tan trong nước. Câu 16: Cặp chất nào có thể tồn tại trong cùng một dung dịch ? A. Axit nitric và đồng (II) nitrat. B. Đồng (II) nitrat và amoniac. C. Bari hiđroxit và axit photphoric. D. Amoni hiđrophotphat và kali hiđroxit. Câu 17: Nếu có 6,2 (kg) photpho thì điều chế được bao nhiêu lit dung dịch H 3 PO 4 2M ?: A. 125 lít. B. 50 lít. C. 100 lít. D. 75 lít. Câu 24: Thêm 0,15 mol KOH vào dd chứa 0,1 mol H 3 PO 4 . Sau phản ứng, trong dd có các muối ? A. KH 2 PO 4 và K 2 HPO 4 . B. KH 2 PO 4 và K 3 PO 4 . C. K 2 HPO 4 và K 3 PO 4 . D. KH 2 PO 4, K 2 HPO 4 và K 3 PO 4 . Câu 25: Cho 44 g NaOH vào dd chứa 39,2 g H 3 PO 4 . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô cạn dd thu được những muối khan nào, có khối lượng là bao nhiêu ? A. Na 3 PO 4 : 50 gam.B. NaH 2 PO 4 : 49,2 gam và Na 2 HPO 4 : 14,2 gam. C. Na 2 HPO 4 : 15 gam.D. Na 2 HPO 4 : 14,2 gam và Na 3 PO 4 : 49,2 gam. Câu 26: (ĐH-A-2009): Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200 ml dung dịch H 3 PO 4 0,5M, thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X thu được hỗn hợp gồm các chất: A. KH 2 PO 4 và K 3 PO 4 . B. KH 2 PO 4 và K 2 HPO 4 . C. KH 2 PO 4 và H 3 PO 4 . D. K 3 PO 4 và KOH. Câu 27: Phản ứng: Cu + HNO 3loãng → Cu(NO 3 ) 2 + NO + H 2 O. Hệ số các chất tham gia và sản phẩm phản ứng lần lượt là: A. 3; 8; 3; 2; 4. B. 3; 8; 2; 3; 4. C. 3; 8; 3; 4; 2. D. 3; 3; 8; 2; 4. Câu 28: Phản ứng Al + HNO 3loãng → Al(NO 3 ) 3 + N 2 O + H 2 O. Hệ số các chất tham gia và sản phẩm phản ứng lần lượt là: A. 8; 30; 8; 3; 15. B. 8; 28; 8; 3; 14. C. 3; 8; 2; 3; 4. D. 4; 18; 4; 3; 9. Câu 29: Phản ứng giữa kim loại magiê với axit nitric đặc giả thiết chỉ tạo ra đinitơ oxit (N 2 O). Tổng các hệ số trong phương trình hóa học bằng: A. 10. B. 18. C. 24. D. 20. Câu 30: (ĐH-A-2009): Phản ứng Fe 3 O 4 + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + N x O y + H 2 O. Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO 3 là: A. 13x – 9y. B. 46x – 18y. C. 45x – 18y. D. 23x – 9y. Câu 31: Để nhận biết các dung dịch muối: NaCl, Na 3 PO 4 , NaNO 3 . Chọn thuốc thử là: A. Dung dịch Cu(NO 3 ) 2 . B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch AgNO 3 . D. Dung dịch Fe(NO 3 ) 3 . Câu 32: Công thức của phân urê là: A. NH 2 CO. B. (NH 2 ) 2 CO. C. (NH 2 ) 2 CO 3 . D. (NH 4 ) 2 CO 3 . Câu 33: Công thức của phân supephotphat kép là: A. Ca 2 (H 2 PO 4 ) 2 . B. Ca(HPO 4 ) 2 . C. Ca(H 2 PO 4 ) 2 . D. Ca(H 2 PO 4 ) 2 và Ca 3 PO 4 . Câu 34: Để nhận biết các mẫu phân đạm: NH 4 Cl, (NH 4 ) 2 SO 4 , NaNO 3 . chọn thuốc thử là: A. Dung dịch AgCl. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch Ba(OH) 2 . D. Dung dịch BaCl 2 . Câu 35: (ĐH-A-2009): Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Phân lân cung cấp nitơ cho cây dưới dạng ion nitrat (NO 3 - ) và ion amoni (NH 4 + ). B. Amophot là hỗn hợp các muối (NH 4 ) 2 HPO 4 và KNO 3 . C. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK. D. Phân urê có công thức (NH 4 ) 2 CO 3 . Câu 36: Nung nóng 27,3g hỗn hợp NaNO 3 , Cu(NO 3 ) 2 . Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào 89,2ml H 2 O thì còn dư 1,12 lít khí (đktc) không bị hấp phụ (lượng O 2 hòa tan không đáng kể). Khối lượng Cu(NO 3 ) 2 trong hỗn hợp ban đầu là: A. 18g B. 8,5g C. 8,6g D. 18,8g. Câu 37: Hòa tan hết 2,16 g FeO trong HNO 3 đặc. Sau một thời gian thấy thoát ra 0,224 lít khí X (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Công thức phân tử của khí X là: A. NO. B. NO 2 . C. N 2 O. D. N 2 . Câu 38: Cho 19,2 g kim loại M tan hết trong dung dịch HNO 3 dư thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Kim loại M là: A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu. Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 19,2 g kim loại M trong dung dịch HNO 3 dư thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp gồm NO 2 và NO có tỉ lệ thể tích 3:1. Kim loại M là: A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu. I. Phần Trắc Nghiệm: II. Phần Tự Luận: Câu 1: Viết phương trình hóa học ở dạng phân tử và ion thu gọn của phản ứng xảy ra trong dd giữa các chất sau: a. Bari clorua và natri photphat. b. Axit photphoric và canxi hiđroxit (tỉ lệ 1:1). c. Axit nitric đặc nóng và sắt kim loại. d. natri nitrat, axit sunfuric loãng và đồng kim loại. Câu 2: Cần lấy bao nhiêu lít khí nitơ và khí hiđro để điều chế được 67,2 lít khí amoniac ? Biết rằng thể tích của các khí đều được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%. Câu 3: Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các dung dịch: NH 3 , Na 2 SO 4 , NH 4 Cl, (NH 4 ) 2 SO 4 . Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã dùng. Câu 4: Cho dung dịch NaOH dư vào 150ml dung dịch (NH 4 ) 2 SO 4 1M, đun nóng nhẹ. a. Viết phương trình hóa học ở dạng phân tử và dạng ion thu gọn. b. Tính thể tích khí (đktc) thu được. Câu 5: Lập các phương trình hóa học: a. Ag + HNO 3 loãng → NO↑ +… b. Al + HNO 3 → N 2 O↑ + … c. Zn + HNO 3 → NH 4 NO 3 + …. d. FeO + HNO 3 → NO↑ + …. e. Al + HNO 3 → N x O y + … f. Zn + HNO 3 → N x O y + …. Câu 6: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây: NO 2 → HNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 → Cu(OH) 2 → Cu(NO 3 ) 2 → CuO → Cu → CuCl 2 . Câu 7: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây: N 2 → NO → NO 2 → HNO 3 → NH 4 NO 3 → NH 3 → NH 4 NO 3 → N 2 O. Câu 8: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây: Ca 3 (PO 4 ) 2 → P → P 2 O 5 → H 3 PO 4 → NaH 2 PO 4 → Na 2 HPO 4 → Na 3 PO 4 . Câu 9: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây: NH 4 Cl → NH 3 → N 2 → NO → NO 2 → HNO 3 → NaNO 3 → NaNO 2 . Câu 10: Khi hòa tan 30 gam hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,5 lít dd axit nitric 1M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lit nitơ monooxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dd sau phản ứng, biết rằng thể tích dd không thay đổi. Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dd NaOH 32% tạo ra muối Na 2 HPO 4 . a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng. c. Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được sau phản ứng. Câu 12: Để thu được muối photphat trung hòa, cần lấy bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M cho tác dụng với 50 ml dung dịch H 3 PO 4 0,5M ? Câu 13: Rót dd chứa 11,76 g H 3 PO 4 vào dd chứa 16,8 g KOH. Tính khối lượng của từng muối thu được sau khi cho dd này bay hơi đến khô. Câu 14: Cho 6 gam P 2 O 5 vào 25 ml dd H 3 PO 4 6% (D = 1,03g/ml). Tính nồng độ phần trăm của H 3 PO 4 trong dd tạo thành. Câu 15: (ĐH-A-2009): Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dd HNO 3 loãng (dư), thu được dd X và 1,344 lit (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N 2 O và N 2 . Tỉ khối của Y so với H 2 là 18. Cô cạn dd X, thu được m gam chất rắn khan. Tính giá trị của m ? Câu 16: Cho 13,5 g nhôm tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dd HNO 3 , phản ứng tạo ra muối nhôm và một hỗn hợp khí gồm NO và N 2 O. Tính nồng độ mol của dd HNO 3 . Biết rằng tỉ khối của hỗn hợp khí đối với hiđro bằng 19,2. Câu 17: (ĐH-A-2009): Nung 6,58 gam Cu(NO 3 ) 2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300ml dung dịch Y. Tính pH của dd Y ? Câu 18: Nhiệt phân hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp rắn X gồm NaNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 , thu được hỗn hợp khí có thể tích 6,72 lít (đktc). a. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra. b. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp X. Câu 19: (CĐ-2009): Hòa tan hoàn toàn 8,862 g hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO 3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm 2 khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Khối lượng của Y là 5,18 g. Cho dung dịch NaOH dư vào X, đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Tính phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp đầu ? . Chương 2. Nitơ – Photpho. Câu 1: Nitơ có các số oxi hóa: A. +1, +2, +3, +4. B. -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5. C. -2, +2, +4, +6. D. 0, 1, 2, 3, 4, 5. Câu 2: Công thức cấu tạo của phân tử nitơ. gam.B. NaH 2 PO 4 : 49 ,2 gam và Na 2 HPO 4 : 14 ,2 gam. C. Na 2 HPO 4 : 15 gam.D. Na 2 HPO 4 : 14 ,2 gam và Na 3 PO 4 : 49 ,2 gam. Câu 26 : (ĐH-A -20 09): Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 20 0 ml dung. 32: Công thức của phân urê là: A. NH 2 CO. B. (NH 2 ) 2 CO. C. (NH 2 ) 2 CO 3 . D. (NH 4 ) 2 CO 3 . Câu 33: Công thức của phân supephotphat kép là: A. Ca 2 (H 2 PO 4 ) 2 . B. Ca(HPO 4 ) 2 .