Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các chủ thể diễn ra rất đa dạng, phong phú, đan xen lẫn nhau, tác động lẫn nhau trong một hệ thống thống
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Đề tài nghiên cứu: Cấu trúc hệ thống tài chính và vai trò tài chính doanh nghiệp trong hệ thống tài chính
Trang 2Lời mở đầu
Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối, gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ Đối với mỗi quốc gia, nguồn lực tài chính là yếu tố vật chất cần thiết liên quan đến sự tồn tại và phát triển của toàn bộ nền kinh tế Vấn đề tổ chức huy động và phân phối sử dụng vốn sao cho có hiệu quả trở thành nhiệm vụ rất quan trọng đối với công tác quản
lý tài chính của mỗi chủ thể Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các chủ thể diễn ra rất đa dạng, phong phú, đan xen lẫn nhau, tác động lẫn nhau trong một hệ thống thống nhất, đó
là hệ thống tài chính
Qua bài viết này, nhóm chúng tôi sẽ đưa đến cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống tài chính, cấu trúc cùng vai trò của từng bộ phận đối với toàn hệ thống tài chính
Tuy đã có sự cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, mong các bạn sẽ góp ý để hoàn thiện bài viết hơn nữa
Trang 3Mục lục
Trang 4Phần 1
Hệ thống tài chính và vai trò của hệ thống tài chính
Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các chủ thể diễn ra rất đa dạng, phong phú, đan xen lẫn nhau, tác động lẫn nhau trong một hệ thống thống nhất, đó là hệ thống tài chính
Hệ thống tài chính là một hệ thống gồm có thị trường và các chủ thể tài chính thực hiện chức năng gắn kết cung-cầu về vốn lại với nhau
Chức năng cơ bản của hệ thống tài chính là tạo ra kênh chuyển tải vốn
từ người thừa vốn đến người cần vốn Khi thực hiện chức năng này hệ thống tài chính có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đó là đảm bảo nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội Từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
và gia tăng phúc lợi xã hội
Trang 5Thị trường tài chính và tổ chức tài chính trung gian
Ngân sách nhà nước
Tài chính
đối ngoại
Tài chính dân cư
Tài chính doanh nghiệp
Phần 2 Cấu trúc hệ thống tài chính
1 Các bộ phận của hệ thống tài chính
Cấu trúc của hệ thống tài chính bao gồm các tụ điểm vốn và bộ phận dẫn vốn Các tụ điểm vốn là bộ phận mà ở đó nguồn tài chính được tạo ra, đồng thời cũng là nơi thu hút trở lại các nguồn vốn, tuy nhiên ở mức độ và phạm vi khác nhau, bao gồm:
- Tài chính doanh nghiệp
- Ngân sách nhà nước
- Tài chính dân cư và các tổ chức xã hội
- Tài chính đối ngoại
Các tụ điểm vốn này lại có những liên hệ với nhau trong các quan hệ kinh tế nhất định
Trang 61.1 Các tụ điểm vốn
a) Tài chính doanh nghiệp
Đây là nơi nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời cũng là nơi thu hút trở lại các nguồn tài chính quan trọng trong nền kinh tế Tài chính doanh nghiệp thể hiện ra là các loại vốn hay các quỹ tiền tệ phục vụ cho việc đầu tư của các công ty, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và dịch vụ Dựa trên chiến lược đầu tư, doanh nghiệp sẽ tiến hành huy động vốn cung cấp cho các hoạt động đầu tư, sản xuất của mình Vốn dài hạn thường được huy động thông qua hình thức phát hành các loại chứng khoán, còn vốn ngắn hạn chủ yếu được cung cấp bởi các ngân hàng Nhìn chung trong toàn hệ thống tài chính, tài chính doanh nghiệp là tụ điểm thu hút phần lớn nguồn vốn của xã hội, đồng thời các nguồn tài chính cũng được tạo ra khá lớn Sở dĩ như vậy là do nó gồm những quan hệ tài chính vận hành theo cơ chế kinh doanh hướng tới lợi nhuận cao Chính vì vậy nguồn tài chính được mở rộng không ngừng và trong hệ thống tài chính, tài chính doanh nghiệp được coi như những tế bào có khả năng tái tạo ra các nguồn tài chính
Nói chung việc đầu tư bao giờ cũng liên quan đến rủi ro và lợi nhuận Do vậy TCDN có khả năng tác động rất lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suy thoái của nền sản xuất
b) Ngân sách nhà nước
Đây là khâu tài chính giữ vị trí trung tâm và chủ đạo trong toàn bộ hệ thống tài chính bởi vì nó chi phối và điều chỉnh các bộ phận tài chính khác và toàn bộ nền kinh tế - xã hội
Ngân sách nhà nước được đặc trưng bằng các quỹ tiền tệ thuộc khu vực công, gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước; đồng thời là phương tiện cần thiết để Nhà nước thực hiện nhiệm vụ của mình Trong nền kinh tế thị trường, tài chính công có vai trò to lớn trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô như định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá, … Điều này được thực hiện thông qua quá trình phân phối và phân phối lại quỹ ngân sách nhà nước Để thực hiện được các vai trò đó, ngân sách nhà nước phải có nguốn vốn, nguồn vốn ấy được tập trung từ các tụ điểm vốn khác chủ yếu qua thuế và các khoản thu mang tính chất thuế Trong trường hợp ngân sách thiếu
Trang 7hụt, chính phủ có thể phát hành trái phiếu để vay nợ Trên cơ sở nguồn lực huy động được, chính phủ tiến hành cấp phát kinh phí, tài trợ vốn cho các tổ chức kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Việc này sẽ làm tăng nguồn vốn ở các tụ điểm nhận vốn
c) Tài chính dân cư và các tổ chức xã hội
Tài chính dân cư là một tụ điểm vốn quan trọng trong hệ thống tài chính Đặc trưng của nó là các quỹ tiền tệ sở hữu bới các cá nhân, hộ gia đình Các quỹ tiền tệ này được hình thành từ các nguồn thu nhập của cá nhân (thu nhập
từ lao động, từ đầu tư, góp vốn kinh doanh, thừa kế, …) Với nguồn thu nhập
có được các cá nhân thực hiện các quyết định tài chính như tiều dùng, đầu tư,
…
Có thể thấy tính chất phân tán và đa dạng là đặc điểm nổi bật của tài chính hộ gia đình Nguồn lực tài chính không quy tụ và những điểm lớn mà phân bố rải rác, không đồng đều trong mỗi hộ gia đình Nhưng tổng quy mô của nguồn vốn là rất lớn Do đó chúng ta có thể huy động được một khối lượng vốn đáng kể để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế
d) Tài chính đối ngoại
Trong xu thế quốc tế hóa về kinh tế hiện nay, hệ thống tài chính cũng là một hệ thống mở với những quan hệ tài chính đối ngoại phong phú Những quan hệ này không tập trung vào một loại hình nhất định (vào một tụ điểm nhất định) mà chúng đan xen vào những quan hệ tài chính khác Tuy nhiên do tính đặc thù của loại quan hệ này nên chúng được thừa nhận như một bộ phận tài chính có tính độc lập tương đối
Những kênh vận động của tài chính đối ngoại:
- Nhận viện trợ, vay vốn nước ngoài
- Tiếp nhận vốn đầu tư
- Thanh toán XNK
- Thực hiện các hợp đồng tái bảo hiểm, chuyển phí bảo hiểm, thanh toán bảo hiểm hoặc nhận phí bảo hiểm, nhận bồi thường từ các tổ chức nước ngoài
- Quá trình chuyển tiền, tài sản của cá nhân trong và ngoài nước
Trang 81.2 Bộ phận dẫn vốn
Trung gian tài chính Thị trường tài chính
Vốn
Vốn
Các chủ thể thừa vốn
- Cá nhân
- Doanh nghiệp
- Chính phủ
Các chủ thể thiếu vốn
- Cá nhân
- Doanh nghiệp
- Chính phủ
Vốn Vốn Vốn Đây là bộ phận thực hiện chức năng truyền dẫn vốn giữa các tụ điểm vốn trong hệ thống tài chính, bao gồm : thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian
Trang 9a) Thị trường tài chính
Thị trường tài chính là tổng hóa các mối quan hệ cung cầ về vốn, diễn ra dưới hình thức vay mượn, mua bán về vốn, tiền tệ và các chứng từ có giá nhằm chuyển dịch từ nơi cung cấp (thừa vốn) đến nơi có nhu cầu về vốn (thiếu vốn) cho các hoạt động kinh tế thông qua các hoạt động tài chính trực tiếp
Hoạt động dẫn vốn trực tiếp được thực hiện bằng cách những người cần vốn bán ra thị trường các loại chứng khoán hoặc vay thế chấp Những người thừa vốn sẽ mua các loại chứng khoán đó, như vậy vốn đã được chuyển từ người thừa vốn đến người thiếu vốn
Như vậy, thị trường tài chính đã có tác dụng tập trung nguồn vốn cần thiết cho đầu tư phát triển kinh tế, thông qua đó nâng cao hiệu quả chung cho toàn bộ nền kinh tế và cải thiện mức sống cho người tiêu dùng
b) Trung gian tài chính (định chế tài chính)
Trong hệ thống tài chính, các trung gian tài chính thực hiện chức năng cơ bản là trung gian chu chuyển nguồn vốn từ các chủ thể thừa vốn đến các chủ thể cần vốn Các trung gian tài chính bao gồm: các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, …
Ngoài vốn điều lệ, các trung gian tài chính thực hiện huy động vốn từ những người có vốn bằng nhiều hình thức để tạo thành vốn kinh doanh Sau
đó họ sử dụng vốn kinh doanh này để cho những người cần vốn vay lại hoặc thực hiện các hình thức đầu tư khác nhau
Bằng cách này, các trung gian tài chính đã tập trung được các nguồn vốn nhỏ từ các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế thành lượng vốn lớn, đáp ứng nhu
Trang 10cầu vay vốn từ nhỏ đến lớn, cả những cá nhân chưa ai biết đến các công ty có tiếng trên thị trường Ngoài ra các trung gian tài chính còn áp dụng nhiều biện pháp phòng chống rủi ro và cung cấp nhiều tiện ích bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư Qua đó, trung gian tài chính đã góp phần tiết kiệm các chi phí giao dịch, chi phí thông tin và khắc phục được những hạn chế của thị trường tài chính
2 Mối quan hệ giữa các bộ phận của hệ thống tài chính
2.1 Mối quan hệ giữa các chủ thể tài chính và thị trường tài chính
- Ngân sách nhà nước với thị trường tài chính
Hoạt động cùa ngân sách nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính Một chính sách tài khóa lành mạnh góp phần tích cực trong việc bằng phẳng hóa chu kỳ kinh tế, kiểm soát lạm phát qua đó thúc đẩy thị trường tài chính phát triển bền vững ở giai đoạn đầu phát triển của thị trường tài chính, vay nợ của chính phủ thông qua phát hành trái phiếu có tác dụng tích cực trong việc tạo đà cho sự bắt nhịp của thị trường này; bên cạnh đó các chính sách miễn giảm thuế có tác động không nhỏ đén việc kích cung và kích cầu của chứng khoán Ngược lại, một thị trường tài chính phát triển, giúp cho chính phủ phối hợp chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ một cách hiệu quả trong quá trình điều tiết kinh tế vĩ mô
- Tài chính doanh nghiệp với thị trường tài chính
Doanh nghiệp tham gia trên thị trường tài chính được xét trên hai khía cạnh: cung chứng khoán và cầu chứng khoán Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, thị trường tài chính đa dạng hóa các công cụ chuyển tải vốn cho doanh nghiệp (chứng khoán nợ , chứng khoán vốn),đồng thời,chỉ số giá của thị trường tài chính đóng vai trò là phong vũ biểu đo lường tình trạng sức khỏe của các doanh nghiệp
- Tài chính hộ gia đình với thị trường tài chính
Sự phát triển thị trường tài chính mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho các hộ gia đình.Các hộ gia đình tham gia thị trường tài chính với tư cách là nhà đầu tư riêng rẽ hoặc nhà đầu tư tập thể (quỹ đầu tư).Họ lựa chọn danh mục đầu tư
Trang 11cho các khoản tiết kiệm và quản lý rủi ro gắn liền với các hoạt động tài chính trên thị trường tài chính
2.2 Các trung gian tài chính với thị trường tài chính
- Các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty chứng khoán
Các trung gian tài chính này tham gia thị trường chứng khoán với tư cách vừa
là người mua, vừa là người bán để tìm kiếm lợi nhuận thông qua hình thức nhận lợi tức, lãi trái phiếu, hay tìm kiếm gia thặng dư hoặc tìm kiếm thanh khoản Vai trò của các tổ chức này ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển ngày càng trở nên quan trọng trong việc tăng quy mô, tạo sự sôi động cho thị trường
- Các trung gian tài chính là các ngân hang thương mại
Trên thị trường sơ cấp, các ngân hang thương mại tham gia thị trường chứng khoán với tư cách là nhà phát hành cổ phiếu để tạo nguồn vốn khi mới thành lập, hoặc tăng vốn bổ sung, cũng như phát hành trái phiếu để huy động vốn Đồng thời nó còn thực hiện các dịch vụ trên thị trường chứng khoán như tư vấn về vấn đề phát hành, làm đại lý phát hành để hưởng phí hoa hồng, hoặc bảo lãnh phát hành toàn bộ để hưởng phí bảo lãnh
Trên thị trường thứ cấp, các NHTM còn thực hiện các dịch vụ khác với tư cách
là trung gian môi giới chứng khoán để hưởng phí hoa hồng, lưu giữ chứng khoán, nhận và trả cổ tức cho khách hang, làm dịch vụ thanh toán chứng khoán, thực hiện các sản phẩm phái sinh, cho vay chứng khoán
- Các trung gian tài chính đóng vai trò là tổ chức hỗ trợ nâng cao mức tín nhiệm
Trong quá trình hoạt động, các trung gian tài chính có thể dùng uy tín của minh để đánh giá và hỗ trợ đảm bảo một phần nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức phát hành trong trường hợp tổ chức phát hành mất khả năng chi trả, qua
đó góp phần nâng cao mức tín nhiệm của các tổ chức phát hành chứng khoán
- Các trung gian tài chính đóng vai trò là bên thứ ba trong quá trình chứng khoán hóa
Trong các phương thức mà các trung gian tài chính thực hiện chức năng huy động vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là huy động vốn cho đầu tư vào cơ sở
hạ tầng , ngoài các phương thức truyền thống, còn có phương thức mới rất
Trang 12hiệu quả đó là huy động vốn bằng phương pháp chứng khoán hóa tài sản tài chính
Một cách đơn giản, có thể hiểu chứng khoán hóa là một quá trình mà tại
đó các tài sản thế chấp khác nhau của những người đi vay được tập hợp và
“đóng gói” rồi được dùng làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu (gọi chung
là trái phiếu đảm bảo bằng tài sản) Tiền từ người mua các chứng khoán này sẽ được chuyển đến các tổ chức tài chính cho vay thế chấp để các tổ chức này cho người đem thế chấp tài sản vay tiền Chứng khoán hóa chính là quá trình đưa các tài sản thế chấp sang thị trường thứ cấp nơi mà chúng có thể trao đi đổi lại Nó đã biến các tài sản kém thanh khoản thành những chứng khoán thanh khoản cao
Quá trình chứng khoán hóa luôn cần một bên thứ ba đứng giữa làm trung gian Bên thứ ba này là các trung gian tài chính lớn, chuyên nghiệp trong định giá chứng khoán, có uy tín và tiềm lực tài chính mạnh, đồng thời có khả năng bảo lãnh phát hành và tạo dựng thị trường cho các công cụ tài chính mới
Vd: công ty X kinh doanh địa ốc có 1 toà văn phòng cho thuê trị giá 90 triệu USD Để thực hiện một dự án xây chung cư khác, công ty này đang cần vay thêm 60 triệu USD Sau khi đánh giá các phương án, họ quyết định tìm đến ngân hàng X, thế chấp toà văn phòng trên để vay 60 triệu USD trong 5 năm, thanh toán tiền gốc và tiền lãi hàng tháng Tuy nhiên, tình hình tài chính ngân hàng hiện đang "mấp mé" hạn mức tín dụng cho phép nên không thể cho vay thêm, nhưng ngân hàng cũng không muốn mất khách hàng này Ngân hàng quyết định phát hành 60.000 trái phiếu được đảm bảo bằng khoản thế chấp của công ty X, với kì hạn 5 năm, ra thị trường Thay vì được thanh toán tiền gốc
và lãi như thông thường, người nắm giữ những trái phiếu này sẽ được hưởng
số tiền mà công ty X thanh toán cho ngân hàng tuỳ theo số trái phiếu mà anh
ta có
Phương pháp này đã tồn tại từ lâu ở thị trường các nước phát triển, song
ở Việt Nam vẫn chưa xuất hiện
Trang 132.3 Mối quan hệ giữa các chủ thể tài chính
Trong hệ thống tài chính, hoạt động tài chính công có ảnh hưởng lớn đến bộ phận tài chính còn lại một mặt, các chính sách huy động vốn và chi tiêu của ngân sách nhà nước có ảnh hưởng rộng khắp tới mọi chủ thể trong nền kinh tế mặt khác, tác động điều tiết vĩ mô của tài chính công là hướng đến việc điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế thông qua những chương trình đầu tư công, chính phủ làm gia tăng tổng cầu xã hội chính phủ cung cấp phương tiện để “ tiêu thụ” qua các hệ thống tài chính, phát hành trái phiếu và huy động tín dụng trong nhân dân…
Để tìm kiếm nguồn tài trợ cho sản xuất và tiêu dùng, các hộ gia đình và
DN cần phải dựa vào các dịch vụ tài chính Dịch vụ tài chính là huyết mạch nuôi sống và phát triển nền kinh tế, từ sản xuất đến phân phối và tiêu thụ hàng ngày các định chế tài chính phải theo dõi các số liệu chỉ tiêu, tỷ số thống
kê về lưu lượng tiền bạc, tín dụng,… để điều chỉnh kịp thời các “van” điều tiết phục vụ cho nhu cầu vốn của DN cũng như các hộ gia đình