1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo của hội nông dân full pot

64 386 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN KHOA: XÃ HỘI HỌC O0O BÀI TẬP MÔN XÃ HỘI HỌC ĐOÀN THỂ ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC- HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM. Thực hiện: Sinh viên tổ 2 Lớp: Xh11A Khoa: Xã Hội Học Giảng viên hướng dẫn: TS VŨ ĐẠT NĂM HỌC 11 - 2011 1 DANH SÁCH THÀNH VIÊN TỔ 2 1. Nguyễn Việt Thắng ( Trưởng nhóm) 2. Trịnh Thị Phương 3. Hoàng Thị Tuyến 4. Trương Thị Trang 5. Nguyễn Thị Lộc 6. Nguyễn Thị Trang A 7. Tống Thị Đài Trang 8. Lê Thị Huyền 9. Bùi Thị Thu Trang 10. Vũ Thị Minh 11. Đinh Thị Thanh 12. Vi Thị Tuyết 2 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM Hình ảnh: Tòa nhà Trung ương hội nông dân Việt Nam Đ/c: Tôn Thất Thuyết – Cầu Giấy – Hà Nội Hình ảnh : Đại hội - Hội Nông Dân Việt Nam 3 Hình ảnh người nông dân Việt Nam 4 CHƯƠNG 1: GiỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10/1930 thông qua Nghị quyết về việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương ( tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay). Điều lệ Tổng Nông hội Đông Dương gồm 8 điều trong đó nêu rõ mục đích nhằm “ Thống nhất hết thảy Tổng Nông hội Đông Dương để đấu tranh, bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và bênh vực cách mạng thổ địa”. Nghị quyết đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt của phong trào nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngày 6/08/1949, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 02- NQ/TW về việc thành lập ban Nông vận Trung ương, gồm 6 đồng chí: Hồ Viết Thắng- Ủy viên Trung ương Đảng làm Trưởng ban, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Mạnh Hồng, Phạm Xuân Di, Trương Việt Hùng, Trần Đào. Trụ sở đầu tiên của Ban Nông vận Trung ương đóng tại Bản Lá (Roong Khoa), xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; sau chuyển sang thôn Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Với nhiệm vụ vận động nông dân: Tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc, nuôi dưỡng bộ đội, xây dựng hợp tác xã, hoàn thành giảm tô, thực hiện giảm tức, đào tạo cán bộ và thanh toán nạn mù chữ. Thực hiện chủ trương trên Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ nhất họ từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 07 tháng 12 năm 1949 tại thôn Phong Vân, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Dự Hội nghị có đông đảo cán bộ đại diện cho tổ chức Hội Nông dân ba miền Bắc, Trung, Nam. Hội nghị tập trung kiểm điểm, đánh giá ưu, khuyết điểm của tổ chức Hội, 5 phong trào nông dân, đặc biệt là đánh giá vai trò của tổ chức và hoạt động của phong trào nông dân từ khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Trong thư gửi Hội nghị, chủ tịch Hồ Chí Minh đáng giá cao vị trí, vai trò và tiềm lực lớn lao của giai cấp công nhân cả nước trong đấu tranh giành chính quyền và sự nghiệp kháng chiến. Hội nghị đã nhất trí thành lập Hội Nông dân cứu quốc Trung ương ( sau đổi tên là Ban Liên lạc Nông dân toàn quốc). Lần đầu tiên trong lịch sử phong trào nông dân và Hộ Nông dân Việt Nam, giai cấp nông dân có một tổ chức Hội ở cấp Trung ương, đáp ứng nguyện vọng của nông dân cả nước. Ngày 16/4/1951 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 09- NQ/TW về “ Thành lập ban và tiểu ban giúp việc”, trong đó Tiểu ban Nông vận gồm 8 đồng chí: Hồ Viết Thắng (Trưởng ban), Trương Việt Hùng, Nguyễn Hữu Thái, Trần Đức Thịnh, Phạm Xuân Dy, Nguyễn Mạnh Hồng, Nguyễn Ca, Trần Đào. Phong trào nông dân từ sau Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất có bước phát triển mới, toàn diện và rất mạnh mẽ. Để tiếp tục đánh giá phong trào nông dân và tổ chức Hội Nông dân, Ban Liên lạc nông dân toàn quốc quyết định triệu tập Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ Hai (tháng 5/1951) tại thôn Quắc, xã Bình Nhân, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Dự hội nghi có hơn 100 đại biểu đại diện cho giai cấp nông dân cả nước. Hội nghị đánh giá phong trào nông dân, hoạt động của tổ chức Hội và quán triệt nhiệm vụ Hội Nông dân trước yêu cầu nhiệm vụ đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tới toàn thắng. Đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng tới dự và phát biểu trước Hội nghị. Đồng chí Tổng Bí thư dành nhiều thời gian nói về Chính cương của Đảng, quan điểm của Đảng đối với nông dân và chính sách ruộng đất. Hội nghị đã tập trung quán triệt nhiệm vụ mới của Đảng về lãnh đạo, chỉ đạo phong trào nông dân và xây dựng tổ chức Hội đáp ứng với những yêu cầu trước mắt. 6 Ngày 21/4/1961, Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập là thành viên của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Sự ra đời của Hội là một mốc lịch sử đánh dấu sự phát triển của tổ chức nông dân, mà trên thực tế hàng ngàn Nông hội cứu quốc ở các khu, tỉnh, huyện, xã đã được phục hồi trong đồng khởi. Tháng 1/1969, Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiến hành Đại hội nhằm tổng kết phong trào đấu tranh của nông dân trong 8 năm, đồng thời quán triệt yêu cầu và nhiệm vụ mới của nông dân trong đấu tranh chống kế hoạch “Bình định cấp tốc” của địch. Đại hội đã biểu dương những thành tích to lớn của nông dân miền Nam trong việc phát triển thế trận chiến tranh du kích, đánh địch, bảo vệ vùng giải phóng, vũng căn cứ và là lực lượng chủ yếu trên mặt trận sản xuất, bảo đảm đời sống và cung cấp hậu cần cho bộ đội. Hội tập trung vận động, tuyên truyền nông dân thực hiện đúng dường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng. Phát huy phong trào tổ chức Hội Nông dân trong sự nghiệp cách mạng và tiến tới Đại hội đại biểu nông dân toàn quốc. Ngày 25/6/1977, Ban Bí thư ra thông báo số 16 – TB/TW về việc thành lập Ban trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương. Ngày 25/6/1979, Ban Bí thư quyết định tách Ban trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương (nằm trong Ban Nông nghiệp trung ương) thành lập một cơ quan thuộc hệ thống các đoàn thể quần chúng và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư. Ban trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương ( thực chất là một bộ phận của Ban Nông nghiệp Trung ương, do Ban Nông nghiệp chỉ đạo) nay lập thành một cơ quan độc lập có nhiệm vụ vừa thường xuyên chỉ đạo phong trào thực hiện những nhiệm vụ chính trị của Đảng, vừa giúp Ban Bí thư chuẩn bị Đại hội nông dân 7 toàn quốc. Ban Bí thư chỉ định 3 đồng chí: Ngô Duy Đông (Trưởng ban), 2 đồng chí: Nguyễn Thành Thơ, Nguyễn Công Huế (Phó ban), đồng chí Lê Du là Ủy viên. Ngày 27/9/1979, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 78 – CT/TW về việc tổ chức Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam. Để phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và đoàn kết nông dân lao động, đưa nông dân nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội, Bộ chính trị đã quyết định thành lập tổ chức thống nhất nông dân lao động trong cả nước, có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở, lấy tên là Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam. Chỉ thị khẳng định Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng rãi của nông dân lao động trong cả nước, Hội có nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết nông dân để giáo dục, vận động nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở miền Nam, đưa nông thôn tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hội kết nạp tất cả nông dân hăng hái phấn đấu vào con đường làm ăn tập thể xã hội chủ nghĩa, theo nguyên tắc tự nguyện. Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam được thành lập có ý nghĩa chính trị to lớn. Sau nhiều năm không có tổ chức Hội (ở miền Bắc) nay giai cấp nông dân cả nước có tổ chức thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Quán triệt tinh thần đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam, ngày 24/3/1987, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 05/CT-TW về tổ chức Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất, Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam. Ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42 – QĐ/TƯ về việc đổi tên Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam. 8 Tại phiên họp ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đồng ý lấy ngày 14 tháng 10 năm 1930 làm ngày kỉ niệm thành lập Hội Nông dân Việt Nam ( theo Tờ trình của toàn Đảng, Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) Ngày 25/05/1991, Ban bí thư ra chỉ thi số 69-CT/TƯ về việc kỉ niệm 61 năm ngày thành lập hội nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/1991). Lần đầu tiên Hội nông dân Việt Nam tổ chức mít tinh kỉ niệm trọng thể 61 năm ngày thành lập tại thủ đô Hà Nội, tổng bí thư Đỗ Mười tới dự và có bài phát biểu quan trọng. II. MỤC ĐÍCH - TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA HỘI. 1. Mục đích hoạt động. Hội nông dân Việt Nam mà tiền thân là Nông hội đỏ, được thành lập ngày 14 tháng 10 năm 1930, trải qua các thời kỳ cách mạng luôn trung thành với Đảng và dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam luôn là tổ chức trung tâm, nòng cốt trong các phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới. Mục đích của Hội là tập hợp đoàn kết nông dân, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là đồng minh tin cậy trong khối liên minh vững chắc công, nông, trí, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hội nông dân Việt Nam tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng hội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động; nâng cao vai trò đại diện, phát huy quyền làm chủ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân. Phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần cách mạng, lao động sáng tạo, cần kiệm, tự lực tự cường, đoàn kết của nông dân , tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng văn 9 hóa, giữ vững quốc phòng, an ninh, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2. Tính chất của hội. Hội nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp nông dân do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam; cơ sở chính trị của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Chức năng của hội Chức năng của Hội Nông dân Việt Nam: 1. Tập hợp vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt. 2. Đại diện giai cấp nông dân tha gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc. 3. Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống. 4. Nhiệm vụ của hội. Nhiệm vụ của Hội nông dân Việt Nam : 1. Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của Hội, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo của nông dân. 2. Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân. 3. Các cấp hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hieenjc ác chính sác, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của 10 [...]... mặt ban trù bị đại hội trung ương lần thứ nhất hội nông dân Việt Nam đọc báo cáo về tình hình và nhiệm vụ của giai cấp nông dân và hội nông dân Việt Nam trước đại hội Báo cáo nêu rõ tình hình giai cấp nông dân, tổ chức và hoạt động của hội nông dân trong thời gian qua, nêu nhiều bài học bổ ích, nhất là công tác vận động nông dân đi lên chủ nghĩa xã hội Tại kì họp BCH TW hội Nông Dân VN lần thứ 6 (khóa... mới của Đại hội Đảng lần thứ VI, đại hội đã thảo luận nghiêm túc và nhất trí thông qua báo cáo tình hình nhiệm vụ của giai cấp nông dân và hội nông dân Việt Nam do ban trù bị trình bày, thông qua điều lệ của hội nông dân Việt Nam Nghị quyết ghi rõ: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội nông dân Việt Nam khẳng định hội nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị -xã hội rộng lớn của giai cấp nông dân, đoàn... Chính , chủ tịch hội nông dân Việt Nam khai mạc và trình bày báo cáo của ban chấp hành trung ương hội nông dân Việt Nam,đồng chí Nguyễn Thị Huệ phó chủ tịch hội trình bày báo cáo về việc sửa đổi điều lệ hội, dự thảo điều lệ hội sửa đổi và báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu,đồng chí Hoàng Hồng Thất phó chủ tịch hội trình bày báo cáo 28 kiểm điểm hoạt động của ban chấp hành trung ương hội Qua thảo luận... hóa – xã hội- quốc phòng, an ninh, xây dựng nông thôn mới 3 3.2 Chuẩn bị nội dung và tổ chức đại hội cấp mình khi hết nhiệm kỳ Tổ chức hội cơ sở Tổ chức cơ sở hội nông dân là nền tảng của Hội, là nơi trực tiếp với hội viên, nông dân Tổ chức cơ sở hội nông dân theo đơn vị xã, phường, thị trấn Những đơn vị kinh tế nông, lâm trường, hợp tác xã nếu có nhu cầu thành lập tổ chức Hội nông dân và được hội cấp... hội Đại hội toàn thể hội viên hoặc đại biểu hôi viên ( nơi có nhiều hội viên ) bầu ra BCH chi hội BCH chi Hội bầu ra chi hội trưởng, chi hội phó Bầu cử BCH chi Hội, chi Hội trưởng, chi Hội phó bằng hình thức bỏ bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết Chi Hội là đơn vị hành động, cầu nối của BCH cơ sở với hội viên, nông dân Nhiệm kỳ BCH chi Hội là hai năm rưỡi Chi Hội mỗi tháng họp một kỳ 18 Nhiệm vụ của chi hội. .. thường vụ trung ương hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của hội nông dân Việt Nam là một sự kiện chính trị trọng đại, mở raột giai đoạn phát triển mới của phong trào nông dân và hội nông dân Việt Nam Từ đây một tổ chức chính trị -xã hội rộng rãi của giai cấp nông dân chính thức được thành lập có hệ thông hoàn chỉnh từ trung ương đến cơ sở Giai cấp nông nhân và hội nông dân Việt Nam giành được... tố cáo của nông dân, giải quyết những vụ việc của cán bộ, hội viên thuộc thẩm quyền của Hội + Giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở nông thôn 2 Qui chế khen thưởng và kỷ luật của hội Khen thưởng : Tổ chức Hội, cán bộ, hội viên và những người có công với tổ chức Hội, với giai cấp nông dân tùy theo thành tích được Hội khen thưởng Các hình thức khen thưởng của. .. hành trung ương Đảng Báo cáo đã khái quát phong trào nông dân và công tác xây dựng hội nhiệm kỳ qua; đề cập một số vấn đề bức xúc hiện nay đối với nông nghiệp nông thôn và công tác hội trong nhiệm kỳ tới, nêu những mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ của hội nông dân nhiệm kỳ 1993-1998 Về phong trào nông dân và công tác xây dựng hội báo cáo khẳng định: trong những năm qua hội nông dân phối hợp với chính... tác xây dựng hội, phương hướng, nhiệm vụ của hội 5 năm tiếp theo, thông qua điều lệ (sửa đổi) hội nông dân và thông qua nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II hội nông dân Việt Nam Đây là đại hội “ Đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động”, là đại hội của trí tuệ và niềm tin, nơi hội tụ ý trí và nguyện vọng của giai cấp nông dân quyết tâm đổi mới và xây dựng hội nông dân VN vững... lãnh đạo của Hội, phê bình, chất vấn tổ chức và cán bộ của hội Có thành tích xứng đáng thì được Hội khen thưởng hoặc được Hội đề nghị Nhà nước khen thưởng 12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM I HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM 1 Nguyên tắc tổ chức Hội nông dân Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ Cơ quan lãnh đạo củ Hội và đại . ẢNH VỀ HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM Hình ảnh: Tòa nhà Trung ương hội nông dân Việt Nam Đ/c: Tôn Thất Thuyết – Cầu Giấy – Hà Nội Hình ảnh : Đại hội - Hội Nông Dân Việt Nam 3 Hình ảnh người nông dân. CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM. I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM. 1. Nguyên tắc tổ chức. Hội nông dân Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ. Tuyên Quang. Dự hội nghi có hơn 100 đại biểu đại diện cho giai cấp nông dân cả nước. Hội nghị đánh giá phong trào nông dân, hoạt động của tổ chức Hội và quán triệt nhiệm vụ Hội Nông dân trước yêu

Ngày đăng: 11/08/2014, 02:20

Xem thêm: Báo cáo của hội nông dân full pot

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w