Thành lập ban nông vận trung ương.

Một phần của tài liệu Báo cáo của hội nông dân full pot (Trang 33 - 38)

IV. CÁC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUÓC CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM.

1. Phong trào nông dân và hội nông dân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp kháng chiến toàn thắng (1949-1954)

1.1. Thành lập ban nông vận trung ương.

Vượt qua những thử thách nghiệt ngã của những năm đầu kháng chiến, cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược của nhân dân ta chẳng những vẫn được duy trì, phát triển góp phần đánh bại ý đồ chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của giặc Pháp, mà còn thu được nghiều chiến công vang dội trên khắp các chiến trường cả nước làm chuyển biến tương quan lực lượng ngày càng có lợi cho ta, bất lợi cho địch.

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, thông qua hội nông dân cứu quốc ở các cấp, nông dân cả nước đã góp phần to lớn cùng các tầng lớp xã hội khác đã khẳng định rõ vai trò của mình trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

Qua thực tiễn chỉ đạo phong trào đấu tranh của nông dân, một lực lượng chiếm hơn 90% tổng số dân cư, trong 5 năm đầu của cuộc kháng chiến tổ chức hội đã thu được nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức, động viên nông dân hăng hái sản xuất, xây dựng hậu phương, tham gia các lực lượng vũ trang, đóng góp to lớn cho sự nghiệp kháng

chiến kiến quốc. Tổ chức hội nông dân cứu quốc các cấp được thành lập trên phạm vi cả nước từ năm 1941 đã có một bước trưởng thành.

Trong điều kiện chiến tranh ngày càng lan rộng với quy mô rộng lớn và gay go ác liệt hơn, nhiệm vụ kháng chiến càng đòi hỏi phải động viên toàn thể nông dân tham gia trên tất cả các mặt trận. Đảng và Nhà nước ta chủ trương kiện toàn tổ chức hội ở cấp trung ương, thành lập ban chấp hành lâm thời hội nông dân cứu quốc trung ương .

Tổ chức hội nông dân từ khi ra đời mới có ở cấp làng, xã. Cấp huyện, tỉnh và cao hơn vẫn chưa có tổ chức. Đến khi có chương trình mặt trận Việt Minh mới hình thành và có hoạt động của tổ chức hội nông dân ở các cấp tỉnh trở xuống. Tổ chức và hoạt động còn rời rạc, nhiều nơi phú nông và địa chủ còn tham gia vào ban chấp hành. Một số vùng có đồng bào công giáo, vùng tạm chiến, miền núi tổ chức còn ít.

Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc tích cực chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công, cần tăng cường kiện toàn tổ chức cơ sở, thành lập tổ chức hội ở cấp trung ương, thực hiện chủ trương của Đảng và chính phủ, hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ nhất được triệu tập tại Việt Bắc từ 28-11 đến ngày 7 -12-1949. Dự hội nghị có đông đủ cán bộ đại diện cho tổ chức hội nông dân 3 miền Bắc-Trung-Nam.

Hội nghị đã tập chung kiểm điểm, đánh giá những ưu điểm và khuyết nhược điểm của tổ chức hội, hoạt động của phong trào nông dân thời gian trước đây, đặc biệt đánh giá vai trò của tổ chức và hoạt động của phong trào nông dân từ khi cuộc kháng chiến bùng nổ đến nay. Các đại biểu của các vùng, các khu vực, các chiến trường đã nêu bật đóng góp to lớn của nông dân trong việc góp phần đánh bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của địch, âm mưu mở rộng vùng lấn chiếm tự do.

Hội nghị tập chung thảo luận báo cáo về tình hình nhiệm vụ kháng chiến của giai cấp nông dân và tổ chức hội trong giai đoạn cầm cự, chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công. Trên cơ sở đánh giá những thành tích to lớn của giai cấp nông dân như là một trong hai động lực của cách mạng trong gấn chín năm kể từ khi thành lập hội nông dân

cứu quốc, báo cáo cũng chỉ rõ những bước trưởng thành và những đóng góp của nông dân trong cuộc kháng chiến. Nhiệm vụ trước mắt của sự nghiệp kháng chiến rất nặng nề đòi hỏi giai cấp nông dân và tổ chức hội không ngừng vươn lên, giữ vững và phát huy truyền thống cách mạng, xứng đáng là chủ lực quân của cách mạng. Hội nghị đã hoàn toàn nhất trí với đề án chương trình và hành động của hội trong năm 1950 và những năm tiếp theo. Đó là chương trình lớn nằm trong nội dung của sáu cuộc vận động toàn thể nông dân cả nước: tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc, nuôi dưỡng bộ đội, xây dựng hợp tác xã, hoàn thành giảm tô thực hiện giảm tứ, đào tạo cán bộ và thanh toán nạn mù chữ. Nội dung mỗi cuộc vận động có những yêu cầu cụ thể khác nhau nhưng nó nằm trong một tổng thể chung là sự phấn đấu toàn diện, tổng lực của nông dân cả nước để đáp ứng những đòi hỏi đánh thắng thực dân Pháp xâm lược, thực hiện nhiệm vụ dân chủ cho nông dân

Về tổ chức hội nông dân toàn quốc hội nghị đã thảo luận và nhất trí thành lập hội nông dân cứu quốc trung ương (sau đổi tên là ban liên lạc nông dân toàn quốc) và bầu ra ban chấp hành lâm thời hội gồm các đồng chí : Hồ Viết Thắng, Đào, Di, Thường, Hồng, Hùng do đồng chí Hồ Viết Thắng làm trưởng ban

Nhiệm vụ của hội nông dân cứu quốc toàn quốc được hội nghị chỉ rõ là lãnh đạo phong trào nông nhân và tổ chức hội các cấp thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây:

- Vận động nông dân tích cực tham gia sản xuất, trực tiếp tham gia chiến đấu.

- Thực hiện cuộc vận động giảm tô 25%. Chú ý về điều tra nông thôn để chuẩn bị thực hiện các bước khẩu hiệu người cày có ruộng.

- Tổ chức tốt phong trào đổi công, vần công giúp đỡ lẫn nhau trong việc tăng gia sản xuất, thiết thức đóng góp cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

Thắng lợi của hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ nhất có ý nghĩa hết sức to lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử phong traò nông nhân và hội nông dân Việt Nam, giai

cấp nông dân có một tổ chức hội ở cấp trung ương. Dù trong nhận thức có lúc,có nơi còn có những bất cập dù là hội nông dân cứu quốc trung ương hay là ban liên lạc nông dân toàn quốc thì việc có một tổ chức của một lực lượng quần chúng to lớn ở quy mô trung ương là đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp kháng chiến, đáp ứng nguyện vọng của nông dân và sự trưởng thành trong tư duy chính trị của đảng ta.

Phong trào nông dân từ sau hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ nhất có bước phát triển mới, toàn diện và rất mạnh mẽ. Để tiếp tục đánh giá phong trào nông nhân và tổ chức hội nông dân, ban liên lạc nông dân toàn quốc quyết định triệu tập hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ hai.

Hội nghị họp vào tháng 3-1951 tại một địa điểm ở Bắc Bộ. Dự hội nghị có hơn 100 đại biểu đại diện cho giai cấp nông dân cả nước, cùng các đại biểu Liên- Việt, các đảng phái và đoàn thể nhân dân trong ,mặt trận, đại biểu các cơ quan chuyên môn của chính quyền đã về dự.

Nhiệm vụ chính của hội nghị là kiểm điểm đánh giá phong trào nông nhân và tổ chức hội nông dân từ hội nghị lần thứ nhất, quán triệt nhiệm vụ của hội nông dân trước yêu cầu của nhiệm vụ mới đua cuộc kháng chiến đến toàn thắng, quán triệt chủ trương đường lối của Đảng thể hiện trong các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đối với nông dân. Đồng thời, hội nghị đặc biệt quán triệt tư tưởng chỉ đạo của trung ương Đảng trong việc thực hiện khẩu hiệu ruộng đất trong kháng chiến chống Pháp. Hội nghị cũng đã bàn bạc sửa đổi một số điểm và điều lệ của hội

Đối với giai cấp công nhân và tổ chức hội nông dân lúc này là thực hiện yêu cầu phát triển sản xuất, đảm bảo cung cấp cho tiền tuyến và hậu phương, cải thiện từng bước đời sống cho nông dân trước hết là những người lao động, động viên nông dân tham gia sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Thực hiện yêu cầu này trong khi đang kháng chiến.

Tổng bí thư Trường Trinh nêu ra phương trâm quan trọng trong tổ chức hội cần quán triệt là:

- Thi hành chính sách ruộng đất lúc này phải làm thế nào đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi, phải đem quyền lợi thiết thực cho nông dân nhưng hiện thời “cải cách ruộng đất phải làm có chừng mực để giữ vững đại đoàn kết đặng kháng chiến trường kì”.

- Cải cách ruộng đất phải tiến hành dần từng bước trên cơ sở điều tra kỹ, chuẩn bị kỹ cả tư tưởng, cán bộ.

- Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi vùng mà thi hành chính sách cải cách ruộng đất cho thích hợp.

- Muốn tiến hành cải cách ruộng đất phải làm cho nông dân tự giác, tự nguyện đòi cải cách ruộng đất và tích cực tham gia vì việc mưu lợi cho nông dân phải chính do nông dân giác ngộ mà làm lấy.

Đây là những chỉ dẫn quan trọng của Đảng đối với phong trào nông dân và hội nông dân trong khi thực hiện khẩu hiệu ruộng đất. Cũng tại hộ nghị tổng bí thư đảng cũng dành nhiều thời gian lưu ý với cán bộ hội về việc thực hiện những nhiệm vụ chính của hội nông dân cứu quốc hiện nay. Đó là năm nhiệm vụ trước mắt và lâu dài:

- Tăng gia sản xuất để đảm bảo cung cấp cho tiền tuyến và hậu phương và đặc biệt là thi đua làm “vụ mùa thắng lợi” theo đúng chỉ thị củ chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Tích cực tham gia tác chiến, phát triển du kích,nhất là du kích vùng sau lưng địch, phục vụ chiến dịch.

- Thi hành chính sách ruộng đất đúng mực, hoàn thành giảm tô, thực hiện giảm tức.

- Tham gia bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ tuyên ngôn của hội đồng hòa bình thế giới.

Hội nghị đã tập chung thảo luận nhằm quán triệt những nhiệm vụ mới của Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo phong trào nông dân và xây dựng tổ chức hội đáp ứng với những đòi hỏi trước mắt.

Hội nghị đã kiểm điểm và thông qua việc sửa đổi điều lệ hội. Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ hai đã thành công tốt đẹp.

Từ khi thường vụ trung ương đảng quyết định thành lập tổ chức nông dân cấp trung ương ngày 6-8-1949 trải qua hai hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc, tổ chức hội các cấp được kiện toàn, hoạt động có hiệu quả. Giai cấp nông dân có tổ chức hội của mình làm cầu nối để tiếp nhận chủ trương, đường lối và phản ánh việc thực hiện chủ trương, đường lối đó ở cơ sở với Đảng và Nhà nước. Đây là một bước tiến trong tư duy chính trị của Đảng về phong trào nông dân và tổ chức hội.

Một phần của tài liệu Báo cáo của hội nông dân full pot (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w