IV. CÁC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUÓC CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM.
5. Phong trào hoạt động của hội nông dân thành phố Hà Nội.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội đã tiến hành xây dựng và đạt được nhiều kết quả cụ thể, đưa Nghị quyết số 26 - NQ/TƯ "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đi vào cuộc sống.
Với sự chỉ đạo tích cực, quyết liệt của Thành uỷ, HĐND, UBND và các ngành, các cấp đến nay “hình hài” mô hình nông thôn mới ở Hà Nội ngày càng thể hiện rõ. Các mô hình thí điểm tại Hà nội của Trung ương và Thành phố đẫ đạt được những kết quả đáng mừng. Mô hình xã thí điểm của Trung ương ở xã Thuỵ Hương (Chương Mỹ) đã có 15/19 tiêu chí đạt và cơ bản đạt tiêu chí do Chính phủ quy định, 4/19 tiêu chí đạt ở mức 70%. Ba xã điểm của Thành phố là: Song Phượng (Đan Phượng) mới sau hơn 1 năm đã có 13/19 tiêu chí đạt và cơ bản đạt, 2/19 tiêu chí đạt 70%; xã Mai Đình (Sóc Sơn) có 12/19 tiêu chí đạt và cơ bản đạt, 3/19 tiêu chí đạt 70%; xã Đại Áng (Thanh Trì) có 10/19 tiêu chí đạt và cơ bản đạt, 2/19 tiêu chí đạt 70%.
Lễ phát động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” Thay mặt Thành uỷ, HĐND, UBND, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Công Soái đề nghị các cấp, các ngành của thành phố trong thời gian tới tập làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về yêu cầu xây dựng nông thôn mới hiện nay, coi việc xây dựng nông thôn mới vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng, tạo sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện.
Tại Lễ Phát động, đại diện MTTQ thành phố, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ và 19 huyện, thị xã của Thủ đô đã ký giao ước thi đua cùng chung sức xây dựng thành công nông thôn mới Thủ đô
Cũng tại Lễ phát động, bước đầu một số doanh nghiệp đã đăng ký tham gia ủng hộ với tổng số tiền trên 213 tỷ đồng; ngoài ra các doanh nghiệp còn đăng ký ủng hộ bằng các hình thức khác như: Lập quy hoạch; cải tạo, nâng cấp, xây mới một số trường học; xây dựng nhà văn hóa; cải tạo môi trường… Để tiếp nhận, quản lý, sử dụng đúng quy định, đúng mục đích kinh phí do các doanh nghiệp ủng hộ, UBND TP ra thông báo công bố tài khoản tiếp nhận ủng hộ xây dựng nông thôn mới và đề nghị các doanh nghiệp chuyển tiền ủng hộ vào tài khoản tiếp nhận, số: 920.90.001.1 của Sở Tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội.
5.2. Hội Nông dân TP Hà Nội đẩy mạnh hoạt động ở cơ sở
Năm 2011 với chủ đề “Năm xây dựng mô hình”, Thành hội đã chỉ đạo các phòng, ban, trung tâm hội xây dựng các mô hình điểm. Theo đó tại mỗi huyện, quận, hội căn cứ tình hình thực tế ở địa phương để xây dựng các mô hình điểm về các lĩnh vực.Đã có 186 dự án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, 82 dự án chăn nuôi lợn, 57 dự án chăn nuôi bò và một số dự án sản xuất rau an toàn ở Phúc thọ, sản xuất đồ mộc dân dụng ở Thạch Thất, chăn nuôi thuỷ sản ở Ứng Hoà… Hiện nay Hội Nông dân TP Hà Nội hơn 534.000 hội viên hoạt động ở 3.537 chi hội tại địa bàn 24/29 quận huyện.
Để tạo điều kiện tốt nhất cho nông dân đầu tư sản xuất kinh doanh, Hội đã phối hợp với Ngân hành Chính sách xã hội TP thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã đạt 867,58 tỷ đồng tăng 22,265 tỷ đồng so với đầu năm.Bên cạnh đó hội nông dân Hà Nội còn phối hợp với Tổng công ty Thương mại Hà Nội triển khai xúc tiến thương mại, phối hợp với các Viện nghiên cứu, trung tâm khuyến nông, khuyến ngư đầu tư phát triển sản xuất quy mô vừa và nhỏ, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nâng cao năng suất.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau thực hiện mục tiêu tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo đã được thực hiện đồng bộ. Với phương châm
tiếp tục tổ chức, phát động phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh giỏi, đã có 305.501 hộ đăng ký danh hiệu "Hộ sản xuất kinh doanh giỏi".
Giai cấp nông dân (ND) Hà Nội đã, đang góp phần quan trọng trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Thủ đô. Từ các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, tổ chức Hội ND ngày càng mở rộng, các hoạt động, phong trào thi đua hướng về cơ sở đã tạo động lực mạnh mẽ xây dựng nông thôn mới (NTM). Vị thế của Hội ND ngày càng nâng cao trong đời sống xã hội, củng cố lòng tin của dân với Đảng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân.
Xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh giỏi: Những năm qua, các phong trào thi
đua yêu nước đã được hội viên ND hưởng ứng nhiệt tình, sôi nổi, đạt kết quả tốt, đáng kể là phong trào sản xuất kinh doanh giỏi. Với đa dạng hình thức hỗ trợ như tạo vốn phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học, kỹ thuật... trong 5 năm đã có 54.000 lượt hộ ND được vay hàng nghìn tỷ đồng từ Ngân hàng NN&PTNT; hơn 600.000 lượt hộ nghèo vay Ngân hàng Chính sách xã hội hàng trăm tỷ đồng; Quỹ Hỗ trợ nông dân với 223,3 tỷ đồng giúp hàng nghìn lượt hộ vay phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Các cấp hội đã thành lập các tổ liên giao, các câu lạc bộ khuyến nông, hình thành khu sản xuất tập trung cho hiệu quả kinh tế cao như cánh đồng trên 100 triệu đồng/1ha; vận động hộ ND giúp nhau về giống, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất với 6.500 ngày công và số tiền là 5,1 tỷ đồng... Trong 5 năm (2006-2011) đã có hơn 800.000 lượt hộ ND đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Xây dựng NTM văn minh, giàu đẹp: Phong trào xây dựng NTM văn minh được
các cấp hội cụ thể hóa bằng nhiều phong trào thi đua như xây dựng ND Hà Nội văn minh, thanh lịch; toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư; bảo vệ an ninh trật tự; vệ sinh môi trường... Đặc biệt, từ năm 2006 đến nay, cuộc vận động ND góp công, góp của xây dựng hạ tầng nông thôn thu hút hàng trăm nghìn hội viên tham gia, đã góp được 250.000 ngày công lao động và 22,2 tỷ đồng; sửa chữa, làm mới 2.300km đường
giao thông; kiên cố hóa 1.500km kênh mương, xây mới, sửa chữa nhiều phòng học, trạm xá... Cuộc vận động "Vì môi trường trong sạch, vì sức khỏe cộng đồng cam kết sản xuất, chế biến và bán sản phẩm nông nghiệp an toàn" trong cán bộ, hội viên được triển khai nhiều dự án như dự án môi trường ở thôn Đoài, xã Phù Ninh (Sóc Sơn); dự án môi trường, nước sạch tại xã Phù Đổng, xã Đa Tốn (Gia Lâm); xây dựng hơn 1.000 hầm khí sinh học...
Hội ND thành phố chỉ đạo các cấp hội phối hợp với ngành công an, y tế cùng cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức phòng, chống các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm và HIV/AIDS, giúp hội viên hiểu rõ tác hại và biết cách phòng tránh. Đáng kể là trong phong trào giữ gìn an ninh trật tự 5 năm qua, cán bộ, hội viên đã ngăn ngừa 60 vụ, tham gia giải quyết 1.576 vụ khiếu nại tố cáo và hòa giải thành công hàng nghìn vụ tại cơ sở.
Phát huy vai trò làm chủ NTM của nông dân: Hội ND TP Hà Nội xác định nhiệm
vụ trọng tâm là nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của hội viên, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để phản ánh kịp thời khó khăn, kiến nghị giải pháp tháo gỡ nhằm xây dựng NTM khởi sắc. Nâng cao chất lượng cán bộ hội, phát triển các loại hình chi, tổ, hội theo nghề nghiệp, phối hợp triển khai các công việc liên quan đến nông dân như công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"...
Hội ND Hà Nội xác định bước đột phá trong giai đoạn hiện nay là phát huy vai trò nòng cốt của hội trong xây dựng NTM. Hội chú trọng triển khai hiệu quả các nhiệm vụ như đẩy mạnh phong trào ND sản xuất kinh doanh giỏi, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong xây dựng NTM; thực hiện tốt chương trình "liên kết 4 nhà", tập huấn khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đào tạo, dạy nghề cho ND; xúc
tiến thương mại hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, giúp hội viên nghèo phát triển sản xuất, góp phần xây dựng NTM Hà Nội giàu đẹp.
II. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ HỘI.
Tổ chức cơ sở hội được thành lập ở đơn vị hành chính cơ sở là xã, phường, thị trấn ( có nông dân). Nhưng đơn vị kinh tế: nông trường, lâm trường có nhu cầu thành lập Hội và được Hội cấp trên trực tiếp có nhu cầu thành lập tổ chức cơ sở hội. Tổ chức cơ sở Hội có vai trò, vị trí rất quan trọng vì nó là nơi Hội quan hệ trực tiếp với nông dân, tuyên truyền, vận động nông dân vào Hội; nắm và phản ảnh các ý nguyện của nông dân với Đảng, chính quyền, trực tiếp tổ chức của nông dân với Đảng chính quyền, trực tiếp tuyên truyền vận động hội viên nông dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng và nhà nước. Vì vậy cơ sở Hội là nền tảng của Hội, cơ sở mạnh mạnh thì Hội mới mạnh.