IV. CÁC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUÓC CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM.
1. Hệ thống tổ chức.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
Ban thường vụ :
- Có nhiệm vụ thay mặt BCH chỉ đạo công tác giữa hai kỳ hội nghị BCH.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chi hội, tổ hội thực hiện các nhiệm vụ do BCh đề ra.
- Phối hợp với chính quyền, mặt trận, các đoàn thể và tổ chức kinh tế - xã hội tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác Hội, giải quyết những vấn đề có liên quan đến sản xuất, đời sống của nông dân và công tác Hội.
- Tập trung tình hình tổ chức hoạt động của Hội tâm tư nguyện vọng của hội nông dân để báo cáo cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp, với BCH cơ sở và BCH Hội cấp trên
Ban chấp hành cơ sở
Ban thường vụ Huyện( thị)
Chủ tịch hội cơ sở
Chi hội – tổ hội
Ban kiểm
tra Ban tuyên huấn Ban thi đua
- Ra quyết định công nhận hội viên mới do các chi hội đề ra
- Thu, nộp hội phí, tìm nguồn xây dựng quỹ hội, quản lý tài chính Hội, hướng dẫn kiểm tra việc thu chi tài chính của chi hội.
- Chuẩn bị nội dung và tổ chức hội nghị BCH.
Chi hội có nhiệm vụ:
- Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Điều lệ của Hội, nghị quyết, chỉ thị của Hội cấp trên đến hội viên, nông dân.
- Phối hợp với trưởng thôn, ấp, trưởng nhóm ( khu) và các tổ chức kinh tế - xã hội, đoàn thể trên địa bàn vận động tổ chức phong trào nông dân thi đua thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội và tổ chức các dịch vụ hỗ trợ nông dân.
- Tham gia việc hòa giải, những bất hòa, tranh chấp trong nội bộ nông dân, góp phần xây dựng củng cố đoàn kết xóm làng
- Hướng dẫn các tổ chức học tập, nâng cao chất lượng hội viên, phát triển hội viên mới, sinh hoạt tổ hội, thu hội phí.
- Hàng tháng báo cáo BCH cơ sở hội, tổ chức Đảng về tình hình tổ chức, hoạt động của Hội, về sản xuất, đời sống và tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân.
Tổ hội có nhiệm vụ:
- Tuyên truyền vận động hội viên , nông dân đoàn kết, tương trợ, hợp tác, lao động sản xuất, thực hiện nghĩa vụ chăm lo đời sống vật chất – tinh thần hội viên
- Vận động hội viên, nông dân xây dựng nếp sống văn hóa mới, giữ gìn an ninh trật tự hòa giả những vụ tranh chấp của hội viên nông dân.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển hội viên, thu, nộp hội phí theo qui định, xây dựng quĩ hội.
- Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ của cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở nghị quyết, chỉ thị,kế hoạch công tác của Hội, nắm vững tình hình tổ chức, hoạt động của các chi hội, tình hình sản xuất, đời sống tâm tư, hoạt động của chi hội, tình hình sản xuất.
- Phản ánh với Đảng, chính quyền về tình hình tổ chức hoạt động của Hội, tâm tư nguyện vọng của nông dân, những kiến nghị đề xuất của BCH, BTV hội.
- Quan hệ trực tiếp với ngành, Mặt trận,các đoàn thể có sự phối hợp chặt chẽ trong việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích của nông dân, đẩy mạnh các phong trào thi đua trong nông dân
- Duy trì nền nếp sinh hoạt BTV,BCH chủ trì việc chuẩn bị nội dung sinh hoạt của BTV, BCH.
2. Phong trào hoạt động của cơ sở Hội.
2.1. Phong trào nông dân thi đua sản xuất,kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp đỡ nhauxóa đói, giảm nghèo. xóa đói, giảm nghèo.
Mục tiêu của phog trào này là động viên, giúp đỡ hộ nông dân phát huy nội lực đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển sản xuất,kinh doanh làm cho đời sống ngày càng nâng cao, để thực hiện tư tưởng của Bác Hồ: “ làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá, giàu; người giàu thì giàu thêm”. Phong tào phải quan tâm đến tất cả nông dân, những trong đó trước hết phải quan tâm đến những hội nghèo, đói giúp cho họ thoát khỏi nghèo, đói trở thành đủ ăn và tiến tới khá, giàu.
Phong trào kinh doanh giỏi, sản xuất cần nâng cao ý thức tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ để nâng cao năng suất.
Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhất là giúp đỡ những hộ nông dân nghèo vượt qua khó khăn, tiến tới đủ ăn và khá, giàu.
Thực hiện các nghĩa vụ, quyền lợi cảu công dân, các chủ trương, đường lối chính sách,pháp luật của Đảng, Nhà nước.
Tích cực tham gia xây dựng tổ chức Hội nông dân vững mạnh. Để thực hiện được những nội dung của cơ sở hội. Tham gia các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư dạy nghề như: Phối hợp với ngành nông nghiệp, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, dạy nghề, tổ chức cho nông dân sản xuất giỏi truyền nghề, phổ biến kinh nghiệm, tổ chức đi tham quan.
2.2. Phong trào nông dân thi đau xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn.
Kết cấu hạ tầng ở nông thôn gồm: hệ thống thủy điện, hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống cung cấp nước sạch, trạm y tế, trường học và thông tin liên lạc ( điện thoại). Đây là những điều kiện để phát triển kinh tế- xã hội,nâng cao đời sống vật chất- tinh thần của nông dân, từng bước xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại. Mục đích của phong trào này là động viên nông dân góp phần xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng ở nông thôn, theo hướng “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Phối hợp các ngành chức năng liên quan tham gia vào xây dựng quy hoạch và thiết kế công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội ở nông thôn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM.1. Một số hạn chế, khuyết điểm trong công tác xây dựng Hội và phong trào nông 1. Một số hạn chế, khuyết điểm trong công tác xây dựng Hội và phong trào nông
Công tác tuyên truyền, giáo dục hội viên, nông dân ở một số địa phương, cơ sở chưa được chú trọng đến việc đổi mới nội dung, hình trức cũng như tổ chức lực lượng. Do vậy, một bộ phận cán bộ, hội viên, nông dân thiếu tự tin, chưa nắm đượ đầy đủ những chính sách, pháp luật có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn; bị kẻ xấu kích động, lôi kéo làm mất trật tự an ninh nông thôn. Việc nắm bắt tư tưởng, tâm trạng bức xúc của nông dân còn hạn chế, nhiều vấn đề nhức nhối nảy sinh chưa được phát hiện, phản ánh và xử lý kịp thời; chưa thể hiện rõ nét chức năng giám sát, đại diện và phản biện xã hội.
Công tác tổ chức của Hội vẫn chưa đáp ứng tôt với yêu cầu, nhiệm vụ. Chất lượng hội viên, đội ngũ cán bộ, nhất là một bộ phận cán bộ cở sở còn thấp, thiếu kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành, khả năng thu hút, tập hợp nông dân vào các hoạt động của Hội và phong trao nông dân còn hạn chế.
Trong tổ chức chỉ đạo công tác Hội và phong trào nông dân còn bộc lộ sự chủ quan, nóng vội. Trong việc giao chỉ tiêu triển khai một số nhiệm vụ, chương trình, dự án cho các địa phương còn thiếu tính khả thi, ảnh hưởng đến phong trào nông dân và công tác Hội.
Phong trào nông dân phát triển chưa đều giữa các địa phương, cơ sở nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người có nhiều khó khăn. Có nơi tổ chức phong trào còn mang tính hình thức, nội dung còn chung chung, thiếu chỉ tiêu, biện pháp, giải pháp cụ thể.
Thực hiện chức năng đại diện cho giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; xây dựng chính sách, pháp luật của nhà Nhà nước; quy chế dân chủ còn hạn chế.