222 Một số giải pháp hoàn thiện công tác Kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (101tr)
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH VÀ KẾ
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động cho thuê tài chính 3
1.1.3.1 Lợi ích đối với nền kinh tế 5 1.1.3.2 Lợi ích đối với người cho thuê 6 1.1.3.3 Lợi ích đối với người đi thuê 7
1.1.4 Đặc điểm của giao dịch cho thuê tài chính 9
1.2.1 Nhiệm vụ và vai trò của kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính 12
1.2.1.1 Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính 12 1.2.1.2 Vai trò của kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính 13
1.2.2 Hợp đồng cho thuê tài chính là căn cứ để hạch toán quá trình cho
1.2.3 Tài khoản và chứng từ sử dụng trong kế toán nghiệp vụ cho thuê tài
1.2.3.1 Tài khoản sử dụng trong nghiệp vụ kế toán cho thuê tài chính 15
Trang 21.2.3.2 Chứng từ sử dụng trong kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính 19
1.2.4 Phương pháp tính tiền cho thuê tài chính 191.2.5 Quy trình kế toán hạch toán nghiệp vụ cho thuê tài chính 22
1.2.5.1 Kế toán giai đoạn mua tài sản cho thuê 22 1.2.5.2 Kế toán tiền đặt cọc và tiền ký quỹ 23 1.2.5.3 Kế toán giai đoạn bắt đầu cho thuê 23 1.2.5.4 Kế toán giai đoạn thu nợ và thu lãi 24 1.2.5.5 Kế toán giai đoạn kết thúc giao dịch cho thuê tài chính 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
2.1 Vài nét về hoạt động kinh doanh của Công ty cho thuê tài chính
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cho thuê tài chính -
2.1.2 Bộ máy tổ chức quản lý, kinh doanh của Công ty cho thuê tài chính
2.1.3 Hoạt động kinh doanh của Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng
2.1.3.1 Vài nét về môi trường kinh doanh 31
2.1.4 Quy trình cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân
2.2 Thực trạng công tác kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính tại Công
ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 41
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng
Trang 32.2.2 Tổ chức lao động kế toán tại Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàng
2.2.3 Kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính
2.2.3.1 Tài khoản và chứng từ sử dụng để theo dõi hoạt động cho thuê
2.2.3.2 Kế toán cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân
2.2.3.3 Công tác báo cáo kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính 50
2.3 Nhận xét, đánh giá về công tác nghiệp vụ cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 52
2.3.1 Những kết quả đạt được trong công tác kế toán nghiệp vụ CTTC tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 522.3.2 Những hạn chế trong công tác kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 54
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI
3.1 Định hướng phát triển của Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng
3.1.1 Môi trường kinh doanh của các Công ty cho thuê tài chính 57
3.1.1.1 Thực trạng môi trường pháp lý của hoạt động cho thuê tài chính
3.1.1.2 Yếu tố thị trường công nghệ 59
Trang 43.1.2 Định hướng phát triển của các công ty cho thuê tài chính tại Việt
3.1.3 Mục tiêu hoạt động của Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng
3.2 Những giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 72
3.2.1 Giải pháp đối với tổ chức bộ máy kế toán 723.2.2 Giải pháp đối với kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính 73
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kế toán cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 773.3.3 Kiến nghị đối với Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại
3.3.4 Kiến nghị đối với khách hàng của Công ty 80
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình đổi mới, chúng ta thừa nhận một nền sản xuất hàng hoátồn tại nhiều thành phần kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Hoà chung cùng sự đổi mới
đó, nhiều kênh huy động vốn trong và ngoài nước cho nền kinh tế đã ra đời,trong đó thị trường cho thuê tài chính là một trong những kênh dẫn vốn quantrọng đang được đánh giá là "một cuộc cách mạng về huy động vốn"
Thực tiễn cho thấy ở những nước có nền kinh tế phát triển thì thị trườngcho thuê tài chính cũng rất phát triển Ở Việt Nam, việc ra đời và phát triểncủa thị trường cho thuê tài chính là một tất yếu khách quan nhằm giải quyếtkhó khăn thiếu vốn của các doanh nghiệp hiện nay Tuy nhiên, cho đến nay,cho thuê tài chính ở nước ta vẫn còn là một hoạt động hết sức mới mẻ Đểphát triển thị trường này, cần thiết phải có nhiều giải pháp tích cực và đồng bộ
từ nhiều phía để hoàn thiện nghiệp vụ cho thuê tài chính nói chung và cácnghiệp vụ liên quan, trong đó nghiệp vụ kế toán cho thuê tài chính là nghiệp
vụ quan trọng không thể không quan tâm
Xuất phát từ quan điểm đó, qua thời gian khảo sát thực tế tại Công tycho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, kết hợp với những lý
thuyết được trang bị tại nhà trường, em đã lựa chọn đề tài "Một số giải pháp
hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam" mà mục đích là nghiên
cứu và luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn để làm sáng tỏ hơn về hoạtđộng kế toán cho thuê tài chính hiện nay Trên cơ sở đó, tìm ra những giảipháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính tại Công
ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
II PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Do đề tài còn mới mẻ, thời gian thực tập chỉ diễn ra trong 2 tháng, cộngthêm kiến thức lý luận còn hạn chế, nên khoá luận sẽ tập trung nghiên cứu kếtoán nghiệp vụ cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính -Ngân hàng
Trang 6Ngoại thương Việt Nam; mà không đi sâu nghiên cứu về tất cả các nghiệp vụ
kế toán tại Công ty
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khoá luận có sử dụng những phương pháp nghiên cứu như: suy luậnlôgíc, phương pháp so sánh và thống kê…
IV KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN
Tên khoá luận: "Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán nghiệp
vụ cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam".
Chương I: Những vấn đề cơ bản về cho thuê tài chính và nghiệp vụ kếtoán cho thuê tài chính
Chương II: Thực trạng công tác kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính tạiCông ty cho thuê tài chính- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kếtoán nghiệp vụ cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàngNgoại thương Việt Nam
Về phía chủ quan, em thấy đây là một đề tài khó do tính mới mẻ trongthực tiễn và sự hạn chế về kiến thức của bản thân nên mặc dù đề tài đã hoànthành nhưng sẽ không tránh khỏi nhiều sai sót Em rất mong tiếp tục nhậnđược sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo, các cán bộ Công ty để bàiviết được hoàn chỉnh hơn
Qua đây, em cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáoNguyễn Hoàng Phú, các thầy cô giáo trong Khoa Kế toán - Kiểm toánNgân hàng, tập thể cán bộ Phòng Kế toán - Công ty cho thuê tài chính-Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, cung cấp tàiliệu và đóng góp ý kiến thiết thực, bổ ích để em hoàn thành khoá luận này
Trang 7
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN
NGHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1.1 CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ.
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động cho thuê tài chính
Cho thuê tài sản là một nghiệp vụ đã có từ rất sớm trong lịch sử văn minhnhân loại Nhiều tài liệu đã chứng minh, các giao dịch thuê tài sản đã xuấthiện từ năm 2800 trước Công nguyên tại thành phố Sumeria Khi đó, tài sảnđược đem ra giao dịch rất phong phú: từ công cụ sản xuất nông nghiệp nhưsúc vật kéo, đất ruộng đến nhà cửa, thiết bị
Tuy nhiên các giao dịch thuê tài sản thời này mới chỉ là các giao dịchthuê mua truyền thống với cách thức thuê như thuê hoạt động ngày nay và đãkhông có sự thay đổi lớn về tính chất giao dịch trong suốt hàng ngàn năm Đến đầu thế kỷ 19, hoạt động thuê mua đã có sự gia tăng đáng kể về sốlượng và chủng loại thiết bị, tài sản cho thuê Sự phát triển mạnh mẽ của nềnkinh tế thị trường và cuộc cách mạng công nghệ, khoa học kỹ thuật, nhu cầuphải đổi mới máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp đã làm tính chất củagiao dịch thuê mua thay đổi đáng kể Biểu hiện ở sự ra đời của nghiệp vụ tíndụng thuê mua thuần (hay thuê tư bản) ở Mỹ Sau đó, nghiệp vụ thuê mua nàyđược phát triển sang châu Âu Năm 1960 nghiệp vụ tín dụng thuê mua đượcghi vào luật thuê mua của Pháp với tên gọi “Credit Bail”; đồng thời hợp đồngthuê mua đầu tiên đã được thảo ra ở Anh có giá trị 18000 bảng Mặc dù mới
ra đời chỉ khoảng nửa thế kỷ nhưng cho thuê tài chính đã có những bước pháttriển mạnh mẽ cả về phương thức lẫn giá trị giao dịch
Cùng với xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, tíndụng thuê mua cũng đã ra đời và có những bước phát triển tương đối ở Châu
Á và nhiều khu vực khác trên thế giới kể từ đầu thập niên 70
Trang 8Và chắc chắn hình thức tài trợ có tính an toàn cao, tiện lợi và hiệu quảđối với các bên tham gia của tín dụng thuê mua sẽ ngày càng phát triển mạnh
chương1 trong Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam chỉ rõ : “Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung, dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và động sản khác Bên cho thuê cam kết mua máy móc – thiết bị và động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận và không được huỷ hợp đồng trước hạn Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê “
1.1.2 Khái niệm cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông quaviệc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sảnkhác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê Bên chothuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sảnkhác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sảncho thuê Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thờihạn thuê đã được hai bên thoả thuận (theo nghị định 16/2001/NĐ-CP củaChính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính)
Như vậy, cho thuê tài chính là tất cả các nghiệp vụ cho thuê tài sảntrung, dài hạn có kèm theo quyền chọn mua
Trang 9Trong khái niệm về cho thuê tài chính, các thuật ngữ liên quan đượchiểu như sau:
Người thuê: Là người sử dụng tài sản hay thiết bị do người cho thuêchuyển giao
Người cho thuê: Là chủ sở hữu về mặt pháp lý của tài sản hay thiết bịđược dùng làm đối tượng cho thuê trong thoả thuận thuê tài sản
Tài sản thuê: Là những máy móc, thiết bị và các động sản khác đạt tiêuchuẩn kỹ thuật tiên tiến, có giá trị sử dụng hữu ích trên một năm, được sảnxuất trong nước hoặc nhập khẩu (khoản 3, điều 2 của quy chế tạm thời về tổchức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam ban hành kèmnghị định 64/CP ngày 9/10/1995)
Thời hạn thuê: Là khoảng thời gian chuyển giao quyền sử dụng tài sản
đã được thoả thuận trong hợp đồng, hoặc cùng với thời hạn tiếp theo đã được
dự liệu, ghi rõ trong hợp đồng
Tiền thuê: Là khoản tiền bên đi thuê phải thanh toán cho bên cho thuê
và ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản thuê theo thoả thuận tronghợp đồng
Quyền chọn mua: Là quyền dành cho bên thuê có thể chọn mua hoặckhông mua tài sản theo mức giá tượng trưng vào thời điểm kết thúc hợp đồngcho thuê Quyền này chỉ có hiệu lực khi có sự thoả thuận trước trong hợpđồng
1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động cho thuê tài chính
Một trong những nguyên nhân thúc đẩy hoạt động cho thuê tài chínhphát triển mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang pháttriển là do những lợi ích mà hoạt động này đem lại cho nền kinh tế nói chung
và cho các bên tham gia vào hoạt động này nói riêng
1.1.3.1 Lợi ích đối với nền kinh tế
Một, cho thuê tài chính góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế Cho
Trang 10thuê tài chính là một hình thức tài trợ có tính an toàn tương đối cao, phạm vi tàitrợ tương đối rộng rãi nên khuyến khích được nhiều đối tượng trong nền kinh tế Bên cạnh đó, cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, cho thuê tàichính đã góp phần giúp các quốc gia thu hút các nguồn vốn quốc tế thông quaviệc nhận các loại máy móc, thiết bị cho thuê mà không làm tăng các khoản
nợ nước ngoài của quốc gia đó
Lợi ích này của cho thuê tài chính được thể hiện rõ nét đối với các nềnkinh tế đang phát triển bởi việc tích luỹ vốn của các nền kinh tế này gặp rấtnhiều khó khăn do hiệu quả của nền kinh tế thấp, thu nhập quốc dân chưa cao,các doanh nghiệp phần lớn thuộc loại vừa và nhỏ Cho thuê tài chính sẽ thuhút vốn quốc tế giúp các doanh nghiệp hiện đại hoá sản xuất, tăng hiệu quảhoạt động, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển
Hai, cho thuê tài chính góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị,cải tiến cho các kỹ thuật Hoạt động cho thuê tài chính sẽ đưa các loại máymóc, thiết bị có trình độ công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp, góp phầnnâng cao trình độ công nghệ của nền sản xuất trong điều kiện có khó khăn vềvốn đầu tư
Đối với các quốc gia phát triển, cho thuê tài chính giúp cập nhật côngnghệ hiện đại cho nền kinh tế nên nó vẫn phát huy mạnh mẽ
Đối với các quốc gia đang phát triển, cho thuê tài chính càng phát huytác dụng mạnh mẽ hơn bởi nó đáp ứng được nhu cầu đổi mới công nghệnhanh chóng, giảm bớt sự tụt hậu về công nghệ trong thời đại bùng nổ côngnghệ như hiện nay Từ đó, giúp các quốc gia này có những bước nhảy vọt,theo kịp những nền kinh tế phát triển
1.1.3.2 Lợi ích đối với người cho thuê
Sự khác biệt của nghiệp vụ cho thuê tài chính mang lại nhiều lợi íchcho người cho thuê (hay nhà tài trợ) so với các nghiệp vụ tài trợ khác
Trước hết, cho thuê tài chính là hình thức tài trợ có tính an toàn cao
Trang 11Lợi ích này xuất phát từ đặc điểm của cho thuê tài chính, đó là quyền sở hữutài sản cho thuê vẫn thuộc bên cho thuê nên họ có quyền kiểm tra, giám sátviệc sử dụng tài sản Ngoài ra khoản tiền tài trợ được sử dụng đúng mục đích
mà người thuê yêu cầu và đối tượng tài trợ là tài sản hiện vật Do đó, ngườicho thuê tránh được những thiệt hại do mất vốn tài trợ, cũng như hạn chếđược ảnh hưởng của lạm phát; đồng thời không gặp khó khăn về khả năngthanh khoản vì tiền thuê và vốn được thu hồi dựa trên hiệu quả hoạt động củatài sản
Bên cạnh đó, cho thuê tài chính còn cho phép người cho thuê linh hoạttrong kinh doanh bởi vốn tài trợ được thu hồi dần trong thời gian diễn ra giaodịch thuê mua nên người cho thuê có thể thực hiện tái đầu tư vào các hoạtđộng sinh lợi khác Ngoài ra, người cho thuê còn có điều kiện để đầu tư theochiều sâu đối với kiến thức kinh tế kỹ thuật và kỹ năng nghiệp vụ tín dụng; từ
đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của họ
1.1.3.3 Lợi ích đối với người đi thuê
Các doanh nghiệp trong nền kinh tế có thể huy động vốn trung và dàihạn từ nhiều nguồn khác nhau Trong đó nguồn vốn được huy động thông quahoạt động thuê tài chính là nguồn rất được quan tâm bởi nó đem lại cho ngườithuê rất nhiều lợi ích
Thứ nhất, người thuê có thể gia tăng năng lực sản xuất trong điều kiện
bị hạn chế về nguồn vốn đầu tư Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanhnghiệp có thể phải gia tăng công suất bất kỳ lúc nào và việc đáp ứng nhu cầunày đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn vốn tích luỹ lớn; nhưng thực tế, cácdoanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng gặp khókhăn rất lớn về nguồn vốn trung, dài hạn Thông qua tín dụng thuê mua, cácdoanh nghiệp không cần phải có tài sản thế chấp mà vẫn có thể có đượcnguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh củamình dưới dạng máy móc, thiết bị hoặc động sản khác
Trang 12Thứ hai, hoạt động thuê tài chính không gây ảnh hưởng bất lợi đối vớicác hệ số kinh doanh của doanh nghiệp thuê Vì tài sản thuê mua được coinhư một khoản nợ phát sinh trong năm tài chính nên các hệ số phản ánh hiệuquả sử dụng vốn cố định hay vòng quay toàn bộ vốn và lợi nhuận trên vốn củadoanh nghiệp thuê mua cao hơn của doanh nghiệp đi vay để mua tài sản Thứ ba, hoạt động thuê tài chính giúp các doanh nghiệp không thoảmãn các yêu cầu vay vốn của các định chế tài chính cũng vẫn có thể nhậnđược vốn tài trợ Đặc thù của cho thuê tài chính là tính an toàn cao nên cáccông ty cho thuê tài chính có thể sẵn sàng thoả mãn nhu cầu đầu tư của kháchhàng ngay cả khi uy tín hoặc khả năng tài chính của khách hàng còn hạn chế Thứ tư, hoạt động thuê tài chính có thể giúp doanh nghiệp đi thuêkhông bị đọng vốn trong tài sản cố định Trong trường hợp khách hàng đãmua tài sản nhưng thiếu vốn lưu động, khách hàng có thể bán lại cho công tyCTTC sau đó thuê lại Như vậy khách hàng vừa có vốn để hoạt động, vừa cótài sản để sử dụng
Thứ năm, thuê mua tài chính là phương thức rút ngắn thời gian triểnkhai đầu tư, đáp ứng kịp thời các cơ hội kinh doanh do các thủ tục, cũng nhưcác điều kiện tài trợ đơn giản hơn nhiều so với các phương thức tài trợ khác;đồng thời cách thức cung ứng thiết bị được tổ chức khép kín nên tiết kiệmđược rất nhiều thời gian
Thứ sáu, hoạt động thuê tài chính cho phép người thuê hiện đại hoá sảnxuất, theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới Ngày nay, các cuộc cáchmạng công nghệ diễn ra thường xuyên hơn, đòi hỏi các thiết bị, máy móc phảithay đổi liên tục để theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới; từ đó tạo ranhững sản phẩm có tính riêng biệt và có chất lượng cao, có sức cạnh tranhtrên thị trường là vấn đề tất yếu phải giải quyết đối với mọi doanh nghiệptrong nền kinh tế thị trường Thông qua hoạt động thuê tài chính, các doanhnghiệp có thể bán thiết bị cũ, nhập thiết bị mới và việc thay đổi thiết bị này
Trang 13không đem lại bất cứ rủi ro nào về mặt pháp lý, cũng như về mặt hao mòn vôhình đối với người thuê.
Thứ bảy, thuê tài chính cho phép các doanh nghiệp thu hút vốn nướcngoài Hiện nay, mức lãi suất ngoại tệ trên thị trường vốn quốc tế thấp hơn lãisuất vay ở Việt Nam, do đó thông qua việc thuê máy móc, thiết bị của cáccông ty thuê mua quốc tế hay các công ty thuê mua liên doanh ở Việt Nam,các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhận được vốn tài trợ có mức lãi suất thấphơn so với mức lãi suất trên thị trường vốn bằng đồng Việt Nam
Thứ tám, thuê tài chính cho phép người thuê hoãn thuế bởi các khoảntiền thuê phải trả hàng năm được tính vào chi phí doanh nghiệp, dẫn đến giảmmức lợi nhuận của doanh nghiệp bằng chính những khoản chi phí này
Tóm lại, cho thuê tài chính là một phương thức tài trợ có vai trò to lớn
đối với nền kinh tế nói chung và đối với các chủ thể tham gia vào hoạt độngnày nói riêng Lợi ích mà nó mang lại được chứng minh qua sự phát triểnmạnh mẽ của hoạt động cho thuê tài chính trên khắp thế giới trong những thậpniên qua về cả giá trị giao dịch lẫn chủng loại tài sản Sự xuất hiện của hoạtđộng cho thuê tài chính ở Việt Nam là một tất yếu khách quan và với chínhsách quản lý đúng đắn chắc chắn trong tương lai hoạt động này sẽ phát triểnđúng với tầm vóc của nó
1.1.4 Đặc điểm của giao dịch cho thuê tài chính
Bất cứ hoạt động tài chính nào cũng cần có những tiêu chuẩn nhận dạng
cụ thể, rõ ràng với một hệ thống tiêu chuẩn chính xác để có thể phân biệt cáchoạt động tài chính với nhau, từ đó tránh được sự trùng lặp, mâu thuẫn củacác văn bản pháp quy Tuy nhiên, khi nói đến đặc điểm của cho thuê tài chínhthì vẫn chưa có sự thống nhất giữa các quốc gia, cũng như giữa các tổ chứcquốc tế Dưới đây là một số nhóm đặc điểm mà các nước, các tổ chức đưa ra
để nhận biết hoạt động cho thuê tài chính
Thứ nhất, theo Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC), một nghiệp
Trang 14vụ được xem là cho thuê tài chính khi thoả mãn một trong bốn điều kiện sau: + Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao khi hợp đồng hết hạn.
+ Hợp đồng có quy định quyền chọn mua tài sản khi hợp đồng hết hạn + Thời gian của hợp đồng thuê chiếm phần lớn thời gian hữu dụng củatài sản
+ Hiện giá thuần của các khoản thuê bằng hoặc lớn hơn giá trị thịtrường của tài sản
Những giao dịch thuê tài sản nếu không thoả mãn một trong bốn điềukiện này đều thuộc phương thức thuê hoạt động
Thứ hai, theo Hiệp định thống nhất luật dân sự về Tín dụng thuê muaquốc tế do Hiệp hội tín dụng thuê mua quốc tế thoả thuận ngày 26/05/1988 tạiOttawa- Canada thì: Cho thuê tài chính bao gồm các đặc điểm sau:
+ Người thuê chỉ rõ thiết bị và lựa chọn nhà cung cấp, không phụ thuộcvào những kỹ năng và ý kiến của người cho thuê
+ Thiết bị được đề cập trong thoả thuận thuê mua do người cho thuêmua theo thoả thuận giữa người cho thuê và người thuê trong tình trạng màngười thuê đã biết rõ về nhà cung cấp
+ Những khoản tiền thuê phải trả theo thoả thuận của hợp đồng thuêmua và được tính theo phương thức trả dần hay trả ngay một phần đáng kể chiphí mua thiết bị
Thứ ba, theo tiêu chuẩn của Uỷ ban kế toán Hoa Kỳ thì hoạt động chothuê tài chính phải thoả mãn những điều kiện sau:
+ Quyền sở hữu tài sản được chuyển cho người đi thuê khi chấm dứthợp thuê
+ Hợp đồng thuê cho phép người đi thuê được quyền chọn mua tài sảnthuê với giá thấp hơn ở một thời điểm nào đó hay đến khi chấm dứt thời hạnthuê
+ Thời hạn thuê phải bằng hoặc lớn hơn 75% thời gian hoạt động ước
Trang 15tính của tài sản thuê.
+ Giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là 90% sovới giá trị tài sản thuê
Các nhóm đặc điểm trên cho thấy: Tuỳ vào tình hình cụ thể của từngquốc gia mà những nhà làm chính sách có một số thay đổi liên quan đến đặcđiểm của cho thuê tài chính Chẳng hạn, một số nước quy định thời gian tốithiểu của hợp đồng thuê mua là 2– 3 năm, nhưng lại có nước quy định thờigian lên tới 100% thời gian hữu ích của tài sản Trong khi nhiều quốc giakhác lại khá linh hoạt, điển hình là Luật số 3462 ra ngày 27/12/1991 của HànQuốc quy định: thời hạn thuê tối thiểu là 60% đời sống hữu ích của tài sản ;còn nếu tài sản có đời sống hữu ích thì thời hạn đó là 70%
Còn Việt Nam, tại điều 3 trong quy chế tạm thời về Tổ chức và hoạtđộng của Công ty cho thuê tài chính ban hành kèm theo Nghị định số 64/CPngày 09/10/1995 của chính phủ đã quy định: Một giao dịch cho thuê tài chínhphải thoả mãn một trong những điều kiện sau:
+ Khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyểnquyền sở hữu tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo thoả thuận của hai bên + Nội dung của hợp đồng thuê có quy định: Khi kết thúc thời hạn thuê,bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơngiá trị thục tế của tài sản thuê tại thời điểm mua
+ Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời giancần thiết để khấu hao tài sản thuê
+ Tổng số tiền thuê một loại tài sản, quy định tại hợp đồng thuê ít nhấtphải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợpđồng
Như vậy, mặc dù có một số điểm khác nhau nhưng các đặc điểm trêncủa cho thuê tài chính đều đề cập đến các điểm mấu chốt như: thời hạn thuê,tổng tiền thuê, quyền chọn mua và sự chuyển quyền sở hữu bởi đó chính là sự
Trang 16khác biệt của cho thuê tài chính với các nghiệp vụ tài chính khác như: dịch vụtrả góp, cho vay trung, dài hạn, cho thuê hoạt động.
Tóm lại, nghiệp vụ cho thuê tài chính có các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, hợp đồng cho thuê có tài chính có bao hàm quyền mua lại tàisản với giá danh nghĩa vào cuối kỳ thuê
Thứ hai, bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu cho bên đi thuê khikết thúc thời hạn hợp đồng thuê nếu tổng giá trị các khoản tiền thuê được hiệntại hoá tương đương hoặc cao hơn giá trị của tài sản (ở đây có thể coi là giáthị trường)
Thứ ba, mục đích của việc cho thuê là nhằm vào việc sản xuất kinhdoanh (mang tính nghề nghiệp)
Thứ tư, thời hạn của hợp đồng cho thuê phải có tỷ lệ tương đương vớithời gian sử dụng của tài sản và phải đảm bảo lớn hơn một năm
Thứ năm, bên thuê phải được thực hiện khấu hao nhanh và phù hợpvới tiến độ trả tiền thuê nếu bên thuê hạch toán nội bảng Nghĩa là bên thuêđược coi tài sản thuê như là một tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn thuêmua
1.2 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH.
Theo thông lệ, các quốc gia thường áp dụng các chuẩn mực kế toánquốc tế 1991/1992 được IASC công bố và có hiệu lực từ ngày 01/01/1991 chocác hoạt động thuê mua Tuy nhiên, việc hạch toán cụ thể trong từng quốc gialại có những khác biệt nhất định Nguyên nhân của sự khác biệt này là do cácquy tắc hạch toán thuê mua được căn cứ vào quyền sở hữu pháp lý hay căn cứvào quyền sử dụng
Như đã nghiên cứu ở trên, đứng ở góc độ tín dụng, cho thuê tài chính
là loại hình tín dụng trung, dài hạn thông thường nhằm giúp các doanh nghiệpgiải quyết khó khăn về tài chính (vốn để đầu tư tài sản cố định) Vì thế, cáccông ty cho thuê tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng trong quá trình hoạt
Trang 17động phải đảm bảo hai mặt: Một mặt, phải đảm bảo quy trình nghiệp vụ củaloại tín dụng “đặc thù” này, mặt khác phải tuân thủ quy chế tín dụng, kỹ thuật
kế toán cho vay nói chung của Ngân hàng thương mại
Như vậy, tài sản thuê mua được “vốn hoá” vào trong hoạt động kinhdoanh của người thuê Người cho thuê áp dụng nguyên tắc kế toán tài chínhkhông khấu hao và không đưa vào bảng tổng kết tài sản; tiền phí thuê thu vềđược hạch toán như các khoản thu tài trợ vốn khác Còn người thuê đưa tàisản thuê vào bảng tổng kết tài sản và bắt đầu khấu hao tài sản này từ thờiđiểm hợp đồng thuê có hiệu lực
1.2.1 Nhiệm vụ và vai trò của kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính
1.2.1.1 Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính
Kế toán cho thuê tài chính là công việc tính toán, ghi chép bằng con
số một cách kịp thời, đầy đủ, trung thực tất cả cácgiai đoạn trong quá trìnhcho thuê tài chính Cùng với công tác kế toán các hoạt động khác, kế toánnghiệp vụ cho thuê tài chính tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh củacông ty cho thuê tài chính Vì vậy, kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính cónhững nhiệm vụ quan trọng sau:
Một, kế toán cho thuê tài chính thực hiện việc ghi chép, phản ánh kịpthời, đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình cho thuê tàichính theo đúng chế độ, quy định của Nhà nước và pháp luật Trên cơ sở đóđảm bảo an toàn vốn cho Công ty cho thuê tài chính
Hai, kế toán cho thuê tài chính phải thực hiện tính lãi một cách đầy
đủ, chính xác, kịp thời để đảm bảo thu nhập của công ty cho thuê tài chính
Ba, kế toán cho thuê tài chính phải quản lý toàn bộ hồ sơ cho thuê vàtheo dõi chặt chẽ kỳ hạn trả nợ để thu hồi vốn kịp thời và nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn Đồng thời, cùng với kế toán các nghiệp vụ khác như: kế toán chiphí, kế toán giá phí, kế toán cho thuê tài chính góp phần tăng cường kỷ luậttài chính và chế độ hạch toán kinh tế
Trang 18Bốn, kế toán cho thuê tài chính phải tiến hành phân loại, tổng hợp sốliệu theo các chỉ tiêu một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất để phục vụcho công tác chỉ đạo, lãnh đạo của Ban lãnh đạo Công ty, cũng như cho việcthực thi các chế độ, các chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước diễn ra mộtcách tốt nhất.
1.2.1.2 Vai trò của kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính.
Với chức năng phản ánh mọi thông tin kinh tế, tài chính một cách đầy
đủ, chính xác, kịp thời và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính,công tác kế toán ngân hàng nói chung và công tác kế toán nghiệp vụ cho thuêtài chính nói riêng có những vai trò sau:
Thứ nhất, kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính cung cấp thông tin mộtcách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất về hoạt động kinh doanh Từ đó, giúpcho quá trình điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty cho thuêtài chính đạt hiệu quả cao nhất
Thứ hai, kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính phản ánh được toàn bộgiá trị và chủng loại tài sản hiện có của Công ty, cũng như quá trình vận độngcủa tài sản; qua đó góp phần quản lý an toàn tài sản trên cả hai mặt chấtlượng và số lượng
Thứ ba, kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính phản ánh được toàn bộhoạt động tài chính, các khoản thu – chi, cũng như kết quả kinh doanh củaCông ty cho thuê tài chính Qua đó, giúp công tác quản lý hoạt động cho thuêtài chính đạt hiệu quả cao bằng cách tăng thu nhập và giảm chi phí, đảm bảokinh doanh có lãi
Thứ tư, xuất phát từ đặc điểm của kế toán là mang tính tổng hợp cao,cho nên kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính cùng với kế toán các nghiệp vụkhác còn có vai trò cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác nhằm phục vụ chocác hoạt động quan trọng của Công ty cho thuê tài chính như: hoạt động thanhtra, kiểm soát, kiểm toán và phân tích hoạt động cho thuê tài chính
Trang 191.2.2 Hợp đồng cho thuê tài chính là căn cứ để hạch toán quá trình cho
thuê, thu hồi vốn gốc và lãi
Hợp đồng cho thuê tài chính là căn cứ quan trọng nhất để hạch toángiá trị tài sản cho thuê tài chính và hạch toán quá trình thu hồi vốn gốc và thulãi cho thuê tài chính
Hợp đồng cho thuê tài chính là thoả thuận giữa bên cho thuê và bên đithuê về việc cho thuê một hoặc một số máy móc, thiết bị, phương tiện vậnchuyển và các động sản khác phù hợp với quyền và nghĩa vụ của các bêntham gia
Hợp đồng cho thuê tài chính phải được lập thành văn bản phù hợp vớiquy định của pháp luật và là loại hợp đồng không được phép huỷ ngang,ngoại trừ những trường hợp đặc biệt Trước khi hợp đồng cho thuê tài chính
có hiệu lực, các bên tham gia phải tiến hành đăng ký tại cơ quan quản lý hợpđồng theo quy định của pháp luật Tuỳ theo đặc điểm pháp lý và điều kiệnriêng của từng quốc gia, hợp đồng cho thuê tài chính sẽ có những khác biệtnhất định; nhưng về mặt nguyên tắc, các hợp đồng cho thuê tài chính đều phảiđảm bảo những nội dung cơ bản và những diều khoản, điều kiện đảm bảo nhưsau:
+ Số hợp đồng, ngày – tháng – năm ký hợp đồng
+ Thông tin về nhà cung cấp
+ Các bên tham gia thoả thuận hợp đồng
+ Đối tượng của thoả thuận: chủng loại, chất lượng, giá trị của tài sản + Địa điểm lắp đặt thiết bị hoặc nơi vận hành
+ Thời hạn cho thuê
+ Mức phí thuê
+ Phương thức thanh toán
+ Thời gian khấu hao
+ Những cam kết và đảm bảo
Trang 20+ Dự liệu cách giải quyết bất trắc.
xử lý tranh chấp trong trường hợp xảy ra tranh chấp và phải đưa ra giải quyếttrước pháp luật
1.2.3 Tài khoản và chứng từ sử dụng trong kế toán nghiệp vụ cho thuê
tài chính
1.2.3.1 Tài khoản sử dụng trong nghiệp vụ kế toán cho thuê tài chính
Theo quy định của IASC trong Văn bản các tiêu chuẩn kế toán quốc tế
số 17, hoạt động thuê mua phải được đưa vào bảng Tổng kết tài sản của ngườithuê Việc hạch toán các giao dịch thuê mua vào bảng tổng kết tài sản củangười thuê thể hiện tài sản thuê mua được coi như những tài sản được hìnhthành từ nguồn tài trợ vay nợ Vì thế, giá trị của tài sản thuê được coi như mộtkhoản nợ
Riêng ở Việt Nam, các công ty CTTC sử dụng hệ thống tài khoản ápdụng cho tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 435/1998/QĐ-NHNN2 để hạch toán, theo dõi các hoạt động cho thuê tài chính Theo hệthống tài khoản này, nghiệp vụ cho thuê tài chính được hạch toán, theo dõi ởtài khoản nội bảng cấp một 23 “Cho thuê tài chính” Nội dung hạch toán tàikhoản này như sau:
* Tài khoản 231- Cho thuê tài chính bằng đồng Việt Nam.
- Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị tài sản cho thuê tài chính bằngđồng Việt Nam, khách hàng đang thuê theo hợp đồng và phần giá trị tài sảncho thuê tài chính được Công ty CTTC đánh giá là có khả năng trả đúng hạn
Trang 21và đầy đủ khi đến hạn trả mới.
Bên nợ ghi: Giá trị tài sản giao cho khách hàng thuê tài chính theo hợp
* Tài khoản 231 có các tài khoản cấp III sau:
2311: Nợ cho vay trong hạn và đã được gia hạn nợ
2312: Nợ quá hạn đến 180 ngày, có khả năng thu hồi
2313: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày có khả năng thu hồi
2318: Nợ khó đòi
* Tài khoản 232- Cho thuê tài chính bằng ngoại tệ.
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị tài sản cho thuê tài chính bằngngoại tệ, khách hàng đang thuê theo hợp đồng và phần giá trị tài sản cho thuêtài chính được Công ty CTTC đánh giá là có khả năng trả đúng hạn, đầy đủkhi đến hạn trả mới
Nội dung hạch toán của tài chính khoản 232 giống như nội dung hạchtoán tài khoản 231
* Tài khoản 233: Đầu tư bằng đồng Việt Nam vào các thiết bị cho thuê tài chính.
Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền đồng Việt Nam Công ty CTTCđang chi ra để mua sắm tài sản cho thuê tài chính trong thời gian trước khi bắtđầu cho thuê tài chính (ghi trong hợp đồng CTTC)
Bên nợ ghi: Số tiền chi ra để mua tài sản cho thuê tài chính.
Bên có ghi: Giá trị tài sản chuyển sang cho thuê tài chính.
Trang 22Số dư nợ: Phản ánh số tiền đang chi ra mua tài sản CTTC chưa chuyển
sang CTTC
* Tài khoản 234: Đầu tư bằng ngoại tệ vào các thiết bị CTTC.
Tài khoản này dùng để phản ánh số ngoại tệ Công ty CTTC đang chi ra
để mua sắm tài sản CTTC trong thời gian trước khi bắt đầu CTTC (ghi tronghợp đồng CTTC)
Nội dung hạch toán khoản 234 giống như nội dung hạch toán tài khoản 233
* Tài khoản 237 - Lãi cho thuê tài chính tính trước.
Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi (dự thu) cộng dồn tính trên việccho thuê tài chính mà Công ty CTTC sẽ được nhận khi hết hạn
Bên nợ ghi: Số tiền lãi tính cộng dồn.
Bên có ghi: Số tiền lãi khách hàng thuê tài chính trả.
Số dự nợ: Phản ánh số lãi CTTC mà Công ty CTTC chưa được thanh
toán
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản hay hợp
đồng cho thuê tài chính
* Tài khoản 239: Dự phòng phải thu khó đòi.
Tài khoản này dùng để phản ánh việc Tổ chức tín dụng lập dự phòng và
xử lý các khoản dự phòng về các khoản cho thuê tài chính đối với các tổ chứckinh tế, cá nhân và có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán
* Tài khoản 703: Thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính.
Tài khoản này dùng để phản ánh thu nhập của Công ty CTTC từ hoạtđộng CTTC
* Tài khoản ngoại bảng.
Tài sản dùng để CTTC theo quy định không được hạch toán vào bảngtổng kết tài sản của Công ty CTTC nhưng thực chất vẫn thuộc quyền sở hữucủa Công ty CTTC nên được theo dõi ở tài khoản ngoại bảng sau:
- Tài khoản 951: Tài sản dùng để CTTC đang quản lý tại Công ty.
Trang 23Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản dùng để CTTC đang quản
lý tại các Công ty CTTC Giá trị tài sản được theo dõi theo giá mua ban đầu
Bên nhập ghi: Giá trị tài sản dùng để cho thuê tài chính nhận về Công
được xử lý hoặc nhận về Công ty
Số còn lại: Phản ánh giá trị tài sản dùng để CTTC đang giao cho khách hàng thuê Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng tài sản dùng để CTTC.
Ngoài sổ tài khoản chi tiết, công ty CTTC mở sổ theo dõi chi tiết từngkhách thuê tài sản
1.2.3.2 Chứng từ sử dụng trong kế toán nghiệp vụ cho thuê tài chính
Ngoài các chứng từ ghi sổ thông thường dùng trong kế toán tín dụng, còn
sử dụng các chứng từ gốc chuyên dùng cho nghiệp vụ cho thuê tài chính như:
- Hợp đồng CTTC
- Hoá đơn dịch vụ CTTC (mẫu theo phụ lục đính kèm)
Trang 24- Hoá đơn mua tài sản để CTTC gồm: hoá đơn mua hàng trong nước vàhoá đơn hàng nhập khẩu.
- Hoá đơn thuế giá trị gia tăng, hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăngcủa hàng nhập khẩu theo quy định hiện hành
- Bộ hoá đơn nguồn gốc tài sản
1.2.4 Phương pháp tính tiền cho thuê tài chính
Số tiền thuê được trả mỗi kỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, giá trị tài sảnthuê, thời hạn thuê, lãi suất thuê mua, kỳ hạn nợ, thời điểm thanh toán nợ…
Trong thực tế, có rất nhiều phương pháp tính tiền CTTC, dưới đây làmột số phương pháp hay được sử dụng
Gọi P là tổng số tiền tài trợ
a là niên kim cố định
i là lãi suất
n là số kì hạn trả nợ
Q là tiền vốn được thu hồi
V là giá trị tài sản khi kết thúc hợp đồng
* Phương pháp 1: Tiền thuê trả vào cuối mỗi kỳ, trả theo niên kim cố định.
Trang 25P = i(1 + i)n
Số tiền thanh toán mỗi kỳ là:
a = P.i.(1 + i) (1 + i)n + 1 n- 1
* Phương pháp 3: Phương pháp tính tiền thuê với số vốn gốc được thu
hồi đều nhau, cuối mỗi kỳ
Tiền vốn được thu hồi mỗi kỳ là:
a =
P - V i (1 + i)n
(1 +i)n (1 + i)n- 1
a = P (1 + i)n - V.i
(1 + i)n - 1
* Phương pháp 5: Tính tiền thuê theo niên kim cố định, đầu kỳ, có giá
trị bán ấn định khi kết thúc hợp đồng
Trang 26a = P (1 + i)
n - V i (1 + i)n +1- 1Đây là những phương pháp tính tiền thuê được sử dụng khá phổ biến ởViệt Nam Ngoài ra, còn có những phương pháp tính tiền thuê khác được pháttriển dựa trên những phương pháp trên hoặc phương pháp tính dùng riêng chonhững hợp đồng CTTC đặc biệt như: tính tiền thuê tăng (giảm) tuyến tính, thutiền cuối (đầu) kỳ, tính tiền thuê với tỷ lệ khấu hao nhanh, với lãi suất thả nổihoặc cố định…
1.2.5 Quy trình kế toán hạch toán nghiệp vụ cho thuê tài chính
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông quaviệc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sảnkhác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê Vì thế,hạch toán nghiệp vụ CTTC của Công ty CTTC có đặc điểm như hạch toán
Bên cạnh đó, mặc dù tài sản CTTC thuộc quyền sở hữu của Công tyCTTC nhưng Công ty không trích khấu hao hoặc phân bổ giá trị tài sản vàochi phí kinh doanh của Công ty, mà giá trị tài sản được thu hồi dần thông quatiền thuê do bên thuê trả
Ngoài ra, Công ty CTTC được thu một số lãi về CTTC Số lãi này đượctính và được hạch toán riêng với số vốn gốc về CTTC
Trang 271.2.5.1 Kế toán giai đoạn mua tài sản cho thuê
Tài sản dùng để CTTC có thể do Công ty CTTC mua về để cho thuê,cũng có thể dùng tài sản của công ty để cho thuê Tuy nhiên, các công tyCTTC thường mua tài sản theo đơn đặt hàng của khách hàng, sau đó chokhách hàng thuê Vì thế, khi công ty mua tài sản để cho thuê, kế toán sẽ tiếnhành ghi bút toán phản ánh số tiền chi ra để mua tài sản như sau:
Nợ: TK “Đầu tư vào các thiết bị CTTC” (SH 233, 234)
Có: TK thích hợp (TK tiền mặt hoặc TK tiền gửi người cung cấp)
Nếu tài sản mua về nhưng chưa giao ngay cho bên thuê, Công ty CTTCphải tạm thời quản lý thì số tài sản này phải được theo dõi ở tài khoản ngoạibảng 951:
Ghi Nhập: TK “Tài sản dùng để CTTC đang quản lý tại côngty”(SH 951)
1.2.5.2 Kế toán tiền đặt cọc và tiền ký quỹ
Nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, Công ty CTTC có thể yêu cầu bênthuê đặt cọc và lưu ký một số tiền nhất định theo sự thoả thuận giữa đôi bên
Khi khách hàng thuê ký quỹ để thuê tài sản của công ty CTTC, kế toánhạch toán:
Nợ: TK thích hợp (TK tiền mặt hoặc tài khoản tiền gửi của bên thuê):
Số tiền ký quỹ
Có: TK ký quỹ đảm bảo thuê tài chính (TK4667): Số tiền ký quỹ
1.2.5.3 Kế toán giai đoạn bắt đầu cho thuê
Khi công ty CTTC cho khách hàng thuê (giao tài sản cho khách hàng),
kế toán căn cứ vào hợp đồng CTTC và các loại giấy tờ khác để hạch toán giátrị tài sản thuê tài chính vào tài khoản CTTC, cũng như để theo dõi tài sản đãcho thuê bằng các bút toán sau:
Nợ: TK "Ký quỹ dùng để cho thuê tài chính" (TK 4667)
Có: TK Thích hợp (TK tiền mặt hoặc TK tiền gửi của bên thuê)
Trang 28Xuất: TK “Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang quản lý tại công ty”(SH951).
Nhập: TK “Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang giao cho kháchhàng thuê” (SH 952)
Nợ: TK “Cho thuê tài sản tài chính” (SH 231, 232)
Có: TK “Đầu tư vào thiết bị CTTC” (SH 233, 234)
Trên đây là những bút toán mà kế toán nghiệp vụ CTTC thực hiện khigiao tài sản cho khách hàng thuê trong trường hợp giá mua tài sản bằng giácho thuê tài sản Tuy nhiên, trong trường hợp giá mua tài sản và giá thuê tàisản chênh lệch nhau thì phần chênh lệch này được đưa vào tài khoản “Thukhác về hoạt động tín dụng” (SH 709) nếu giá mua nhỏ hơn giá cho thuê; vàphần chêch lệch này được đưa vào tài khoản “Chi phí khác về hoạt động tíndụng” (SH 809)
Hàng tháng công ty tiến hành tính lãi dự thu từ khách hàng thuê, số lãinày được đưa vào thu từ nghiệp vụ CTTC:
Nợ: TK “Lãi cho thuê tài chính tính trước” (SH 237)
Có: TK “Thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính” (SH 703)
1.2.5.4 Kế toán giai đoạn thu nợ và thu lãi
Công ty CTTC thu nợ và thu lãi trên cơ sở kỳ hạn thanh toán đã thoảthuận trong hợp đồng CTTC
* Đến kỳ hạn trả tiền thuê và tiền lãi, bên thuê sẽ phải chủ động trả cảtiền thuê tài chính và tiền lãi cho Công ty cho thuê bằng cách: nộp tiền mặthoặc trích tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại Ngân hàng để chuyển choCông ty CTTC
Khi thu tiền thuê và tiền lãi, kế toán sẽ hạch toán như sau:
Nợ: TK thích hợp: Gốc cộng lãi
Có: TK “Lãi cho thuê tài chính tính trước” (SH 237): Lãi CTTC
Có: TK “Cho thuê tài chính” (SH 231, 232): Trả một phần hoặc
Trang 29toàn bộ gốc.
1.2.5.5 Kế toán giai đoạn kết thúc giao dịch cho thuê tài chính
* Khi thu hết giá trị tài sản CTTC hoặc khi kết thúc hợp đồng CTTC: + Nếu khách hàng mua lại tài sản thì kế toán sẽ hạch toán
Xuất: TK “Tài sản dùng để cho thuê tài chính đang giao cho kháchhàng thuê” (SH 952)
Nợ: TK thích hợp
Có: TK “Thu khác về hoạt động tín dụng” (SH 709)
+ Nếu khách hàng trả lại tài sản cho công ty, kế toán ghi:
Xuất: TK “Tài sản dùng để CTTC đang giao cho khách hàng thuê” (SH 952) Nhập: TK “Tài sản dùng để CTTC đang quản lý tại công ty” (SH 951) + Nếu gia hạn cho thuê theo thoả thuận thì công ty CTTC Căn cứ vào
số tiền bên thuê trả thêm để hạch toán:
Nợ: TK thích hợp
Có: TK “Thu từ nghiệp vụ CTTC” (SH 703)
* Khi hợp đồng cho thuê chấm dứt trước thời hạn thì tuỳ theo nguyênnhân dẫn tới việc chấm dứt hợp đồng, kế toán sẽ tiến hành hạch toán một cáchphù hợp
Nếu bên thuê vi phạm hợp đồng hoặc tài sản CTTC bị hỏng, bị mất dẫnđến chấm dứt hợp đồng trước thời hạn
Nhập: TK “tài sản dùng để CTTC đang quản lý tại công ty” (SH 951).+ Khi thu hồi tài sản trong trường hợp bên thuê vi phạm hợp đồng, kếtoán hạch toán
Xuất: TK” Tài sản dùng để CTTC đang giao cho khách hàng thuê” (SH 952).Sau đó, tuỳ theo hình thức xử lý tài sản CTTC mà hạch toán cho phù hợp.+ Trong trường hợp tài sản bị hỏng hoặc bị mất, kế toán hạch toán:Xuất: TK “Tài sản dùng để CTTC đang giao cho khách hàngthuê”(SH 952)
Số vốn gốc còn lại, bên thuê phải thanh toán theo hợp đồng và được
Trang 30hạch toán chuyển sang TK nợ quá hạn thích hợp Thời gian quá hạn được tính
Có: TK “Nợ cho vay trong hạn và đã được gia hạn nợ” (SH 2311, 2321)
Và nâng cấp dần đến TK “Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày có khảnăng thu hồi” (SH 2313, 2323) hoặc TK “Nợ khó đòi” (SH 2318, 2328) nếuvẫn không thu được
Tuy nhiên, khi chuyển sang nợ khó đòi thì công ty phải lấy từ quỹ dựphòng để bù đắp
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN
HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1 VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Công ty CTTC là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, có tư cách phápnhân, hoạt động chủ yếu là cho thuê tài chính Công ty CTTC được thành lập
và hoạt động ở Việt Nam dưới các hình thức sau:
- Công ty CTTC Nhà nước
- Công ty CTTC cổ phần
- Công ty CTTC trực thuộc tổ chức tín dụng
Trang 31- Công ty CTTC liên doanh.
- Công ty CTTC 100% vốn nước ngoài
Công ty CTTC Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là loại hình Công tycho thuê tài chính trực thuộc Tổ chức tín dụng là Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam, là một pháp nhân Việt Nam do Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy địnhcủa NHNN và các quy định của pháp luật
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cho thuê tài chính -
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Công ty CTTC – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lậptheo quyết định số 108/1998/QĐ NHNN 5 ngày 25 tháng 03 năm 1998 củaThống đốc Ngân Hàng Nhà Nước
Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt Nam:
Công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Tên gọi bằng tiếng Anh:
Vietnam commercial Bank financial Leasing Company
Trang 32Tên viết tắt bằng tiếng Anh:
VCB – LEACO
Địa chỉ trụ sở chính:
Số 10 – Thiền Quang – Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Vốn điều lệ được cấp khi thành lập là: 55 tỷ
Một mốc lớn trong quá trình phát triển của công ty là: Tháng 03/2001,theo quyết định số 246/QĐ- NHNN ngày 29/03/2001 của Thống đốc Ngânhàng Nhà Nước, Công ty CTTC Việt Nam (Vinalease) liên doanh giữa Ngânhàng Ngoại thương Việt Nam với hai đối tác Nhật Bản, đã sáp nhập với Công
ty CTTC – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, với việc tiếp nhận toàn bộ dư
nợ (1,3 triệu USD) cùng với các cán bộ của Vinalease Sau khi sáp nhập, vốnđiều lệ của Công ty (VCB Leaco) đã được bổ sung lên thành 75 tỷ đồng Theo điều lệ của Công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam, Công ty hoạt động theo một số nội dung chủ yếu sau :
* Hoạt động huy động vốn:
Công ty được huy động vốn từ các nguồn sau:
- Được vay vốn của các tổ chức tín dụng trong nước
- Được vay vốn của các tổ chức tín dụng nước ngoài
- Được phát hành trái phiếu và các giấy tờ có giá khác khi được Ngânhàng Nhà nước cho phép
* Hoạt động cho thuê tài chính :
Đây là hoạt động chính của Công ty Hoạt động huy động vốn cũngnhằm mục đích tạo nguồn vốn cho các hoạt động CTTC; đồng thời Công typhải căn cứ vào hoạt động CTTC của mình để xây dựng kế hoạch huy dộngvốn Hoạt động CTTC của Công ty được thực hiện dưới hình thức cho kháchhàng thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản kháctheo yêu cầu của bên đi thuê, sau đó giao cho bên đi thuê theo hợp đồng chothuê tài chính Ngoài khách hàng là các doanh nghiệp trong nền kinh tế, Công
ty còn cho thuê đối với các chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam
Trang 33* Bên cạnh hoạt động chính là cho thuê tài chính, Công ty còn thực hiện
hoạt động tư vấn, nhận bảo lãnh cho khách hàng về những dịch vụ có liênquan đến nghiệp vụ CTTC, hoặc mua, nhập khẩu trực tiếp tài sản thuê theoyêu cầu của bên đi thuê, hoặc tái xuất tài sản thuê trong trường hợp thu hồi tàisản thuê khi hợp đồng CTTC chấm dứt trước hạn Như vậy, thực chất đâychính là cách thức thực hiện việc mua máy móc, thiết bị, phương tiện vậnchuyển và các động sản khác thông qua việc nhập khẩu, đầu tư, sửa chữa, cảitạo, nâng cấp tài sản thế chấp, cầm cố đã chuyển thành tài sản do công tyquản lý sử dụng hay kinh doanh theo các quy định của pháp luật
Ngoài ra, Công ty còn thực hiện các nghiệp vụ khác khi được Ngânhàng Nhà nước và các cơ quan chức năng của Nhà nước cho phép và phùhợp với quy định của pháp luật Các nghiệp vụ này có thể là : hùn vốn kinhdoanh hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng trong vàngoài nước
Vì thế, mặc dù đây là một trong số ít Công ty hoạt động trong lĩnh vựccòn hết sức mới mẻ ở Việt Nam đối với cả Ngân hàng thương mại và đặc biệt
là đối với khách hàng, nhưng Công ty đã đạt được những bước tiến đáng kểtrên thị trường
Và với phương châm hoạt động đúng đắn, cùng sự quan tâm, chỉ đạo tậntình của các cấp lãnh đạo và sự tìm tòi sáng tạo, cố gắng khắc phục nhữngkhó khăn, trở ngại trong quá trình hoạt động, chắc chắn Công ty CTTC –Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽ ngày một phát triển hơn
2.1.2 Bộ máy tổ chức quản lý, kinh doanh của Công ty cho thuê tài chính
– Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Để có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường Công tyCTTC – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phải thực hiện tốt tất cả các khâu,trong đó khâu tổ chức quản lý là một trong những khâu quan trọng, có tính quyếtđịnh nhất Nhận thức được điều đó, mặc dù mới được thành lập và hoạt động với
số lượng nhân viên còn ít, Công ty CTTC– Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Trang 34đã có sự quan tâm đúng mức đối với công tác tổ chức quản lý và sắp xếp laođộng phù hợp với đặc điểm tổ chức và đặc điểm hoạt động của Công ty.
Hiện nay bộ máy tổ chức của Công ty có thể được trình bày theo sơ đồ như sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Công ty CTTC- Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam
Nguồn: Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, Công ty còn banhành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy trình nghiệp vụ cần thiết trongphạm vi hoạt động kinh doanh của Công ty
Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có mốiquan hệ chặt chẽ với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và các đơn vị thànhviên khác thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Phòng
Kế toán
Phòng Tổng hợp
Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ
Trang 35Là một đơn vị thành viên của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam,Công ty chịu sự quản lý toàn diện của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốcNgân hàng Ngoại thương Việt Nam về chiến lược phát triển, về tổ chức vànhân sự, nội dung và phạm vi hoạt động.
Với các chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và các đơn vịthành viên khác của ngân hàng như: Sở giao dịch, Công ty chứng khoán…Công ty cũng có mối quan hệ chặt chẽ trên cơ sở:
- Hợp tác, bình đẳng trong các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác
- Phối hợp cùng thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam giao
Mối quan hệ của Công ty CTTC với Ngân hàng Ngoại thương ViệtNam và các đơn vị thành viên khác thuộc Ngân hàng được trình bày theo sơ
Ngoại thương Việt Nam
Trang 36Nguồn: Công ty CTTC- Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy tổ chức, kinh doanh củaCông ty được thể hiện rõ nét trong quy trình của nghiệp vụ cho thuê tài chínhhiện nay của Công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng Ngoại thương ViệtNam
2.1.3 Hoạt động kinh doanh của Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam
2.1.3.1 Vài nét về môi trường kinh doanh
* Thuận lợi.
Những thành tựu to lớn của hơn 10 năm đổi mới ở Việt Nam đã tạo đàcho sự phát triển của ngành ngân hàng nói chung, của Ngân hàng ngoạithương Việt Nam nói riêng và đặc biệt là sự ra đời và phát triển của Công tyCTTC - Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Việc cơ cấu lại hệ thống ngânhàng và xử lý nợ tồn đọng trong ngành ngân hàng đang diễn ra mạnh và đã cónhững bước tiến quan trọng
Hành lang pháp lý dần được cải thiện, tạo điều kiện tốt cho nghiệp vụcho thuê tài chính phát triển Những bất cập, vướng mắc của nghị định 64/CPngày 09/10/1995 của Chính phủ ban hành quy chế tạm thời về tổ chức và hoạtđộng của Công ty cho thuê tài chính Việt Nam đã được bổ sung, chỉnh sửa kịpthời Đó là sự ra đời của Nghị định 16/2001/NĐ- CP và thông tư 08/2001/TT-NHNN Sự ra đời của nghị định và thông tư này góp phần xoá bỏ những longại của các định chế tài chính trong và ngoài nước trong việc thành lập vàđịnh hướng hoạt động cho thuê tài chính của họ Bên cạnh đó đối tượng kháchhàng thuê của Công ty CTTC được mở rộng, doanh nghiệp thuê không phảiđóng thuế trước bạ khi chuyển quyền sở hữu đối với tài sản thuê vào thờiđiểm kết thúc thời hạn thuê Đặc biệt không khống chế hạn mức cho thuê tài
Trang 37chính đối với khách hàng là tổ chức tín dụng, đối với các dự án lớn, Công tyCTTC được phép hợp vốn.
Việc đổi mới thiết bị trong các năm qua làm chậm nên hiện nay, thiết bịcủa các doanh nghiệp Việt Nam nói chung là còn lạc hậu nhiều so với cácnước phát triển trên thế giới Để có thể đưa nền kinh tế Việt Nam phát triểnthì cần thiết phải đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước Để thực hiện được nhiệm vụnày cần phải có vốn, nhưng vốn tự có của doanh nghiệp lại nhỏ còn vốn vayngân hàng lại bị hạn chế bởi các điều kiện vay vốn Nhận thức được tài trợqua hoạt động CTTC là một trong các loại hình tài trợ có tính hấp dẫn và cóhiệu quả cao, các doanh nghiệp đang cần vốn trung, dài hạn đã thực sự quantâm và đánh giá cao hiệu quả của nghiệp vụ mới mẻ này
Cho đến nay, so với các hình thức cấp tín dụng khác, CTTC đang từngbước là sự lựa chọn của rất nhiều doanh nghiệp
Về phía Công ty, được sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng quản trị và banlãnh đạo ngân hàng, Công ty đã ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn, dư nợCTTC năm sau luôn cao hơn năm trước So với các Công ty CTTC khác,Công ty CTTC- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có thuận lợi hơn nhờkinh nghiệm, trình độ chuyên môn trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư, đặcbiệt trong lĩnh vực tài trợ dự án đầu tư trung và dài hạn và một loạt các dịch
- Nguồn vốn hoạt động của Công ty là từ NH “mẹ” nhưng quan hệ giữaHội sở chính với các chi nhánh là quan hệ điều chuyển vốn nội bộ nên phầnlớn vốn hoạt động của Công ty là vốn vay ngân hàng với mức chênh lệch lãi
Trang 38suất đầu vào, đầu ra ngày một giảm( việc nhận được vốn điều hoà từ hội sở là
ít vì Công ty CTTC là thành viên hạch toán độc lập) Việc không chủ độngđược về vốn, phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của NHTM cho vay hoặc làm uỷthác phát hành trái phiếu đã gây khó khăn về nguồn vốn của Công ty trongviệc mua tài sản cho thuê
- Bối cảnh nền kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn nên việc tìmkiếm những dự án hiệu quả để cho thuê không phải là việc dễ dàng
- Dù hành lang pháp lý cho hoạt động CTTC đã được ban hành, song mớichỉ có hướng dẫn của NHNN về việc thực hiện nghị định 16, còn các Bộ, cácngành thì vẫn “án binh bất động“ Do đó, khó khăn trong hoạt động cho thuê tàichính vẫn đang nằm giữa NĐ64 và NĐ16, văn bản cũ đã hết hiệu lực, còn văn bảnmới thì chưa có hướng dẫn Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự hạn chếcủa hoạt động CTTC bởi nó không tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp
sử dụng kênh dẫn vốn này, làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty
- Là một nghiệp vụ mới mẻ đối với chính bản thân NHTM nên đội ngũcán bộ, công nhân viên của công ty còn rất trẻ, phần lớn mới được tuyển dụngvào công ty nên còn thiếu kinh nghiệm công tác, trình độ nghiệp vụ còn “nonnớt” lại phải làm việc trong môi trường cạnh tranh gay gắt và phức tạp
2.1.3.2 Kết quả chính đạt được
Mặc dù, CTTC là nghiệp vụ mới, lại hoạt động trong môi trường cạnhtranh gay gắt của các NHTM nhưng với sự phấn đấu không ngừng của toànthể cán bộ, công nhân viên trong Công ty, sự chỉ đạo sát sao, đúng đắn củaHội đồng quản trị, Ban giám đốc Ngân hàng Ngoại thương, ngay từ khi thànhlập tới nay, Công ty đã thu được những kết quả đáng khích lệ, cho thấy tiềmnăng phát triển, mở rộng hoạt động CTTC của công ty trong thời gian tới
* Hiệu quả kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây đềurất tốt
Bảng 1: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động
Trang 39kinh doanh của công ty
Tỷ lệ hoàn vốn/Tổng tài sản (ROA) 3,5% 9,5% 9,7% 4,8%
Tỷ lệ hoàn vốn/Vốn chủ sở hữu (ROE) 3,5% 9,5% 9,7% 9,6%
Nguồn: Tổng hợp từ bảng tổng kết tài sản các năm 1998, 1999, 2000,
2001 của Công ty CTTC- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Trong những năm qua VCB Leaco đã đạt được những thành quả đángkhích lệ, doanh thu, nguồn vốn, dư nợ đầu kỳ tăng, trong khi chất lượng đầu
tư vốn ở mức kiểm soát được mặc dù năm 2001, có nhiều khó khăn bởi sựcạnh tranh gay gắt trên thị trường tín dụng cũng như CTTC, mức lãi suấtchung trên thị trường liên tục giảm Hoạt động của VCB-Leaco dựa hoàn toànvào hoạt động cho thuê, đây là nguồn thu nhập chủ yếu của Công ty
* Kết quả kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm từ 2000, 2001, 2002đều có lãi Năm 2001, 2002 Công ty đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu tàichính của kế hoạch kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạtđộng của Công ty ở những năm tiếp theo:
- Tổng dư nợ của công ty năm 2001 là 139 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần sovới năm 2000(47 tỷ) tăng gấp 5 lần so với năm 1999(27,8 tỷ) Riêng năm
2002, tổng dư nợ của công ty là 278 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2001
và thực sự tăng mạnh so với năm 1999 và 2000
- Mặc dù tổng dư nợ của công ty liên tục tăng qua các năm nhưng hầuhết các khách hàng đều có ý thức trả nợ đúng hạn và tỷ lệ nợ quá hạn đượckhống chế ở mức độ thấp Cụ thể, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng
dư nợ của Công ty
2000: Tỷ lệ này là
2001: Tỷ lệ này là
2002: Tỷ lệ này là
Bảng 2: Kết quả kinh doanh của Công ty CTTC- NHNT Việt Nam
Không có nợ quá hạn trên 180 ng yà:
Trang 40Chỉ tiêu 2000 2001 2002
Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2000, 2001, 2002 của Công ty CTTC- Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Điển hình năm 2002 tổng thu nhập của Công ty tăng 444% so với kếhoạch
Như vậy, sau khi thành lập, mọi hoạt động của công ty còn dè dặt, chủyếu là tìm hiểu thị trường.Nên cuối năm 1999, tổng dư nợ của công ty thấpchỉ đạt 27,8 tỷ đồng
Nhưng sau một thời gian thăm dò, tiếp cận khách hàng,đào tạo cán bộtại chỗ, bước sang năm 2000, 2001 và đặc biệt là năm 2002, thị trường củaCông ty đã được mở rộng, đến cuối năm 2002, dư nợ cho thuê đã tăng lên 278
tỷ đồng Đây là bước tiến đáng khích lệ của công ty
* Công tác kinh doanh.
Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác kinh doanh, công ty đãthực sự chú trọng tới công tác Marketting Công ty đã xây dựng được mộtchính sách khách hàng hợp lý với những sản phẩm cho thuê phù hợp với mọiđối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, đồng thời, công ty cũngtận dụng được tối đa các kênh dẫn truyền để tuyên truyền, quảng cáo cho hoạtđộng mới mẻ của mình và chủ động tìm kiếm các dự án thuê tài chính có hiệuquả cao
Không chỉ dần dần hoàn thiện quy trình cho thuê, cơ chế xét duyệt dự
án thuê nhằm đơn giản hoá các thủ tục, giảm bớt thời gian giao dịch chokhách hàng; công ty còn thực hiện một cơ chế lãi suất linh hoạt với từng