1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp khai quang thành phố vĩnh yên tỉnh vĩnh phúc đến đời sống, việc làm của người dân

124 603 5
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 25,7 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

HOÀNG XUÂN HOÀN

DANH GIA ANH HUONG CUA VIEC THU HOI DAT

XAY DUNG KHU CONG NGHIEP KHAI QUANG

THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN ĐỜI SỐNG, VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Mã số : 60.62.16

Ngudi huéng dan khoa hoc : PGS.TS HỒ THỊ LAM TRÀ

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rắng, sô liệu và kêt quả nghiên cứu trong Luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn

này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./

Tac gia luận văn

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thay

cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, những ý kiến đóng góp quỷ báu của nhiều cá nhân và tập thể để hoàn thành bản luận văn này

Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hồ Thị Lam Trà đã trực tiếp hướng dân tôi trong thời gian thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thây, cô giáo

Khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Quản lý các KCN và THĐT tỉnh Vĩnh Phúc; Sở Tài chính, Sở Kế

hoạch và Đâu tư; Sở Lao động- Thương binh và xã hội, Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; các phòng Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Nội vụ và Thống kê của Thành phố Vĩnh Yên; UBND phường Khai Quang và các Trưởng thôn Minh Quyết; Thanh Giã;Trại Giao, Hán Lữ đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi

trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương

Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ, đồng nghiệp và

bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả Luận văn

Trang 4

MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Ký hiệu các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình 1 1.1 1.2 2 2.1 2.2 2.3 2.4 3.1 3.2 3.3 4.1 4.1.1 4.1.2 4.1.3 4.1.4 4.1.5 DAT VAN DE

Tinh cấp thiết của đề tài

Mục đích và yêu cầu nghiên cứu

TONG QUAN VE VÁN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đất đai, thu hồi đất, bồi thường và tái định cư ở Việt Nam

Những vấn đề về KCN

Những tác động của việc xây dựng các KCN

Kinh nghiệm các nước trên thế giới về giải quyết việc làm cho

người dân khi bị thu hồi đất

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu Nội dung nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu

KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trang 5

4.1.6 Đặc điểm kinh tế xã hội

4.2 _ Khái quát vé dy an KCN Khai Quang

4.2.1 Những căn cứ pháp lý liên quan đến dự án

4.2.2 Vị trí, quy mô, tính chất của Dự án nghiên cứu 4.23 Công tác bồi thường, hỗ trợ của dự án

4.2.4 Đánh giá chung

43 Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống người dân

4.3.1 Tình hình thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất

4.3.2 Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ

4.3.3 Tác động đến tài sản sở hữu của hộ

4.3.4 Tác động đến tình hình ôn định cuộc sống của hộ gia đình

4.4 Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến việc làm của người dân

4.4.1 Tình hình thu nhập của các hộ

4.4.2 Tình hình lao động, việc làm của người dân

4.4.3 Sự chuyền dịch cơ cấu ngành nghề của các hộ sau khi thu hồi đất 4.5 Đề xuất một số giải pháp

4.5.1 Nhóm giải pháp trước mắt

4.5.2 Nhóm giải pháp lâu dài

Trang 6

STT

KY HIEU CAC CHU VIET TAT

Các chữ viết tắt

Bị ảnh hưởng

Công nghiệp hóa, hiện đại hoá

Trang 7

STT 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 4.7 4.8 4.9 4.10 4.11 4.12 4.13 4.14 4.15 4.16 4.17 4.18 DANH MUC CAC BANG Tén bang Trang Diện tích, dân số và mật độ dân số thành phố Vĩnh Yên tính đến 31/12/2008

Hiện trạng sử dụng đất của TP Vĩnh Yên tính đến 31/12/2008

Cơ cấu sử dụng đất của KCN Khai Quang

Tình hình bồi thường thiệt hại về đất của dự án Tình hình bồi thường thiệt hại về tài sản đự án

Phương án hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất xây đựng dự

án KCN Khai Quang

Kết quả điều tra về thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ của các hộ dân

Phương thức sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ dân

Tài sản sở hữu của các hộ trước và sau khi thu hồi đất

Đánh giá về tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất

Kết quả phỏng vấn về quan hệ trong nội bộ gia đình các hộ dân

sau khi bị thu hồi đất

Kết quá phân tích mẫu đất tại một số vị trí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Chất lượng nước thải khu vực KCN Khai Quang

Kết quả diễn biến môi trường không khí khu vực KCN Khai Quang Kết quả đánh giá chất lượng môi trường KCN Khai Quang của

các hộ dân

Thu nhập bình quân của người dân ở khu vực nghiên cứu

Thu nhập của các hộ điều tra trước và sau khi thu hồi đất

Trang 8

4.19 4.20 4.21 STT 4.1 4.2 43

Sự thay đổi về lao động và việc làm của các hộ dân trước và sau

khi bị thu hồi đất 81

Tự đánh giá của các hộ về tình hình việc làm 82

Sự thay đổi ngành nghề của người lao động trước và sau khi thu

hồi đất 86

DANH MỤC CÁC HÌNH

Tên hình Trang

Cơ cấu kinh tế TP Vĩnh Yên năm 2008 42

Sự thay đổi về tài sản sở hữu của hộ 60

Trang 9

1 ĐẶT VÁN ĐÈ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Dat dai ngoài chức năng vốn có của nó là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã

hội, an ninh và quốc phòng thì trong thời kỳ phát triển kinh tế mới đất đai có

thêm những chức năng có ý nghĩa quan trọng là chức năng tạo nguồn vốn và

thu hút cho đầu tư phát triển

Trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đưa đất đai

thực sự trở thành nguồn vốn, nguồn thu hút cho các đầu tư phát triển thì việc thu hồi đất, chuyên mục đích sử dụng đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị tập trung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, xây dựng cơ

cấu đất đai hợp lý là con đường hết sức cần thiết và duy nhất Hiện nay trên địa bàn cả nước đã có khoảng trên 200 Khu công nghiệp các loại, gần 300 các cụm

công nghiệp và hàng nghìn các khu đô thị tập trung Các Khu công nghiệp thu hút trên I triệu lao động trực tiếp, nộp ngân sách năm 2007 khoảng 1,1 ti USD, đóng góp rất lớn vào sự phát triển chung của đất nước [1]

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được của việc đổi mới kinh tế đất nước trong đó có hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai hiện vẫn còn

những bắt cập chưa được giải quyết kịp thời Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh, thành phó nhất là các tỉnh có vị

trí địa lý và địa hình thuận lợi đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế

và văn hóa của người dân, làm biến đổi cả về chiều sâu của xã hội nông thôn truyền thống Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình

quân mỗi năm có 73 nghìn ha đất nông nghiệp được thu hồi đã tác động tới

Trang 10

cứ 1 ha đất bị thu hồi, có 10 người bị mắt việc [1]

Sự thay đối đời sống của người nông dân có đất bị thu hồi là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách, trở thành vấn đề mang tính xã hội trên cả nước Thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp cao, cùng với sự di chuyên tự do của lao động nông thôn lên thành phó tìm kiếm việc làm đang đặt ra cho các nhà quản

lý cũng như các nhà hoạch định cần giải quyết

Ảnh hưởng của việc thu hồi đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp đến đời sống, việc làm của người dân đang là vấn đề đặc biệt được quan tâm

nhất là đối với địa bàn nghiên cứu tỉnh Vĩnh Phúc - Là một tỉnh thuộc vùng

kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách Hà Nội hơn 50 km có các điều kiện rất thuận lợi, trong 10 nam kế từ sau khi tái lập đã trở thành một tỉnh có tốc độ CNH, HĐH đứng đầu cả nước, hàng năm cho phép chuyển mục đích hàng trăm ha đất

nông nghiệp sang các mục đích khác thì sau giai đoạn mở rộng thu hút đầu tư

ban đầu, đời sống người đân, môi trường ở các khu vực đã chuyền mục đích sử dụng đang là vấn đề được các cấp, các ngành trong tỉnh hết sức quan tâm, đòi

hỏi trả lời được những câu hỏi lớn:

- Sau khi bị thu hồi đất đời sống người dân có những biến chuyển như thế nào, những khó khăn, thuận lợi của họ sẽ gặp phải?

- Sau khi bị thu hồi đất, nhận tiền bồi thường (hoặc đất tái định cư)

người dân đã tổ chức cuộc sống như thế nào, hiệu quả sử dụng của đồng vốn có được ra sao, chuyển đổi nghề có gây ra các tác động xấu đến môi trường hay không?

Trên cả nước hiện nay đã có hàng loạt các nghiên cứu đánh giá, các báo

cáo về đời sống người dân sau khi bị thu hồi đất Quá trình thực hiện việc tái

định cư khi nhà nước thu hồi đất và các chính sách hỗ trợ cho người đân như

Trang 11

hàng trăm các bài viết, các đề tài của nhiều tác giả trong và ngoài nước Các

nghiên cứu kể trên đã đưa ra được khái quát về đời sống người dân ở các địa bàn nghiên cứu và đã đề xuất được những giải pháp tương đối thỏa đáng Tuy vậy do đặc điểm của mỗi địa bàn khác nhau cộng với các hạn chế trong điều tra thực tế nên vẫn còn gây ra những tranh cãi Kết quả nghiên cứu chưa đầy

đủ, thỏa đáng, các giải pháp khó có thể áp dụng thống nhất thành các quy

phạm chung Nhằm tìm hiểu các tác động của việc thu hồi dat để xây dung các

khu công nghiệp đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất và đề xuất

các giải pháp hợp lý cho khu vực và có thể nhân rộng áp dụng rộng rãi là mục

tiêu của đề tài nghiên cứu “Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây

dựng khu công nghiệp Khai Quang thành phố Vĩnh Vên tỉnh Vĩnh Phúc

đến đời sống, việc làm của người dân ”

1.22 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 1.2.1 Mục đích nghiên cứu

- Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng khu công nghiệp Khai

Quang - Thành phố Vĩnh Yên

- Đánh giá được các tác động của việc thu hồi đất đến người dân bị thu

hồi đất xây dựng khu công nghiệp Khai Quang

- Đề xuất các giải pháp và chính sách hỗ trợ mới và hợp lý cho địa bàn

nghiên cứu

1.2.2 Yêu cầu nghiên cứu

- Phản ánh được chính xác các tác động của việc thu hồi đất để xây dựng

các khu công nghiệp đến đời sống, việc làm và môi trường của người dân ở địa bàn nghiên cứu;

Trang 12

2 TONG QUAN VÈẺ VÁN ĐÈ NGHIÊN CỨU 2.1 Đất đai, thu hồi đất, bồi thường và tái định cư ở Việt Nam 2.1.1 Những văn bản pháp quy của Nhà nước về đất dai

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 thắng lợi, đến năm 1953 Nhà nước

ta thực hiện cải cách ruộng đất nhằm phân phối lại ruộng đất với khẩu hiệu

“người cày có ruộng” và Luật cải cách ruộng đất được ban hành Thời kỳ này

Nhà nước thừa nhận sự tồn tại của 3 hình thức sở hữu đất đai: sở hữu Nhà

nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân Bên cạnh đó Luật cải cách ruộng đất

có các quy định về tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất tuỳ theo từng

trường hợp cụ thể [16]

Đến năm 1959 bản Hiến pháp thứ 2 được ban hành và nhiều văn bản khác quy định vẫn có 3 hình thức sở hữu về đất đai do vậy, khi thu hồi, lấy đất của tập thể và tư nhân Nhà nước phải thực hiện trưng dụng đất Điều 20 của Hiến pháp

nói rõ: “Khi nào cần thiết vì lợi ích chung Nhà nước mới trưng mua hoặc trưng

dụng, trưng thu có bồi thường thích đáng các tư liệu sản xuất ở thành thị và nông

thôn, trong phạm vi và điều kiện do pháp luật quy định.” [17]

Về việc trưng dụng đất, ngày 14/04/1959 Thủ tướng Chính phủ ban

hành Nghị định số 151-TTg quy định về thể lệ tạm thời về trưng dụng đất

Một trong những nguyên tắc của việc trưng dụng ruộng đất của nhân dân

dùng vào việc xác định những công trình do Nhà nước quản lý: “Đảm bảo kip

thời và đủ điện tích cần thiết cho công trình xây dựng, đồng thời chiếu cố

Trang 13

33c

người có ruộng đất bị trưng dụng để họ có thể tiếp tục sản xuất” “ trường hợp không làm được như vậy sẽ bồi thường một số tiền bằng từ 1 đến 4 năm

sản lượng thường niên của ruộng đất bị trưng dụng Mức bồi thường nhiều hay ít phải căn cứ thực tế ở mỗi nơi ”[14]

Năm 1980, Quốc hội đã ban hành bản Hiến pháp thứ 3 của nước

CHXNCN Việt Nam Bản Hiến pháp lần này đã khẳng định: “Đất đai, rừng

núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và

thềm lục địa, là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu tồn dân” [1§] Chính vì vậy ngay sau đó, vào ngày 01/07/1980 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số

201/CP về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước: “ Toàn bộ ruộng đất trong cả nước đều do Nhà

nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạch chung nhằm đảm bảo

ruộng đất sử dụng hợp lý, tiết kiệm và phát triển theo hướng đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa” [I I]

Trên tỉnh thần của Hiến pháp năm 1980 Luật Đất đai năm 1988 được

ban hành, tiếp tục khang định lai đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý Về việc thu hồi đất và bồi thường thiệt hại thì Luật Đất đai 1988 không nêu cụ thể việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, mà chỉ

nêu phần nghĩa vụ của người sử dụng đất: “Đền bù thiệt hại cho người sử

dung dat dé giao cho minh bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của Pháp luật” [19]

Năm 1992, bản Hiến pháp 1992 được ban hành thay thế cho các bản Hiến pháp trước đây Điều 17 Hiến pháp quy định: “Đất đai, rừng núi, sông

hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển thềm lục địa

và vùng trời đều thuộc sở hữu toàn dân” Điều 23: “Tài sản hợp pháp của

cá nhân, tổ chức khơng bị quốc hữu hố Trong trường hợp thật cần thiết vì lý

Trang 14

tài sản của cá nhân hay tổ chức theo giá trị thị trường” [20]

Năm 1993, Luật Đất đai 1993 được ban hành, thay thế cho Luật Đất dai 1988, dựa trên tỉnh thần mới của bản Hiến pháp 1992 đã có những đổi mới

quan trọng, đặc biệt đối với việc thu hồi đất phục vụ cho công cộng và bồi

thường khi Nhà nước thu hồi đất Luật Đất đai năm 1993 đã thể chế hóa các

quy định của Hiến pháp năm 1992 Tại Điều 12: “Nhà nước xác định giá các

loại đất dé tinh thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi Nhà nước giao đất

hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng và

theo từng thời gian” Điều 27: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích Quốc

phòng, An nỉnh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất

được đền bù thiệt hại” [21]

Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật Đất đai ngày 29/06/2001

quy định cụ thê hơn về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất đai đang sử dụng của người sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh,

lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện

theo quy định của Chính phủ Nhà nước có chính sách để ôn định đời sống cho người có đất bị thu hồi

Cùng với mục đích là tiếp tục hoàn thiện Luật Đất dai, tạo nên khung

pháp lý chặt chẽ thuận tiện cho việc quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam Ngày 26/11/2003 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ tư đã thông qua Luật Đất đai 2003 và ngày 10/12/2003 lệnh của Chủ tịch nước đã

công bó Luật Đất đai quy định cho việc quản lý và sử dung dat Sự ra đời của Luật Đất đai 2003 đã thay thế cho tat cả các Luật Đất đai và Luật sửa đối, bổ sung trước đó nhằm phù hợp với tình hình xã hội hiện nay, đáp ứng tốt hơn

Trang 15

chính trị - xã hội của đất nước, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Tại Điều

39 Luật Đất đai 2003 quy định về thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng: “Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc sau khi dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dung dat đã được cơ quan nhà nước có thầm quyền xét duyệt ” [22]

2.1.2 Một số văn bản về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào

mục đích An ninh-Quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng

Sau khi Quốc hội ban hành Luật Đất đai 2003, các chính sách về đất đai cũng thay đổi theo Như vậy, để phù hợp với sự ra đời của Luật Đất đai

mới và tình hình thực tiễn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật sau:

a Nghị định số 197/2004/NĐ-CP

Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích an ninh,

quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng [7]

Về phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà

nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích QP, AN, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng mục đích phát triển kinh tế quy định tại Điều 36 Nghị định số

181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai

Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

(ODA), nếu việc BT, HT và TĐC theo yêu cầu của nhà tài trợ khác với quy

định tại Nghị định này thì trước khi ký kết Điều ước quốc tế, cơ quan chủ

quan dự án đầu tư phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định

Trang 16

nhập có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy

định tại Điều ước quốc tế đó

Các trường hợp không thuộc phạm vi áp dụng Nghị định này: Cộng

đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của

cộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ; Khi

Nhà nước thu hồi đất không thuộc phạm vi quy định tại khoản I Điều này

Về đối tượng áp dụng

Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong

nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tố chức, cá nhân nước ngoài

đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất (người bị thu hồi)

Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, được bồi thường đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo quy định tai

Nghị định này

Về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện quy định tại Điều § của Nghị định này thì được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi

thường thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh)

xem xét để hỗ trợ

Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được BT bằng

việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất thì được BT

bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà, nếu có chênh lệch về

giá trị thì phần chênh lệch đó được thực hiện thanh toán bằng tiền

Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi

đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo

quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài

Trang 17

Bồi thường về đất

- Nguyên tắc bồi thường đất quy định:

+ Những trường hợp được nhận bồi thường

+ Những trường hợp không được nhận bồi thường

+ Những trường hợp được nhận hỗ trợ

- Bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng hoặc bồi thường bằng

tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng

Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp là đất

Người sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở được BT bằng giao đất ở mới, nhà ở tại khu TĐC hoặc BT bằng tiền

Diện tích đất bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất ở tại địa phương và không vượt quá diện tích của đất bị thu hồi

Bồi thường tài sắn

- Nguyên tắc bồi thường tài sản quy định: + Trường hợp được nhận bồi thường

+ Trường hợp được nhận hỗ trợ

- Bồi thường nhà, công trình xây dựng trên đất

+ Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân

được bồi thường bằng giá trị xây đựng mới của nhà, công trình

+ Đối với nhà, công trình xây dựng khác không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được bồi thường theo mức sau:

Mức bồi Giá trị hiện có của Một khoản tiền tính bằng tỷ lệ _

thường nhà, = ' nhà, công trìnhbị + phần trăm theo giá trị hiện có

công trình thiệt hại của nhà, công trình

Trang 18

xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây

dựng ban hành; nếu công trình không còn sử dụng thì không được bồi thường

+ Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, mà phần

còn lại không còn sử dụng được thì được bồi thường cho tồn bộ nhà, cơng

trình; trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, nhưng

van ton tai va str dụng được phần còn lại thì được bồi thường phần giá trị

công trình bị phá đỡ và chỉ phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ

Bồi thường về di chuyến mồ má

Đối với việc di chuyển mồ mả, mức tiền bồi thường được tính cho chi

phí về đất đai, đào, bốc, di chuyền, xây dựng lại và các chi phí hợp lý khác có

liên quan trực tiếp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể

về mồ mả cho phù hợp với tập quán và thực tế tại địa phương

- Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi

Những cây trồng, vật nuôi có trên đất bị thu hồi được nhận bồi thường

Về hỗ trợ

- Hỗ trợ về di chuyển

Hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyên chỗ ở được hộ trợ để thực hiện di chuyển

Tổ chức có đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại đất và tài sản khi bị

thu hồi mà phải di chuyên cơ sở, được hỗ trợ chi phí thực tế về di chuyền,

tháo dỡ và lắp đặt

- Hỗ trợ ồn định đời sống và ôn định sản xuất

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi

trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao, được hỗ trợ ồn định đời sống

Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh

Trang 19

- Hỗ trợ chuyền đổi nghề nghiệp và tạo việc làm

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động; mức hỗ trợ và số lao động cụ thế được hỗ trợ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế ở

địa phương

- Hỗ trợ cho người đang thuê nhà không thuộc sở hữu Nhà nước - Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trắn

Về bố trí tái định cư

Cơ quan (tổ chức) được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải thông báo cho từng hộ gia đình bị thu hồi đất, phải di

chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư

Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ tài chính hướng

dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP Thông tư này hướng dẫn cụ

thể, và có thêm một số nội dung về bồi thường đất, bồi thường tài sản; chính

sich HT, TDC va tổ chức thực hiện BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất

đối với các trường hợp quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP [6]

- Hướng dẫn cách xác định cho phí đầu tư vào đất còn lại được quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 197/2004/NĐ-CP

- Phân loại cụ thể đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân bị Nhà

nước thu hồi đất Việc phân loại cụ thể này để xác định mức bồi thường, hỗ

trợ hợp lý, sát thực với từng loại đất và giải quyết trường hợp chênh lệch giữa

giá đất mới được giao và giá đất bị thu hồi

- Về bồi thường đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công

Trang 20

hoạch xây đựng ban đầu hoặc phải phá đỡ thì được bồi thường”

- Về bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi: Thông tư xác định, hướng

dẫn cụ thể việc phân chia từng loại cây trồng lâu năm (cây trồng đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian xây dựng cơ bản; cây lâu năm thu hoạch một

lần; cây lâu năm thu hoạch nhiều lần; cây lâu năm đã đến thời hạn thanh lý)

và xác định giá trị hiện có của vườn cây lâu năm đề tính bồi thường Quy định thêm về bồi thường đối với cây trồng và lâm sản phụ trồng trên diện tích đất

lâm nghiệp do Nhà nước giao mà khi giao là đất trống, đồi núi trọc

- Về tổ chức thực hiện: Hướng dẫn về trình tự tố chức thực hiện; phương án BT,HT va TDC được chia làm 2 phần: phần 1 là xác định bồi

thường, hỗ trợ cho từng người có đất bị thu hồi và phần 2 là phương án bồ trí TĐC; quy định về chỉ trả bồi thường, hỗ tro va TDC

- Về chi phí cho công tác tô chức thực hiện: Dự toán chỉ phí và mức chỉ

cho công tác tổ chức thực hiện

Thông tư số 69/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 02/08/2006 về

sửa đổi, bố sung cho Thông tư số 116/2004/TT-BTC, cụ thể là sửa đổi, bổ sung một số điều khoản: điểm 3 mục 3 phan I về chi trả bồi thường, hỗ trợ và

TĐC; điểm 3.1 mục 3 phần II về giá đất để tính bồi thường, chỉ phí đầu tư

vào đất còn lại; mục 2 phần IV về hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc

làm; mục 3 và mục 4 phân VII về mức chỉ cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, TĐC: “Không quá 2% tổng sé kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án” [5]

b Nghị định số 84/2007/NĐ-CP

Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định

bổ sung cụ thể đối với một số trường hợp thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ về

Trang 21

khi Nghị định này có hiệu lực thì tất cả những trường hợp còn tồn tại, chưa

giải quyết được trước đó thì sẽ được giải quyết theo Nghị định 84/2007/NĐ-

CP, còn từ sau đó tất cả các trường hợp sẽ được thực hiện đúng theo Nghị

định Nghị định quy định cụ thẻ, chi tiết một số trường hợp thu hồi đất; bồi thường hỗ trợ về đất; trình tự thủ tục thu hồi đất và thực hiện việc BT-HT-

TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, trong trình tự thủ tục của công tác bồi thường - GPMB Nghị định bổ sung mới về lập phương án BT-HT-TĐC bao gồm có phương án tổng thể và phương án chỉ tiết, quy định cụ thể thâm quyền, thời

hạn giải quyết từng khâu trong công việc và đặc biệt bố sung thêm khâu kê

khai, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đai được tiến hành trước khi lập

phương án bồi thường, TĐC nhằm xác định giá bồi thường và chính sách hỗ

trợ một cách khách quan Trong điều khoản thi hành, Nghị định 84/2007/NĐ-

CP đã bãi bỏ khoản 6 và khoản 8 Điều 8, các Điều 41, 42, 47, 49, đoạn 2

khoản 2 Điều 50 Nghị định 197/2004/NĐ-CP [8]

Thông tư 14/2008/TTLB-BTC-BTNMT của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên & Môi trường ngày 31/01/2008 về hướng dẫn thực hiện một số điều

của Nghị định 84/2007/NĐ-CP: hướng dẫn về hỗ trợ đói với đất nông nghiệp

xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn, đất ao xen kẽ với đất ở trong khu dân cư;

hướng dẫn kinh phí chuẩn bị hồ sơ Địa chính cho khu đất bị thu hồi bao gồm

kinh phí do nhà đầu tư trả sẽ được quyết toán vào vốn đầu tư của dự án, kinh phí do Nhà nước trả sẽ được quyết toàn vào nguồn kinh phí hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc cơ quan Tài nguyên-Môi trường hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; hướng dẫn lập, thâm định và xét duyệt phương án

Trang 22

2.2 Những vấn đề về KCN 2.2.1 Các khái niệm về KCN

Đối với khái niệm về KCN, ngay từ khi loại hình này ra đời cho đến

nay vẫn đang có những tranh cãi có tính học thuật về KCN, KCX Có quan niệm cho rằng KCN là một vùng dat được phân chia theo hệ thống nhằm cung

cấp mặt bằng cho các ngành công nghiệp Một số các nhà nghiên cứu khác có

quan niệm rộng hơn coi KCN như một khu đô thị công nghiệp hay thành phố

công nghiệp, ngoài việc cung cấp cơ sở hạ tầng, tiện ích công cộng, KCN còn bao gồm khu thương mại, dịch vụ hành chính, trường học, bệnh viện, các khu

vui chơi giải trí, nhà ở cho người lao động, nằm ngoài hàng rào KCN,

KCX Hiện nay có một số khái niệm về KCN như sau:

1 KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ kể cả dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở Về thực

chất mô hình này là khu hành chính kinh tế đặc biệt như KCN Bata

(Indonesia) các công viên công cộng ở khu vực lãnh thổ Đài Loan và một số

nước Tây Âu [12]

2 KCN là khu vực lãnh thổ hữu hạn ở đó tập trung các doanh nghiệp

công nghiệp và DV sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống Mô hình này được xây dựng ở một số nước như Malaysia, Indonesia, Thai Lan ,

khu vực lãnh thổ Đài Loan [12]

3 Theo Nghị định số 192/CP ngày 25/12/1994 của Chính phủ, các KCN được định nghĩa là các khu vực công nghiệp tập trung, không có dân cư,

được thành lập với các ranh giới được xác định nhằm cung ứng các dịch vụ để hỗ trợ sản xuất, đây có thể nói là khái niệm cơ bản và đầu tiên của Việt Nam

về KCN, tiếp đó tại Nghị định 36-CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ: KCN là

Trang 23

hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có

dân cư sinh sống, do các cơ quan Nhà nước có thâm quyền quyết định thành lập Điều này có nghĩa quan niệm KCN ở Việt Nam chỉ là phần diện tích đất

đai dành cho xây đựng cơ sở hạ tầng cho thuê Tất cả các công trình phúc lợi

xã hội ngoài hàng rào và gần KCN không nằm trong khái niệm này Từ những

quan niệm như vậy mà công tác quy hoạch KCN, KCX mới chỉ quan tâm đến

các điều kiện về cơ sở vật chất hạ tầng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp,

dịch vụ Về thực chất, đây là quá trình tập trung các cơ sở sản xuất kinh doanh vào thành KCN, chưa tính đến một quy hoạch tổng thể gắn KCN với

việc hình thành các cụm công nghiệp, hình thành các đô thị công nghiệp gắn phát triển KCN cùng với phong tục, truyền thống, văn hóa dân tộc của người

Việt Nam

Hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày

14/3/2008 Quy định về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế, đây là Văn bản

pháp quy mới nhất có nêu đến Khái niệm về KCN, theo đó: KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất

công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này [9] Như vậy, xét về bản chất các định nghĩa không có sự khác biệt lớn, tuy nhiên đo yêu cầu của từng thời kỳ của phát triển kinh tế cũng như các quan điểm khác nhau

trong định hướng vĩ mô thì cũng các định nghĩa này cũng có những điểm khác nhau

2.2.2 Ban chất cúa xây dựng KCN

Bản chất của xây dựng KCN là quá trình phát triển các nhà máy xí

nghiệp một cách có quy hoạch tổng thê trên phương diện toàn quốc gia hay

một vùng lãnh thổ nhất định nhằm tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh

Trang 24

KCN còn tạo điều kiện cho các địa phương ứng dụng một cách nhanh nhất

các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhờ đó nâng cao được năng suất cũng như hạn

chế được vấn đề gây ra ô nhiễm môi trường và nhờ đưa tiến bộ kỹ thuật vào

sản xuất sẽ nâng cao trình độ cũng như tay nghề cho công nhân, cho cán bộ kỹ thuật dẫn tới có được lực lượng lao động tay nghề cao trong sản xuất, đây

là điều hết sức cần thiết hiện nay

2.2.3 Nguyên tắc và vai trò của xây dựng KCN

Trong thời kỳ CNH, HĐH việc xây dựng các khu cụm công nghiệp tập trung là cần thiết và được nhà nước khuyến khích Từ năm 1994 các KCN

được xây dựng để cung ứng cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo điều kiện dễ dàng cho

đầu tư nước ngoài và đặc biệt khuyến khích các DN nhỏ và vừa gia nhập các

khu vực công nghiệp Lợi ích của việc sản xuất tập trung tại các khu cụm

công nghiệp so với phát triển công nghiệp tản mạn là đảm bảo tiết kiệm về kết cấu hạ tầng, quản lý hành chính và quản lý môi trường mặt khác cung cấp các

dịch vụ thuận lợi hơn

Các KCN, KCX được hình thành cũng nhằm tránh sự phân tán các cơ sở sản xuất trong khu dân cư sinh sống, vừa không thuận lợi cho hoạt động

sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu dân cư, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống của công đồng dân cư trong vùng, nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe người dân Do đó, phát triển và

phân bố các KCN được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

- Có khả năng tạo ra kết cấu hạ tầng, thuận lợi về giao thông vận tải,

cung cấp điện, cấp nước và thải nước Xử lý môi trường bảo đảm có hiệu quả

và phát triển bền vững lâu dài, có đủ mặt bằng để mở rộng và phù hợp với

những tiến bộ khoa học kỹ thuật của nền văn minh công nghiệp, hậu công nghiệp của thế giới;

Trang 25

với nguồn nguyên liệu Đôi khi đo cự ly vận tải và yêu cầu bảo quản nguyên

liệu, quy mô xí nghiệp công nghiệp phải thích hợp dé dam bảo hiệu quả; - Có nguồn lao động cả số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu

sản xuất với chỉ phí tiền lương thích hợp;

- Có khả năng giải quyết thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong nước và

nước ngoài;

- Tiết kiệm tối đa đất sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng trọt

trong việc sử dụng đất dé xây dựng KCN;

- Kết hợp với yêu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng trong những điều kiện cụ thể ở từng khu vực và từng giai đoạn;

Theo các chuyên gia Nhật, chìa khóa cho sự thành công của các KCN

là vị trí, dịch vụ hạ tầng và năng lực quản lý Với các mục tiêu cụ thể, KCN

có những vai trò sau:

- Thu hút và tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội của đất

nước, đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng, góp phần tạo ra môi trường đầu tư hap dẫn trong quá trình thu hút đầu tư trong và ngoài nước;

- Góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm năng lực sản xuất mới, tạo

nguồn hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khâu, góp phần

chuyển địch cơ cấu kinh tế, đây nhanh tốc độ CNH - HĐH, tạo điều kiện phat

triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh manh mún, phân tán và tự phát góp

phần tiết kiệm đất đai, sử dụng có hiệu quả ngồn vốn đầu tư, tiết kiệm chỉ phí

sản xuất;

- KCN là hình thức hữu hiệu thực hiện chiến lược lâu đài về tạo việc

làm và chuyển đổi cơ cấu lao động cũng như sử dụng lao động một cách hiệu

qủa, nhất ở các nước đang phát triển so với thực tế về giá nhân công ở các khu

vực dư thừa về lao động khác;

Trang 26

lý của các công ty tư bản nước ngoài đề tránh bị tụt hậu về kinh tế nhất là trong

sản xuất công nghiệp và tăng sức cạnh tranh trên thị trường hàng xuất khâu;

- Là hạt nhân thúc đầy phát triển kinh tế vùng, lãnh thé, đây nhanh tốc

độ đô thị hoá và tác động lan toa tích cực trong việc CNH - HĐH nông

nghiệp, nông thôn;

- Có điều kiện thuận lợi trong kiểm soát, bảo vệ và xử lý sự cố môi

trường KCN là địa điểm tốt nhất để di đời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ các đô thị, thành phố lớn phục vụ mục đích phát triển công nghiệp bền vững;

- KCN còn có vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của quốc gia, KCN là nơi thử nghiệm các chính sách kinh tế mới đặc biệt là chính sách

kinh tế đối ngoại và thường thể hiện xu hướng của chính sách đối ngoại của

toàn bộ nền kinh tế;

- KCN đóng vai trò tiên phong trong sự phát triển kinh tế quốc dân

KCN sẽ là đầu tàu trong phát triển kinh tế kéo theo sự phát triển ở những

vùng lân cận và các vùng khác của đất nước;

Qua các vai trò KCN nêu trên cho ta thấy sự khác biệt và nổi trội cả về chất và lượng của hình thức KCN so với cụm công nghiệp và doanh nghiệp

công nghiệp độc lập phân tán được thể hiện qua các tiêu chí tác động của nó như sau:

- Đối với các nhà đầu tư vào KCN: Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội

sẵn có, nhà đầu tư vào KCN có thể xây dựng được nhà máy, xí nghiệp của mình một cách nhanh chóng, trong khi đó nếu đầu tư ngoài KCN nhà đầu tư

sé mat thời gian và tài chính trong quá trình Bồi thường - GPMB, đặc biệt là

thời gian và các thủ tục trong quá trình kết nối các đầu mối kỹ thuật cho sản xuất như: điện, nước, viễn thông, giao thông;

- Đối với các nhà đầu tư nước ngoài: Khi các dự án có công nghệ hiện

Trang 27

khó có thể đáp ứng được yêu cầu Vì vậy, hầu hết các dự án sản xuất công

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các KCN;

- Về cơ chế quản lý: Cơ chế quản lý bằng các Ban quản lý KCN trong các KCN tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc giải quyết các

vấn đề liên quan đến các thủ tục trong sản xuất như: xuất nhập khẩu vật tư, thủ tục thuế, hải quan, tuyến dung va dao tạo lao động so với các doanh nghiệp đầu

tư ngoài KCN;

- Đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế vĩ mô việc xây dựng KCN

theo quy hoạch phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia,

chiến lược phát triển công nghiệp, chiến lược thương mại quốc tế, tạo được

bước đi phù hợp với khả năng của đất nước về tài chính, thu hút đầu tư, phát

triển hạ tầng của từng thời kỳ, đảm bảo phân bố lực lượng sản xuất trên lãnh thổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ môi trường sinh thái, đây cũng là bài học được rút ra từ thời kỳ phát triển các cụm công nghiệp Việt Trì,

Đông Anh của những năm 60, 70 của thế kỷ trước và hiện nay vẫn chưa thể

khắc phục được hoàn toàn;

- Đối với phát triển KT-XH vùng: trên cơ sở lợi thế vùng, xây dựng KCN vừa khai thác lợi thế của vùng vừa tránh được đầu tư phân tán, phát huy

được hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Phát triển KCN là phát triển công nghiệp theo quy hoạch, bảo vệ môi trường, tiết kiệm và phát huy hiệu quả sử dụng đất và các nguồn lực khác, hình thành đô thị mới, thực hiện

văn minh, tiến bộ xã hội, giảm khoảng cách giữa các vùng nông thôn và thành thị Phát triển KCN là giải pháp quan trọng trong chuyên dịch cơ cấu kinh tế

giữa các vùng;

- Đối với hội nhập kinh tế quốc tế: Như đã phân tích ở trên, hàng hoá

Trang 28

hàng hoá xuất khẩu (thường chiếm 65% - 70% tổng doanh số hàng hoá do

KCN sản xuất ra) được coi là một cửa ngõ khai thông nền kinh tế trong nước với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới;

Như vậy, KCN là một hình thức tổ chức công nghiệp tiên tiến, hữu

hiệu, phù hợp và khả thi cho các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam

nói riêng, có vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình công nghiệp hoá hiện

đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong suốt giai đoạn đổi mới và xây dựng

cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở nước ta

2.2.4 Tình hình xây dựng các KCN trên thế giới và Việt Nam 2.2.4.1 Tình hình xây dựng các KCN trên thế giới

Việc hình thành và xây dựng các KCN đã và đang trở thành một trong những mô hình phát triển kinh tế quan trọng ở các nước đang phát triển và cả

những nước phát triển Mô hình kinh tế này ra đời nhằm thúc đây nhanh quá

trình hình thành và phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp và công nghiệp nông

thôn, thúc đầy nhanh quá trình phát triển kinh tế và đổi mới cơ cấu kinh tế

mỗi quốc gia

Sự ra đời của các KCN có thê nói bắt đầu từ khi các nước quan tâm nới

rộng thương mại quốc tế và bắt đầu dùng các loại thuế truyền thống và hàng

rào thuế quan khắt khe đối với những sản phẩm hàng hoá vào lãnh thổ của mình KCN phát triển mạnh vào nửa thế kỷ 20 Tuy có thể nói loại hình này

bắt đầu từ thế kỷ 18 song trong thời điểm đó mới chỉ ở bước sơ khai, chỉ xác

định cho một khu vực làm ăn kinh tế được tự đo và có nhiều ưu đãi

Xét trên phạm vi toàn thế giới thì loại hình KCN mới thực sự bắt đầu

Trang 29

nước trong khu vực và trên thế giới KCN đầu tiên trên thế giới được thành lập nam 1896 ở Trandford Park Manchester (Anh), vùng công nghiệp

Clearing Chicago, bang Ilinois được coi là KCN đầu tiên của Mỹ và năm

1940 Italia cũng thành lập một KCN ở Napoli, đến thập ký 50 - 60 ở Mỹ có 452 vùng công nghiệp và gần 1000 KCN, sau đó tăng lên 2400 KCN vào năm 1970, ở Pháp có 230 KCN năm 1963 và Canada có 2l vùng công nghiệp năm

1965 Ở các nước đang phát triển bắt đầu vào cuối thập kỷ 60 mới có 9 KCN ở 9 nước thì đến đầu thập kỷ 70 có 34 KCN, đến giữa thập kỷ 80 có 35 nước thành lập được 79 KCN, sau 2 năm (1987) theo số liệu thống kê đã dat 111 KCN 6 40

nước, nhìn chung mô hình KCN đã trở thành làn sóng phát triển mạnh mẽ ở

nhiều nước trên thế giới và trở thành mô hình tiến bộ đối với chương trình phát

triển công nghiệp, chuyên đổi cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển vào những năm 1960 - 1970 như Hàn Quốc, Malaysia, Philippin, Trung Quốc, Thái

Lan, Đài Loan, Hiện nay, trên thế giới có hàng ngàn KCN được thành lập, tuy

nhiên sự phát triển các KCN các nước không đều, thậm chí ở một số nước không thành công nhưng số lượng loại hình này vẫn không ngừng tăng lên [29]

Đến nay, việc xây dựng phát triển các KCN có nhiều thay đổi Các

nước tập trung đi sâu vào quản lý chất lượng hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi, dịch vụ, chính sách và đặc biệt là cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, nhằm hướng tới lợi nhuận cao hơn cho các nhà sản xuất, KD đến đầu tư nhờ giảm chi phí sản xuất về nhân công, thuế, giao thông vận tải, dịch vụ, phục vụ

nhanh chóng trên cơ sở khuyến khích từ các chính sách của nước chủ nhà dành cho các nhà đầu tư ở trong KCN làm cho các sản phẩm hàng hoá ở đây

giá rẻ, chất lượng cao lại có khả năng cạnh tranh với các nơi khác trên thị

trường thế giới và khu vực Với các nhà đầu tư nước ngoài vào KCN của

nước sở tại còn có điều kiện thuận lợi để thâm nhập vào thị trường nước đó có điều kiện được cung cấp nguyên liệu tại chỗ tạo sự ồn định về nguyên liệu và

Trang 30

2.2.4.2 Tình hình xây dựng các KCN ở Việt Nam

Năm 1957, Việt Trì là nơi đầu tiên được chọn để xây dựng KCN của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đến năm 1962 KCN Việt Trì tính Vĩnh Phú (cũ) nay là Phú Thọ được khánh thành Khu công nghiệp này do Trung

Quốc và Liên Xô giúp đỡ xây dựng, bao gồm các nhà máy như: nhà máy giấy,

nhà máy chè, nhà máy bột ngọt, Như vậy, có thé coi việc hình thành và xây

dựng các KCN của Việt Nam được tính từ năm 1957 Trong hơn 40 năm qua đất đai của nước ta đã sử dụng hiệu quả cao hơn, tuy bình quân diện tích đất nông nghiệp thấp và giảm dần do các KCN ngày một tăng lên nhưng do dau tu các yếu tố kỹ thuật và giống cây trồng tốt nên nông dân không những đã sản xuất đủ lương thực, thực phẩm cung cấp đủ cho nhu cầu trong nước mà tỷ

trọng xuất khâu từ nông nghiệp ngày càng nhiều

Hàng năm nước ta chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang xây

dựng các KCN với số lượng hàng chục nghìn ha Tính đến cuối tháng 12/2008

cả nước đã có 219 KCN được thành lập Tính trong 182 KCN ngoài Khu kinh tế và các KCN được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư phát triển

kết cấu hạ tầng KCN) đã chiếm tổng diện tích đất tự nhiên 43.791 ha, trong

đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 29.358 ha, chiếm 67% tổng

diện tích đất tự nhiên Trong đó, 110 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện

tích đất tự nhiên 26.115 ha và 72 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 17.675 ha Các KCN, KCX phân bố ở 53 tỉnh, thành phố trên cả nước; tập trung ở ba vùng kinh tế trọng điểm với tổng diện tích đất tự nhiên chiếm gần 60% tổng

diện tích các KCN cả nước [15]

Với tốc độ phát triển nhanh chóng về cả diện tích và số lượng các KCN

Trang 31

ngành nghề khác lại chậm dẫn tới một bộ phận nông dân thiếu đất hoặc không

có đất để sản xuất Ở các thành phó lớn, các tỉnh có tốc độ đô thị hố nhanh, số hộ nơng dân không còn đất sản xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất cả nước như ở

Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hưng Yên,

Thực hiện chủ trương của Đảng, thi hành Luật Đất đai và các quyết

định của Chính phủ các cấp, các ngành đã chú trọng quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả, thực hiện nhiều chính sách đối với hộ nông dân được thu hồi đất Hệ thống kết cấu hạ tầng ở nông thôn được xây dựng khá hơn, việc xác lập và xác định các khu tái định cư cũng như các chính sách đền bù tương đối thoả đáng Những yếu tố đã góp phần thúc đây sản xuất và ổn định chính trị, kinh

tế, xã hội ở nông thôn

Tuy nhiên, ở một số nơi chưa thực hiện tốt chủ trương của Đảng cũng như việc thi hành Luật đất đai và các Quyết định của Chính phủ cộng với q

trình cơng nghiệp hố và đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh, đã làm cho số

hộ nông dân không còn đất sản xuất tăng lên Tình trạng lao động không có

việc làm đối với những hộ bị thu hồi đất và lao động dư thừa trong nông thôn

ngày một nhiều Ở một số nơi, do việc buông lỏng quản lý đất đai của chính quyền cơ sở nên đã nảy sinh tình trạng tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân

dân Một bộ phận nông dân do chưa hiểu rõ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nên không giao đất cho Nhà nước, khiếu kiện đông người, vượt

cấp đã diễn ra, có nơi trở thành “điểm nóng” gây nên những vấn đề phức tạp

về an ninh, trật tự ở nông thôn

2.2.4.3 Tình hình xây dựng các KCN của tỉnh Vĩnh Phúc

Với quan điểm công tác quy hoạch phải đi trước một bước, quy hoạch

phải mang tính tổng thể, đồng bộ, gắn phát triển công nghiệp với phát triển đô

thị và dịch vụ, bảo đảm sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, hạ

Trang 32

vùng đồi, vùng đất bạc màu, hạn chế tối đa khai thác quỹ đất trồng lúa cho

phát triển công nghiệp, bảo đảm cho sự phát triển bền vững các KCN Sau 10

năm, từ xuất phát điểm chỉ có 1 KCN được thành lập vào năm 1998 là KCN

Kim Hoa, huyện Mê Linh (nay thuộc Thành phố Hà Nội) đến nay trên địa bàn

tinh đã hình thành một hệ thống 11 KCN với tổng diện tích 3.025 ha được phân

bố hợp lý ở 6 huyện, thành, thị xã Trong đó có 6 KCN đã đi vào hoạt động và

có tý lệ sử dụng đất cho các dự án cao như KCN Quang Minh (giai đoạn I 344

ha) đạt 100%, KCN Khai Quang 74,1%, KCN Bình Xuyên 54%, KCN Kim Hoa (giai đoạn 1) 100%, còn lại 5 KCN đang trong giai đoạn đầu tư [2]

Từ nay đến năm 2020, tỉnh chú trọng thu hút các dự án công nghệ cao

và công nghiệp phụ trợ nhằm hình thành một trung tâm sản xuất các sản phẩm

công nghệ cao tại Vĩnh Phúc, tập trung khai thác các dự án từ các quốc gia,

vùng lãnh thổ truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hướng tới các

dự án đầu tư từ Mỹ và EU đồng thời, khuyến khích các dự án đầu tư vào nông

nghiệp, du lịch, dịch vụ nhằm đảm bảo cho phát triển đồng bộ

Riêng năm 2008, tỉnh Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương thành lập thêm KCN Sơn Lôi (300 ha) và KCN Hội Hơp (150 ha) hoàn thiện đề án Quy hoạch bồ sung phát triển các KCN tỉnh Vĩnh Phúc vào

quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2015 định hướng đến năm

2020 đề trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Theo Đề án này, ngoài I1 KCN đã có, dự kiến từ nay đến 2020 tỉnh Vĩnh Phúc có thêm 14 KCN với

diện tích 5.576 ha Như vậy đến năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc sẽ có 23 KCN với diện tích trên 8.600 ha [2]

Tính đến hết tháng 8/2008, trên địa bàn tỉnh có: 615 dự án đầu tư trực

tiếp trong và ngoài nước (tính cả huyện Mê Linh) trong đó lĩnh vực công

Trang 33

16 dự án chiếm 2,6% và lĩnh vực du lịch, đô thị 40 dự án chiếm 6,5%

Các dự án đầu tư nước ngoài đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ như

Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Ý, Anh, Đức, trong đó khu vực Đông Bắc Á chiếm tỷ lệ lớn với Đài Loan đứng đầu có 47 dự án, vốn đầu

tư: 991,775 triệu USD sau đó là Nhật Bản với 29 dự án, vốn đầu tư 690,37 triệu USD, Hàn Quốc 34 dự án, vốn đầu tư 180,38 triệu USD Đặc biệt, có các

doanh nghiệp lớn như: Honda, Toyota, Piagio, Foxconn, Compal, Daewoo

Các dự án đầu tư vào tỉnh trong những năm qua đã tạo điều kiện cho tỉnh Vĩnh Phúc hình thành nên các Trung tâm công nghiệp lớn như: công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy với 4 nhà máy lớn Honda, Toyota,

Daewoo, Foxconn, Xuân Kiên và nhiều nhà máy sản xuất sản phẩm linh kiện phụ tùng đã trở thành trung tâm vật liệu xây đựng lớn so với toàn quốc và

hiện nay đang từng bước hình thành Trung tâm sản phẩm điện tử viễn thông,

công nghệ cao do các nhà đầu tư lớn đến từ Đài Loan như Compal, Hồng Hải

đầu tư

Từ kết quá về thu hút đầu tư trên đã góp phần quan trọng vào phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh, thể hiện trên các mặt sau:

- Giá trị sản xuất công nghiệp do các dự án đầu tư trực tiếp trong và

ngoài nước hàng năm tạo ra chiếm trên 90% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tốc độ tăng bình quân các ngành công nghiệp, xây đựng trong các

năm từ 1997-2007 là 33,1%

- Kim ngạch xuất khẩu: do các dự án FDI tạo ra hàng năm chiếm trên

§5% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh

- Thu ngân sách hàng năm từ các dự án FDI chiếm trên 80% tổng thu ngân sách toàn tỉnh hàng năm

Trang 34

năm gần đây mỗi năm giải quyết việc làm cho trên I vạn lao động chưa kế các lao động trực tiếp thi công trên các công trường xây dựng và lao động

gián tiếp khác

Kết quả đó đã góp phần đây nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn

tỉnh, bình quân giai đoạn 1997-2007 tăng 17,5%, giai đoạn 2006-2008 tăng 20,4% [2]

2.3 Những tác động của việc xây dựng các KCN

2.3.1 Tác động về kinh tế

*/Tích cực:

Quá trình CNH trong các KCN đã làm thay đổi về phương thức sản xuất cũ, đã có sự chun mơn hố cao hơn trong sản xuất Do vậy sản xuất

phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng, lợi nhuận được tăng lên Mặt khác sự phát triển KCN làm tăng nhu cầu tiêu thụ về số lượng và chất

lượng làm cho các ngành sản xuất khác có thêm thị trường tiêu thụ nên các ngành này cũng có cơ hội phát triển hơn Đối với phát triển kinh tế của địa

phương có KCN thì KCN làm tăng GDP cho địa phương và quan trọng hơn là tăng giá trị sử dụng đất Việc phát triển các KCN làm cho các địa phương hầu hết được thay đổi về bộ mặt kinh tế, cơ sở hạ tầng phát triển, các ngành nghề phụ trợ phát triển qua đó đời sống kinh tế được nâng cao hơn

*/ Tiêu cực:

Bên cạnh các mặt tích cực đã nêu, việc xây dựng KCN cũng có những tác động tiêu cực trong việc chuyên dịch cơ cấu sử dụng đất, nó sẽ phát triển theo hướng xấu đi nếu không có sự kiểm soát, định hướng có quy hoạch của các cấp thâm quyền Đặc biệt là van đề của người nông dan bi mat đất sản xuất, một số hộ nông dân đo quá tuổi lao động, không có trình độ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng đã không chuyên đổi được việc làm dẫn đến tình trang thất

Trang 35

2.3.2 Tác động về xã hội

*/ Tích cực

Xây dựng KCN dẫn tới nhu cầu về lao động vào các ngành công nghiệp tại KCN sẽ tăng nên lực lượng lao động ở độ tuổi còn trẻ trong vùng sẽ có cơ

hội học tập để đáp ứng được công việc Từ đó sẽ có công việc ổn định và thu nhập cao hơn lao động nông nghiệp trước đây Ngoài ra, việc xây dựng KCN

kéo theo nhiều loại hình dịch vụ phát triển vì vậy, những người dân trong

vùng có thêm các cơ hội về các loại hình việc làm mới nhờ đó nâng cao thu

nhập Xây dựng các KCN là cơ hội đề phát triển các ngành nghề truyền thống, những hộ nông dân mắt đất không đáp ứng được công việc mới có tính chất công nghiệp cao sẽ chuyền hướng tham gia vào đề phát triển các ngành nghẻ,

làng nghề truyền thống dé tan dung được sức lao động của nhiều độ tuổi lao

động cũng như thời gian nhàn rỗi (nghề thêu, mây tre đan, ) Đối với vấn đề

phát triển xã hội, CNH hoá tại các KCN góp phần phát triển xã hội một cách

toàn điện: nâng cao dân trí; cuộc sống văn minh; mở rộng và phát triển nền văn minh nhân loại và các KCN đã thúc đẩy sự phát triển của công đồng

Cùng với sự phát triển đô thị, các khu vực ven đô, ngoại thành, các khu vực

khác đều trở thành nơi cung cấp lao động, cung cấp thực phẩm, lương thực,

nguyên liệu cho KCN nhờ vậy mà sản xuất cộng đồng phát triển Thêm vào

đó sự phát triển các KCN làm thay đổi bộ mặt văn hoá của địa phương, thay đôi theo hướng tốt hơn của nếp sống cộng đồng, có cơ hội tiếp xúc và hưởng thụ phương tiện thông tin đại chúng, văn hoá mới hiện đại, có tiêu chuẩn tốt hơn

*/ Tiêu cực:

Như đã nêu trên, việc xây dựng các KCN đối với vấn đề xã hội gây ra

tình trạng phổ biến là thất nghiệp mùa vụ và dư thừa lao động, tinh trang nay gây không ít những tác động tiêu cực cho xã hội Ở các khu vực có KCN các

Trang 36

phong tục tập quán tốt trước đây do nhiều thành phần xã hội tập trung đến để làm việc và mưu sinh, kiếm sống

2.3.3 Tác động đến việc làm cúa người dân

Hiện nay thất nghiệp, thiếu việc làm đã và đang là mối quan tâm của

Chính phủ các nước, các tổ chức kinh tế và mọi người trên thế giới Giải

quyết việc làm cho người lao động đang trở thành vấn đề toàn cầu, là một thách thức lớn của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam Ở Việt Nam, thất nghiệp, thiếu việc làm đang và sẽ là bài toán khó trong quá trình vận động và

phát triển của nền kinh tế trên con đường CNH, HĐH đất nước

Vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất dẫn đến chuyển dịch lao động

cũng đang diễn ra mạnh mẽ cả tự phát và trong quy hoạch "Đất xây dựng kết

cấu hạ tầng phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng đô thị tăng tương đối nhanh" điều này tất yếu dẫn đến một bộ phận không nhỏ lao động nông nghiệp không còn tư liệu sản xuất rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm Hiện tượng lao động nông nghiệp có đất bàn giao mất việc làm hoặc bị giảm

việc làm do quá trình đô thị hoá và hình thành các KCN tập trung diễn ra mạnh

mẽ nhất là 15 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng

Theo số liệu báo cáo của các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở

các tỉnh Trong năm 2007 diện tích đất nông nghiệp chuyền mục đích sử dụng

là 4.419 ha Dự kiến thời kỳ 2006-2010 vùng đông Bắc sẽ chuyển đổi mục đích

sử dụng đất là 24.615 ha [13]

Do tốc độ đô thị hóa nhanh cùng với việc tăng cường đầu tư phát triển

công nghiệp và đô thị ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong

những năm gần đây nên một diện tích lớn đất nông nghiệp đã phải chuyển

sang để xây dựng các KCN, khu đô thị mới và các công trình kết cau ha tang

Trang 37

kết quả điều tra thì trung bình cứ mỗi hộ đân bị thu hồi đất có 1,5 lao động bị

mắt việc làm

Tại thành phố Hà Nội tính đến hết năm 2007 có khoảng 200.000 người

thất nghiệp do mất đất sản xuất mặc đù Thành phố đã có nhiều giải pháp như

hỗ trợ đào tạo nghề cho một người trong độ tuổi lao động là 3,8 triệu đồng

nhưng việc sử dụng khoản hỗ trợ này chưa có hiệu quả cao [13]

Tại thành phố Hồ Chí Minh thì trong vòng năm năm trở lại đây, Thành

phố đã triển khai 412 dự án, diện tích đất đã thu hồi của các hộ dân lên tới 60.203.074 m”; tổng số hộ bị ảnh hưởng là 53.853 hộ và việc sử dụng tiền có

được từ BT-GPMB cũng không đạt hiệu quả, chủ yếu vào việc mua sắm phương tiện đi lại, vật dụng sinh hoạt chưa chú tâm đến việc học nghè, giải

quyết việc làm Trước khi bị thu hồi đất, phần lớn người dân đều có cuộc sống ồn định vì họ có đất sản xuất, có tư liệu sản xuất được để thừa kế từ thế hệ này cho các thế hệ sau Sau khi bị thu hồi đất, đặc biệt là những hộ nông

dân bị thu hồi hết đất sản xuất, điều kiện sống và sản xuất của họ bị thay đối hoàn toàn Mặc dù nông dân được giải quyết bồi thường bằng tiền, song họ

vẫn chưa định hướng ngay được những ngành nghề hợp lý để có thể ổn định

được cuộc sống [13]

Ở Vĩnh Phúc trong những năm gần đây có tốc độ phát triển các KCN, khu đô thị mới tăng nhanh mặc dù trong những năm qua Tỉnh uỷ, Hội đồng

nhân dân nhân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các tổ chức xã hội, người lao động đã

triển khai nhiều hoạt động để giải quyết việc làm (xây dựng đề án giải quyết

việc làm cho lao động, tổ chức các hội chợ việc làm, ) hàng năm giải quyết cho hàng vạn lao động nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức khá cao (ở đô thị là 2%) Với tốc độ thu hồi đất trong những năm vừa qua rõ ràng việc làm cho

lao động sau khi giao đất là một vấn đề rất lớn khi lực lượng lao động này đại

Trang 38

vì vậy để tìm được việc làm trong các cụm công nghiệp, KCN, phù hợp với yêu cầu của các nhà tuyển dụng là rất khó khăn

2.4 Kinh nghiệm các nước trên thế giới về giải quyết việc làm cho

người dân khi bị thu hồi đất

Để giải quyết vấn đề việc làm và lao động dư thừa trong quá trình công

nghiệp hóa, đô thị hóa ở một số nước trên thế giới, các quốc gia đã có nhiều giải

pháp khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi nước Kết quả đạt được

của mỗi quốc gia là bài học quý báu đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người dân trong quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam

- Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức: Công tác khuyến khích

phát triển kinh tế đô thị là một trọng tâm được ưu tiên ở tất cả các đô thị của

nước Đức Công tác lãnh đạo và quản lý các KCN đều chú ý tập trung khai

thác các tiềm năng kinh tế địa phương tạo điều kiện thuận lợi để nó phát triển

Việc này liên quan đến hàng loạt các nhân tố như tác động vào hoạt động của

các doanh nghiệp thông qua chính sách tài chính thuế, duy trì khuyến khích các

doanh nghiệp mới, chuẩn bị mặt bằng và cơ sở hạ tầng, marketing đô thị,

khuyến khích đổi mới công nghệ, xây dựng chính sách việc làm cho địa phương Nước Đức hiện nay đang ở trong thời kỳ “phi công nghiệp hoá” nên

đã giải thể các nhà máy xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 để chuyển sang các dây

chuyền sản xuất hiện đại có công nghệ cao và sạch, tạo năng suất lao động

cao và giảm ô nhiễm môi trường Các dự án phát triển kinh tế ở các KCN

được chuẩn bị một cách nghiêm túc, dân chủ và hướng vào phục vụ lợi ích

của cộng đồng

Trang 39

những năm gần đây chí còn 1.000 chỗ làm Từ khi công nghiệp đệt đi xuống

thành phố đã tạo được 10.000 chỗ làm mới Từ ngành dệt độc tôn này đã

chuyển sang đa ngành, bắt buộc phải có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ Quá trình cải tạo công nghiệp dệt cũng là quá trình CNH-HĐH Thành phô còn tập trung đầu tư vào phát triển hệ thống giao thông đề phát triển kinh

tế, kết quả đạt được là tạo 18.000 chỗ làm mới Nước Đức còn giải quyết việc

làm cho lao động bằng cách lập ra qũy bổ sung do nhà nước tài trợ, mục đích tạo thêm việc làm, trợ cấp thất nghiệp và phân tích cơ cấu thất nghiệp, để xây

dựng các chương trình bồi dưỡng nâng cao tay nghề, tạo việc làm thay thế

đáp ứng nhu cầu chuyền đổi cơ cấu kinh tế, hạn chế tình trạng thất nghiệp Đây là kinh nghiệm có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp nhà nước đang chuyền đổi cơ cấu kinh tế và CNH-HĐH ở các vùng ngoại vi thành phố, đòi

hỏi chuẩn bị nguồn nhân lực từ con em nông dân để họ bước vào làm việc ở các khu liên doanh và các KCN mới [10]

- Kinh nghiệm của Trung Quốc: Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới Tốc độ CNH-HĐH cũng đang diễn ra rất nhanh chóng Diện tích đất

canh tác hạn chế trong khi dân số đang tăng làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở các

vùng nông thôn ngày càng tăng Hiện nay, ước tính Trung Quốc có từ 100 -

120 triệu lao động nông thôn không có việc làm, hàng năm lại tắng thêm 6-7 triệu lao động Với lực lượng lao động nông thôn dư thừa này, hàng năm có

hàng triệu người nhập cư vào các vùng thành thị Thực trạng này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý đô thị về các mặt như: quản lý dân cư,

lao động việc làm, an ninh, sức khoẻ và nhiều vấn đề khác Trong những năm qua, mặc dù vẫn còn tình trạng di cư đến các đô thị lớn nhưng với các biện pháp hữu hiệu Trung Quốc đã đạt được những thành công trong việc hạn chế

sức ép về việc làm Giải pháp chủ yếu mà Trung Quốc áp dụng để giải quyết

Trang 40

+ Phát triển các xí nghiệp địa phương đẻ thu hút việc làm Các giai đoạn phát triển của xí nghiệp địa phương ở Trung Quốc bao gồm:

Giai đoạn đầu tiên là từ khi tiến hành đổi mới đến năm 1984 Trong

giai đoạn này, nhờ vào chủ trương đổi mới của Trung Quốc về nông thôn, đặc

biệt là hệ thống hợp đồng trách nhiệm với các hộ gia đình đã tạo điều kiện thúc đây phát triển kinh tế nông thôn, các nhân tố cho sản xuất đã bắt đầu xuất

hiện và những người nông dân bắt đầu tham gia vào các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp Các đội sản xuất được đổi tên thành các xí nghiệp địa phương

Giai đoạn thứ hai từ năm 1985 đến năm 1988 khi sản xuất nông nghiệp có những biến động lớn và có sự giảm sút thì các xí nghiệp địa phương lại rất phát

triển giúp cho kinh tế nông thôn phát triển một cách mạnh mẽ và toàn điện Nhờ vào các chính sách khuyến khích phát triển của nhà nước đối với xí nghiệp địa

phương Năm 1988 tổng giá trị sản lượng của các xí nghiệp địa phương này đạt

tới 645,9 tỷ nhân đân tệ; tăng gấp hơn 6 lần so với năm 1983 Các xí nghiệp này

hàng năm đã thu hút được lực lượng lao động dư thừa lên đến 10 triệu người và

đến năm 1988 số lao động làm trong các xí nghiệp này lên tới 95,45 triệu người,

xấp xỉ với số lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước

Giai đoạn thứ ba từ năm 1989 đến năm 1991: Đây là giai đoạn có nhiều

biến đổi trong sự phát triển của các xí nghiệp địa phương Nhờ vào các chính

sách mở cửa của Trung Quốc, đo đặc điểm của địa lý gần với Hồng Kông, Ma Cao và có sự góp mặt của nhiều Hoa Kiều thông qua đầu tư nước ngoài làm

cho các xí nghiệp địa phương phát triển mạnh mẽ ở các khu vực duyên hải

Các hoạt động đầu tư về vốn, kỹ thuật trong các ngành chế biến, các ngành

đặc trưng có thế mạnh khác rất phát triển Năm 1991, tổng giá trị sản lượng của các xí nghiệp địa phương đạt 11000 tỷ nhân dân tệ, trong đó tổng giá trị

Ngày đăng: 10/08/2014, 21:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w