Thực trạng lao động nông thôn và ảnh hưởng của đào tạo nghề nông thôn đến việc làm và thu nhập của người dân vùng đồng bằng sông cửu long, Thực trạng lao động nông thôn và ảnh hưởng của đào tạo nghề nông thôn đến việc làm và thu nhập của người dân vùng đồng bằng sông cửu long Thực trạng lao động nông thôn và ảnh hưởng của đào tạo nghề nông thôn đến việc làm và thu nhập của người dân vùng đồng bằng sông cửu long Thực trạng lao động nông thôn và ảnh hưởng của đào tạo nghề nông thôn đến việc làm và thu nhập của người dân vùng đồng bằng sông cửu long
Trang 1TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
NỘI DUNG:
THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG THÔN ĐẾN VIỆC LÀM VÀ
THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN
THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Tháng 6 năm 2012
GVBM: BÙI VĂN HẢI LỚP : LT11QL
SVTH : NGUYỄN VĂN CHỌN MSSV : 11424010
Trang 2MỤC LỤC
Trang
I ĐẶT VẤN ĐỀ 2
II CƠ SỞ LÍ LUẬN 3
III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
Trang 3I ĐẶT VẤN ĐỀ
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Việc làm
Việc làm theo quy định của Bộ Luật lao động là những hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm và đem lại thu nhập cho người lao động
Người có việc làm
Người có việc làm là những người đang hoạt động trong nền kinh tế quốc dân để nhận tiền công-tiền lương, lợi nhuận; Người có việc làm nhưng không có thu nhập, lợi nhuận đó là những người làm việc trong gia đình mình và những người trước đó
có việc làm nhưng trong tuần lễ điều tra không có việc làm
Người thất nghiệp
Người thất nghiệp là những người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế mà trước tuần lễ điều tra không có việc làm và họ có hoạt động đi tìm việc làm hoặc không đi tìm việc làm vì lý do không biết tìm việc ở đâu; hoặc những người trong tuần lễ điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ hoặc 183 ngày trên
12 tháng muốn làm việc nhưng không tìm được việc làm
Tỷ lệ người có việc làm
Tỷ lệ người có việc làm là phần trăm của số người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế
Tỷ lệ người thất nghiệp
Tỷ lệ người thất nghiệp là phần trăm của số người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế
KHÁI QUÁT ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG THÔN
Từ khi công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được khởi xướng đến nay, bộ mặt nông thôn nước ta đã có những thay đổi rất cơ bản Có thể kể ra những tiến bộ nổi bật nhất của nông nghiệp và nông thôn trong những năm qua như: sản lượng lúa gạo tăng, lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hạng cao trên thế giới; đàn gia cầm cũng tăng nhanh; hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu tiếp tục; ngành nghề tiểu thủ công trong nông thôn được bảo tồn và phát triển, v.v… Tuy nhiên, năng suất, chất lượng của sản phẩm hàng hóa nông nghiệp vẫn còn thấp xa so với tiềm năng cũng như so với một số nước trong khu vực; sản phẩm tiểu thủ công làng nghề còn kém về chất lượng và mẫu mã … Nhìn chung, nông thôn phát triển chậm; nhiều vấn đề nảy sinh trong nông thôn chưa được giải quyết thấu dáo Tình hình này cho thấy trong quá trình phát triển công nghiệp, tiến hành đô thị hóa, cần quan tâm hơn nữa đến nông thôn Phải coi nông nghiệp, nông thôn như cái “giá đỡ” cho nền kinh tế, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội
Trong toàn bộ vấn đề nhân lực nước ta hiện nay, điều cần quan tâm là chất lượng lao động trong nông thôn còn quá thấp Chất lượng lao động nông thôn thấp đã làm cho thu nhập của người lao động không thể tăng nhanh; gây ra chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng doãng xa thêm Chính sách xóa đói giảm nghèo tuy
đã đạt được một số kết quả, nhưng rõ ràng không thể chỉ dừng lại ở chỗ cấp đất, tặng nhà, thực hiện các chính sách "ưu đãi" hộ nghèo, mà việc giảm nghèo phải được thực hiện chủ yếu bằng việc nâng cao chất lượng lao động của lao động nông thôn; nói cách
Trang 4khác, bằng việc đào tạo nghề cho họ, để họ làm việc với năng suất và chất lượng cao hơn, để có thể thoát nghèo và giàu lên ngay trên mảnh đất quê hương
Thực tế cho thấy, tình hình thiếu việc làm trong nông thôn hiện đang rất gay gắt: ngoài thời gian nông nhàn chưa được tận dụng (khoảng 35% thời gian lao động nông nghiệp), còn nhiều thanh niên hằng năm đến tuổi lao động không có việc làm; ở những nơi đất đai được chuyển đổi mục đích sử dụng, người lao động được hưởng tiền đền
bù, nhiều khi khá lớn, song đất không còn, việc làm cũng không có, sinh ra nhiều tệ nạn xã hội Tình trạng lao động nông thôn kéo ra thành phố tìm việc làm ngày càng tăng đang gây ra rất nhiều khó khăn cho thành phố Rõ ràng là rất cần tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu lao động: giảm lao động sản xuất nông nghiệp, tăng lao động kinh doanh các ngành nghề ngay tại địa phương Trong việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đang được triển khai ở các địa phương, tiêu chí về chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn là một tiêu chí khó thực hiện nhất, nhưng lại phải tích cực thực hiện cho được bằng cách phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp Tất nhiên, có thể đưa lao động từ tỉnh nghèo sang tỉnh có điều kiện phát triển hơn hoặc đưa lao động nghèo đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, coi đây như là một giải pháp giảm nghèo, nhưng không thể coi là giải pháp cơ bản
Trong nông thôn hiện nay, người lao động cần được đào tạo về tất cả những nghề có tác dụng trực tiếp phục vụ công cuộc xây dựng nông thôn mới Quan trọng nhất là tăng nhanh các ngành nghề chế biến nông lâm sản - ngành công nghiệp đặc biệt quan trọng đối với những nước nông nghiệp song lâu nay chưa được coi trọng, dẫn đến tình trạng nhiều nguyên liệu nông lâm sản chưa được tận dụng để phát triển các ngành nghề thủ công ngay tại địa phương
Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đã được Đại hội lần thứ XI của Đảng (tháng 1-2011) xác định là một khâu đột phá chiến lược để bảo đảm đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Đây là một nhiệm vụ rất cơ bản đồng thời cũng rất cấp bách, cần được quan tâm thực hiện ở nhiều cấp khác nhau: từ những người lao động ở các cơ sở sản xuất kinh doanh cho đến các chuyên gia, nhà quản lý (quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà nước) đến các nhà hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô Sự phát triển của nguồn nhân lực ở các cấp ấy là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế nước ta hiện nay
II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
II.1 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I.2.1 Điều kiện tự nhiên
I.2.1.1 Vị trí địa lý
Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, còn gọi là Vùng đồng bằng Nam
Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân miền Nam Việt
Trang 5Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ
Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền, điểm cực Tây 10626´(xã Mĩ Đức, Thị xã
Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang), cực Đông 106o48´(xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), cực Bắc ở 111´B (xã Lộc Giang, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An), cực Nam ở 833´B (huyện Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) Ngoài ra còn có các đảo tiền tiêu của Tổ Quốc như quần đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, đảo Hòn Khoai
Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 40604km² (năm 2007) Có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù
sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên-Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo
Cà Mau
Cách đây khoảng 8.000 năm, vùng ven biển cũ trải rộng dọc theo triền phù sa cổ thuộc trầm tích Pleistocen từ Hà Tiên đến thềm bình nguyên Đông Nam Bộ Sự hạ thấp của mực nước biển một cách đồng thời với việc lộ ra từng phần vùng đồng bằng vào giai đoạn cuối của thời kỳ trầm tích Pleistocen Một mẫu than ở tầng mặt đất này được xác định bằng C14 cho thấy nó có tuổi tuyệt đối là 8.000 năm Sau thời kỳ băng hà cuối cùng, mực mước biển dâng cao tương đối nhanh chóng vào khoảng 3–4m trong suốt giai đoạn khoảng 1.000 năm, gây ra sự lắng tụ của các vật liệu trầm tích biển ở những
chỗ trũng thấp của châu thổ; tại đây những sinh vật biển như hàu (Ostrea) được tìm
thấy và việc xác định tuổi tuyệt đối của chúng bằng C14 cho thấy trầm tích này được hình thành cách đây khoảng 5.680 năm
Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập mặn dày
đặc đã bao phủ toàn vùng này, chủ yếu là những cây đước (Rhizophora sp.) và mắm (Avicennia sp.) Những thực vật chịu mặn này đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại các vật
liệu lắng tụ, làm giảm sự xói mòn do nước hoặc gió, và cung cấp sinh khối cho trầm tích châu thổ, và rồi những đầm lầy biển được hình thành Tại vùng này, cách đây 5.500 năm trước công nguyên, trầm tích lắng tụ theo chiều dọc dưới điều kiện mực nước biển dâng cao đã hình thành những cánh đồng rộng lớn mang vật liệu sét Sự lắng tụ kéo dài của các vật liệu trầm tích bên dưới những cánh rừng Đước dày đặc đã
tích lũy dần để hình thành một địa tầng chứa nhiều vật liệu sinh phèn (pyrit).
Mực nước biển dâng cao, bao phủ cả vùng như thế hầu như hơi không ổn định và bắt đầu có sự giảm xuống cách đây vào khoảng 5.000 năm Sự hạ thấp mực nước biển dẫn đến việc hình thành một mực nước biển mới, sau mỗi giai đoạn như thế thì có một bờ biển mới được hình thành, và cuối cùng hình thành nên những vạt cồn cát chạy song song với bờ biển hiện tại mà người ta thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long Một cồn
Trang 6cát chia cắt vùng Đồng Tháp Mười và vùng trầm tích phù sa được xác định bằng
C14 cho thấy có tuổi tuyệt đối vào khoảng 4.500 năm
Sự hạ dần của mực nước kèm theo những thay đổi về môi trường trong vùng đầm lầy
biển, mà ở đây những thực vật chịu mặn mọc dày đặc (Rhizophora sp., Avicinnia sp.)
được thay thế bởi những loài thực vật khác của môi trường nước ngọt như tràm
(Melaleuca sp.) và những loài thực thực vật hoang dại khác (Fimbristylis sp.;
Cyperus sp.) Sự ổn định của mực nước biển dẫn đến một sự bồi lắng trầm tích ven
biển khá nhanh với vật liệu sinh phèn thấp hơn
Sự tham gia của sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình hình thành vùng châu thổ Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước và vào khoảng 100 triệu tấn vật liệu phù sa, những mảnh vỡ
bị bào mòn từ lưu vực sông, mặc dù một phần có thể dừng lại tạm thời dọc theo hướng chảy, cuối cùng được mang đến cửa sông và được lắng tụ như một châu thổ Những vật liệu sông được lắng tụ dọc theo sông để hình thành những đê tự nhiên có chiều cao 3–4m, và một phần của những vật liệu phù sa phủ lên trên những trầm tích pyrit thời
kỳ Holocen với sự biến thiên khá rộng về độ dày tầng đất vùng và không gian vùng Các con sông nằm được chia cắt với trầm tích đê phù sa nhưng những vùng rộng lớn mang vật liệu trầm tích biển chứa phèn tiềm tàng vẫn còn lộ ra trong vùng đầm lầy biển Tuy nhiên, độ chua tiềm tàng không xuất hiện trong vùng phụ cận của những nhánh sông gần cửa sông mà tại đây ảnh hưởng rửa bởi thủy triều khá mạnh Ngược lại, vùng châu thổ sông Sài Gòn, nằm kế bên hạ lưu châu thổ sông Mekong, được biểu thị bởi một tốc độ bồi lắng ven biển khá chậm do lượng vật liệu phù du trong nước sông khá thấp và châu thổ này bị chia cắt bởi nhiều nhánh sông thủy triều và do bởi những vành đai thực vật chịu mặn thì rộng lớn hơn vành đai này ở vùng châu thổ sông Mekong, và kết quả là trầm tích của chúng chứa nhiều axít tiềm tàng
Đồng bằng sông Cửu Long nằm trên địa hình bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố dày, rất thuận lợi phát triển cả giao thông đường thủy và đường bộ Ngoài ra với bờ biển dài 700 km là nhân tố quan trọng để vùng này phát triển kinh tế biển, du lịch, hàng hải và thương mại
I.2.1.3 Khí hậu, thời tiết
Đây là vùng có khí hậu cận xích đạo vùng nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp (mưa nhiều, nắng nóng) đặc biệt là phát triển trồng lúa nước và cây lương thực
Đồng bằng sông Cửu Long có một nền nhiệt độ cao, ổn định trong toàn vùng, trung bình là 280C Chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm từ 2.226
- 2.790 giờ, ít xảy ra thiên tai Một năm chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
Nguồn nước
Nguồn nước trong vùng được lấy từ 2 nguồn chính là sông Mê Kông và nước mưa Sông Mê Kông chảy qua Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm đem lại lượng nước bình quân khoảng 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa Việc Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm bị ngập lũ gần 50% diện tích từ 3 - 4 tháng tạo
Trang 7nên một đặc điểm nổi bật của vùng, một mặt là hạn chế lớn đối với canh tác, trồng trọt
và gây nhiều khó khăn cho đời sống của dân cư, nhưng mặt khác cũng tạo nên những điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và bổ sung độ phì nhiêu cho đất trồng trọt
Một vấn đề đáng quan tâm là nguồn nước mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long đang bị ô nhiễm Chất lượng nguồn nước ngày càng xấu đi một cách nghiêm trọng Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm như: sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, nuôi thủy sản thiếu quy hoạch hợp lý Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trong vùng phần lớn chưa được xử lý thải trực tiếp ra sông Việc ô nhiễm nước đã dẫn đến tình trạng ngày càng có nhiều vùng bị “khát nước” vào những tháng mùa khô Không chỉ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp thiếu mà nước sinh hoạt cũng thiếu Tình trạng này đã và đang xảy ra từ vài năm gần đây ở Đồng bằng sông Cửu Long và xem ra ngày càng trầm trọng
Đất đai
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông, một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích trũng thấp (như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau)
Trong số hơn 4 triệu ha đất đai của khu vực, đất phù sa chiếm khoảng 30% Đây là nguồn tài nguyên chính để phát triển nông nghiệp Đất ở Đồng bằng sông Cửu Long ngoài việc để sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, còn được dùng để sản xuất vật liệu xây dựng mang lại hiệu quả cao Từ lâu, người dân ở đây đã làm nhà xây vách bằng tre, nứa, trát đất nhão, vữa vôi, vữa xi măng, xi măng rơm, trấu và về sau này làm bằng gạch nung Ngoài ra, ở nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long rất dồi dào nguồn than bùn dùng để làm chất đốt, như tại Cà Mau, chỉ đào sâu hơn 3m là ta có thể lấy đất làm than, làm gạch ngói
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, cơ cấu sử dụng đất tại thời điểm 01-01-2007 của vùng như sau: đất nông nghiệp 63,2% - đất lâm nghiệp 8,6% - đất chuyên dùng 5,5% - đất ở 2,7% Trong những năm gần đây, đất nông nghiệp đang có xu thế giảm dần do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá Nhiều khu công nghiệp, khu đô thị, khu
du lịch - thể thao đang chiếm dần vị trí của các đồng lúa Nông dân nhiều nơi trong khu vực không còn đất sản xuất trong khi những vùng quy hoạch thì đang bị bỏ hoang, hay tốc độ triển khai rất chậm, dẫn đến tình trạng lãng phí đáng được báo động
Sinh vật
Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và sông, từ lâu ở Đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo Đó là hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt (Vườn quốc gia Tam Nông, rừng Trà Sư, vùng Đồng Tháp Mười), hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển (Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn quốc gia U Minh Hạ), hệ sinh thái nông nghiệp Đặc biệt, hệ sinh thái rừng ngập mặn ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà
Trang 8Vinh, Bến Tre,…có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế
-xã hội, giữ cân bằng môi trường sinh thái toàn khu vực
Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, năm 2007, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 320.900 ha rừng các loại, trong đó có 63.800
ha rừng tự nhiên và 257.100 ha rừng trồng, diện tích che phủ chưa đạt 10% diện tích đất tự nhiên Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm
2007 đạt 1.005,2 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994) Rừng ngập mặn (chiếm cứ trên các bãi bồi phù sa ven biển, lưu vực của cửa sông thông ra biển và các đầm trũng nội địa) chưa đến 100.000 ha, tập trung ở các tỉnh Cà Mau (58.285 ha), Bạc Liêu (4.142 ha), Sóc Trăng (2.943 ha), Trà Vinh (8.582 ha), Bến Tre (7.153 ha), Kiên Giang (322 ha), Long An (400 ha) Hệ thực vật rừng ngập mặn phổ biến ở vùng ven biển ĐBSCL là các loài mắm trắng, đước, bần trắng, bần chua, vẹt tách, dà quánh, dà vôi, giá, cóc vàng, dừa nước Theo số liệu của ngành lâm nghiệp, vùng Đồng bằng sông Cửu Long
có 98 loài cây rừng ngập mặn; ngoài ra ở các hệ sinh thái đất ngập nước có đến 36 loài thú, 182 loài chim, 34 loài bò sát và 6 loài lưỡng cư; vùng biển và ven biển có đến 260 loài cá và thủy sản Những số liệu trên cho thấy tính đa dạng sinh học ở Đồng bằng sông Cửu Long
I.2.1.5 Tài nguyên thiên nhiên
Khu vực có các triển vọng về dầu khí trong thềm lục địa như bể trầm tích Nam Côn Sơn khoảng 3 tỷ tấn dầu quy đổi Ngoài ra đồng bằng còn có các khoáng sản vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát sỏi Các khoáng sản khác không giàu
I.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội
I.2.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế
Hiện nay, nền kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại, dịch vụ và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp
a Ngành nông nghiệp
Mặc dù diện tích canh tác nông nghiệp và thủy sản chưa tới 30% của cả nước nhưng miền Tây đóng góp hơn 50% diện tích lúa, 71% diện tích nuôi trồng thủy sản, 30% giá trị sản xuất nông nghiệp và 54% sản lượng thủy sản của cả nước Lúa trồng nhiều nhất ở các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang Diện tích và sản lượng thu hoạch chiếm hơn 50%
so với cả nước Bình quân lương thực đầu người gấp 2.3 lần so với lương thực trung bình cả nước Nhờ vậy nên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi xuất khẩu gạo chủ lực của cả đất nước Ngoài ra vùng này còn trồng mía, rau đậu, xoài, dừa, sầu riêng, cam, bưởi Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh Nuôi nhiều ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng,Vĩnh Long,Trà Vinh Sản lượng thủy sản chiếm 50 % nhiều nhất ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, An Giang Đặc biệt là Kiên Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản săn bắt nhiều nhất 239219 tấn thủy sản (năm 2000), An Giang là tỉnh nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng 80000 tấn
Trang 9thủy sản (năm 2000) Nghề nuôi trồng tôm cá xuất khẩu đang phát triển mạnh Tôm cá tập trung rất gần bờ và dễ nuôi nên đánh bắt rất thuận tiện
Nghề rừng cũng giữ vai trò quan trọng, đặc biệt trồng rừng ngập mặn ven biển Cà Mau, đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, hòn Khoai Vì đây là nghề giữ vai trò trong việc bảo vệ môi trường, sinh học, các loài sinh vật và môi trường sinh thái đa dạng
b Ngành công nghiệp
Phát triển rất thấp Chế biến lượng thực chiếm nhiều nhất của cả vùng Cần Thơ là trung tâm của cà vùng bao gồm các ngành: nhiệt điện, chế biến lương thực, luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, dệt may và vật liệu xây dựng.Thành phố Cần Thơ còn có sân bay góp phần giao lưu hàng hóa, khách du lịch trong và ngoài nước
c Ngành thương mại - dịch vụ
Khu vực dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu : xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch Xuất khẩu gạo chiếm 80% của cả nước,
đồ đông lạnh và hoa quả Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng nhất
Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước, vườn, các hòn đảo Tuy nhiên chất lượng và cạnh tranh của du lịch còn hạn chế Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư để nâng cao chất lượng tốt hơn và hiệu quả kinh tế trong khu vực
Dịch vụ thương mại ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long tuy phát triển nhưng hiệu quả chưa cao Trong thời gian tới, cần nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân
I.2.2.2 Dân số, lao động và việc làm
Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực dân cư đông đúc thứ 2 của cả nước, sau Đồng bằng sông Hồng Dân số toàn vùng năm 2007 là 17.524.000 người, chiếm 20,6% dân số cả nước Mật độ cư trú là 432 người/km2, gấp 1,7 lần mật độ bình quân
cả nước Dân cư sinh sống tập trung vùng ven sông Tiền, sông Hậu và thưa hơn ở các vùng sâu xa trong nội đồng như vùng U Minh, vùng Đồng Tháp Mười
Về quy mô dân số, tỉnh An Giang dẫn đầu khu vực với 2.231.000 người, thấp nhất
là tỉnh Hậu Giang với 798.800 người Về mật độ, thành phố Cần Thơ có mức độ tập trung dân cư đông nhất với 824 người/km2; kế đến là các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang,
An Giang, Bến Tre; thấp nhất là tỉnh Cà Mau, chỉ với 233 người/km2 Số dân thành thị năm 2007 là 3.717.000 người, chiếm khoảng 21,2% dân số toàn vùng, điều này cho thấy rõ tính chất nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Dân cư sinh sống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có 4 dân tộc chính là: Kinh (Việt), Hoa, Chăm và Khmer Người Kinh chiếm đại đa số, sống ở hầu hết các nơi trong vùng Người Hoa tập trung nhiều ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng Người Chăm sống chủ yếu ở An Giang Người Khmer có mặt đông đúc ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang
Trang 10- Khi người Việt chưa đặt chân đến vùng đất Nam Bộ thì nơi đây đã có người sinh sống Tuy nhiên, dân số bản địa còn ít và lớp người này chủ yếu sống bằng nghề nông nên họ chỉ cư trú trên một địa bàn hẹp Mãi đến thế kỷ XVII, vùng đất này bắt đầu xuất hiện những lớp cư dân mới Đó là những cư dân người Việt lánh nạn chiến tranh thời các chúa Trịnh - Nguyễn Họ là những nông dân, thợ thủ công rời bỏ quê cha đất
tổ chạy vào đây sinh cơ lập nghiệp
- Trong lớp cư dân mới đến vào cuối thế kỷ XVII, còn có một số người Hoa từ các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến (Trung Quốc), mà phần đông là quan, quân nhà Minh không chịu thần phục triều đình Mãn Thanh “Mùa hè, tháng 5, quan Tổng binh trấn thủ Long môn Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến; quan Tổng binh trấn thủ Cao, Lôi, Liêm là Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình đem binh thuyền và gia quyến trên 3.000 người và 50 chiếc thuyền vào hai hải cảng Tư Hiền và
Đà Nẵng Họ tâu xin làm thần bộc nước ta Họ được như ý và được chỉ định vào định
cư trên đất Đồng Nai và Mỹ Tho” Đến Đồng bằng sông Cửu Long vào cuối thế kỷ XVII còn có một nhóm người Hoa khác, đó là lực lượng do Mạc Cửu dẫn đầu đến khai phá vùng đất Hà Tiên
- Người Chăm đến sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long vào khoảng thế kỷ XVIII, chủ yếu theo đạo Hồi Người Chăm ở Đồng bằng sông Cửu Long sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, dệt thủ công và buôn bán nhỏ, nghề nông chỉ là thứ yếu Sản phẩm thủ công nổi tiếng của họ là thổ cẩm
- Trước thế kỉ XII, người Khmer và văn hoá của họ giữ vai trò chủ thể ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long Ngày nay, họ tập trung sinh sống ở 3 vùng môi sinh lớn là: vùng đồng bằng nội địa, vùng phèn mặn ven biển, vùng đồi núi Tây Nam giáp biên giới Campuchia Người Khmer trước đây ở nhà sàn, nay sống trong các ngôi nhà đất
Mức sống người dân
Mặc dù Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước, nhưng đời sống tinh thần và vật chất của đồng bào nơi đây còn thấp, chưa bằng bình quân chung của cả nước GDP bình quân đầu người năm 2006 ước tính đạt 493 USD (so với bình quân cả nước 729 USD) Cơ sở hạ tầng nhìn chung còn rất yếu kém Mặt bằng dân trí cũng thấp hơn bình quân chung cả nước Nhân dân hiện sinh sống trong 3 triệu căn nhà, mà 70% là nhà tạm bợ
Không thể cứ mãi duy trì những "cái nhất" rất mâu thuẫn và nghịch lý kiểu này ở Đồng bằng Sông Cửu Long: vựa lúa lớn nhất, thủy hải sản nhiều nhất, cây trái phong phú nhất, nhưng đồng thời cơ sở hạ tầng kém nhất, nhà ở tồi tệ nhất, giáo dục xuống cấp nhất Cấp thiết phải tiến hành quy hoạch tổng thể cho toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long bước vào thời hậu WTO và sớm hình thành một Ban chỉ đạo thống nhất đặc trách phát triển thuộc cấp nhà nước cao nhất Có như vậy thì Đồng bằng sông Cửu Long mới mong đối đầu được với cuộc khủng hoảng môi trường trước mắt cũng như vực dậy vựa lương thực thực phẩm lớn nhất nước này
9 Giáo dục và đào tạo