Các điều kiện để các vi khuẩn tấn công vào cơ thể heo: Điều kiện từ bản thân heo nái: - Có thể do diện tích bào thai lớn, chèn ép làm giảm nhu động ruột gây táo bón và gây ứ đọng nước ti
Trang 1Hội chứng M.M.A ở heo
MMA là từ viết tắt của 3 từ (tiếng Anh) Mastitis: viêm vú; Metritis: viêm tử cung và Agalactia: mất sữa Đây là những từ mô tả các triệu chứng thường xảy ra trên heo nái sau khi sinh là viêm
vú, viêm tử cung và mất sữa ở heo được gọi chung là hội chứng MMA Hội chứng này làm giảm năng suất sinh sản của heo nái và gây tử vong cao trên heo con theo mẹ Có thể nói đây là một nguyên nhân gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho các trại heo.
Nguyên nhân: Do vi khuẩn xâm nhập vào bầu vú, xâm nhập vào trong tử cung để gây bệnh Đó
là các vi khuẩn phổ biến luôn hiện diện trong phân và chuồng trại heo như E.coli, Kiebsiella, Proteus, Staphylococcus, Streeptococcus Đây là những vi khuẩn cơ hội, có sẵn trong môi trường, khi có điều kiện thì chúng dễ dàng xâm nhập và gây bệnh
Các điều kiện để các vi khuẩn tấn công vào cơ thể heo:
Điều kiện từ bản thân heo nái:
- Có thể do diện tích bào thai lớn, chèn ép làm giảm nhu động ruột gây táo bón và gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, kết hợp khi cổ tử cung mở thì vi khuẩn trong phân sẽ có điều kiện sinh sôi, cùng với các độc tố gây viêm trong phân đi xuyên qua thành ruột vào máu, đến vú và
tử cung gây viêm Đặc biệt, trường hợp heo nái uống nước không đầy đủ, hoặc uống nước bẩn, viêm bàng quang càng dễ dàng xảy ra Hoặc khi heo đẻ thì những thay đổi cơ học của cơ thể như sự tiết sữa làm cho bầu vú căng lên dễ tổn thương khi heo con cắn và dễ bị nhiểm trùng vú…
- Stress: nái mang thai sắp đến ngày sinh thường hay bị stress Stress làm giảm sức khỏe, sức
đề kháng của heo nái chống lại các vi khuẩn gây bệnh, tạo cơ hội cho chúng phát triển Thí dụ như viêm đường tiểu, viêm thận, viêm bàng quang, tử cung mãn tính do không điều trị hết hẳn bệnh: đây là "cái ổ" của những vi khuẩn gây bệnh Chỉ cần có sự suy yếu về sức khỏe (như đau khi rặn đẻ…), hoặc một cơ hội thuận lợi nào đó các vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi và đi vào máu đến vú gây viêm vú mất sữa
Điều kiện từ yếu tố ngoại cảnh:
-Vệ sinh chuồng trại kém làm các vi khuẩn có cơ hội phát triển nhiều hơn; nếu chuồng trại không được dọn rửa kỹ lưỡng, nhất là chỗ thoát phân, thì các vi khuẩn trong phân, nước tiểu tồn đọng
sẽ có điều kiện xâm nhập vào cơ quan qua các ống dẫn sữa của bầu vú, qua các vết thương , qua chỗ thoát tiểu và âm đạo để xâm nhập vào cổ tử cung và bầu vú gây viêm
- Cũng có thể do cung cấp thức ăn không cân đối và không đủ nước uống, cho nái ăn nhiều chất đạm và khoáng nhưng ít chất xơ trong giai đoạn cuối thai kỳ hoặc nái quá mập cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh MMA
- Vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan sinh dục của nái trong quá trình đẻ, nhất là khi thời gian đẻ kéo dài hoặc khi dùng tay can thiệp trong quá trình đỡ đẻ Sót nhau hay sót con cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng tử cung
Triệu chứng: Do là hội chứng nên triệu chứng kết hợp rất nhiều biểu hiện:
Triệu chứng toàn thân: Ngay sau khi đẻ từ 12 giờ thì heo sốt nhẹ, bỏ ăn là triệu chứng ban
đầu Bệnh có thể thể hiện nặng hơn với các triệu chứng sốt cao (40-41oC), thở dồn dập…
Từ đó các biểu hiện đặc trưng lần lượt biểu hiện
Viêm tử cung: Đặc điểm của bệnh là tử cung tiết nhiều dịch viêm, tùy theo mức độ có hai dạng
viêm sau;
Trang 2a/ Viêm nhờn: Đây là dạng viêm nhẹ, hiện tượng viêm chỉ xuất hiện trên lớp viêm mạc,
bệnh xảy ra sau khi đẻ khoảng 1-3 ngày với các triệu chứng: dịch viêm lỏng, nhờn có lợn cợn đục, mùi hơi tanh, thân nhiệt nái bình thường hay sốt nhẹ, vài ngày sau dịch tiết giảm dần, đặc lại Heo nái ăn ít, song sản sữa giảm không đáng kể, do đó ít ảnh hưởng đến heo con
b/ Viêm có mủ: Dạng viêm này có thể do hậu quả việc không điều trị dạng viêm nhờn
hoặc do các vi trùng sinh mủ tấn công mạnh vào tử cung Dịch viêm có lẫn mủ pha lẫn máu, mùi tanh sản lượng sữa rất ít hoặc mất hẳn, tử cung có nhiều vết loét, Do sức khỏe heo nái giảm thấp, vi trùng vào máu đến tuyến vú gây viêm toàn bộ các bầu vú hoặc gây nhiễm trùng máu
Viêm vú: Dạng viêm thường gặp nhất là viêm có mủ số con quá ít không bú hết lượng sữa sản
xuất, kế phát bệnh viêm tử cung dạng mủ
Triệu chứng biểu hiện rõ tại bầu vú viêm với các đặc điểm: bầu vú căng cứng, nóng đỏ có biểu hiện đau khi sờ nắn, không xuống sữa, vắt những vú sưng thấy sữa vón cục Tùy số lượng vú bị viêm, heo nái sẽ có biểu hiện khác nhau Trường hợp 1 vài bầu vú viêm, heo nái sốt nhẹ, ăn ít, lượng sữa giảm Khi sờ vào thấy cứng và khi nhấn vào nái biểu hiệu đau Nái thường nằm đè lên hàng vú và không chịu cho heo con bú, khó chịu với heo con, có khi cắn con
Mất sữa: Chứng mất sữa thường đi kèm trong các bệnh gây sốt cao như viêm tử cung dạng có
mủ, viêm phổi Sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn do nái bị viêm vú hoặc vừa viêm vú vừa viêm
tử cung Mất sữa cũng có thể xảy ra khi nái bị táo bón hoặc nhu động ruột bị ức chế trong thời gian đẻ, khi đó các độc tố đường ruột có thể đi vào trong máu gây ức chế tác dụng của hormon prolactin và oxytocin, làm giảm tiết sữa
Tác hại của hội chứng MMA:
- Viêm tử cung: tùy theo dạng nhờn hay dạng mủ, heo nái mắc thể bệnh này giảm ăn đến bỏ
ăn, sản lượng sữa giảm sút hoặc mất hẳn, và dịch viêm rơi vãi khắp chuồng, heo con liếm và tiêu chảy Nếu ở thể nặng heo nái sốt cao, sữa giảm hẳn, không cho con bú, giảm khả năng sinh sản
ở lứa sau như chậm lên giống, tỷ lệ thụ thai thấp Nếu bị nhiễm trùng máu thì toàn bộ các bầu
vú bị viêm Lúc này cần phải ghép bầy cho heo con và loại thải heo nái
- Viêm vú: heo con thiếu sữa, đồng thời do bú vú viêm gây nhiễm trùng đường ruột, heo con bị
tiêu chảy
Điều trị:
Nguyên tắc trong điều trị:
- Phát hiện bệnh sớm và điều trị càng sớm thì càng hiệu quả và ít bị tổn thất Nếu chậm trễ sẽ dễn đến hậu quả kéo dài thời gian điều trị, tuyến sữa hoặc tử cung bị tổn thương nặng làm giảm khả năng nuôi dưỡng bào thai hoặc khả năng tiết sữa ở lứa sau hoặc nhiễm trùng máu không điều trị được
- Kết hợp với vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, không để ẩm ướt
* Điều trị đối với heo nái bị viêm vú mất sữa:
- Vệ sinh bầu vú viêm sạch sẽ, tiến hành xoa bóp và nặn hết sữa viêm trong bầu vú ra, sát trùng bầu vú viêm thật kỹ
- Điều trị viêm bằng các loại kháng sinh: Septotryl, Gentamycine, Multibio, Amoxcilinne Có thể tiêm chích cho heo nái thêm Oxytocine và Calci để heo nái tiết sữa và tạo sữa nuôi con
Các trường hợp mất sữa thường rất khó điều trị Chỉ trong trường hợp kém sữa dùng biện pháp kích thích heo nái ăn, cung cấp đủ nước uống, chích Oxytocine Vì vậy nếu heo nái bị viêm tử cung, sót nhau hoặc viêm vú phải điều trị ngay, vì đó là những nguyên nhân gây mất sữa sau khi sinh
* Điều trị đối với heo nái bị bị viêm tử cung:
Trang 3Heo nái sau khi đẻ :
- Vệ sinh heo nái, chuồng trại sạch sẽ, nếu nái bị sót nhau, phải can thiệp bằng mọi cách (có thể chỉ dùng thuốc), để tránh viêm nhiễm tử cung nặng
- Điều trị trực tiếp bằng kháng sinh (có thể là Enrofloxacine, Norfloxacine, Tylo PC, Multibio, Tylo –DC, Genta Tylo…)
Chắc chắn heo nái viêm sẽ bị sốt nên thường dùng các thuốc kháng viêm và hạ sốt để can thiệp như Anagine+ Vitamin C, Para-C, Ana-Dexa…)
Kết hợp dùng một trong các sản phẩm để tăng cường sức đề kháng, mau hồi phục và tăng hiệu quả điều trị
Phòng bệnh: Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, có thể hạn chế bệnh xảy ra bằng các biện
pháp sau:
Trước khi heo đẻ:
- Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ và tắm rửa vệ sinh nái sạch sẽ trước khi đưa vào chuồng đẻ Bảo đảm vệ sinh nguồn nước uống và thức ăn
- Cho nái uống đủ nước trong giai đoạn nái mang thai khoảng 20lít/ nái/ ngày Hạn chế khẩu phần nái trước khi sinh, giảm chất đạm, tăng cường chất xơ Bổ sung những chất để giúp nhuận tràng, chống táo bón Trước khi heo nái đẻ cung cấp các chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng vào trong thức ăn hoặc nước uống
- Kết hợp chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh tốt cho heo nái trước khi đẻ như: chuồng trại luôn sạch
sẽ, khô ráo
- Hạn chế stress cho heo, cho heo nái vận động thường xuyên
- Trường hợp nái có nguy cơ bệnh MMA như đẻ kéo dài, can thiệp đẻ khó bằng tay, sót nhau có thể tiêm ngay kháng sinh để phòng nhiễm trùng sau khi đẻ Đồng thời sau khi đẻ 12 giờ nên tiêm Lutalyte giúp tháo sạch sản dịch, nhau thai, còn sót ra khỏi tử cung
Sau khi heo đẻ: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khi heo đẻ khó hay sót nhau phải can thịêp kịp
thời tránh heo bị viêm tử cung Chăm sóc heo nái tốt tránh để heo bị mệt, stress…
- Có thể dùng một trong các sản phẩm kháng sinh trộn trong khẩu phần ăn của heo nái để phòng bệnh viêm vú, viêm tử cung cho heo nái ( trước khi đẻ 2-3 tuần)
Th.s Huỳnh Thanh Vân - TTGNN