HỘI CHỨNG CÒI CỌC Ở HEO CAI SỮA ppsx

4 1.4K 6
HỘI CHỨNG CÒI CỌC Ở HEO CAI SỮA ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỘI CHỨNG CÒI CỌC Ở HEO CAI SỮA. Cập nhật ngày: 09:38, 27/06/2011 PMWS (Post - Weaning Multisystemic Wasting Syndrome) đã trở thành một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm trên thế giới trong những năm qua, đặc biệt là tại Canada, Mỹ, Châu Âu và Viễn Đông. Căn bệnh xảy ra được biểu thị rõ ràng như tên gọi của nó. Đó là triệu chứng còi cọc ở heo cai sữa ở 5-6 tuần tuổi đến khoảng 14 tuần tuổi và hiện nay được xem như một bệnh hàng đầu. Mặc dù căn bệnh diễn biến chậm nhưng tăng dần lên với mức độ nguy hại cao. Sau khi đàn heo nhiễm bệnh thì tỷ lệ chết có khi lên đến 90 %. Do đó, công ty REP chúng tôi xin giới thiệu đến quý nhà chăn nuôi giải pháp Phòng và Trị hiệu quả “Hội Chứng còi cọc ở heo cai sữa” 1/ Tác nhân gây bệnh: • Circovirus thuộc họ virus có DNA mạch vòng, không có vỏ bao và chứa một bộ gen vòng đơn. • Là loại virus nhỏ nhất được biết đến và có khả năng sống sót cao trong môi trường. • Gồm có 2 tuyp được tìm thấy ở heo, bao gồm type 1 (PVC1) và type 2 (PVC2) a/ Circovirus type 1 (PVC-1): • Năm 1974, các nhà khoa học đã phân lập được Circovirus type 1 từ tế bào thận heo • Hiện nay, chúng không gây bệnh cho heo b/ Circovirus type 2 (PVC-2): • Được ghi nhận đầu tiên vào 1991 tại Tây Canada, phát hiện ở vết thương • Bao gồm nhiều chủng khác nhau (kiểu sinh học và kiểu gen). Kháng thể trên PVC-2 đã được phát hiện ở huyết thanh heo nuôi tại Bỉ năm 1985 • Từ những kinh nghiệm nghiên cứu ban đầu cho thấy, khi gây nhiễm virus type 2 lên heo, heo sẽ biểu hiện những tổn thương đặc trưng của bệnh. Tuy nhiên, nếu một loại virus khác như Parvovirus heo (PPV) hay PRRSV được tiêm vào cùng một lúc thì heo cũng mang những biểu hiện tương tự. Những nguyên nhân gây ra bệnh thường là do nhiễm PCV type 2 hay một vài loại virus khác nhưng không phải tất cả heo bị nhiễm PCV và PPRS không có biểu hiện bệnh lý PMWS. • Những nghiên cứu về huyết thanh tại Châu Âu và Bắc Mỹ cho thấy, sự lây nhiễm lan rộng trong đàn heo nhưng chỉ một phần nhỏ đàn có huyết thanh dương tính là từng biểu hiện bệnh lý. Điều này có vẻ như hầu hết những ca lây nhiễm có biểu hiện ngầm với bệnh. Heo con có thể bị nhiễm trước khi cai sữa. 2/ Nguyên nhân lây nhiễm: • Nhiễm từ tinh dịch heo bệnh, phân, phương tiện, vật dụng (quần áo, xe đẩy,…) hay từ những loài khác (Chuột, Chim,…) • Tiếp xúc giữa heo bệnh với heo khỏe mạnh • Do Stress (trong quá trình vận chuyển, thay đổi môi trường, thay đổi chuồng trại,… • Do nhập nhiều heo với các độ tuổi khác nhau và chăn nuôi với mật độ dày đặc • Do thú sản xuất liên tục 3/ Triệu chứng: v Heo cai sữa và heo trưởng thành: • Sốt 41 - 42 o C, đột tử, có thể xuất hiện những triệu chứng thần kinh. • Sụt cân, hốc hác, lông thô ráp, da tái nhợt, đôi khi bị vàng da, chậm phát triển (giai đoạn 6-8 tuần tuổi) và tai bị đổi màu. • Một số trường hợp, bệnh thường kèm với một số triệu chứng về hô hấp (khó thở do viêm phổi) và tiêu hóa (30% trường hợp bị tiêu chảy và loét dạ dày. • Ngoại vi hạch bạch huyết sưng to, đặc biệt là giữa hai chân sau của heo. Nếu ta dựng đỡ heo lên thì có thể thấy hạch bẹn có kích cỡ lớn như một quả banh golf. • Thường phát hiện triệu chứng viêm da suy thận (PDNS) trong những đàn bị PMWS. • Tỉ lệ heo cai sữa chết khoảng từ 6-10% nhưng thông thường cao hơn (20%). Tỉ lệ chết ở heo lớn hơn có thể lên đến 10%. • Những ca bệnh có thể kéo dài trong một đàn nhiều tháng. Chúng thường đạt đến đỉnh điểm sau 6-12 tháng và sau đó giảm từ từ. v Heo nái và heo con: • Những con heo trưởng thành, heo nái và heo con không bị ảnh hưởng . • Hiếm khi một con heo mới thôi bú bị ảnh hưởng bệnh cho đến khi nó được 6 tuần tuổi. • Đôi khi những triệu chứng xảy ra tương tự như trên nhưng là do thú bị suy sinh dưỡng, thiếu nước, loét dạ dày, viêm ruột non do trực khuẩn, bệnh lý, PRRS và những bệnh khác… Lúc đó, chúng ta phải biết loại trừ nếu bệnh xảy ra cùng lúc hay theo sau PMWS. Mối quan hệ của hệ bệnh này không được hiểu rõ nhưng mỗi bệnh có thể xuất hiện trong các đàn mà không cần có bệnh kia. 4/ Bệnh tích: Mổ khám tử thi • Xác súc vật bị gầy và da vàng. • Lách và nhiều hạch bạch huyết sưng to. Tuy nhiên, vẫn phải đặt nghi vấn trong những trường hợp hình ảnh tuyến bạch huyết sưng to. • Thân bị sưng phồng với những đốm trắng nhỏ có thể quan sát bằng mắt từ bề mặt. • Phổi thường dính, có đốm phù nề, có vằn và dai • Ngực, mô và cơ quan ổ bụng bị phù nề hay úng nước. 5/ Điều trị: PMWS thường kéo dài trong nhiều tháng và không có phương pháp điều trị nào đạt hiệu quả • Những dược phẩm kháng khuẩn thường không hiệu quả nếu không có những biện pháp phòng ngừa đối với những biến đổi của bệnh. Tuy nhiên, theo các báo cáo gần đây cho rằng sự đáp ứng tốt trong kiểm soát bệnh thứ cấp bằng cách bổ sung Amoxicillin. • Hiện nay không có loại vaccine nào nhưng nếu Pasterella bị cô lập, nó có thể tạo thành vaccine tự sinh. • Những báo cáo gần đây cũng cho thấy nơi bị nhiễm trùng thứ cấp xảy ra thì sử dụng Tiamulin bằng cách tiêm hay bổ sung vào thức ăn đều hữu hiệu. • Heo cũng cho đáp ứng tốt khi tiêm Corticosteroid (2mg/kg), giúp gia tăng tỉ lệ tăng trưởng và giảm tỉ lệ chết. 6/ Các biện pháp quản lý và ngăn ngừa bệnh: • Kiểm soát bệnh dựa trên tốc độ xuất đàn hay nhập đàn, đặc biệt là vận dụng những hệ thống toàn lực khi chuyển heo sang đàn khác. • Nên lưu tâm tới phương pháp chăn nuôi tốt, hệ thống thông gió và nhiệt độ trong trại. • Tránh mật độ chăn nuôi cao và giảm sự pha trộn giữa heo khác ngày tuổi. • Nên nhận biết sớn những con bị bệnh và nhanh chóng tách đàn. • Nếu có sự hiện diện đồng thời của những bệnh khác, nên lưu ý điều trị và kiểm soát toàn bộ chúng. • Có những tầng phân cách chắc chắn giữa các chuồng. • Tiêm chủng bằng vaccine ngừa Parvovirus (PPV) và kiểm soát PRRS. • Chỉ nên gây giống từ những đàn không có tiền sử với bệnh hay đã có kháng thể. • Kiểm tra kỹ lưỡng nguồn heo nhập đàn. • Lưu ý kỹ đến vấn đề vệ sinh, và giải quyết nguồn phân, đặc bịêt là những con 7/ Kết luận: Hội chứng còi cọc sau cai sữa xảy ra trên Heo với tỷ lệ chết cao và thiệt hại nặng nề về kinh tế cho nhà chăn nuôi. Mặt khác, khi đàn heo bị nhiễm thì tất cả các biện pháp điều trị đều không có kết quả Hiện nay, vấn đề cấp thiết là làm sao để đàn gia súc và gia cầm của chúng ta không bị nhiễm trong khi vaccin phòng bệnh vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu và chưa có kết quả. Công ty REP chúng tôi xin giới thiệu đến quý Nhà Chăn Nuôi biện pháp phòng và trị bệnh bằng cách “ Ứng dụng công nghệ sinh học vào quy trình chăn nuôi”, đây là một giải pháp an toàn và hiệu quả Giúp chúng ta hạn chế và thay thế kháng sinh trong tương lai. Các chế phẩm sinh học được sử dụng hiệu quả và phổ biến hiện nay như sau: • Chế phẩm sinh học Nutrilaczym - bao gồm các loại men vi sinh, enzyme và vi khuẩn có lợichuyên phòng trị các bệnh rối loạn tiêu hóa và loạn khuẩn đường ruột. Kích thích tiêu hóa, tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. • Chế phẩm sinh học Mano-Glucan là chế phẩm kích thích miễn dịch có chứa β1-3, 1-6 D-glucans và Manoglucan giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch nhằm tiêu diệt các mầm bệnh do Vi Khuẩn, Virus gây ra. Kích thích quần thể vi sinh vật có lợi đường ruột phát triển và phòng chống các bệnh nhiễm trùng trên đường tiêu hóa. • Sử dụng chế phẩm sinh học như Detoxi – Chế Phẩm Giải Độc Gan Thận, chuyên phòng ngừa và điều trị các bệnh trên Gan và Thận ở gia cầm và gia súc. Chuyên phục hồi chức năng gan và thận sau khi điều trị các bệnh nhiễm truyền nhiễm trên Gan Thận. Trong thành phần có chứa Cynarin (Actiso) và sorbitol giúp thú tiêu hóa tốt thức ăn, giúp hệ vi sinh vật đường ruột ổn định và phát triển, tăng cường tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. • Sử dụng chế phẩm sinh học Antistress - Chế Phẩm tăng lực, phục hồi sức khỏe và chống Stress cho gia súc, gia cầm. Sản phẩm giúp thú ăn nhiều, tăng năng suất sản xuất và tăng sức đề kháng, giúp thú có khả năng chống chọi với tất cả các bệnh truyền nhiễm. . HỘI CHỨNG CÒI CỌC Ở HEO CAI SỮA. Cập nhật ngày: 09:38, 27/06/2011 PMWS (Post - Weaning Multisystemic Wasting Syndrome) đã trở thành một vấn đề nhận được nhiều. khi đàn heo nhiễm bệnh thì tỷ lệ chết có khi lên đến 90 %. Do đó, công ty REP chúng tôi xin giới thiệu đến quý nhà chăn nuôi giải pháp Phòng và Trị hiệu quả Hội Chứng còi cọc ở heo cai sữa . tháng và sau đó giảm từ từ. v Heo nái và heo con: • Những con heo trưởng thành, heo nái và heo con không bị ảnh hưởng . • Hiếm khi một con heo mới thôi bú bị ảnh hưởng bệnh cho đến khi nó được

Ngày đăng: 10/08/2014, 17:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • HỘI CHỨNG CÒI CỌC Ở HEO CAI SỮA.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan