1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

MỐI QUAN HỆ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI doc

24 2,8K 115

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 351,5 KB

Nội dung

Bởi lẽ để biến mục tiêu đó thành hiện thực, thì phải có hàng loạt điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết, phải giải quyết nhiều mối quan hệ - đặc biệt là mối quan hệ giữa thúc đẩy tă

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là mục tiêu và ước vọng của tất cả các dân tộc trên thế giới, đây là vấn đề có tính vĩ mô mà không thực hiện tốt nó thì sẽ không thể đưa đất nước thực sự đi lên Kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội

là mục tiêu "kép" của sự phát triển nhanh, lành mạnh và bền vững mà nhiều quốc gia trên thế giới đều mong muốn đạt tới Tuy nhiên, trên thực tế, đây là bài toán khó, mà không phải nước nào cũng có thể tìm ra lời giải thỏa đáng Bởi lẽ để biến mục tiêu đó thành hiện thực, thì phải có hàng loạt điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết, phải giải quyết nhiều mối quan hệ - đặc biệt là mối quan hệ giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội – trong một mô hình phát triển nhất định Việc lựa chọn

mô hình nào để định hướng cho đất nước là tùy thuộc vào điều kiện và mục tiêu của mỗi quốc gia theo đuổi Trong đề tài này, nhóm xin phân tích mối quan hệ này tại ba quốc gia đại diện cho ba châu lục khác nhau: Nigeria ( Châu Phi), Brasil ( Châu Mỹ La tinh) và Việt Nam ( Châu Á) Để từ đó kiến nghị giải pháp cho mỗi quốc gia để định hướng mô hình nào cho phù hợp với điều kiện của mình

Để hiểu thêm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội cũng như thực tiễn của mối quan hệ này ở các nước đang phát triển, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện đề tài này, hy vọng đề tài này sẽ được sự ủng hộ của thầy và các bạn

Trang 2

1 Tăng trưởng kinh tế.

a Các khái niệm về tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định

Tăng trưởng kinh tế là sự mở rộng sản lượng bởi một sự gia tăng các hoạt động kinh

tế sử dụng các công nghệ sản xuất hiện có

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ của một nước trong một thời điểm nào đó trong điều kiện có công ăn việc làm đầy đủ

 Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng hay mở rộng giá trị sản lượng hàng hóa và dịch

vụ của một nước trong một thời điểm nhất định

b Nội dung, đặc điểm.

Tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh quy mô tăng lên hay giảm

đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc của thời kỳ này so với thời kỳ trước đó Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng qui mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng Qui mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế giữa năm hay các thời kỳ

Ngày nay, tăng trưởng kinh tế được gắn với chất lượng tăng trưởng Mặt số lượng của tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở qui mô, tốc độ của tăng trưởng Còn mặt chất lượng của tăng trưởng kinh tế là tính qui định vốn có của nó, là sự thống nhất hữu cơ làm cho hiện tượng tăng trưởng kinh tế khác với các hiện tượng khác Chất lượng tăng trưởng được qui định bởi các yếu tố cấu thành và phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành nên tăng trưởng kinh tế

c Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế.

Trên thế giới có hai nhóm chỉ tiêu cơ bản để đo lường mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, đó là nhóm chỉ tiêu thống kê và chỉ tiêu so sánh

 Chỉ tiêu thống kê:

 Quy mô sản lượng quốc gia(GDP): Tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên lãnh thổ một nước tính trong một thời kì( thường là 1 năm)

Trang 3

Để tính GDP ta có 3 cách tiếp cận cơ bản là từ sản xuất, tiêu dùng và phân phối:

+) Phương pháp sản xuất: GDP =

Trong đó VA là giá trị gia tăng của nền kinh tế

+) Phương pháp chi tiêu: GDP = C + I + G + X – M

+) Phương pháp thu nhập: GDP = w + i + r + Pr + Ti + De

 Sản lượng quốc gia tính bình quân đầu người(Yp)

Với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiêu GDP và GNI còn được sử dụng để đánh giá mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi quốc gia Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số

Tốc độ tăng thu nhập bình quân trên đầu người: gyp = 100%

 Chỉ tiêu so sánh: Tốc độ tăng trưởng định gốc; Tốc độ tăng trưởng liên hoàn và tốc độ tăng trưởng trung bình

Ngày nay để đo lường mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, hết các nền kinh

tế đều sử dụng các chỉ tiêu GDP và GNP Đây là hai chỉ tiêu đầu tiên trong hệ thống tài khoản quốc gia SNA Ngoài ra, trong SNA còn có các chỉ tiêu phản ánh thu nhập của mỗi quốc gia Tuy nhiên trong thực tế việc tính toán chúng còn nhiều hạn chế

d Quan điểm.

Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng tăng trưởng kinh tế Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc và một số nhà kinh tế học nổi tiếng được giải thưởng Nobel gần đây như G.Becker, R.Lucas, Amrtya Sen, J.Stiglitz, thì cùng với quá trình tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng biểu hiện tập trung ở các tiêu chuẩn chính sau đây:

- Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong dài hạn và tránh được những biến động từ bên ngoài

Trang 4

- Thứ hai, tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, được thể hiện ở sự đóng góp của yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp TFP cao và không ngừng gia tăng.

- Thứ ba, tăng trưởng phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

- Thứ tư, tăng trưởng đi kèm theo với phát triển môi trường bền vững

- Thứ năm, tăng trưởng hỗ trợ cho thể chế dân chủ luôn đổi mới, đến lượt nó thúc đẩy tăng trưởng ở tỷ lệ cao hơn

- Thứ sáu, tăng trưởng phải đạt được mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và giảm được đói nghèo

Như vậy, khi nghiên cứu quá trình tăng trưởng, cần phải xem xét một cách đầy đủ hai mặt của hiện tượng tăng trưởng kinh tế là số lượng và chất lượng của tăng trưởng Tăng trưởng kinh tế với tốc độ và chất lượng cao là mong muốn của mọi quốc gia và của cả nhân loại trên thế giới

2 Công bằng xã hội.

a Khái niệm.

Khác với khái niệm tăng trưởng kinh tế là cái có thể xác định bằng những con số, khái niệm công bằng mang tính chuẩn tắc, nghĩa là tùy thuộc nhiều vào quan niệm của con người Công bằng xã hội là một phạm trù chính trị xã hội thể hiện mối quan hệ giữa các thành viên trong xã hội dựa trên nguyên tắc thống nhất ngang bằng giữa cống hiến và hưởng thụ, được phản ánh qua phân phối thu nhập Theo nghĩa rộng CBXH là công bằng

về các quyền con người và về điều kiện thực hiện các quyền đó của các cá nhân – con người hay rộng hơn là của các chủ thể xã hội Trong kinh tế học có hai khái niệm về công bằng xã hội thường được sử dụng là công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc Công bằng theo chiều ngang là đối xủ như nhau với những người có đóng góp như nhau Công bằng theo chiều rộng là đối xử khác nhau với những người có khác biệt bẩm sinh hoặc có điều kiện xã hội khác nhau Như vậy, công bằng xã hội là một khái niệm rất rộng, bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội Xét tổng thể công bằng xã hội gắn liền với sự phát triển toàn diện của con người và là kết quả của sự phát triển đó

b Bất bình đẳng xã hội.

Trang 5

Bất bình đẳng xã hội là sự không bình đẳng, sự không bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội Bất bình đẳng xã hội không phải là một hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các

cá nhân trong xã hội Xã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác Qua những xã hội khác nhau đã tồn tại những hệ thống bất bình đẳng xã hội khác nhau Bất bình đẳng xã hội là một vấn đề trung tâm của xã hội học, đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự phân tầng trong tổ chức xã hội

Có 6 lý do dẫn đến sự khác biệt của các cá nhân trong xã hội: khả năng và kĩ năng lao động khác nhau; cường độ làm việc khác nhau; sự khác nhau về nghề nghiệp; sự khác nhau về giáo dục đào tạo; được hưởng thừa kế và chiếm hữu tài sản khác nhau; gánh chịu rủi ro khác nhau

Để khảo sát vấn đề công bằng và bất bình đẳng xã hội, người ta sử dụng các thước đo sau:

Phân phối thu nhập theo đầu người hoặc các nhóm dân cư: tính phân phối thu nhập

cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong một thời gian nhất định, không quan tâm đến nguồn mang lại thu nhập và môi trường sống của dân cư, mà chia đều thu nhập cho mọi thành phần dân cư Phương pháp tính là người ta chia dân số thành 5 nhóm người, mỗi nhóm có 20% dân số, sau đó xếp theo thứ tự từ thấp đến cao về thu nhập Qua

đó, có thể thấy mức độ công bằng xã hội thông qua việc so sánh nhóm giàu nhát và nhóm nghèo nhất

Đường cong Lorentz: cho thấy mối quan hệ định lượng giữa % dân số có thu nhập và

% trong tổng thu nhập nhận được trong một thời gian nhất định(1 năm)

Đường cong Lorenz là sự biểu diễn bằng hình học của hàm phân bố tích lũy, chỉ ra quan hệ giữa tỷ lệ phần trăm của một giá trị thể hiện qua trục tung với tỷ lệ phần trăm của một giá trị khác thể hiện qua trục hoành Đường cong Lorenz thường được sử dụng trong việc nghiên cứu sự phân bố thu nhập, chỉ ra tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình hay dân số trong tổng số và tỷ lệ phần trăm thu nhập của họ trong tổng thu nhập Một điểm bất kỳ trên đường Lorenz cho biết tỷ lệ % cộng dồn của nhóm dân cư nghèo nhất nhận được bao nhiêu % tổng thu nhập Như vậy đường Lorenz là cách biểu hiện trực quan của sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, nó càng lõm thì mức

độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng cao

Trang 6

Chỉ số Gini cũng là thước đo phổ biến để xác định mức bất bình đẳng trong phân phối

thu nhập, hệ số Gini được đưa ra nhằm lượng hoá đường cong Lorenz Nó được tính bằng cách chia diện tích nằm giữa đường chéo và đường cong Lorenz với toàn bộ diện tích nằm dưới đường chéo, có nghĩa là G = A/(A+B) Hệ số G càng cao, mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng lớn Dựa vào những số liệu thu thập được, ngân hàng thế giới WB nhận thấy rằng , mức biến động của hệ số G đối với những nước có thu nhập thấp: từ 0.3-0.5, thu nhập trung bình 0.4-0.6, thu nhập cao 0.2-0.4 Từ đó WB đưa ra nhận xét, hệ số G tốt nhất thường xoay quanh 0.3

Chỉ số nghèo khổ: tỉ lệ phần trăm giữa số dân sống dưới mức tối thiểu với tổng số

dân Để xác định mức nghèo khổ, người ta phải đưa ra chuẩn nghèo, hiện nay còn tồn tại nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau về đói nghèo

Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người: Thước đo này đựoc coi là một

chỉ số đánh giá trình độ phát triển của một nước ở một thời kì nhất đinh Những nhu cầu

cơ bản này bao gồm mức min dinh dưỡng, sức khoẻ, mặc, ở và các khả năng đảm bảo sự phát triển cá nhân Dù có những quan điểm khác nhau về các nhu cầu cơ bản, nhưng nhìn chung là có thể đo được các nhu cầu này Một xã hội không được coi là công bằng khi đại đa số dân cư không được thoả mãn các nhu cầu cơ bản bất luận GNP/người cao hay thấp

Chỉ số phát triển con người (HDI): Chỉ số phát triển xã hội tổng hợp do Liên hợp

quốc nêu ra Bao gồm 73 chỉ tiêu kinh tế, chính trị, xã hội Tuy nhiên, trên thực tế rất ít nước có thể thoả mãn các chỉ tiêu này Vì vậy, đối với các nước đang phát triển, dù tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng không phải bao giờ cũng đạt được chỉ số phát triển xã hội cao Việc đưa vào chỉ số phát triển xã hội tổng hợp quá nhiều chỉ số đã gây ra khó khăn trong tính toán đặc biệt là ở các nước đang phát triển

Chỉ số chất lượng vật chất cuộc sống: được tính toán dựa trên 3 tiêu chí cơ bản là:

tuổi thọ, tỉ lệ tử trẻ sơ sinh, tỉ lệ xoá nạn mù chữ Chỉ số này đã phản ánh những khía cạnh cơ bản của sự phát triển xã hội và gián tiếp nói lên mức độ công bằng xã hội của một nước

3 Mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Có thể nói tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia Nhưng bên cạnh tăng trưởng kinh tế thì việc quan tâm đến công bằng xã hội là một trong những yếu tố cần thiết để phát triển bền vững

Trang 7

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có mối quan hệ mật thiệt, 2 chiều.Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để thực hiện công bằng xã hội Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là biểu hiện của công bằng xã hội Công bằng xã hội là một trong những điều kiện không thể thiếu được để có tăng trưởng kinh tế cao và bền vững Như vậy công bằng xã hội là biểu hiện của tăng trưởng kinh tế nhìn chung, có ba trường phái quan điểm mang tính chất phổ quát, bao gồm: (1) quan niệm cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến bất bình đẳng xã hội.(2) quan điểm cho rằng cần ưu tiên công bằng hơn tăng trưởng.(3) quan điểm cho rằng tăng trưởng phải đi đôi với công bằng.

Các mô hình về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội:

Quan điểm của K.Marx về phân phối bất bình đẳng trong xã hội TBCN Marx đã có

những kết luận: Thứ nhất lẽ ra trong sản xuất, lao động là yếu tố quan trọng nhất thì trong phân phối cũng phải lấy phân phối theo lao động là phương thức cơ bản Do vậy phân phối trong CNTB là không phù hợp Thứ hai việc phân phối dựa vào tài sản là chính nhưng dưới CNTB, tài sản chủ yếu tập trung vào một số người giàu có, còn đại bộ phận người lao động chỉ có sức lao động Điều này làm tăng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của CNTB

Mô hình tăng trưởng trước bình đẳng sau của A Lewis Ông cho rằng sự bất bình

đẳng sẽ tăng lên lúc đầu và sau đó sẽ giảm bớt khi đã đạt được tới mức độ phát triển nhất định Trước hết, sự bất bình đẳng tăng lên ở giai đoạn đầu bởi vì cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp, số lượng lao động được thu hút vào làm việc ở khu vực này ngày càng tăng nhưng tiền công của công nhân vẫn ở mức tối thiểu Như vậy, trong khi mức tiền công của công nhân không thay đổi thì thu nhập của các nhà tư bản tăng lên

do quy mô mở rộng và lao động của công nhân mang lại Ở giai đoạn sau sự bất bình đẳng giảm bớt do khi lao động dư thừa sẽ được hút hết vào khu vực thành thị thì lao động trở thành yếu tố khan hiếm trong sản xuất Nhu cầu lao động ngày càng tăng lên đòi hỏi phải tăng tiền lương như vậy sẽ dẫn đến giảm bớt sự bất bình đẳng Trong mô hình này, bất bình đẳng không chỉ là kết quả của tăng trưởng kinh tế mà còn là điều kiện cần thiết của tăng trưởng Theo quan điểm của Lewis, bất bình đẳng là điều kiện để người giàu tăng tích lũy, tăng đầu tư, do đó sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế

Mô hình chữ U ngược (Simon Kuznets) Simon Kuznets tiến hành nghiên cứu về mối

quan hệ giữa thu nhập và tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập Theo mô hình này thì các nước đang phát triển có dấu hiệu diễn ra bất bình đẳng cao hơn so với các nước phát triển Qua nghiên cứu nhiều nước hơn nữa có kết quả tương tự: bất bình đẳng tăng ở giai đoạn đầu và giảm ở giai đoạn sau khi lợi ích của tăng trưởng lan tỏa rộng rãi hơn Tuy nhiên mô hình còn có những hạn chế như là không giải thích được nguyên

Trang 8

nhân cơ bản nào tạo ra sự bất bình đẳng trong quá trình phát triển Các chính sách của chính phủ các nước có tác động như thế nào đến sự tăng trưởng và bình đẳng Sự bất bình đẳng có phải là tất yếu hay không đối với sự phát triển ở các nước.

 Mô hình này có sự kế thừa mô hình tăng trưởng trước công bằng sau của A.Lewis Tuy nhiên cả hai mô hình này đều có sự hạn chế, đó là không giải thích được nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến sự ất bình đẳng trong sự phát triển, sự tác động của các chính sách của chính phủ các nước đến tăng trưởng và bất bình đẳng

Mô hình của M B Todaro Theo mô hình này thì có 4 lý do để tăng trưởng kinh tế

phải gắn với công bằng xã hội: Ở các nước đang phát triển, người giàu có xu hướng tiêu xài xa xỉ, không đóng góp cho tiết kiệm và đầu tư Người lao động có thu nhập thấp, không đủ điều kiện để đảm bảo cho sức khỏe và vì vậy năng suất lao động của họ rất thấp Khi tăng thu nhập cho người nghèo thì kích thích những đối tượng này chi tiêu nhiều hơn và từ đó sẽ kích thích mở rộng sản xuất Bất bình đẳng gia tăng làm cho mâu thuẫn xã hội gia tăng, từ đó kìm hãm tăng trưởng kinh tế Có thể nói mô hình này đã lý giải được những hạn chế của hai mô hình trên, tuy nhiên nó chỉ đưa ra được lý do để tăng trưởng kinh tế phải gắn với công bằng xã hội chứ chưa nói được phải thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng như thế nào Điều này đã được H.Oshima giải quyết bằng mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng

Mô hình tăng trưởng đi đôi với bình đẳng (H Oshima) Theo H Oshima sự bất bình

đẳng có thế được hạn chế ngay từ đầu Như vậy, trước hết khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị sẽ được cải thiện ngay từ giai đoạn đầu nhờ việc đầu tư phát triển khu vực nông nghiệp nông thôn Tiếp đó là quá trình cải thiện dần khoảng cách thu nhập giữa xí nghiệp có quy mô lớn và xí nghiệp có quy mô nhỏ ở thành thị, cũng như nông trại lớn và ông trại nhỏ ở nông thôn Tiết kiệm sẽ được tăng lên ở tất cả các nhóm dân cư kể

cả các nhóm có thu nhập thấp nhất và đó là điều kiện để phát triển sản xuất

Quan điểm về phân hóa giàu nghèo của Max Weber Phân tần xã hội là hệ quả của

phân chia tài sản, quyền lực trong xã hội do yếu tố sở hữu quyết định Bản than người có phương tiện kinh tế chưa hẳn có quyền lực và uy tín cho nên trình độ văn hóa, giáo dục là nguồn lực quyết định để phân tầng xã hội Nhấn mạnh khả năng thị trường, xem đây là nhân tố đầu tiên của sự bất bình đẳng hơn là yếu tố tài sản

Trên Thế giới có khoảng 145 nước thuộc thế giới thứ ba, các quốc gia sẽ có sự khác nhau về văn hoá , các điều kiện kinh tế, cơ cấu chính trị và xã hội, v.v Đồng thời, vì những nước này đều là các nước đang phát triển, nên chắc chắn là họ cũng có những

Trang 9

điểm chung Các quốc gia khác nhau thì có sự lựa chọn con đường phát triển của mình khác nhau Có nước thì đề cao mục tiêu tăng trưởng kinh tế, có nước đề cao công bằng xã hội, có nước lại chọn kết hợp cả hai mục tiêu đó một cách hợp lý…để tiện trong vấn đề nghiên cứu, nhóm đã chọn ra 3 quốc gia đại diện: Nigeria, Bhutan và Việt Nam.

1 Tổng quan về 3 nước.

 Cộng hòa Liên bang Nigeria: là quốc gia thuộc Tây Phi Thủ đô là Abuja Dân số

149,2 triệu người (2009),là quốc gia đông dân nhất châu Phi Diện tích: 923,768 km2.Tôn giáo: 50% dân số theo đạo Hồi, 40% theo đạo Thiên chúa và 10% theo đạo cổ truyền Đảng Dân chủ nhân dân (PDP) đã thống trị kể từ khi trở về quy luật dân sự năm 1999

Vương quốc Bhutan: Bhutan là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Nam Á nằm

giữa Ấn Độ và Trung Quốc Bhutan có dân số khoảng 672.425 người (2006).Thimphu là thủ đô đồng thời là thành phố lớn nhất nước Ngôn ngữ chính thức là Dzongkha Buhtan được biết đến là quốc gia cô lập nhất trên thế giới với các chính sách kinh tế và xã hội nghiêm ngặt để bảo tồn nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng truyền thống của mình Đây cũng là một điều thú vị thu hút khách du lịch nước ngoài Bhutan đã trở thành một chế độ quân chủ từ năm 1907 Năm 2008, chuyến sang chế độ quân chủ lập hiến Nhà vua trẻ của Buhtan hiện nay là Jigme Khesar Namgyal Wangchuck

 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: ( Thủ đô Hà Nội) là một quốc gia nằm ở

phía đông bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, với diện tích khoảng

331698 km², với dân số là 89571130 người Nền kinh tế Việt nam là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân

dân, hướng tới mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

(phụ lục 1)

2 Thực tiễn tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

a Về tăng trưởng kinh tế

■ Tình hình tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia năm 2010: để hiểu được thực tiễn vấn đề

tăng trưởng kinh tế ở 3 nước này ta xem bảng sau:

Quốc gia

Chỉ số

Trang 10

GDP/người 2400USD 5000 USD 1100USD

Bảng 1: Tổng hợp tình hình tăng trưởng kinh tế của ba nước

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng: tổng sản phẩm quốc dân của 3 nước có

sự chênh lệch lớn, cao nhất ở Nigeria và thấp nhất ở Bhutan Tuy vậy thu nhập bình quân đầu người Bhutan thì cao nhất.Tốc độ tăng trưởng kinh tế của 3 nước đều thuộc loại cao

Nợ công và nợ nước ngoài còn là một gánh nặng Tỷ lệ lạm phát ở Nigeria và Việt Nam tương đối cao trong khi đó ở Bhutan lại ở mức thấp Thất nghiệp ở cả 3 nước tương đối thấp Ngoài ra, ở Bhutan và Việt Nam nhập siêu, còn ở Nigeria xuất siêu Vậy để đánh giá xem ở 3 nước này có thực sự tăng trưởng kinh tế bền vững hay không thì ta xem xét những khía cạnh sau đây:

 Thứ nhất, về tốc độ quy mô tăng trưởng kinh tế:

 Ở Nigieria: Với tài nguyên dồi dào, hệ thống tài chính, pháp luật, thông tin-liên

lạc, giao thông ngày càng hoàn thiện, Nigeria được hy vọng sẽ trở thành nước có nền kinh tế đứng đầu châu Phi Nigeria là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi Nam Sahara( 34 tỷ thùng và 2000 tỷ m3 khí đốt tự nhiên).Hàng năm Nigeria cung cấp cho Mỹ 12% tổng lượng dầu nhập khẩu của nước này Sau hàng loạt những cố gắng của chính phủ thì GDP đã tăng mạnh trong 2007-2010 vì xuất khẩu dầu tăng và giá dầu thô toàn

Trang 11

cầu cao trong năm 2010 Năm 2007, GDP (PPP) đã xếp thứ 37 trên thế giới Theo số liệu của tổ chức Ngân hàng thế giới thì GDP (tính theo sức mua-PPP) của Nigeria đã tăng gấp đôi từ $170.7 tỷ năm 2005 lên $292.6 tỷ năm 2007 và $369.8 tỷ năm 2010 đứng thứ 32 trên thế giới Nền kinh tế Nigeria phát triển khá ổn định, tăng trưởng đạt 6.9% trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu.Năm 2010 tăng trưởng 6.8%.

 Ở Bhutan: Bhutan là một trong những nền kinh tế nhỏ nhất thế giới và phát triển

nhất Từ năm 2003 đến năm 2010 tổng sản phẩm quốc nội đã tăng từ khoảng 2.913 tỷ USD lên đến 3.526 tỷ USD và đưa nền kinh tế Bhutan đứng thứ 170 trên thế giới

 Ở Việt Nam: Hơn 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã đạt được những kết quả rất tích

cực trong phát triển kinh tế Nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong nhiều năm liền Tỷ lệ tăng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 1986-1990 là 4,4%, thời kỳ 1991-2000 là 7,5%, thời kỳ 2001-2005 là trên 7,5%; năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007 đạt 8,46%; mấy năm gần đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, GDP năm

2008 tăng 6,18%, năm 2009 tăng hơn 5% và GDP năm 2010 đạt 104.6 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng là 6,8% nhưng vẫn thuộc nhóm nước có tỷ lệ tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới Tổng sản phẩm trong nước năm 2010 tăng gấp hai lần so với năm 2005

 Thứ hai là sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế:

Đóng góp GDP và giá trị sản xuất các ngành kinh tế:

- Nigeria: đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp:39,1%, công nghiệp: 32,9% và

dịch vụ: 35,2% ( năm 2010) Với lực lượng lao động trong các ngành nghề: Nông nghiệp: 70%, công nghiệp: 20% và dịch vụ 10 % Xu hướng là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp

và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ Nông nghiệp đã từng là ngành xuất khẩu chính của Negeria Đã từng có thời điểm Nigeria là nước xuất khẩu nhiều lạc, ca cao, dầu

cọ lớn nhất thế giới Nigeria là nước đứng thứ 12 về sản xuất dầu, thứ 8 về xuất khẩu dầu

và là nước có trữ lượng dầu thô xếp thứ 10 trên thế giới Dầu mỏ đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, chiếm 40% GDP và 80% thu nhập của Chính phủ Tuy nhiên, sự bất ổn trong mấy năm gần đây ở các khu vực khai thác dầu đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dầu, khiến nó không thể hoạt động hết 100% công suất Nigeria có hệ thống tài chính ngân hàng phát triển bao gồm các ngân hàng quốc tế và địa phương, các công ty đầu tư chứng khoán, môi giới chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, bất động sản, và bảo hiểm

- Bhutan: Đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp:17,6%, công nghiệp: 45% và

dịch vụ: 37,4 % ( năm 2010) Với lực lượng lao động trong các ngành nghề: Nông nghiệp: 63%, công nghiệp: 6% và dịch vụ 31% Nền kinh tế nhỏ của Bhutan phụ thuộc vào nông nghiệp, lâm nghiệp, và việc bán thủy điện cho Ấn Độ Nông nghiệp là phương tiện sinh

Trang 12

sống của hơn 80% dân số Hoạt động nông nghiệp chủ yếu là canh tác và chăn nuôi gia súc Các sản phẩm thủ công, đặc biệt là sản phẩm dệt và các sản phẩm thủ công tôn giáo phục vụ việc thờ cúng trong gia đình là một ngành công nghiệp nhỏ và một nguồn thu nhập cho một số dân cư Lĩnh vực công nghiệp còn nhỏ bé, sản phẩm làm ra theo kiểu công nghiệp gia đình

- Việt Nam: Đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp:17,1%, công nghiệp: 31,6% và

dịch vụ: 51.4 % ( năm 2010) Với lực lượng lao động trong các ngành nghề: Nông nghiệp: 51,8%, công nghiệp: 12,4% và dịch vụ 32,7% Số lượng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên trong khi số lao động trong ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi

Biểu đồ 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam 1990 – 2009

số này chỉ còn 31,6% Tỷ trọng ngành Dịch vụ trong GDP giai đoạn 1990- 2005 chưa có biến động nhiều, năm 1990 là 38.6%, 38,1%( 2005) Sau đó dịch vụ được ưu tiên phát triển và đã tăng vọt lên 51,8% năm 2010

Ngày đăng: 10/08/2014, 17:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. “ Gắn kết tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội” tạp chí cộng sản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gắn kết tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội
5. “ Bài học đắt giá của Nigeria” báo điện tử Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài học đắt giá của Nigeria
6. “Economy Brasl -2011” Country of the World Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economy Brasl -2011
7. “Economy Nigeria 2011” Country of the World Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economy Nigeria 2011
8. “Economy Vietnam 2011” Country of the World.9. Nigeria – Wikipedia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economy Vietnam 2011
13. “ Đo tổng sản lượng quốc gia bằng hạnh phúc” - Việt báo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo tổng sản lượng quốc gia bằng hạnh phúc
1. Bài giảng kinh tế phát triển - TS Nguyễn Chí Hải - Trường Đại học Kinh tế - Luật Khác
2. Giáo trình kinh tế phát triển, GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng Khác
3. Giáo trình kinh tế vĩ mô, TS Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tổng hợp tình hình tăng trưởng kinh tế của ba nước. - MỐI QUAN HỆ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI doc
Bảng 1 Tổng hợp tình hình tăng trưởng kinh tế của ba nước (Trang 10)
Bảng 2: Tổng hợp tình hình thực hiện công bằng xã hội ở ba nước. - MỐI QUAN HỆ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI doc
Bảng 2 Tổng hợp tình hình thực hiện công bằng xã hội ở ba nước (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w