1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh tế Fulbright - Cải cách nông thôn, xóa đói giảm nghèo, và tăng trưởng kinh tế docx

36 254 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 202,83 KB

Nội dung

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2003-2004 Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch. 7 Cải cách nôn g thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh te á David O. Dapice and Cao Duc Phat 3 CẢI CÁCH NÔNG THÔN, XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Trong chương này chúng tôi trình bày về quá trình phát triển của nông nghiệp Việt Nam, mối liên quan giữa nông nghiệp với sự phát triển kinh tế nói chung, vai trò của nông nghiệp trong việc xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ đặc biệt chú trọng đến vấn đề xây dựng các chính sách cần thiết để thúc đẩy nông nghiệp phát triển với nhòp độ ngày càng cao ở mọi miền đất nước. Chương viết này gồm 5 phần. Phần 1 giới thiệu ngắn gọn quá trình phát triển của nông nghiệp Việt Nam trong mười năm qua về mặt sản xuất cũng như những thay đổi thể chế. Phần 2 trình bày về sự cần thiết phải đầu tư nhiều vào các vùng nông thôn, nhất là vào nông nghiệp, như một sách lược tối ưu để thúc đẩy nhòp độ tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Phần 3 phân tích một số chính sách thường có liên quan chặt chẽ tới nông nghiệp là tối cần thiết để gia tăng sản lượng nông nghiệp. Đó là các chính sách về đất đai, cơ sở hạ tầng nông thôn, công tác nghiên cứu khuyến nông, dòch vụ tài chính hệ thống thuế ở nông thôn, công tác nghiên cứu khuyến nông, dòch vụ tài chính hệ thống thuế ở nông thôn. Phần 4 bàn về những chính sách có khả năng tác động mạnh đến nông nghiệp nhưng mối liên quan này chưa được các nhà làm chính sách hiểu một cách thấu đáo. Đó là các chính sách về tỷ giá hối đoái, chính sách y tế giáo dục chính sách thương mại. Trong phần cuối, chúng tôi sẽ phân tích tình hình ở cấp đòa phương, đề xuất một số giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo, đồng thời đạt được tăng trưởng nhanh. Quá trình tăng trưởng của nông nghiệp Việt Nam: 1976 - 1993 Bối cảnh Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1976, Việt Nam đã tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp trong cả nước. Một phần do vậy một phần vì những lý do sẽ được bàn đến trong những phần tiếp theo, nông nghiệp Việt Nam đã gần như không tăng trưởng từ 1976 đến 1980. Vì sự đình trệ này mà Nhà nước đã có những thay đổi về chính sách, nông nghiệp lại cất cánh từ 1980 đến 1984. Tuy nhiên, những thành quả đạt được ở giai đoạn này đã yếu dần đi nông nghiệp lại một lần nữa bò đình trệ. Sau đó, một đợt cải cách mới lại làm nhòp độ phát triển tăng lên, nhưng từ năm 1987, sự tăng trưởng tập trung chủ yếu ở miền Nam (xem Bảng 1). Ngoài thời tiết tác dụng tương đối của đầu tư Nhà nước, nguyên nhân làm cho nhòp độ tăng trưởng lúc cao lúc thấp là do những thay đổi trong chính sách ruộng đất cùng với những thay đổi về giá cả thực tế trả cho nông dân cũng như các mức mà nông dân phải trả. Từ 1976 đến 1980, trong khi dân số tăng lên với mức trên 2%/năm, sản lượng nông nghiệp tăng trưởng chậm, làm cho dân chúng thất vọng nền kinh tế bò trì trệ. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2003-2004 Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch. 7 Cải cách nôn g thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh te á David O. Dapice and Cao Duc Phat 4 Hiện tượng sút kém trong sản xuất lương thực thực phẩm các nông sản khác bình quân trên đầu người cùng với mức nhập khẩu lương thực cao trong năm 1980 đã dẫn đến nhiều cuộc tranh luận. Tới nay, có thể nêu các nguyên nhân sau đây: - Chính sách thiên về công nghiệp nặng: Hầu hết nguồn đầu tư của Nhà nước được dành cho công nghiệp nặng nên không còn bao nhiêu để dành cho nông thôn. Các dự án sử dụng vốn ít ỏi này cũng không phát huy được các lợi thế so sánh của Việt Nam; do vậy, hầu hết các dự án đều đòi hỏi rất nhiều vốn, là một tài nguyên hiếm tại Việt Nam, trong khi lại không tận dụng lao động, là một tài nguyên dư thừa. - Sự phân bổ sử dụng tài nguyên lệch lạc: Cơ chế kế hoạch hóa trước đây dựa trên hệ thống giá cả vô cùng méo mó nên không thể hiện được tính khan hiếm thực của tài nguyên. Giá cả trong nông nghiệp bò duy trì ở mức thấp một cách giả tạo do các quy đònh chính sách trợ cấp cho người tiêu thụ do một tỷ giá hối đoái quá cao giá. Ví dụ, cho đến năm 1980, Nhà nước vẫn giữ giá bán lẻ gạo ở mức 0,4 đồng/kg trong khi giá ngoài thò trường tự do là 4,50 đồng/kg. Cũng vào năm ấy, Nhà nước đã mua 13,5% lương thực, 41% thòt, một số lượng lớn các loại nông sản khác với giá thấp do Nhà nước quy đònh. Năm 1980, xuất khẩu về chè, cà phê, lạc hoa quả chưa được 50.000 tấn, trong khi nhập khẩu ngũ cốc gần 2 triệu tấn nhập khẩu phân hóa học là 412.000 tấn. Xu hướng này một phần là do tỷ giá hối đoái bò nâng giá quá cao cứ bò duy trì ở mức 5,644 đồng = 1 Rúp từ năm 1958, trong khi vật giá đã tăng lên gấp khoảng mười lần. - Quản lý không hữu hiệu: Hầu hết nông nghiệp ở miền Bắc một phần nông nghiệp miền Nam đã được hợp tác hóa. Ban quản lý các hợp tác xã nông trường quốc doanh thường nặng nề kém hiệu quả. Việc phân bổ sử dụng tài nguyên không đúng là hiện tượng phổ biến ở các hợp tác xã. Do vậy, nông dân không có động cơ để canh tác đất của hợp tác xã hoặc để áp dụng kỹ thuật tiến bộ. Ngược lại, họ chỉ quan tâm đến những lô đất nhỏ riêng của mình (đất 5%) vì họ được bán phần thu hoạch từ đó theo giá thò trường. Hơn một nửa thu nhập của nông dân là từ đất 5% chăn nuôi. Các hợp tác xã quản lý hơn 90% đất đai được cung cấp nguồn nguyên vật liệu rẻ, nhưng chỉ có thể mang lại cho nông dân khoảng một phần ba tổng thu nhập của họ. - Cơ sở hạ tầng kém phát triển: Phần nhiều các cơ sở hạ tầng đã bò phá hủy trong chiến tranh. Mặc dù được xây dựng lại từng bước, cơ sở hạ tầng vẫn không được bảo quản đúng mức do phải nhượng bộ trước các ưu tiên khác do quản lý kém. Tình trạng thiếu đường tốt để tiếp cận dễ dàng với thò trường, thiếu công trình thủy lợi để tưới tiêu nước cũng như thiếu phương Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2003-2004 Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch. 7 Cải cách nôn g thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh te á David O. Dapice and Cao Duc Phat 5 tiện phơi sấy bảo quản gây nên nhiều khó khăn cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Bảng 7.1 Tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp ( tính theo giá cố đònh năm 1982) Thời gian Mức tăng trưởng hàng năm 1976 - 1980 2,0 % 1980 - 1984 6,0 % 1984 - 1988 2,9 % 1988 - 1992 5,0 % (riêng ngũ cốc): Đồng bằng sông Cửu Long 8,7 % Các vùng còn lại 2,0 % Tư liệu : Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê (nhiều năm) tính toán của tác giả (chỉ số năm 1992 bằng chỉ số trung bình của các năm 1991-1993 so với chỉ số năm 1988). Đợt cải cách thứ nhất Tháng giêng năm 1981, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thò 100 về cơ chế "khoán sản phẩm" trong nông nghiệp. Đất đai của các hợp tác xã đã được phân phối cho các hộ nông dân để sử dụng ngắn hạn. Hợp tác xã vẫn phụ trách các khâu làm đất, quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh, cung cấp hạt giống cũng như phân hóa học. Các hộ nông dân có nhiệm vụ gieo trồng, làm cỏ, thu hoạch bón phân hữu cơ. "Năng suất khoán" cho mỗi lô đất do hội nghò nông dân xác đònh trên cơ sở năng suất trung bình 4-5 năm trước đó. Nông dân được hưởng từ 30 đến 40% của năng suất này để trả cho số ngày công lượng phân hữu cơ mà họ đã đóng góp. Họ được giữ lại toàn bộ sản lượng vượt mức khoán có quyền bán ở thò trường tự do. Đợt cải cách này đã có tác động tích cực trong nông nghiệp. Sản lượng thóc tăng gần hai triệu tấn từ 1981 đến 1982, mặc dù sản lượng của năm 1981 cũng đã cao. Đây là mức tăng trưởng cao gấp bốn hay năm lần so với mức tăng trưởng thông thường hàng năm trước đó. Tuy nhiên, bước cải cách này mới chỉ giải quyết được một vấn đề - tạo điều kiện cho nông dân được canh tác cho chính mình trong một vài vụ. Mặc dù Nhà nước đã nâng mức giá thu mua nông sản cho nông dân, giá ngoài thò trường tự do vẫn cao hơn khoảng gấp đôi. Nông dân đã đầu tư không nhiều vào lô đất của mình vì đất đai thường xuyên bò xáo trộn. Trên nguyên tắc, các kế hoạch đều đề ra là phải dành ưu tiên cho nông nghiệp nhưng trên thực tiễn, không thể tăng hơn nguồn đầu tư Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2003-2004 Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch. 7 Cải cách nôn g thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh te á David O. Dapice and Cao Duc Phat 6 cho nông nghiệp do ngân sách thâm hụt phải chi nhiều cho các dự án công nghiệp cũng như một số dự án cơ sở hạ tầng. Mức đầu tư cố đònh của Nhà nước vào nông nghiệp trong thời gian 1981-1985 chỉ bằng 42% của mức đầu tư từ 1976 đến 1980. Còn tỷ lệ cung cấp vật tư nông nghiệp thì chỉ bằng 58%. Mặc dù vậy, sản lượng thóc vẫn tăng 27% (so hai khoảng thời gian nói trên0, lợn tăng 22% đại gia súc tăng 33%. GDP nông nghiệp nói chúng tăng 6%/năm, so với 1-2% trong thời kỳ trước đấy. Tuy vậy, tác dụng của các bước cải cách này bắt đầu giảm do mức lạm phát lên cao trong khi giá cả của Nhà nước không được điều chỉnh kòp thời. Nông dân phải mua nhiều vật tư với giá thò trường trong khi mức khoán lại tăng. Do lượng thóc được bán với giá thò trường giảm đi vì lượng phải bán với giá cố đònh tăng lên, nông dân phải đương đầu với tình trạng giá bán giảm trong khi chi phí sản xuất lại lên. Ở nhiều vùng, việc quản lý kém thậm chí cả nạn tham nhũng trong nội bộ hợp tác xã đã khiến cho phần thu nhập của nông dân trong sản lượng khoán tụt xuống chỉ còn 20% hay thậm chí có nơi còn ít hơn. Do mức khoán quá cao, ở một số nơi nông dân không muốn canh tác trả đất lại cho hợp tác xã. Năm 1987, do thời tiết xấu cũng như cơ chế khuyến khích nông nghiệp không hữu hiệu, Việt Nam mất mùa nghiêm trọng. Sản lượng giảm gần 1 triệu tấn so với năm 1986. Sự thiếu hụt lương thực đã gây nên những khó khăn lớn cho một số vùng. Đợt cải cách thứ nhì Đợt cải cách thứ nhì được khởi xướng để đối phó với tình hình này. Nghò quyết 10 được công bố ngày 5 tháng Tư năm 1988, theo đó, các hộ nông dân được sử dụng đất trồng cây hàng năm từ 10 đến 15 năm lâu hơn nữa đối với đất trồng cây lâu năm. Họ chỉ có trách nhiệm đóng thuế trả chi phí các dòch vụ do hợp tác xã cung cấp. Họ được phép trồng bất cứ các loại cây trồng nào họ muốn được bán tự do. Trên nguyên tắc, các hợp tác xã trở thành các đơn vò dòch vụ. Cải cách giá cả đã được tiến hàng năm 1985, nhưng tới năm 1988, Nhà nước đã phải có những chính sách bổ sung. Cơ chế lưỡng giá năm 1985 được chuyển thành cơ chế một giá. Giá một kílô urê giảm từ 3 kg thóc xuống còn 2,5 kg. Tuy nhiên, chính sách một giá chỉ trở nên có tác dụng thực sự khi giá cả được điều chỉnh một cách đònh kỳ tỷ giá hối đoái được cải cách đáng kể. Cuối cùng thì toàn bộ giá cả vật tư nông nghiệp sản phẩm đều được thò trường quyết đònh. Những bước cải cách nói trên được thực hiện cùng một lúc nhờ vậy có tác dụng tức thời rất tích cực. Tuy nhiên, đến năm 1993, trong tình hình giá gạo trên thò trường quốc tế giảm sút tỷ giá hối đoái chính thức bò nâng một cách giả tạo, nông nghiệp lại gặp khó khăn. Giá thóc thực tế vào năm 1993 chỉ bằng khoảng một nửa giá thóc cuối năm 1991 i . Thuế nông nghiệp được giảm xuống 30% tức là chỉ còn 75 của trò giá sản lượng, nhưng điều này không Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2003-2004 Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch. 7 Cải cách nôn g thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh te á David O. Dapice and Cao Duc Phat 7 cứu vãn được tình hình từ sau năm a991, sản lượng nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long cũng như trên cả nước tăng chậm hơn. Vấn đề thể chế pháp lý Ngoài giá cả chính sách đất đai, một số cơ chế khác cũng đã được cải cách phần nào nhưng cần được quan tâm tới nhiều hơn. Vấn đề trung tâm ở đây là: bộ máy hành chính, ngành dòch vụ các đơn vò sản xuất hiện nay phải có vai trò như thế nào trong cơ chế mới? Đa số các tổ chức này đều đã được thành lập có cơ sở pháp lý dựa trên cơ chế kế hoạch tập trung ngày trước, là một cơ chế được mọi người thừa nhận là quan liêu, mang tính chất độc quyền không được phần nào cải tiến nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng Việt Nam cần phải tiếp tục tích cực thay đổi. Bộ máy hành chính bao gồm Bộ Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm các Sở hay Phòng Nông nghiệp thuộc Ủy ban Nhân dân các đòa phương. Bộ máy này trước đây đề ra kế hoạch phát triển nông nghiệp, phân bổ vốn đầu tư cũng như vật tư sản lượng nông nghiệp. Họ cũng tổ chức nghiên cứu phổ biến kỹ thuật mới cho nông dân thông qua các hợp tác xã. Chính Bộ có trách nhiệm hoạch đònh các chính sách nông nghiệp. Sau đợt cải cách năm 1988, cơ chế kế hoạch không còn nữa nhưng Bộ Nông nghiệp các Sở Nông nghiệp cũng như y ban Nhân dân các huyện vẫn tiếp tục phụ trách việc phân bổ vốn đầu tư cho nông nghiệp. Họ quản lý việc phân phối vt thu mua nông sản để xuất khẩu thông qua một hệ thống các xí nghiệp cung ứng vt xuất nhập khẩu. Họ cũng quản lý trực tiếp một số nông trường quốc doanh xí nghiệp sản xuất khác. Họ cũng quản lý trực tiếp một số nông trường quốc doanh ngày nay có quyền tự chủ nhiều hơn, giám đốc các nông trường quốc doanh vẫn do Bộ hoặc các Sở nông nghiệp bổ nhiệm, do vậy bộ Sở vẫn chi phối hoạt động của các đơn vò này. Như vậy, bộ các Sở hoạt động với một số chức năng gần như của những công ty lớn. Họ vừa có sự mâu thuẫn giữa hai vai trò mà họ đảm nhiệm, vai trò hoạch đònh chính sách vai trò hưởng lợi do xí nghiệp làm ra. Cần phải cải cách bộ máy này để Nhà nước chỉ giữ vai trò hoạch đònh chính sách tạo điều kiện hoạt động bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Cũng trong tinh thần này, nên để các xí nghiệp quốc doanh được tự chủ hơn. Hiện nay có 651 xí nghiệp quốc doanh, gồm các dơn vò thương nghiệp, dòch vụ các nông trường quốc doanh. Hầu hết các đơn vò thương nghiệp đều giữ độc quyền cần phải được cải cách. Cho đến nay một số lớn các đơn vò này vẫn hoạt động không hữu hiệu lợi dụng đòa vò độc quyền của mình để nắm quyền kiểm soát thò trường. Đôi khi chúng đóng vai trò trung gian không cần thiết, khiến giá thu mua hàng nông sản giảm sút còn chi phí lưu thông lên cao. Cần phải để cho thương nghiệp tư nhân phát triển hơn nữa trước khi bắt đầu tư nhân hóa các đơn vò thương nghiệp này, vì chỉ như vậy thì các đơn vò quốc doanh mới cảm thấy phải cạnh tranh hoạt động có Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2003-2004 Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch. 7 Cải cách nôn g thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh te á David O. Dapice and Cao Duc Phat 8 hiệu quả. Nếu không còn chòu sự giám sát, dù là hạn chế, của Nhà nước như hiện nay mà vẫn tiếp tục được độc quyền, thì chúng có thể làm cho chi phí lưu thông tăng cao hơn nữa. Các nông trường quốc doanh chủ yếu trồng các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, chè hoa quả. Cũng có một số trồng lúa chăn nuôi. Mặc dù đã nhiều năm nay, các nông trường được hưởng khoảng 10% của ngân sách cho nông nghiệp, nhưng chúng chỉ làm ra 2-3% sản lượng nông nghiệp. Do hoạt động canh tác chăn nuôi tập trung đã không có hiệu quả hầu hết các nông trường đã cho các hộ nông dân thuê đất rồi cung cấp vật tư nông nghiệp cùng các loại dòch vụ, về sau thu mua chế biến sản phẩm của họ. Các nông trường cây lâu năm cũng đã khoán vườn cây cho công nhân. Nên nghiên cứu thực hiện một hình thức cải cách hợp lý, như trao cho các hộ nông dân quyền sử dụng đất cho phép họ làm ăn với bất cứ công ty nào cung cấp vật tư hay thu mua sản phẩm có lợi cho họ nhất, trước hết là đối với các nông trường trồng cây hàng năm. Ngoài ra, cũng nên cho phép tư nhân tham gia kinh doanh cạnh tranh ngay cả trong những ngành có yêu cầu kỹ thuật cao như sản xuất cao su. Hợp tác xã tập đoàn sản xuất (55.000 đơn vò vào năm 1989) trước đây đã thu hút 98% nông dân ở miền Bắc 70% ở miền Nam, gần đây đã thay đổi rất nhiều về chức năng. Trước đây, chúng hoạt động gần như những nông trại lớn trong đó nông dân như người làm thuê. Phương thức hoạt động này đã được chấm dứt do không khuyến khích nông dân làm việc với hiệu quả cao. Năm 1981, Nhà nước quyết đònh cho nông dân nhiều quyền tự chủ hơn giảm bớt quyền hạn của hợp tác xã. Chính sách này được củng cố vào năm 1988. Sau đó, ở miền Nam gần như không còn hợp tác xã. Ở miền Trung miền Bắc, hợp tác xã không còn quản lý hoạt động nông nghiệp với quy mô như trước, tuy ở nhiều nơi họ vẫn còn làm dòch vụ như làm đất, cung cấp vật tư, thu mua sản phẩm, làm công tác khuyến nông bảo vệ thực vật, thu một khoản phí nhỏ cho các hoạt động này. Hai chức năng hành chính kinh tế của hợp tác xã không phải là những loại chức năng có thể kết hợp được một cách dễ dàng, do vậy nên được phân chia rõ ràng. Sự can thiệp của Nhà nước là cần thiết khi phải tài trợ cho các dòch vụ thú y hay bảo vệ thực vật, nhưng trong điều kiện như hiện nay, kết hợp chức năng kinh tế với chức năng hành chính sẽ tạo cho hợp tác xã một lợi thế không công bằng thậm chí có cả tính chất ép buộc so với các xí nghiệp khác. Mặt khác, ở những nơi nông dân vẫn còn dựa vào hợp tác xã để được cung cấp dòch vụ, hợp tác xã nên tiếp tục chức năng này nhưng không nên với tư cách một đơn vò độc quyền hay có lợi thế không công bằng. Một khi khung pháp lý đã được củng cố Luật Đất đai mới được áp dụng, nông dân sẽ cảm thấy an tâm hơn về quyền sử dụng đất của mình. Trong điều kiện mới, nếu các xí nghiệp tư nhân được phép cạnh tranh với các hợp tác xã hiện nay thì đó sẽ là những bước cải cách mang đến cho nông dân sự tự do hoạt động mà họ cần có để giành Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2003-2004 Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch. 7 Cải cách nôn g thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh te á David O. Dapice and Cao Duc Phat 9 lấy những cơ hội kinh tế tốt. Mặt khác, cũng nên để các hình thức hợp tác thực sự tự nguyện có ích do các hộ nông dân tự thành lập được tự do hình thành. Việt Nam còn phải làm rất nhiều, mặc dù cho đến nay đã đạt được những kết quả không nhỏ. Khu vực nông nghiệp đã có những tiến bộ vượt bực. Từ năm 1980 đến năm 1993, sản lượng lúa gạo tăng 88% trong khi dân số tăng 33%; quan hệ mậu dòch với quốc tế được mở rộng dần; giá cả quốc tế đã có tác dụng đònh hướng cho các phương án trồng trọt; nông dân ngày càng an tâm hơn về quyền sử dụng đất của mình. Các yếu tố này đã dẫn đến việc tăng cường đầu tư dài hạn vào đất cũng như nâng cao năng suất cây trồng. Mặc dù giá cả trên thò trường quốc tế có chiều hướng không thuận lợi, kim ngạch xuất khẩu nông sản vẫn tăng nhanh. Nói chung, GDP về nông nghiệp đã tăng với mức 4,5%/năm trong suốt tám năm qua. Thử thách lớn đối với Việt Nam là làm sao duy trì nhòp độ tăng trưởng như vậy, đồng thời làm cho nó lan rộng ra tất cả mọi vùng của đất nước. Tập trung phát triển nông thôn có phải là phương thức để tăng trưởng nhanh không? Việt Nam đã đề ra cho mình mục tiêu tăng GDP khá cao 8%/năm. Thông thường, sản lượng nông nghiệp của một nước không thể tăng hơn 3% đến 5%/năm trừ khi có những vùng đất mới được đưa vào canh tác, mà Việt Nam thì còn rất ít đất để khai hoang; ngoài ra, việc tăng sản lượng còn phụ thuộc vấn đề đầu tư cao. (Sản lượng cũng có thể tăng nhanh khi chuyển từ cơ chế hợp tác xã sang tư nhân, nhưng Việt Nam không thể trông đợi điều này nữa vì đã khai thác tác dụng này trong các đợt cải cách trước đây.) Việt Nam nhận thức được rằng tài nguyên đất của mình không nhiều, với diện tích bình quân trên đầu người ít hơn 1/10 ha. Diện tích rừng đã thu hẹp chỉ còn khoảng một phần năm của tổng diện tích rừng trước đây, ngày nay vẫn tiếp tục giảm, một phần do sức ép của dân số tăng nhanh tập tục du canh trên đất dốc. Hiện nay, có lập luận cho rằng Việt Nam phải "nhảy" thẳng vào thời kỳ công nghiệp hóa vì như vậy mới tránh được những hạn chế vì tài nguyên đất hiếm hoi tận dụng được nguồn lao động có chất lượng tương đối cao. Khi đó, Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh, có thể bằng cách chỉ cần tập trung vào một vài vùng "tam giác phát triển". Cũng theo lập luận này, tại sao ta lại không dồn sức lực tài nguyên vào các vùng đô thò có triển vọng nhất, cứ để cho nông thôn đợi đấy đến khi các khu vực thực sự năng động sẽ tạo công ăn việc làm cho số dân nghèo nông thôn? Ta nên nhớ một vài điều thực tế. Gần 75% tổng số lao động Việt Nam làm việc trong khu vực nông nghiệp lâm nghiệp, khoảng 80% dân cư sinh sống tại nông thôn. Ngay khi số công ăn việc làm tại thành phố tăng với mức 5%/năm (như tại Nam Triều Tiên, Indonesia Malaysia trong những thập niên qua), sẽ phải mất hàng chục năm để mực tăng trưởng dân số nông thôn ngưng lại, chứ chưa nói đến giảm bớt. Thực tế là, ít nhất trong mười hay hai mươi năm sắp tới, dân nghèo nông thôn khó có Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2003-2004 Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch. 7 Cải cách nôn g thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh te á David O. Dapice and Cao Duc Phat 10 thể mong đợi một sự giúp đỡ nào đó từ các thành phố. Tất nhiên, nếu nền kinh tế đô thò tăng trưởng rất nhanh trong khi khu vực nông thôn không tăng, dân quê sẽ đổ xô về thành phố để tìm cuộc sống ấm no hơn. Đây là thực tế xảy ra hàng ngày tại châu Mỹ La Tinh châu Phi, với những khu nhà ổ chuột đau lòng tại thành phố những vùng nông thôn cằn cỗi hoang vắng. Đây không phải là mô hình phát triển cho Việt Nam. Ngoài lý do đơn giản là dân số nông thôn quá lớn để thành phố có thể thu nhận được kòp thời, còn rất nhiều lý do khác để chứng minh tính hợp lý của việc phát triển nông thôn. Không có một nước châu Á phát triển nào, ngoại trừ các thành phố - quốc gia, đã có thể tăng trưởng nhanh mà không xây dựng trước một nền móng phát triển vững vàng tại nông thôn. Trung Quốc, Đài Loan, Nam Triều Tiên, Thái Lan, Malaysia Indonesia đều đã đầu tư rất nhiều vào nông nghiệp đạt được những mức tăng trưởng nhanh cả trong nông nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Chiến lược khôn ngoan này dựa trên sự tận dụng các vùng nông thôn để gây dựng nền móng cho công cuộc công nghiệp hóa, trái hẳn với chiến lược của một số đông các nước khác đã chọn con đường "nhảy" thẳng vào công nghiệp hóa. Không bao lâu sau, các nước này thấy rõ rằng, do không có cơ sở nông thôn vững vàng nên họ đã vấp ngã. Khi đó, không những tăng trưởng kinh tế nói chung bò ảnh hưởng mà mức nghèo đói còn cao hơn ở các nước châu Á đang tăng trưởng nhanh. Thật trớ trêu cho các nước đã thất bại, những nước đã quan tâm đúng mức đến khu vực nông thôn đã thành công không chỉ trong việc xóa đói giảm nghèo, mà ngay cả các ngành phi nông nghiệp cũng đã tăng trưởng nhanh hơn so với các nước chỉ tập trung vào công nghiệp. Cách lập luận như trên - về một nền nông nghiệp vững mạnh năng động như con đường tối ưu dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh công bằng - đã được các tác giả Johnston Mellor đề xướng từ năm 1961. Theo các tác giả này, nông nghiệp đóng góp vào việc phát triển nền kinh tế đất nước như sau: 1. Cung cấp lương thực thực phẩm cũng như nguyên liệu để sử dụng trong nước. 2. Là nguồn thu ngoại tệ. 3. Cung cấp thò trường ngày càng lớn cho công nghiệp. 4. Tạo nên tích lũy trong nước. 5. Cung cấp công ăn việc làm cho các ngành phi nông nghiệp ngày càng phát triển. Ngoài năm hình thức đóng góp trên, tác giả Timmer ii còn nhấn mạnh vai trò ngày càng lớn của nông nghiệp trong việc đảm bảo an toàn về lương thực, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các nguồn tài nguyên xóa đói giảm nghèo. Giáo sư Timmer cũng đã lập luận rằng các chính phủ thường "học qua thực hành" chính nhờ kinh nghiệm điều phối các chính sách phát triển nông thôn mà ngày càng trở nên điêu luyện hơn trong việc đề ra chính sách. Theo ông, tất cả các yếu tố trên đều góp phần Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2003-2004 Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch. 7 Cải cách nôn g thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh te á David O. Dapice and Cao Duc Phat 11 thúc đẩy tăng trưởng nói chung. Trong một số công trình nghiên cứu gần đây, giáo sư Timmer có gợi ý rằng, nói chung, trong các nền kinh tế đang phát triển, mỗi một phần trăm tăng trưởng trong nông nghiệp thường đi đôi với mức tăng trưởng gần như tương tự trong các ngành phi nông nghiệp. Hầu hết các lập luận thiên về nông nghiệp như trên đều đặc biệt có liên quan đến Việt Nam. Nếu đảm bảo cho giá cả nông sản được hợp lý cung cấp cơ sở hạ tầng đúng mức, "Cách mạng Xanh" - tức là sự kết hợp việc các giống cây trồng được cải tiến với phân bón thủy lợi - sẽ dể được thực hiện hơn. Năng suất nông nghiệp có thể tăng với nhòp độ không kém nhiều khu vực khác, tác dụng của nó lại rộng khắp hơn. Khi nông dân ngày càng mua hàng tiêu dùng nội đòa nhiều hơn cũng như có nhu cầu lớn hơn về hàng hóa dòch vụ để hỗ trợ cho sản xuất ngày càng tăng, sản xuất của các ngành phi nông nghiệp tại thành phố cũng như nông thôn cũng sẽ phát triển theo. Sự tăng trưởng của các ngành sản xuất phi nông nghiệp tại nông thôn sẽ tạo công ăn việc làm cho dân chúng ở đòa phương, nhờ vậy, không cần phải hạn chế việc di cư mà tốc độ di dân vào thành phố cũng sẽ giảm một cách tự nhiên, thành phố sẽ đỡ bò chen chúc đỡ phải đầu tư tốn kém vào các cơ sở hạ tầng. Sản lượng nông nghiệp ngày càng tăng sẽ đảm bảo cho việc cung cấp lương thực thực phẩm được ổn đònh, góp phần tăng cường xuất khẩu đồng thời hỗ trợ sự phát triển của công nghiệp chế biến nông sản. Như vậy, tăng trưởng trong nông nghiệp sẽ đưa đến tăng trưởng chung của nông thôn, tạo ra quan hệ mật thiết hơn giữa nông thôn thành phố hỗ trợ việc ổn đònh xã hội do các cơ hội làm ăn được rải ra một cách đồng đều nguồn cung cấp lương thực thực phẩm được đảm bảo. Đó là những lợi ích rất lớn. Chiến lược tăng trưởng nông thôn theo hướng thò trường này khác hẳn với chiến lược được áp dụng tại Liên Xô cũng như ở Việt Nam vào những năm ngay sau khi thống nhất. Mô hình kế hoạch tập trưng cũ cho rằng chính quyền trung ương sẽ đạt được hiệu quả cao hơn trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng nếu dựa vào kế hoạch chứ không phải vào giá cả. Thực tế đã chứng minh ngược lại: khi nền kinh tế được cởi mở hơn từ 1987, sản lượng lương thực thực phẩm đã tăng gần 1 triệu tấn/năm, tức là hơn cả gấp đôi mức tăng trưởng trong mười năm trước đó. Điều đáng nói hơn nữa, từ năm 1987 trở đi, mức tăng trưởng GDP thực tế đạt khoảng 7%/năm, trong khi từ 1976 đến 1986, mức tăng trưởng GNP chỉ có 4%/năm. Thêm vào đó, phải nói rằng nông nghiệp cũng như nền kinh tế nói chung đã có được sự tăng trưởng trong khi viện trợ nước ngoài rất ít, đồng thời Nhà nước đã khống chế được lạm phát, là một việc trước đó tưởng chừng như không thể làm nỗi. Có một mối liên quan trực tiếp giữa việc thay đổi chính sách kinh tế sự gia tăng của tính hiệu quả tăng trưởng. Chính sách tự do hóa đã cho các hộ nông dân nhiều quyền tự chủ hơn. Các hộ nông dân biết sử dụng tài nguyên thế nào cho có hiệu quả cao, vì họ bắt buộc phải như thế. Nếu không sáng suốt, họ sẽ phải đương đầu với Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2003-2004 Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch. 7 Cải cách nôn g thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh te á David O. Dapice and Cao Duc Phat 12 những thực tế khắc nghiệt như nạn đói hay những thảm họa khác. Nông dân là những người am hiểu hơn ai hết những sự khác biệt tinh tế về đất đai trong từng mảnh ruộng, thời tiết, hệ thống thủy lợi các giống cây trồng, v.v… Họ biết về giá trò của việc sử dụng phân bón hay thuốc trừ sâu cũng như về thời điểm sử dụng thích hợp. Họ cũng thường tỏ ra hữu hiệu hơn các tập thể trong việc phân bổ tài nguyên. Nếu được tiếp cận với những nguồn tài nguyên lớn hơn thì các nông hộ cũng thường tỏ ra rất khôn ngoan trong việc sử dụng. Hơn nữa, qua cách họ sử dụng tài nguyên, ví dụ như sử dụng lao động bản thân với cường độ cao nhưng sử dụng đất vốn thì rất tiết kiệm, có thể hiểu được thực trạng của các nguồn tài nguyên này hiện nay. Trong khi cố gắng tăng thu nhập tối đa cho gia đình mình, họ cũng góp phần làm tăng năng suất của số lao động bán thất nghiệp cố thu lợi ích tối đa từ mỗi tất đất mỗi đồng vốn mà họ được sử dụng. Nhờ vậy mà sản lượng tăng nhanh, điều mà những đơn vò có tính chất tập thể không thể làm được. Không những tính hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên được nâng cao, mà mức đầu tư tư nhân cũng có chiều hướng tăng lên. Trong điều kiện lạm phát cơ hội đầu tư cho tư nhân không nhiều, nhất là tại nông thôn, nhiều nông dân sẽ tích trữ nhiều loại tài sản "không sinh lợi" như vàng, nhà cửa hay lương thực thực phẩm ở mức cao hơn mức thông thường. Tài sản dự trữ này giúp họ có được một sự đảm bảo nhất đònh đề phòng khi thời tiết xấu hay ốm đau, nhưng không giúp ích gì cho sản xuất. Khi môi trường kinh tế vó mô trở nên ổn đònh hơn ngày càng có nhiều cơ hội đầu tư cho tư nhân, phần lớn của cải "không sinh lợi" này sẽ được biến thành những khoản đầu tư. Khi đó, chúng sẽ được sử dụng để đầu tư vào các tài sản cố đònh trong các nông hộ hoặc sẽ biến thành vốn (dù có hay không có ngân hàng) cho người khác vay. Đây cũng là một lý do tại sao một nền kinh tế theo hướng thò trường được quản lý tốt thường có mức tăng trưởng cao hơn. Tuy nhiên, không phải chỉ có tự do hóa môi trường kinh tế không thôi mà có thể làm được tất cả. Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy rằng, để duy trì mức tăng trưởng cao ban đầu trong sản xuất nông nghiệp, cần phải tăng cường đầu tư điều chỉnh các chính sách nhằm tạo nên động lực cũng như các phương tiện hỗ trợ nông dân tăng nhanh sản xuất. Ngoài ra, triển vọng phát triển nông nghiệp của Việt Nam rất khác nhau tùy theo vùng. Nếu so 1991-93 với năm 1988, mặc dù các chính sách sau này có cởi mở hơn nhưng chỉ đồng bằng sông Cửu Long là phát huy được sản xuất lúa gạo đã tăng nhanh (40%), còn ở các vùng khác sản xuất lúa gạo chỉ tăng 8% trong khi dân số đã tăng 9%. Khoảng cách này do nhiều nguyên nhân cần phải được tìm hiểu một cách thấu đáo, để các chính sách được đề ra thực sự hỗ trợ cho việc tăng trưởng chứ không phải nhằm lập lại sự "quân bình" bằng cách tăng ngân sách cho những dự án có hiệu quả kinh tế thấp. Một đất nước còn nghèo như Việt Nam không nên thể hiện sự quan tâm về người nghèo bằng cách lãng phí nguồn tài nguyên hiếm hoi của mình. Tuy nhiên, vẫn phải co một số chi tiêu để giữ cân đối giữa nhu cầu xóa [...]...Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 3-2 004 Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch 7 Cải cách nông thôn, xóa đói giảm nghèo,tăng trưởng kinh tế đói giảm nghèo trước mắt sự cần thiết phải hỗ trợ cho một sự tăng trưởng lâu dài hơn Thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp: các chính sách ngành Để sản xuất nông nghiệp trong cả nước có thể tăng trưởng một cách ổn đònh, cần... Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 3-2 004 Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch 7 Cải cách nông thôn, xóa đói giảm nghèo,tăng trưởng kinh tế có ích cho mọi vùng Một số đòa phương đã có mật độ dân cư cao từ trước không còn nhiều tiềm năng để tăng sản lượng, nhưng nếu chuyển sang những loại cây trồng hoạt động nông nghiệp khác (như giảm lúa gạo tăng sản xuất rau, hoa quả và. .. Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 3-2 004 Thuế đất Thủy lợi Làm đất Phân bón vô cơ Thuốc trừ sâu Các khoản phí khác Tổng cộng * Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch 7 Cải cách nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế Bảng 7.2 Các khoản phí trả cho Hợp tác xã (tính bằng % của Sản lượng) 7% - 8% 5% - 10% 3% - 5% 8% - 10% 3% - 5% 5% - 10% 31% - 48% * thêm 1 5-2 0 ngày... Cao Duc Phat 17 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 3-2 004 Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch 7 Cải cách nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế Nhiều vùng nông thôn ở Việt Nam, kể cả hầu hết những vùng rất nghèo, hiện ở trong tình trạng bò cách ly thiếu cơ sở hạ tầng (Có một số vùng đất rất nghèo do đất cằn cõi bò thiên tai liên tục nhưng không... nhập của cán bộ khuyến nông Trước đây, công tác khuyến nông thường được kết hợp với việc cung cấp David O Dapice and Cao Duc Phat 21 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 3-2 004 Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch 7 Cải cách nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế vật tư thậm chí cả với việc chế biến nông sản Cần tách biệt các hoạt động này, do hiện nay... về mặt kinh doanh cũng như về công bằng xã hội vì nông dân còn nghèo Lẽ ra họ phải được nhận tín dụng với giá rẻ mới đúng chứ? Thực tế là, một khi có lãi suất rất thấp thì nguồn tín David O Dapice and Cao Duc Phat 23 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 3-2 004 Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch 7 Cải cách nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế dụng... David O Dapice and Cao Duc Phat 27 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 3-2 004 Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch 7 Cải cách nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế công nhân (do giá sinh hoạt lên cao), trong khi giá hàng nhập đang cạnh tranh với họ lại giảm xuống hoặc không tăng Nếu có đủ vốn đầu tư biết nâng cao hiệu quả, một số nhà máy sẽ tiếp tục... đình Các câu chuyện được nghe công trình nghiên cứu sơ bộ về thực trạng nền David O Dapice and Cao Duc Phat 28 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 3-2 004 Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch 7 Cải cách nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế y tế Việt Nam cho thấy rằng, hiện nay nhiều người không được cung cấp dòch vụ y tế vì lý do tài chính (Ljunggren,... cảnh đói nghèo Quan trọng hơn hết, hệ thống đường sá tốt sẽ góp phần tạo dựng một nền kinh tế quốc dân thống nhất thực thụ trong đó tất cả các đòa phương sẽ có điều kiện giao thương với nhau David O Dapice and Cao Duc Phat 18 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 3-2 004 Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch 7 Cải cách nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế. .. thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch 7 Cải cách nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế cho vay Lúc ban đầu, đa số tín dụng sẽ được dành cho các vùng có tiềm năng kinh tế cao, nhưng một khi mạng lưới đường sá đã tốt hơn, cả mức tích lũy lẫn mức tín dụng sẽ tăng lên ở khắp mọi nơi Ngân hàng Nông nghiệp có nhiệm vụ cấp tín dụng nông thôn một cách rộng khắp với giá càng rẻ càng tốt nhưng . cầu xóa Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 3-2 004 Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch. 7 Cải cách nôn g thôn, xóa đói giảm nghèo, và tăng trưởng kinh. kinh tế bò trì trệ. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 3-2 004 Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch. 7 Cải cách nôn g thôn, xóa đói giảm nghèo, và tăng trưởng. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 200 3-2 004 Phát triển Nông thôn Bài đọc Theo hướng rồng bay - Ch. 7 Cải cách nôn g thôn, xóa đói giảm nghèo, và tăng trưởng kinh te á David

Ngày đăng: 27/06/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w