Tiết 83-84 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Gíup hs: -Nắm vững kiến thức khái quát về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.. -Biết vận dụng kiến thức khái quát về phong cách
Trang 1Tiết 83-84 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Gíup hs:
-Nắm vững kiến thức khái quát về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
-Biết vận dụng kiến thức khái quát về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật vào việc đọc hiểu văn bản và làm văn
B.PHƯƠNG THÚC THỰC HIỆN :
1.Phương tiện:SGK, SGV
2.Phương pháp:Đặt vấn đề, thảo luận
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Oån định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
Trang 2I) Ngôn ngữ nghệ thuật :
- NNNT là gì? Được sử dụng trong
phạm vi giao tiếp nào, thuộc những
thể loại nào?
- Chức năng của NNNT là gì?
- GV cho HS tìm hiểu ví dụ trong
SGK
- Giá trị thẩm mĩ của NNNT?
- NNNT là ngôn ngữ gợi hình gợi cảm Được dùng trong văn bản nghệ thuật Nó còn được sử dụng trong lời nói hàng ngày và cả trong văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác
- Chức năng thông tin, chức năng thẩm mĩ Nó biểu hiện cái đẹp và khơi gợi, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm
mĩ ở người nghe, ngưởi đọc
- Có được giá trị thẩm mĩ là do người sử dụng đã rất sáng tạo trong quá trình lựa chọn, xếp đặt, trau chuốt, tinh luyện ngôn ngữ tự nhiên
- Tính hình tượng
- Tính truyền cảm
- Tính cá thể hoá
Trang 3II) Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
- Em hãy nêu những đặc trưng cơ bản
làm nên phong cách NNNT?
1) Tính hình tượng:
- Em hiểu gì về tính hình tượng?
- Phương pháp để tạo ra hình tượng
ngôn ngữ?
- Cho HS phân tích VD trong SGK
2) Tính truyền cảm:
- Tính truyền cảm của NNNT là gì?
- Là đặc trưng cơ bản của NNNT
+ VD: bài ca dao về hoa sen thu hút, hấp dẫn nhờ các hình tượng cụ thể :
“ lá xanh, bông trắng, nhị vàng…” Hoa sen đẹp, thơm tho Đó chính là biểu trưng cho phẩm chất thanh cao, đẹp đẽ trong tự nhiên và trong xã hội loài người
- Dùng các biện pháp tu từ: so sánh,
ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh…
- Là ngôn ngữ biểu đạt cảm xúc của người nói, người viết, gây hiệu quả lan truyền cảm xúc, khơi gợi ở người nghe( đọc) niềm vui, nỗi buồn, sự tức giận, lòng yêu thương…
- VD: Thơ Nguyễn Du là tấm lòng trân trọng đồng cảm, sẻ chia với nỗi
Trang 43) Tính cá thể hoá:
- Tại sao nói NNNT phải mang tính
cá thể hoá?
đau, sự bất hạnh của người phụ nữ Sức hấp dẫn chính ở tấm lòng
- Ngôn ngữ là phương tiện diễn đạt chung Khi được sử dụng thì mỗi người lại có khả năng diễn đạt riêng Nó mang dấu ấn cá nhân
- VD: Mỗi nhà thơ có một phong cách riêng độc đáo Hồ Xuân Hương ngang tàng, cá tính; Tú Xương cay đắng mà thấm thía; Nguyễn Du da diết, sâu sắc trong từng câu chữ… Chúng ta cũng từng có một Huy Cận sầu ảo não trước CM, một Chế Lan Viên thâm trầm triết lí, một Xuân Diệu sôi nổi say đắm tình yêu…
Trang 5- GV cho HS làm hết bài tập trong SGK Sửa lỗi và cho điểm
4.Củng cố
Gv chốt lại những kiến thức cơ bản
5.Dặn dò
HS học bài, chuẩn bị viết bài số 5