Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
160 KB
Nội dung
SVTH: Nguyễn Văn Dũng GVHD: Huỳnh Thị Trang PHẦN HÀNH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH PHẦN B : BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẾ TẠI DOANH NGHIỆP Lời Mở Đầu Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần đang trên đà phát triển hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển thì phải tìm cho mình một hướng đi đúng đắn, trong đó tài sản cố định có vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế nào dù lớn hay nhỏ. Để đảm bảo có thể đạt được mục tiêu phát triển của đơn vị thì không thể thiếu bất kỳ một phần hành kế toán nào, và trong đó kế toán tài sản cố định là một bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ đơn vị nào. Tài sản cố định chính là là mục tiêu được đầu tư lớn ở bất kỳ đơn vị nào, đặc biệt đối với đơn vị em tìm hiểu thì tài sản cố định là khoản mục được đầu tư lớn nhất. Vì vậy cần thiết phải có bộ phận giám sát và quản lý thật tốt để đảm bảo cho hoạt động của đơn vị. Những từ ngữ được viết tắc trong bài báo cáo: Cổ Phần Du Lịch : CPDL Giấy phép kinh doanh : GPKD Hội đồng quản trị : HĐQT Giám đốc : GĐ Phó giám đốc : PGĐ Tài sản cố định : TSCĐ Công cụ, dụng cụ: CCDC Nguyên giá : NG Giá trị còn lại : GTCL Hao mòn tài sản cố định : HMTSCĐ Đại diện : ĐD Bài báo cáo ngoài phần lời mở đầu và lời kết còn bao gồm ba phần sau: Phần I : Tổng quan về Công ty Cổ phần Du lịch Phương Đông Việt. Phần II : Vài nét cơ sở lý luận về việc hạch toán kế toán TSCĐ. Phần III: Sơ lược tình hình thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Cổ phần Du lịch Phương Đông Việt. PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH PHƯƠNG ĐÔNG VIỆT. I – GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH PHƯƠNG ĐÔNG VIỆT. Chuyên đề thực tế 1 SVTH: Nguyễn Văn Dũng GVHD: Huỳnh Thị Trang 1 - Công ty Cổ phần Du Lịch Phương Đông Việt, tiền thân là khách sạn Phương Đông cũ, được sở hữu bởi Công ty Du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng, là khách sạn đầu tiên của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam ở miền trung Việt Nam được cổ phần hóa. Được xây dựng lần đầu vào năm 1972, kể từ đó, khách sạn là điểm sáng của ngành du lịch miền trung, các đoàn khách cao cấp của Đảng và chính phủ, của T.W mỗi lần đến với Đà Nẵng luôn dừng chân ở Khách Sạn Phương Đông như 1 điểm đến quen thuộc. Từ khi thành lập đến nay Công Ty CPDL Phương Đông Việt tròn 10 năm tuổi, từ những khó khăn gian khổ của những ngày đầu tiên, là một khách sạn được cổ phần hóa sớm nhất trong cơ chế nặng nề về bao cấp. Khách sạn Phương Đông đã từng bước khẳng định mình vượt qua những thách thức trong sự cạnh tranh của cơ chế thị trường, khắc phục những khiếm khuyết lạc hậu về nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật. Từng bước lớn mạnh để dần tìm lại tên tuổi, vị trí của khách sạn Phương Đông một thời được mệnh danh là con chim đầu đàn của ngành Du Lịch Đà Nẵng, công ty đã vinh dự nhận được những giải thưởng quan trọng như: - Huân chương lao động Hạng 3 vào năm 1983 - Huân chương lao động Hạng 2 vào năm 1993 - Chất lượng dịch vụ du lịch vào năm 1992 bởi actualidad Hosterleray Turistia, Tây Ban Nha - Đặc biệt, Công ty Dịch vụ Du lịch Phương Đông đã được trao tặng cúp vàng "chất lượng Việt Nam 2005" 2 - Các đơn vị trực thuộc Cổ phần Du Lịch Phương Đông Việt: 1. Khách sạn Phương Đông. Vị trí: Tọa lạc ở trung tâm tại ngã năm chính Thành phố Đà Nẵng, với khoảng cách từ 2-3km đi từ sân bay quốc tế Đà Nẵng, nhà ga, bến xe, cảng biển, siêu thị, sông Hàn, bảo tàng Chàm Địa Chỉ : 97 Phan Chu Trinh – TP Đà Nẵng. Điện thoại : 0511.3822184- 3821266 2. Khách sạn Sao Mai Toạ lạc ở một vị trí lý tưởng, nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng – 439 Hoàng Diệu cách nhà ga, sân bay tầm 2 km, thuận tiện cho giao dịch, công tác, du lịch và mua sắm. 3. Nhà hàng Phương Đông Việt Nhà Hàng Phương Đông Việt thuộc công ty CPDL Phương Đông Việt. Địa chỉ: Lô 02- A4.3 Khu Công Viên Bắc Tượng Đài (Gần Khu Đảo Xanh) Đường Trần Thị Lý- TP Đà Nẵng với diện tích sử dụng : 3000m2, chuyên phục vụ tiệc cưới, hội nghị , hội thảo, dịch vụ xông hơi, massage Chuyên đề thực tế 2 SVTH: Nguyễn Văn Dũng GVHD: Huỳnh Thị Trang 4. Trung tâm Du lịch Phương Đông Việt - OTC Trung Tâm Du lịch Phương Đông Việt là một trung tâm lữ hành chuyên nghiệp tại Đà Nẵng, chuyên tổ chức các chương trình du lịch trong và ngoài nước theo GPKD lữ hành quốc tế số: 0575/2006/TCDL- GPLHQT. Công ty Cổ phần Du lịch Phương Đông Việt viết tắt là OTC (Orient Travel Company). Địa chỉ trụ sở công ty : Số 97 Phan Chu Trinh – TP Đà Nẵng. Điện thoại : 0511.3822184- 3821266 Fax : 0511.3822854 Email : phdong@vnn.vn Website : www.phuongdong.com.vn II: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. 1: Cơ cấu ngành nghề : Dịch vụ 2: Lĩnh vực hoạt động kinh doanh : Chủ yếu cung cấp các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi và du lịch và các hoạt động khác như tổ chức hội nghị,đám cưới,…. 3: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty. a : Giải thích sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Du lịch Phương Đông Việt. - Tổng giám đốc thuộc Ban giám đốc và là chủ tịch HĐQT của công ty. - Ban giám đốc sẽ đề cử từng người vào vị trí giám đốc các đơn vị trực thuộc và làm việc ở đơn vị trực thuộc đó. - Phòng kế toán sẽ đề cử từng người vào vị trí kế toán các đơn vị trực thuộc và làm việc ở đơn vị trực thuộc đó, và bộ máy kế toán em tìm hiểu là tại trụ sở của toàn công ty. - Công ty cổ phần du lịch phương đông việt tổ chức cơ cấu lao động theo sơ đồ dưới đây và sau đó giao nhiệm vụ cho từng cá nhân hoạt động ở từng đơn vị thành viên và ở trụ sở chính. Bộ máy quản lý của công ty gồm : 1 chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc, 1 ban kiểm soát, 4 phòng ban và 4 đơn vị trực thuộc. Chuyên đề thực tế 3 SVTH: Nguyễn Văn Dũng GVHD: Huỳnh Thị Trang b: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty. Chuyên đề thực tế 4 NHÀ HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG VIỆT KHÁCH SẠN SAO MAI KHÁCH SẠN PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG TÂM DU LỊCH- OTC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG BAN CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BAN KIỂM SOÁT PHÒNG HÀNH CHÍNH, TỔNG HỢP PHÒNG KINH DOANH, THỊ TRƯỜN G , MAKET TING PHÒNG KẾ TOÁN BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KỸ THUẬT, XÂY LẮP SVTH: Nguyễn Văn Dũng GVHD: Huỳnh Thị Trang PHẦN II : VÀI NÉT CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ. I. KHÁI NIỆM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Theo chuẩn mực kế toán số 03, 04 ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, chuẩn mực số 06 ban hành theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC và quyết định 206/2003/QĐ-BTC. II. NGUYÊN TẮC GHI NHẬN NGUYÊN GIÁ TSCĐ 1. Tiêu chuẩn nhận biết và ghi nhận tài sản cố định a. Tài sản cố định hữu hình Tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: a. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; b.Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy; c.Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên; d.Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập. Đối với súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình. Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình. b. Tài sản cố định vô hình. Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả bốn điều kiện quy định đối với tài sản cố định mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô hình. Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả bốn tiêu chuẩn nêu trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn được các điều kiện về tài sản cố định vô hình. c. Tài sản cố định thuê tài chính Là tài sản đáp ứng được các yêu cầu về ghi nhận tài sản cố định và phải Chuyên đề thực tế 5 SVTH: Nguyễn Văn Dũng GVHD: Huỳnh Thị Trang thỏa mãn thêm các điều kiện: là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. III. CÁC TÀI KHOẢN SỬ DỤNG. Để hạch toán TSCĐ, công ty sử dụng các tài khoản sau: 211 : Tài sản cố định hữu hình. - 2111 : Nhà cửa, vật kiến trúc. - 2112 : Máy móc thiết bị. - 2113 : Phương tiện vận tải, truyền dẫn. - 2114 : Thiết bị, dụng cụ quản lý. 213 : Tài sản cố định vô hình. - 2131 : Quyền sử dụng đất. - 2134 : Nhãn hiệu hàng hóa. 214 : Hao mòn tài sản cố định. - 2141 : Hao mòn tài sản cố định hữu hình. - 2143 : Hao mòn tài sản cố định vô hình. Và ngoài còn có các tài khoản phụ do công ty đưa ra để quản lý phù hợp và hiệu quả cho công ty. PHẦN III: SƠ LƯỢC THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH PHƯƠNG ĐÔNG VIỆT. I. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH PHƯƠNG ĐÔNG VIỆT. 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, tất cả hóa đơn, chứng từ ban đầu được tập trung về phòng kế toán của công ty được xử lý và ghi chép vào các sổ sách kế toán dựa vào đó để lập báo cáo kế toán. Các kế toán viên chịu sự chỉ đạo của kế toán trưởng, giữa các nhân viên có quan hệ đối chiếu số liệu và hỗ trợ cho nhau. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Chuyên đề thực tế 6 Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán công nợ Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Kế toán TSCĐ, CCDC SVTH: Nguyễn Văn Dũng GVHD: Huỳnh Thị Trang Chú thích: : quan hệ cấp bậc : quan hệ đối chiếu 2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán: a: Kế Toán Trưởng: - Có nhiệm vụ tổ chức điều hành toàn bộ công tác kế toán tại công ty một cách khoa học và hợp lý, chịu trách nhiệm chung, quản lý và điều hành mọi hoạt động của phòng kế toán. - Lập và kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm, phân tích tình hình tài chính, hoạt động kinh tế giúp ban giám đốc nắm được tình hình tài chính, nguồn lực của công ty, để có các quyết định trong họat động kinh doanh cũng như các dự án đầu tư khác. Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của công ty. b: Kế Toán Tổng Hợp: - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình cung cấp dịch vụ, tình hình tài chính vá xác định kết quả kinh doanh, trích lập quỹ cho công ty. - Bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu kế toán, thông tin kinh tế và cung cấp các báo biểu kế toán cho nội bộ công ty và bên ngoài. - Kiểm tra, theo dõi các bộ phận kế toán trong nội bộ kế toán, lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính, quyết toán thuế, lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… c: Kế Toán Công nợ: - Kiểm tra chứng từ, hóa đơn theo từng hóa đơn khách hàng (mua, bán, tạm ứng…) - Phân loại khách hàng dưới nhiều góc độ khác nhau (người mua, người bán, cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp ) - Theo dõi công nợ theo hợp đồng, hạn thanh toán. Theo dõi công nợ chi tiết theo từng hóa đơn… d: Kế Toán Thanh Toán: - Chịu trách nhiệm phản ánh vào sổ sách kế toán của công ty về tình hình chi phí hoạt động,các khoản phải thu,các khoản phải trả. - Thường xuyên đối chiếu các tài khoản tiền gửi, theo dõi nắm rõ tình hình chi tiêu nguồn kinh phí của công ty. e: Kế Toán TSCĐ, CCDC: - Cập nhật thông tin TSCĐ, dụng cụ, tính khấu hao TSCĐ, phân bổ TSCĐ, công cụ dụng cụ Chuyên đề thực tế 7 SVTH: Nguyễn Văn Dũng GVHD: Huỳnh Thị Trang - Lập báo cáo TSCĐ, khấu hao TSCĐ, khai báo bộ phận sử dụng, khai báo lý do tăng giảm TSCĐ … f: Thủ Quỹ: - Thực hiện việc chi, thu tiền mặt theo chứng từ chi, thu tiền mặt tại quỹ. Kiểm quỹ và lập báo cáo kiểm quỹ theo định kỳ. Phát lương hàng tháng theo bảng lương cho từng bộ phận. Rút hoặc nộp tiền qua ngân hàng khi có yêu cầu. g: Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. - Ghi chép tất cả những nghiệp vụ lên quan đến hóa đơn bán hàng, cung cấp các dịch vụ, phản ánh vào sổ sách kế toán của công ty. - Ghi sổ chi tiết doanh thu, thuế GTGT phải nộp, ghi sổ chi tiết hàng hoá, chi phí đầu vào, Định kỳ làm báo cáo bán hàng, cung cấp các dịch vụ và xác định kết quả kinh doanh. Kết chuyển lãi lỗ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. 3. Các chính sách kế toán tại công ty a: Hình thức kế toán: - Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung, đây là hình thức kế toán rõ ràng, dễ ghi chép, dễ kiểm tra đối chiếu. - Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 và kết thúc 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép là Đồng Việt Nam - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp tính thuế: tính thuế theo phương pháp khấu trừ. - Giá xuất kho tính theo phương pháp thực tế đích danh. - Phương pháp tính khấu hao hàng tháng theo đường thẳng. - Phân bổ công cụ dụng cụ theo nhiều lần. b: Hệ thống tài khoản sử dụng: - Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp xây dựng do Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định ban hành số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 được bổ sung và sữa đổi đến hết năm 2001. c: Trình tự ghi sổ: - Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung, sau đó ghi vào sổ cái của các tài khoản có liên quan. Đối với các đối tượng kế toán có mở sổ chi tiết, kế toán còn căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào sổ chi tiết. Cuối tháng căn cứ vào sổ cái các tài khoản rồi lập bảng cân đối phát sinh. Tổng số phát sinh trên bảng phải bằng với tổng số phát sinh trong tháng trên sổ nhật ký chung -Căn cứ vào các sổ chi tiết của từng tài khoản, lập bảng tổng hợp chi tiết từng tài khoản, đối chiếu với số liệu của tài khoản đó trên sổ cái. Chuyên đề thực tế 8 SVTH: Nguyễn Văn Dũng GVHD: Huỳnh Thị Trang -Sau khi đã đối chiếu kiểm tra, kế toán căn cứ vào số liệu của Sổ cái, các bảng tổng hợp chi tiết, bảng đối chiếu số phát sinh để lập các báo cáo kế toán. d: Trình tự hạch toán: - Công việc tính toán của kế toán được xử lý trên máy vi tính dựa trên phầm mềm được cài đặt sẵn. Khi phát sinh một nghiệp vụ kinh tế, căn cứ vào chứng từ gốc các số liệu sẽ được nhập vào máy vi tính theo từng sổ cái liên quan liên quan đến từng tài khoản cụ thể. Các số liệu trên sổ cái sẽ được tổng hợp lại và nhập vào sổ chi tiết. Sơ đồ hạch toán chứng từ II: SƠ LƯỢC THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH PHƯƠNG ĐÔNG VIỆT. 1: Tình hình và công tác quản lý tài sản cố định. a: Tình hình trang bị và phân loại TSCĐ. Công ty Cổ phần Du lịch Phương Đông Việt là một một công ty có quy mô tương đối lớn và đặc điểm là cung cấp các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi và du lịch và các hoạt động khác như tổ chức hội nghị,đám cưới,…, nên TSCĐ chiếm một tỷ trọng lớn(tổng TSCĐ/tổng số tài sản chiếm 60%) chủ yếu là cơ sở hạ tầng, nhà cửa, vật kiến trúc, cây xanh,… phục vụ cho quá trình kinh doanh của đơn vị. Công ty đã luôn tiến hành trang bị, hiện đại hóa TSCĐ với chất lượng và hiện đại. - TSCĐ của công ty hiện có đến ngày 31/12/2010 + Tổng nguyên giá TSCĐ : 30.959.930.000(đ) + Tổng giá trị hao mòn : 7.430.301.600(đ) + Giá trị còn lại : 23.529.288.400(đ) - Có nhiều căn cứ để phân loại TSCĐ như: + Phân loại TSCĐ hình thái biểu hiện. + Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành. + Phân loại TSCĐ theo công dụng và hình thành sử dụng. + Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu Chuyên đề thực tế 9 Chứng từ gốc Nhập vào máy vi tính Sổ chi tiết Sổ cái -BÁO CÁO TC - BÁO CÁO KTQT SVTH: Nguyễn Văn Dũng GVHD: Huỳnh Thị Trang - Công ty Cổ phần Du lịch Phương Đông Việt phân loại TSCĐ theo cách: (1): Theo nguồn hình thành. + Vốn tự có: 18.500.620.000(đ) + Vốn vay: 5.486.950.000(đ) + Vốn khác: 6.792.020.000(đ) (2): Theo đặc trưng kỹ thuật. + Nhà cửa vật kiến trúc: 20.442.000.000(đ) + Máy móc thiết bị, dụng cụ công tác và quản lý : 9.877.590.000(đ) + Phương tiện vận tải: 640.000.000(đ) TSCĐ của Công ty Cổ phần Du lịch Phương Đông Việt do hai bộ phận quản lý: - Bộ phận kế toán TSCĐ, CCDC quản lý về mặt giá trị TSCĐ, tình hình biến động tăng giảm TSCĐ. - Bộ phận kỹ thuật, bảo trì quản lý TSCĐ về mặt giá trị sử dụng của TSCĐ. b: Đánh giá TSCĐ, các thủ tục, phương thức đánh giá TSCĐ. TSCĐ của công ty được đánh giá theo hai cách: Đánh giá theo giá trị còn lại: GTCL = NG – Gía Trị HMTSCĐ TSCĐ sau khi đưa vào sử dụng thì giá trị của chúng bị hao mòn. Vì vậy cần phải tính giá trị còn lại để có biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị được liền mạch. Ví dụ : Ngày 10/10/2010 Công ty Cổ phần Du lịch Phương Đông Việt tiến hành đánh giá lại một chiếc Ô tô du lịch 4 chỗ hiệu Ford, biển số 43X – 0934. Nguyên giá 640.000.000đ, đã khấu hao 192.000.000đ. Kế toán đã xác định TSCĐ này tại ngày 10/10/2010 như sau: Giá trị còn lại của ô tô = 640.000.000 – 192.000.000 = 448.000.000(đ) Đánh giá theo nguyên giá mua ngoài TSCĐ. NG mua ngoài của TSCĐ = Giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí trước khi sử dụng Ví dụ: hóa đơn số 05, ngày 20/08/2010. Công ty Cổ phần Du lịch Phương Đông Việt mua máy quay phim SONY HDR-CX150E/RCE35 hãng Sony , với giá trị ghi trên hóa đơn là 13.990.000(đ), chi phí kiểm tra trước khi sử dụng là 100000(đ), đã thanh toán bằng tiền mặt. NG của máy quay phim là : 13.990.000 + 100.000 = 14.090.000(đ) Đối với tài sản cố định tự làm như bàn ghế,… NG của TSCĐ = Chi phí thực tế khi công trình bàn giao và đưa vào sử dụng + Chi phí vận chuyển lắp đặt. 2: Thủ tục chứng từ tăng giảm TSCĐ và chứng từ kế toán Chuyên đề thực tế 10 [...]... Biểu số 3 THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (dùng cho nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị) Đơn vị: Công ty Cổ phần Du lịch Phương Đông Việt Ngày 22 tháng 08 năm 2010 Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ 20/QĐ – TC ngày 20 tháng 08 năm 2010 Tên TSCĐ : Máy quay phim Số hiệu : SONY HDR-CX150E/RCE35 Năm sản xuất: 2009 Nơi sản xuất : Trung Quốc Địa điểm đặt TSCĐ : Khách sạn Phương Đông - Công ty Cổ phần Du lịch Phương... TSCĐ Tất cả các TSCĐ, mua trang thiết bị mới điều được lập thẻ chi tiết TSCĐ (biểu số 3) Biểu số 2 Đơn vị : Công ty Cổ phần Du lịch Phương Đông Việt BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ngày 20 tháng 08 năm 2010 Căn cứ vào quyết định số 20 ngày 20/08/2010 của Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Phương Đông Việt về bàn giao TSCĐ gồm: Ông : Võ Ngọc Tuấn – Giám đốc đại diện bên giao Ông : Nguyễn Văn Nam... thanh lý TSCĐ Khi tiến hành thanh lý TSCĐ công ty tiến hành thủ tục như sau: + Bước một: Xem xét lại nguyên giá, số khấu hao cơ bản đã trích, GTCL của TSCĐ(nếu có) Bước này làm cơ sở lập tờ trình xin phép được thanh lý + Bước hai: Sau khi có sự đồng ý của hội đồng lãnh đạo hay cấp có thẩm quyền (tổng giám đốc, phó tổng GĐ,…), công ty lập hội đồng thanh lý và giám định, biên bản giám định được gửi tới lãnh... Bước ba: Khi có biên bản của hội đồng thanh lý(cho phép thanh lý), công ty tiến hành định giá và mời thầu 3: Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ Công ty Cổ phần Du lịch Phương Đông Việt Để theo dõi chi tiết, công ty mở sổ theo dõi cho TSCĐ toàn công ty (biểu số 1) Khi có TSCĐ tăng (tất cả các TSCĐ, trang thiết bị mới) công ty thành lập ban nghiệm thu Ban này có nhiệm vụ nghiệm thu và cùng với đại diện bên... người phê chuẩn, khi tiến hành mua thì hai bên phải đàm phán, thanh toán được tiến hành dưới dạng hợp đồng kinh tế Nếu chấp nhận lập hóa đơn thì khi TSCĐ về đến đơn vị phải kiểm tra, lập biên bản nghiệm thu, bàn giao nhận TSCĐ, giấy báo nợ hoặc phiếu chi xác nhận nguyên giá TSCĐ rồi đưa vào sử dụng b : Thủ tục chứng từ giảm TSCĐ - Giảm do nhượng bán TSCĐ Trước hết phải có quyết định của hội đồng công... 301 600 … … Lời kết Mặc dù em đã rất cố gắng đến phòng kế toán của Công ty Cổ phần Du lịch Phương Đông Việt liên hệ và tìm hiểu về công ty và thực trạng tình hình kế toán Nhưng vì hạn chế về hiểu biết, thời gian và mối quan hệ nên trong quá trình thực tế em gặp rất nhiều khó khăn Vì thế cho nên chuyên đề báo cáo thực tế của em thiếu sót rất nhiều, đặc biệt là về phần tìm hiểu thực trạng công tác hạch... Phương Đông 11 Chuyên đề thực tế SVTH: Nguyễn Văn Dũng GVHD: Huỳnh Thị Trang Công ty xác nhận việc giao nhận như sau : Đơn vị giao: Công ty Cổ phần Du lịch Phương Đông Việt Đơn vị nhận : Khách sạn Phương Đông Tên TSCĐ : Máy quay phim SONY HDR-CX150E/RCE35 hãng Sony Tên tài liệu kỹ thuật kèm theo Nguyên giá : 14.090.000(đ) Tỷ lệ khấu hao cộng dồn: 0 Nhận xét tóm tắt TSCĐ : máy mới 100% Kết luận của ban kiểm... ký) Trần Ngọc PhấnTrần Thị Tuyết Mai Từ các thẻ TSCĐ và biên bản giao nhận TSCĐ, công ty hạch toán chi tiết TSCĐ biến động quý III/2010 vào sổ chi tiết TSCĐ theo đối tượng sử dụng Đơn vị : Công ty Cổ phần Du lịch Phương Đông Việt SỔ THEO DÕI TSCĐ THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG-NĂM 2010 ST Tên TSCĐ NG Tỷ Ngày Lũy Khấu hao cơ bản Ghi l b k Quý… Quý Cả I n I ă I m I Nhà cửa vật 20 5% 10 2 10 kiên trúc 442 221 . dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định. được ghi nhận là tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn được các điều kiện về tài sản cố định vô hình. c. Tài sản cố định thuê tài chính Là tài sản đáp ứng được. thoả mãn đồng thời cả bốn điều kiện quy định đối với tài sản cố định mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố định vô hình. Những khoản chi phí không đồng thời