1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh

84 1,1K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

- Nước thải sinh hoạt của công nhân tại công trường có chứa các chất ô nhiễm như SS,BOD,… ảnh hưởng cục bộ môi trường tại khu vực thi công.- Nước mưa chảy tràn qua bề mặt dự án cuốn theo

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 3

DANH MỤC CÁC BẢNG 4

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 5

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 6

1 Xuất xứ của dự án 12

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 12

3 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 15

4 Tổ chức thực hiện ĐTM 15

CHƯƠNG 1 - MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 17

1.1 Tên dự án 17

1.2 Chủ dự án 17

1.3 Vị trí địa lý của dự án 17

1.4 Nội dung chủ yếu của dự án 20

1.4.1 Mục tiêu của dự án 20

1.4.2 Khối lượng và quy mô dự án 20

1.4.3 Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng 24

1.4.4 Nguồn cung cấp nguyên vật liệu thi công xây dựng dự án 29

1.4.5 Kế hoạch thi công của dự án 30

1.4.6 Tiến độ thực hiện dự án 30

1.4.7 Vốn đầu tư 30

1.4.8 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 31

2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên 32

2.1.1 Điều kiện về địa lý 32

2.1.2 Điều kiện về khí tượng 32

2.1.3 Điều kiện thủy văn 33

2.1.4 Điều kiện địa hình, địa chất công trình 34

2.1.5 Hiện trạng tài nguyên sinh học 35

2.1.6 Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án 36

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 39

2.2.1 Điều kiện về kinh tế - xã hội Huyện Hòa Vang 39

Trang 2

2.2.3 Điều kiện về kinh tế – xã hội xã Hòa Liên 40

2.2.4 Điều kiện về kinh tế – xã hội phường Hòa Khánh Bắc 41

2.2.5 Điều kiện về kinh tế – xã hội phường Hòa Hiệp Bắc 42

CHƯƠNG 3 - ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 44

3.1 Đánh giá tác động 44

3.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng 44

3.1.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 59

3.2 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 61

CHƯƠNG 4 - BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 62

4.1 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu do dự án gây ra 62

4.1.1 Trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng 62

4.1.2 Trong giai đoạn vận hành 67

4.2 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố 68

4.2.1 Trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng 68

4.2.2 Trong giai đoạn vận hành 70

4.3 Vệ sinh môi trường 70

CHƯƠNG 5 - CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 71

5.1 Chương trình quản lý môi trường 71

5.2 Chương trình giám sát môi trường 73

5.2.1 Giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng 73

5.2.2 Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 75

5.2.3 Chi phí giám sát chất lượng môi trường 75

CHƯƠNG 6 – THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 76

6.1 Ý kiến của Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Hòa Liên, phường Hòa Khánh Bắc và phường Hòa Hiệp Bắc 76

6.2 Ý kiến phản hồi và cam kết của Nhà đầu tư trước các ý kiến của Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Hòa Liên, phường Hòa Khánh Bắc và phường Hòa Hiệp Bắc 77

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 78

1 Kết luận 78

2 Kiến nghị 78

3 Cam kết 78

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BOD : Nhu cầu oxy sinh hoáBQLDA : Ban quản lý dự án

BT : Built - Transfer (Xây dựng - chuyển giao)BTCT : Bê tông cốt thép

CBCNV : Cán bộ công nhân viên

CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

DO : Diesel Oil (Dầu Diesel)ĐTM : Đánh giá tác động môi trườngGTVT : Giao thông vận tải

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt NamTNMT : Tài nguyên môi trường

UBMTTQ : Uỷ ban mặt trận tổ quốc

VOC : Chất hữu cơ bay hơiWHO : Tổ chức Y tế thế giớiXLNT : Xử lý nước thải

DANH MỤC CÁC BẢNG

BẢNG 1 – DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA LẬP BÁO CÁO ĐTM 15

Trang 4

BẢNG 3 – BẢNG LIỆT KÊ KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG ĐƯỜNG DÂY 110KV MỚI 27

BẢNG 4 – BẢNG LIỆT KÊ KHỐI LƯỢNG ĐƯỜNG DÂY 110KV THU HỒI 28

BẢNG 5 – BẢNG LIỆT KÊ KHỐI LƯỢNG SẮT THÉP, BÊ TÔNG VÀ KHỐI LƯỢNG ĐẤT ĐÀO, ĐẮP 29

BẢNG 6 – KẾ HOẠCH THI CÔNG DỰ ÁN 30

BẢNG 7 – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN 30

BẢNG 8 – TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CHO CÔNG TRÌNH 31

BẢNG 9 – BẢNG TỐC ĐỘ GIÓ, TẦN SUẤT VÀ HƯỚNG GIÓ 32

BẢNG 10 – KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU KHÔNG KHÍ KHU VỰC DỰ ÁN 36

BẢNG 11 – KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC MẶT GẦN KHU VỰC DỰ ÁN 37

BẢNG 12 – KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU NƯỚC NGẦM GẦN KHU VỰC DỰ ÁN 37

BẢNG 13 – NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ VÀ THI CÔNG XÂY DỰNG 44

BẢNG 14 – HỆ SỐ PHÁT THẢI Ô NHIỄM DO HOẠT ĐỘNG SAN LẤP MẶT BẰNG 46

BẢNG 15 – LƯỢNG BỤI PHÁT THẢI DO HOẠT ĐỘNG SAN LẤP MẶT BẰNG 46

BẢNG 16 – HỆ SỐ Ô NHIỄM CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN SỬ DỤNG DẦU DIESEL46 BẢNG 17 – TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN SỬ DỤNG DẦU DIESEL 47

BẢNG 18 – NỒNG ĐỘ CHẤT CÁC CHẤT Ô NHIỄM CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG 47

BẢNG 19 – TẢI LƯỢNG CHẤT BẨN CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT 50

BẢNG 20 – NỒNG ĐỘ MỘT SỐ CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI SINH HOẠT 50

BẢNG 21 – NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC MƯA 51

BẢNG 22 – MỨC ỒN SINH RA TỪ CÁC THIẾT BỊ THI CÔNG 54

BẢNG 23 – KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ĐỘ GIẢM ĐỘ ỒN THEO KHOẢNG CÁCH 55

BẢNG 24 – TỔNG HỢP CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG 62

BẢNG 25 – CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TỔNG HỢP TỪ CÁC CHƯƠNG 1, 3, 4 .71 Bảng 26 – Chi phí giám sát chất lượng môi trường 75

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

HÌNH 1 – VỊ TRÍ TUYẾN ĐƯỜNG DÂY 110KV 19

HÌNH 2 – NHÓM HÌNH ẢNH LẤY MẪU CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NỀN TẠI KHU VỰC DỰ

ÁN 38

HÌNH 3 – SƠ ĐỒ VỊ TRÍ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG 74

Trang 6

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1 Nội dung chính của dự án

- Tên dự án: DI DỜI ĐƯỜNG DÂY 110KV QUA KHU VỰC DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI QUAN NAM – THỦY TÚ VÀ KHU ĐÔ THỊ LIỀN KỀ KCN HÒA KHÁNH.

- Địa điểm: xã Hòa Liên, Huyện Hòa Vang và phường Hòa Hiệp Bắc, phường HòaKhánh Bắc, Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

- Mục đích của dự án:

Nhằm đảm bảo an toàn về điện và tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong việc thicông hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị sinh thái Quan Nam – Thủy Tú, Khu đô thịliền kề KCN Hòa Khánh UBND thành phố Đà Nẵng đã điều chỉnh quy hoạch tuyếnđường dây 110 kV qua khu vực dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam – Thủy Tú và Khu

đô thị liền kề KCN Hòa Khánh (Quyết định số 7763/QĐ-UBND ngày 11/10/2010) Căn cứ Quyết định số 2108/QĐ-UBND ngày 18/03/2011 của UBND thành phố ĐàNẵng, Sở Công thương là Chủ đầu tư công trình “Di dời đường dây 110KV qua khu vực

dự án KĐT sinh thái Quan Nam – Thủy Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh”

Căn cứ Quyết định số 1903/QĐ-UBND ngày 15/03/2012 của UBND thành phố ĐàNẵng, công nhận Công ty Cổ phần Trung Nam là nhà đầu tư dự án này theo hình thứchợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Hợp đồng BT)

Căn cứ theo Hợp đồng số 424/2012/HĐ-BT/SCT- TNL ngày 05/4/2012 giữa Sở Côngthương thành phố Đà Nẵng (Chủ đầu tư) và Công ty CP Trung Nam (Nhà đầu tư), Công

ty TNHH MTV Đầu tư BT Trung Nam là Doanh nghiệp thực hiện dự án

2 Các tác động đến môi trường

2.1 Tác động đến môi trường trong giai đoạn chuẩn bị và thi công

2.1.1 Môi trường không khí

- Bụi và các khí SO2, NOx, CO, CxHy phát sinh ra từ quá trình vận chuyển vật liệu

- Bụi phát sinh do các phương tiện thi công, san lấp mặt bằng, đào móng, phá dỡ móngcủa tuyến đường dây,…

- Mùi hôi do trầm tích hữu cơ, trầm tích sét và mùi hôi của khí H2S trong quá trìnhđào móng

Các tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn này được đánh giá ở mức độthấp, chỉ mang tính chất tạm thời và có thể kiểm soát được

2.1.2 Môi trường nước

Trang 7

- Nước thải sinh hoạt của công nhân tại công trường có chứa các chất ô nhiễm như SS,BOD,… ảnh hưởng cục bộ môi trường tại khu vực thi công.

- Nước mưa chảy tràn qua bề mặt dự án cuốn theo dầu mỡ từ các động, cơ máy mócrơi vãi, bụi đất, bụi xi măng, cát,… làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt khu vực

- Nước thải khác như nước thải từ các khu vực trộn vật liệu xây dựng, khu vực đổ bêtông, nước rửa máy móc, thiết bị, có chứa xi măng, bùn cát sẽ gây đục và ô nhiễmnguồn nước

Tác động của nước thải trong giai đoạn này đến môi trường là tương đối đáng kểnhưng chỉ mang tính chất tạm thời và có thể kiểm soát được

2.1.3 Chất thải rắn, lỏng

- Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng thi công: Cát, sạn, rơi vãi trong quá trình vậnchuyển nguyên vật liệu, ván gỗ, xà bần, dây điện, ống nhựa, phát sinh tại những vị tríthi công Lượng chất thải rắn dạng này không đáng kể và có thể hạn chế, kiểm soát bằngcác biện pháp thích hợp

- Chất thải rắn từ hoạt động thu hồi đường dây cũ: Khối lượng phần đường dây 110KVthu hồi bao gồm xà đỡ, cột thép, móng bê tông, dây điện, các loại chuỗi cách điện,…

- Chất thải rắn sinh hoạt: Bao bì, túi nilon, thức ăn thừa, tàn thuốc,… từ hoạt động sinhhoạt của công nhân trong các lán trại

- Chất thải nguy hại: Chất thải chủ yếu là dầu mỡ phát sinh từ quá trình bảo dưỡng,sửa chữa các phương tiện vận chuyển và thi công trong khu vực dự án

Chất thải rắn, lỏng phát trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng tuy có ảnhhưởng xấu đến môi trường nhưng chỉ ở mức độ thấp, hoàn toàn có thể kiểm soát

2.1.4 Tác động của tiếng ồn

Việc sử dụng máy móc thi công, xe vận tải nặng… từ các phương tiện vận chuyển vàthi công trong khu vực thực hiện Dự án sẽ gây tiếng ồn và rung ảnh hưởng đến các khuvực lân cận, và công nhân làm việc tại công trường

2.1.5 Ô nhiễm do nhiệt

Trong quá trình thi công xây dựng, nhiệt dư từ các quá trình thi công gia nhiệt, khóihàn (như quá trình cắt, hàn, ) làm phát sinh sức nóng Đặc biệt dự án được thi công vàomùa nắng, do đó bức xạ nhiệt của mặt trời truyền qua không khí sẽ làm tăng lượng nhiệt

dư này Vì vậy, cần phải có những biện pháp khống chế nguồn ô nhiễm do nhiệt, để bảo

vệ sức khỏe người lao động

2.1.6 Vấn đề sụt lún, sạt lở

Trang 8

Do các lớp địa tầng mà tuyến đường dây 110KV mới đi qua thay đổi liên tục và kháphức tạp, thành phần chủ yếu là bùn cát bùn sét ở trạng thái dẻo, dẻo chảy, bảo hòa nướcnên kết cấu địa chất yếu, khả năng chịu tải thấp Hơn nữa mực nước ngầm và nước mặtthấp trong thành tạo đất mềm rời nên khi triển khai đào hố móng thường xảy ra hiệntượng sạt lở thành hố móng.

2.1.7 Các tác động đến kinh tế - xã hội

- Ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe cộng đồng

- Ảnh hưởng đến giao thông tại đia phương như kẹt xe, tai nạn giao thông,…

- Ảnh hưởng đến chất lượng của các công trình giao thông tại địa phương

2.2 Tác động đến môi trường trong giai đoạn đi vào hoạt động

2.2.1 Môi trường không khí

Do đặc tính của dự án nên trong quá trình vận hành tuyến đường dây không phát sinhkhí thải ra môi trường xung quanh

2.2.2 Môi trường nước

Do đặc tính của dự án nên trong quá trình vận hành tuyến đường dây cũng không phátsinh nước thải

2.2.3 Chất thải rắn, lỏng

Các hoạt động chặt cây cối sẽ tạo ra các chất thải rắn như thân cây, ngọn lá, cànhtrong quá trình vận hành, bảo trì đường dây sẽ gây mất mỹ quan và cản trở hoạt động đilại của người dân

Một số chất thải rắn phát sinh từ hoạt động vận hành đường dây, từ quá trình duy tu,bảo dưỡng máy móc như bu lông, các phụ kiện,…

3 Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu

3.1 Giảm thiểu tác động đến môi trường trong giai đoạn chuẩn bị và thi công

3.1.1 Môi trường không khí

- Bụi, khí thải phát sinh trên công trường xây dựng:

+ Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân

Trang 9

+ Tưới ẩm cho công trường vào ngày nắng nóng.

+ Dọn dẹp kho bãi tập kết nguyên vật liệu

+ Sử dụng thiết bị thi công tiên tiến

- Bụi do hoạt động giao thông, vận chuyển nguyên vật liệu:

+ Phun nước, giữ ẩm mặt đường trên tuyến đường vận chuyển

+ Dùng bạt che phủ thùng xe

+ Không sử dụng phương tiện quá niên hạn sử dụng

- Mùi hôi do trầm tích hữu cơ, trầm tích sét trong quá trình đào hố móng

Lượng đất đào lên phải đổ vào vị trí thích hợp, hợp đồng với đơn vị có chức năng thugom và xử lý hoặc tái sử dụng san lắp mặt bằng bị trí khác

3.1.2 Môi trường nước

- Nước thải sinh hoạt của công nhân: Đặt các nhà vệ sinh lưu động tại công trường vàđịnh kỳ tiến hành hút bùn

- Nước mưa chảy tràn: khoanh vùng khu vực thi công, thu gom lượng đất cát từ nướcmưa chảy tràn qua mặt bằng công trường

- Nước thải xây dựng:

+ Thao tác kỹ thuật và vận hành các máy trộn bê tông phải đúng quy trình để hạn chếtối đa nước thải dư

+ Lót đáy các vị trí trộn vữa bê tông xi măng để hạn chế nước trộn thấm vào đất gây ônhiễm môi trường

+ Thu gom dầu mỡ bôi trơn tại các bãi đỗ xe để xử lý, không để chảy tràn hoặc thải tự

do ra công trường

3.1.3 Chất thải rắn, lỏng

- Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt

- Tận dụng rác thải xây dựng cho những mục đích khác như đắp đất vào vùng trũng,…

- Thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại tại nơi riêng biệt và thuê đơn vị có chức năngvận chuyển, xử lý

3.1.4 Giảm thiểu tác động từ lán trại công nhân

Nhà thầu thực hiện dự án và các đơn vị tham gia thi công xây dựng:

- Tăng cường sử dụng nhân lực địa phương để giảm bớt lán trại

Trang 10

- Xây dựng nội qui sinh hoạt đầy đủ, rõ ràng và tổ chức quản lý tốt công nhân.

3.1.5 Giảm thiểu tác động do tiếng ồn

- Sử dụng thiết bị máy móc thi công hiện đại, không sử dụng máy móc cũ, định kỳ bảodưỡng, kiểm tra

- Trang bị bảo hộ lao động thích hợp cho công nhân

- Không thi công vào ban đêm, giờ nghỉ ngơi

3.1.6.Giảm thiểu ô nhiễm do nhiệt

- Công nhân phải được trang bị bảo hộ lao động phù hợp với từng công việc

- Đội mũ rộng vành, khăn rộng trùm kín mặt tránh tia bức xạ mặt trời, ánh sáng cộngvới hơi hydrocacbua gây những bệnh về da

3.1.7 Giảm thiểu tác động xấu đến kinh tế - xã hội

- Tuyên truyền giáo dục ý thức cho công nhân

- Xây dựng nội qui sinh hoạt đầy đủ, rõ ràng và tổ chức quản lý tốt công nhân

- Không vận chuyển nguyên vật liệu vào giờ cao điểm

- Không điều khiển xe vượt quá tải trọng yêu cầu của các công trình giao thông

3.2 Giảm thiểu tác động đến môi trường trong giai đoạn đi vào hoạt động

3.2.1 Chất thải rắn

Các chất thải rắn do hoạt động bảo dưỡng tuyến đường dây: Ngọn, cành, lá….sẽ đượctập trung lại và chôn lấp đúng nơi quy định

3.2.2 Giảm thiểu tác động đến kinh tế - xã hội

Hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của điện từ trường:

- Đảm bảo việc thi công đúng theo tiêu chuẩn an toàn của ngành điện

- Thường xuyên bảo dưỡng đường dây

- Thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ đảm bảo hành lang an toàn điện theo tiêu chuẩn

là 4m đối với đường dây dẫn điện 110KV

- Cung cấp số đường dây nóng xử lý sự cố cho dân cư, cơ quan dọc hành lang tuyếnđường dây điện

4 Chương trình quản lý và giám sát môi trường

* Chương trình quản lý môi trường

- Thực hiện công tác quản lý môi trường theo từng giai đoạn thi công và vận hành:

Trang 11

+ Quản lý các hoạt động của dự án.

+ Quản lý các tác động đến môi trường

+ Quản lý các biện pháp bảo vệ môi trường

- Các đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý môi trường, bao gồm:+ Doanh nghiệp thực hiện dự án

+ Các nhà thầu xây dựng

+ Bản quản lý dự án

- Các cơ quan quản lý môi trường sẽ có trách nhiệm giám sát công tác quản lý môitrường tại dự án trong từng giai đoạn thi công và vận hành

* Chương trình giám sát môi trường

- Giám sát trong giai đoạn thi công xây dựng:

Do tuyến đường dây dài nên mỗi lần chỉ thi công một đoạn đường dây khoảng 4 trụ

Vì vậy, giám sát môi trường chỉ thực hiện tại vị trí các trụ đang thi công, bao gồm:

+ Môi trường không khí: 3 vị trí

+ Môi trường nước: 1 vị trí

+ Tần suất: 3 tháng/lần

- Giám sát trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động:

Khi tuyến dây điện 110KV đi vào hoạt động không phát sinh chất thải ảnh hưởng đếnmôi trường nên sẽ không giám sát môi trường trong giai đoạn này Nhưng đơn vị quản lývận hành tuyến đường dây mới phải tiến hành giám sát về mặt kỹ thuật điện, đảm bảo antoàn điện và giám sát đột xuất khi có sự cố xảy ra

5 Kết luận và cam kết

* Kết luận

- Dự án được đầu tư với tiêu chí ít ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường

- Các tác động đến môi trường được xác định tương đối đầy đủ

- Các biện pháp xử lý được đề xuất có tính khả thi tương đối cao, xử lý tốt các nguồn ônhiễm đặc trưng

* Cam kết

Nhà đầu tư cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình chuẩn

bị thi công xây dựng theo đúng các quy định về môi trường

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

Nhằm nhằm đảm bảo an toàn điện và phù hợp với mỹ quan Khu đô thị sinh thái QuanNam – Thủy Tú, Khu đô thị liền kề KCN Hòa Khánh, thành phố đã có chủ trương về việcđiều chỉnh hướng tuyến đường dây điện 110KV qua khu vực dự án Khu đô thị sinh tháiQuan Nam – Thủy Tú và Khu đô thị liền kề KCN Hòa Khánh theo Quyết định số7763/QĐ-UBND ngày 11/10/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng

Việc đầu tư xây dựng dự án “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án KĐT sinhthái Quan Nam – Thủy Tú và KĐT liền kề KCN Hòa Khánh” được thành phố giao cho

Sở Công thương làm chủ đầu tư (Quyết định số 2108/QĐ-UBND ngày 18/03/2011).Theo Quyết định số 1903/QĐ-UBND ngày 15/03/2012 của UBND thành phố ĐàNẵng, công nhận Công ty Cổ phần Trung Nam là nhà đầu tư dự án này theo hình thứchợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Hợp đồng BT)

Căn cứ theo Hợp đồng số 424/2012/HĐ-BT/SCT- TNL ngày 05/04/2012 giữa SởCông thương thành phố Đà Nẵng (Chủ đầu tư) và Công ty CP Trung Nam (Nhà đầu tư)chọn Công ty TNHH MTV Đầu tư BT Trung Nam là Doanh nghiệp thực hiện dự án.Thực hiện dự án là phù hợp với Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 củaChính phủ, đảm bảo đoạn tuyến dây điện qua Khu công nghiệp – Khu dân cư tăng cường

an toàn về xây dựng và điện, khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng tháivõng cực đại đến mặt đất không nhỏ hơn 15m

Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Chủ đầu tư phối hợp với đơn vị tư vấn làCông ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú tiến hành lập báo cáo Đánh giá tác động môitrường cho Dự án Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm đánh giá cụ thể những tácđộng có lợi, có hại từ hoạt động của Dự án đến điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hộitrong khu vực

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

a Các căn cứ pháp lý

1 Luật phòng chống chữa cháy số 27/2001/QH11 được Quốc hội nước CHXHCNViệt Nam thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2001

2 Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004

3 Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005

4 Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005

Trang 13

5 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thihành một số điều của luật phòng cháy chữa cháy.

6 Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/08/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật điện lực về bảo về an toàn công trình lưới điện

9 Nghị định số 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi bổsung một số điều của nghị định 106/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2005 của Chínhphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật điện lực về bảo về an

toàn công trình lưới điện cao áp.

10 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánhgiá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường

11 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2011 của Bộ Tài nguyênMôi Trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tácđộng môi trường, cam kết bảo vệ môi trường

12 Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

13 Thông tư số 03/2011/TT-BKHĐT ngày 27/01/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tưhướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày27/11/2009 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh –Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng –Chuyển giao

14 Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc quy định về quản lý chất thải nguy hại

15 Quyết định số 3733/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc banhành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động

16 Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 10/8/2010 của UBND thành phố ĐàNẵng về việc ban hành quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

17 Quyết định số 7763/QĐ-UBND ngày 11/10/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng

Trang 14

vực dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam – Thủy Tú và Khu đô thị liền kề KCN HòaKhánh.

18 Quyết định số 2108/QĐ-UBND ngày 18/03/2011 của UBND thành phố Đà Nẵng

về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Di dời đường dây 110KV qua khuvực dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam – Thủy Tú và Khu đô thị liền kề KCN HòaKhánh

19 Quyết định số 1903/QĐ-UBND ngày 15/03/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng

về việc phê duyệt công nhận nhà đầu tư công trình: Di dời đường dây 110KV qua khuvực dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam – Thủy Tú và Khu đô thị liền kề KCN HòaKhánh theo hình thức BT (Xây dựng – Chuyển giao)

b Các căn cứ kỹ thuật

* Về môi trường

1 QCVN 08-2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

2 QCVN 09-2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

3 QCVN 14-2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

4 QCVN 05-2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

5 QCVN 06-2009: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong khôngkhí xung quanh

6 QCVN 26 - 2010: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

7 Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động – Ban hành kèm theo Quyết định số 3733/QĐ-BYTngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế

* Về thi công, xây dựng

1 TCXD 189-1996: Móng cọc tiết diện nhỏ.Tiêu chuẩn thiết kế

2 TCXD 205-1998: Móng cọc.Tiêu chuẩn thiết kế

3 TCXD 286-2003: Đóng và ép cọc Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

4 TCXD 338-2005: Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép

5 QCVN 01:2008/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng

6 QCVN QTĐ-7:2009/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện

c Nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu chính

1 Báo cáo đầu tư Dự án

2 Kết quả lấy mẫu, phân tích môi trường nước mặt, không khí tại khu vực dự án

Trang 15

3 Sơ đồ tổng thể khu vực Dự án.

4 Số liệu điều tra, thu thập về kinh tế - xã hội tại khu vực Dự án

3 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

* Phương pháp lập ĐTM

- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh QCVN

- Phương pháp đánh giá tác động nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO: được sửdụng trong tính toán tải lượng ô nhiễm khi xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động

- Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích tác động đầu vào, xem xét quá trình xảy

ra như quá trình tương tác trong hệ thống, dự báo và đánh giá tác động đầu ra

* Phương pháp phụ trợ

- Phương pháp riêng:

+ Thu thập, tổng hợp kết quả các nghiên cứu hiện có liên quan đến khu vực dự án.+ Tiến hành khảo sát thực địa, lấy mẫu, phân tích các thông số môi trường

+ Cập nhật các số liệu, tài liệu có liên quan đến hiện trạng môi trường dự án

+ Sử dụng phương pháp liệt kê nhân tố môi trường để đánh giá mức độ ảnh hưởng

- Phương pháp tổng hợp: thu thập, tập hợp các thông tin, số liệu và các đề tài đã thựchiện trước đây

4 Tổ chức thực hiện ĐTM

Báo cáo ĐTM “Di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam – Thủy Tú và Khu đô thị liền kề KCN Hòa Khánh” do Công ty làm chủ đầu

tư, kết hợp với Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển An Phú thực hiện

- Thông tin về đơn vị tư vấn:

Địa chỉ đơn vị tư vấn: 146 Phan Thanh - Quận Thanh Khê – TP.Đà Nẵng

Văn phòng giao dịch: 219 Trần Phú, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Đại diện: Ông Đinh Quang Sơn Chức vụ: Giám đốc

Điện thoại: 0511.2.246761 Fax: 0511.3.650651

- Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo:

Bảng 1 – Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM

TT Họ và tên Chức vụ Trình độ CM Vai trò

I Đại diện Nhà đầu tư

Trang 16

TT Họ và tên Chức vụ Trình độ CM Vai trò

sơ dự án đầu tư

2 Ông Nguyễn Cư Chuyên viên Ks.Xây dựng Theo dõi nội dung báo cáo, hồ

sơ dự án đầu tư

II Đại diện Đơn vị tư vấn

1 Ks Đinh Quang Sơn Giám đốc Ks Xây dựng Kiểm duyệt báo cáo

- Tổng hợp, đánh giá điều kiện

tự nhiên, xã hội liên quan đến

dự án

- Tổng hợp, đánh giá tác độngmôi trường và đề xuất các biệnpháp giảm thiểu môi trường

- Tổng hợp, đánh giá điều kiện

tự nhiên, xã hội liên quan đến

dự án

- Tổng hợp, đánh giá tác độngmôi trường và đề xuất các biệnpháp giảm thiểu môi trường

- Đánh giá, phân tích các tácđộng môi trường từ dự án

- Đề xuất các phương án kỹthuật xử lý ô nhiễm môi trường

- Tổ chức công tác lấy mẫu tạihiện trường, thu thập thông tinhiện trường có liên quan

Ngoài ra kết quả đo đạc, phân tích môi trường nền tại khu vực dự án do Công tyTNHH Đầu tư và Phát triển An Phú phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn khu vựcTrung Trung Bộ tổ chức lấy mẫu hiện trạng môi trường và phân tích mẫu môi trường khuvực dự án theo quy định để hoàn chỉnh nội dung đánh giá hiện trạng chất lượng môitrường của Dự án theo quy định

Trang 17

CHƯƠNG 1 - MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1 Tên dự án

DI DỜI ĐƯỜNG DÂY 110KV QUA KHU VỰC DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI QUAN NAM – THỦY TÚ VÀ KHU ĐÔ THỊ LIỀN KỀ KCN HÒA KHÁNH 1.2 Chủ dự án

- Cơ quan quản lý Nhà nước ký kết hợp đồng BT: SỞ CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG

- Hình thức đầu tư: Hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao)

- Nhà đầu tư BT: CÔNG TY CỔ PHẦN TRUNG NAM

(Theo Quyết định số 1903/QĐ-UBND đính kèm phụ lục)

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần số 0400405307 doPhòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp lần đầungày 06/12/2001, cấp sửa đổi lần thứ 13 ngày 07/03/2012

+ Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 7, tòa nhà Hoàng Anh Gia Lai, số 01 Nguyễn VănLinh, quận Hải Châu, Tp Đà Nẵng

+ Điện thoại: 0511.3584822 Fax: 0511.3539998

- Doanh nghiệp thực hiện dự án: CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ BT TRUNG NAM

(Hợp đồng số 424./2012/HĐ-BT/SCT- TNL giữa Sở Công thương thành phố Đà Nẵng

và Công ty CP Trung Nam).

1.3 Vị trí địa lý của dự án

* Tuyến đường dây 110KV cũ có chiều dài 3.554m đi qua địa phận phường HòaKhánh Bắc và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu Điểm đầu và điểm cuối củatuyến đường dây này được xác định như sau:

Trang 18

- Điểm đầu: cột sắt số 414A hiện có (A1) nằm trên địa bàn phường Hòa Khánh Bắc,quận Liên Chiểu.

- Điểm cuối: điểm A8, nằm trên địa bàn phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu

* Tuyến đường dây 110KV mới đi qua địa phận huyện Hòa Vang và quận Liên Chiểu,thành phố Đà Nẵng Tổng chiều dài đường dây là 5.123m, gồm 24 cột, chia làm 02 đoạn:

- Đoạn I: Từ trụ 414A (A1) hiện có nằm trên địa bàn phường Hòa Khánh Bắc, quậnLiên Chiểu, đến Pikét (25+07) Đoạn I dài 2.507m và đi qua địa phận xã Hòa Liên, huyệnHòa Vang Bao gồm các thôn: Trung Sơn, Vân Dương, Quan Nam 2

- Đoạn II: Từ Pikét (25+07) đến điểm cuối (A8) nằm trên địa bàn phường Hòa HiệpBắc Đoạn II dài 2.507m và đi qua địa phận phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiêu

(Bản vẽ vị trí tuyến đường dây 110KV được đính kèm tại phần phụ lục)

Trang 19

: Tuyến đường dây 110KV cũ : Tuyến đường dây 110KV mới

Trang 20

Hình 1 – Vị trí tuyến đường dây 110KV

Trang 21

1.4 Nội dung chủ yếu của dự án

1.4.1 Mục tiêu của dự án

* Lý do thực hiện dự án:

Với tuyến đường dây 110 kV cũ, khi dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú

và Khu đô thị liền kề KCN Hòa Khánh xây dựng xong, khoảng cách từ điểm thấp nhấtcủa dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất sẽ không đảm bảo an toàn về điệntheo Nghị định 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ (khoảng cách này khôngđược nhỏ hơn 15m)

Để giải quyết vấn đề này, có hai phương án được đề ra, đó là: nâng cấp độ cao củatuyến đường dây hoặc di dời tuyến đường dây 110KV cũ Phương án nâng cấp độ caotuyến đường dây cũ thi công phức tạp, thời gian thực hiện dài, mức độ an toàn thi công,vận hành không đảm bảo và tốn nhiều chi phí Phương án di dời tuyến kinh tế hơn, thờigian thi công nhanh, mức độ an toàn khi thi công cũng như khi đi vào vận hành cao hơn

và đảm bảo tính chất lâu dài khi sử dụng Do đó, di dời tuyến đi qua địa phận phườngHòa Khánh Bắc và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu là phương án tốt nhất

1 Quy mô tuyến đường dây 110KV thu hồi

Tuyến đường dây 110KV hiện có chủ yếu đi qua khu dân cư, khu công nghiệp HòaKhánh, đất ruộng với chiều dài tuyến là 3.554m Hiện nay, tuyến đường dây này vẫn đảmbảo an toàn về điện đối với người dân và các công trình lân cận theo Nghị định số81/2009/NĐ-CP của Chính phủ

Tuy nhiên, đường dây 110KV cũ đang gây ra một số vướng mắc, khó khăn trong việcthi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị sinh thái Quan Nam – Thủy Tú và Khu đôthị liền kề KCN Hòa Khánh và khi các dự án này đi vào hoạt động thì khoảng cách từđiểm thấp nhất của dây dẫn đến mặt đất sẽ không đảm bảo an toàn điện theo quy định

Trang 22

Điểm đầu và điểm cuối của tuyến đường dây 110KV cũ được xác định như sau:

- Điểm đầu: cột sắt số 414A hiện có (A1) nằm trên địa bàn phường Hòa Khánh Bắc,quận Liên Chiểu

- Điểm cuối: cột sắt số 396 hiện có, nằm trên địa bàn phường Hòa Hiệp Bắc, quậnLiên Chiểu

Số mạch: 02

2 Quy mô tuyến đường dây 110KV xây dựng mới

Trong khu vực tuyến đường dây 110KV mới đi qua, dân cư sinh sống với mật độ dân

cư trung bình Chiều dài tuyến là 5.123m, điểm đầu và điểm cuối được xác định như sau:

- Đoạn I: Cột sắt 414A hiện có (A1) thuộc phường Hòa Khánh Bắc đến Pikét (25+07),tuyến này đi qua địa phận xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang Bao gồm các thôn: Trung Sơn,Vân Dương, Quan Nam 2

- Đoạn II: Từ Pikét (25+07) đến điểm cuối (A8), cột xây dựng mới giữa khoảng côt số

395 - 396 hiện có thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, tuyến này đi qua địa phận phường HòaKhánh Bắc, quận Liên Chiêu

+ Vượt sông Cu Đê: 01 lần

+ Vượt đường liên thôn, xã: 16 lần

+ Vượt đường dây 22KV: 03 lần

+ Vượt đường dây 0,4KV: 04 lần

1.4.2.2 Các giải pháp thiết kế công nghệ

Trang 23

- Mô đun đàn hồi: 8016 daN/mm2

- Dòng điện cho phép: 510A

- Điện trở 1 chiều ở 200C: 0,1591 Ω/km

- Chiều dài chế tạo: 1.500 m/cuộn

2 Dây chống sét

Dây chống sét gồm 02 dây GW-50, đặc tính kỹ thuật như sau:

- Cấu trúc dây: 19 sợi x 1,85 mm

- Tiết diện: 51,07 mm2

- Khối lượng dây: 407 kg/km

- Khối lượng mỡ trung tính: 14 kg/km

- Đường kính tính toán: 9,25 mm

- Lực kéo đứt: 7401 daN

- Hệ số giãn nở nhiệt: 11,5x10-6 1/0C

- Mô đun đàn hồi: 20.000 daN/mm2

- Chiều dài chế tạo: 1.500 m/cuộn

3 Cách điện và phụ kiện

a Cách điện

Trang 24

Việc lựa chọn cách điện phụ thuộc vào cấp điện áp, cỡ dây và điều kiện khí hậu vùngtuyến đi qua.

Số lượng và chủng loại cách điện được lựa chọn đảm bảo về mặt cơ học với hệ số antoàn không nhỏ hơn 2,7, ở chế độ nhiệt trung bình năm không nhỏ hơn 5 và trong chế độ

sự cố không nhỏ hơn 1,8

Số lượng bát cách điện trong 01 chuỗi:

- Chuỗi đỡ dây dẫn gồm 10 bát cách điện đỡ U70BS, ký hiệu ĐDD1.10.70 đối vớichuỗi đỡ đơn, NDD1.11.120 đối với chuỗi đỡ kép

- Chuỗi néo dây dẫn gồm 11 bát cách điện néo U120BS, ký hiệu NDD1.11.120 đối vớichuỗi néo đơn, NDD2.11.120 đối với chuỗi néo kép

Cách điện sử dụng trên đường dây dùng loại cách điện chuỗi Các đặc tính kỹ thuậtđược thể hiện trong bảng sau

Bảng 2 – Đặc tính kỹ thuật của cách điện chuỗi

U70BS

Chuỗi néo U120B

b Phụ kiện

Phụ kiện cách treo dây được chọn đồng bộ với cách điện sử dụng, có hệ số an toàn cơhọc là tỷ số giữa tải trọng cơ học phá hủy với tải trọng định mức lớn nhất tác động lênphụ kiện theo đúng qui phạm hiện hành Trên toàn tuyến dùng loại kẹp dây kiểu cố định(kẹp chặt) cho các chuỗi cách điện đỡ và dùng đầu cốt ép nối lèo đi kèm chuỗi néo dâydẫn Phụ kiện dùng trên đường dây là loại có tải trọng phá hoại nhỏ nhất 7.000 daN chochuỗi đỡ và loại 12.000 daN cho chuỗi néo

Ngoài ra, có thể dùng loại cách điện polyme có đặc tính kỹ thuật tương đương với cáchđiện nêu trên, như: tải trong cơ điện chịu đựng, chiều dài đường rò,…

1.4.2.3 Các giải pháp bảo vệ

1 Nối đất

Trang 25

Tất cả các cột trên đường dây đều được nối đất, điện trở nối đất được phân ra theo điềukiện điện trở suất và địa chất của đất thuộc vùng tuyến đường dây đi qua Nối đất trênđường dây 110KV sử dụng loại nối đất kiểu cọc kết hợp với tia loại TDD4x25-12 Toàn

bộ các chi tiết trong hệ thống nối đất đều phải được mạ kẽm

2 Biển số và biển báo

Tất cả các vị trí cột đều phải có biển số nhằm phục vụ cho công nhân quản lý vậnhành, sửa chữa, tránh nhằm lẫn và có biển báo nguy hiểm nhằm thông báo cho mọingười qua lại dưới đường dây tính chất nguy hiểm của điện cao áp Biển số và biển báocho cột thép dùng tôn thép mạ kẽm, dày 2mm theo quy định và bắt vào thân cột bằngbulông

3 Hành lang bảo vệ

Hành lang tuyến: chiều rộng hành lang tuyến được giới hạn bởi hai mặt phẳng thẳngđứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoàicùng về phía mỗi dây khi ở trạng thái tĩnh đối với đường dây 110KV là 4m

Để đảm bảo an toàn trong vận hành đường dây, trong hành lang tuyến phải có biệnpháp xử lý các công trình nhà cửa cũng như cây cối đúng theo Nghị định số106/2005/NĐ-CP và Nghị định số 81/2009/NĐ-CP của Chính phủ

1.4.3 Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng

1.4.3.1 Các biện pháp thi công xây dựng đường dây

1 Biện pháp đấu nối

Tuyến đường dây 110KV mới sau khi hoàn thành sẽ đấu nối điểm đầu tại cột số 414Ahiện có, lắp mới xà phụ dây dẫn và dây chống sét, điểm cuối tại cột xây dựng mới giữakhoảng cột 395 – 396

2 Biện pháp kết cấu cột đường dây

Hiện nay, trên cả nước các đường dây tải điện 02 mạch có cấp điện áp 110KV trở lênđều dùng cột thép Cột thép được tổ hợp từ các thanh thép hình, liên kết các thanh bằngbulông, liên kết giữa cột và móng bằng bulông neo Toàn bộ cột thép được mạ kẽmnhúng nóng theo tiêu chuẩn hiện hành Do vậy, cột của đường dây 110KV xây dựng mớicũng dùng cột thép với các đặc tính như trên để đảm bảo tính đồng bộ trong khu vực

Sơ đồ cột đường dây điện 110KV xây dựng mới gồm các loại như sau:

- Cột đỡ:

Cột đỡ 02 mạch dây dẫn treo hai dây chống sét bằng thép ký hiệu DD122-34A (cao34m) dùng cho khoảng cột gió đến 270mm

- Cột néo:

Trang 26

+ Cột néo 02 mạch dây dẫn treo hai dây chống sét ký hiệu N122-33A dùng với góc láiđến 300C.

+ Cột néo 02 mạch dây dẫn treo hai dây chống sét ký hiệu N122-33B, N122-38B dùngvới góc lái đến 600C

+ Cột néo 02 mạch dây dẫn treo hai dây chống sét ký hiệu N122-29DS, N122-33DSdùng với góc lái đến 900C

Chiều cao cột, khoảng cách pha, chiều cao tới các tầng xà, chiều dài các xà xem bản vẽchi tiết đính kèm phụ lục

3 Biện pháp kết cấu móng cột đường dây

Căn cứ vào các chỉ tiêu cơ lý của đất, điều kiện địa hành địa mạo, điều kiện địa chấtthủy văn khu vực dự án để thiết kế dạng kết cấu móng trụ cho tuyến đường dây này Theo

số liệu khảo sát, chỉ tiêu cơ lý của các lớp địa chất mà tuyến đường dây đi qua thay đổitục và khá phức tạp, hầu hết là trung bình đến yếu Hầu như toàn tuyến là bùn cát và bùnsét ở trạng thái dẻo, dẻo chảy, bảo hòa nước Một số đoạn có địa chất các lớp bề mặttrung bình ở trạng thái mềm dẻo, kết cấu chặt nhẹ đến chặt nhưng chiều dày lại quámỏng, trung bình từ 1,5-2,0m, không đủ để bố trí móng, do đó qua tính toán sơ bộ, nhàđầu tư lựa chọn các giải pháp móng trụ và móng cọc gồm các chủng loại ký hiệu dướiđây cho toàn bộ tuyến:

- Móng trụ: 4T25-25, 4T25-30, 4T25-30-1.5, 4T25-30-2.0, 4T25-42-7.5, 4T25-42-9.0,4T30-53

- Móng cọc: 21-2.0, 21-2.5, 21-3.0, 21-3.5, 21-4.0, 4MC15-21-4.4, 4MC15-27-2.5, 4MC15-27-3.5, 4MC15-33-1.0, 4MC15-33-2.0,4MC15-33-4.2

4MC15-Móng cọc được thiết kế theo tiêu chuẩn xây dựng: TCXD 189-1996, TCXD 205-1998,TCXD 286-2003, TCXD338-2005, TCXD 386-2005

Bê tông đúc móng đá 2x4 mác M200, lót móng dùng bê tông đá 4x6 mác M100, cốtthép dùng nhóm C-I và C-III

Liên kết giữa móng trụ và cột thép dùng bulông neo

4 Các phương án xây lắp chính

* Công tác đào đất

Công tác đào đất móng, rãnh tiếp địa và lắp đất được tiến hành bằng thủ công là chính

và tuân theo các qui phạm nghiệm thu công tác đất TCVN 4447-87, các móng có nướcngầm phải bơm nước hố móng bằng máy bơm tự hút

* Công tác bê tông và cốt thép móng

Trang 27

Việc gia công cốt thép móng và gia công cốt pha móng được tiến hành tại xưởng củacông trường bằng máy hàn, máy cắt uốn và thủ công, công tác dựng lắp cốt thép mỏng,cốt pha mỏng, đổ bê tông, đầm và bảo dưỡng được tiến hành tại những vị trí móng trêntuyến dùng phương pháp thủ công là chính và phải tuân theo qui phạm nghiệm thu côngtác bê tông, BTCT toàn khối TCVN 4453-95.

* Công tác lắp dựng cột xà

Cột thép được lắp dựng bằng phương pháp cầu leo (vừa lắp vừa dựng) bằng thủ công ởtrên cao kết hợp hố thế và 05 sợi dây néo TK-50

* Lắp cách điện phụ kiện – kéo dây và lấy độ võng

Lắp cách điện và phụ kiện bằng thủ công trên cao Công tác rải, căng dây dẫn và dâychống sét bằng thủ công kết hợp cơ giới Các đoạn giao chéo với các công trình chướngngại như đường sắt, đường dây thông tin, điện lực,… Đơn vị thi công sẽ lập biện pháp tổchức thi công cụ thể cho từng vị trí đoạn vượt và thỏa thuận với cơ quan chức năng cóliên quan, thông báo thời gian thi công và lập barie, biển báo khi thi công để không ảnhhưởng đến công trình khác

1.4.3.2 Các yêu cầu kỹ thuật thiết kế, thi công đường dây

Quá trình thi công đường dây phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật thiết kế, thi công quyđịnh trong QCVN:QTĐ-7:2009/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện của

Bộ Công thương, Tập 7 - Thi công các công trình điện

- Công tác làm móng:

+ Đào đất hố móng phải thực hiện theo quy định về đào đất và sơ đồ công nghệđược lập trong thiết kế tổ chức thi công Trước khi đào phải giác móng chính xác.+ Đáy hố móng sau khi đào phải dọn sạch sẽ, bằng phẳng và phải kiểm tra độ caotương đối của đáy hố móng so với trụ Sửa phẳng đáy hố móng bằng phương pháp cắtphẳng đất để không làm hư hỏng kết cấu nguyên thổ đáy móng

+ Đáy hố móng phải làm sạch và phẳng theo tài liệu thiết kế Nếu sai về độ nghiêngthì không được vượt quá 10%

Nếu trong hố móng có nước trước khi lắp đặt móng hoặc đúc móng hay lấp đất hốmóng phải tiến hành bơm nước ra ngoài

+ Sau khi lắp đặt móng thì tiến hành lấp móng theo thiết kế và đầm nén đất lấpmóng cẩn thận theo từng lớp

- Lắp và dựng cột:

+ Trước khi lắp đặt các cột bê tông cốt thép, các cột phải được kiểm tra kỹ lưỡng đểchắc chắn không có nứt vỡ và không có nứt vỡ quá giới hạn

Trang 28

+ Kiểm tra chất lượng các mối hàn nối của các cột thép bằng mắt hoặc đánh giá mốihàn nối bằng cách gõ hoặc kiểm tra bằng siêu âm.

+ Trước khi ra lệnh dựng cột, người phụ trách thi công phải cho tiến hành kiểm tramóng theo đúng tài liệu thiết kế và kiểm tra chất lượng cột, chất lượng mối hàn và độxiết chặt bu lông, ren,… nếu có thanh cột cong vênh phải nắn thẳng

+ Tiến hành kiểm tra cột theo chiều thẳng đứng bằng cách dùng quả rọi hoặc máykinh vĩ

+ Khi rải dây dẫn phải đặt dây trên các ròng rọc trên cột, phải dùng biện pháp chống

hư hỏng dây theo bề mặt tiếp xúc với đất đá có vật cản khác trên địa hình Trongtrường hợp cần thiết, ở những chỗ có khả năng gây hư hỏng dây thì phải có biện phápthích hợp bảo vệ dây

+ Các ống nối và các bu lông căng cũng như các ống lồng nối phải đáp ứng các quyđịnh đối với dây dẫn Các đầu của hai ống nối phải cùng tiêu chuẩn, đường kính củaống lồng nối phải tuân theo các quy định về thay đổi dây dẫn

1.4.3.3 Khối lượng nguyên vật liệu xây dựng

Khối lượng nguyên vật liệu chính phục vụ cho công tác xây dựng mới đường dây110KV được thể hiện trong bảng sau

Bảng 3 – Bảng liệt kê khối lượng xây dựng đường dây 110KV mới

Trang 29

STT Thành phần ĐVT Số lượng

23 Đất đắp, san gạt, bơm nước hố móng

23.1 San gạt gò đất (01 vị trí – VT04) m 3 2.500 23.2 Đắp đất tạo mặt bằng thi công (06 vị trí –

3 3.600

23.3 Bơm nước hố móng (01 vị trí – VT24) m 3 2.650

Ghi chú: Chiều dài dân dẫn đã tính hao độ võng và dây lèo

1.4.3.4 Khối lượng phần đường dây 110KV thu hồi

Sau khi tuyến dây dựng xong và tiến hành đấu nối với đường dây hiện, tuyến đườngdây 110KV cũ (từ cột số 395 hiện trạng đến cột số 414A hiện trạng) sẽ được thu hồi.Phần đường dây bị thu hồi được liệt kê trong bảng sau

Bảng 4 – Bảng liệt kê khối lượng đường dây 110KV thu hồi

Trang 30

1.4.3.5 Khối lượng sắt thép, bê tông và khối lượng đất đào, đắp

Khối lượng sắt thép, bê tông cần thiết cho hai loại hình cột đỡ và cột neo cũng như khốilượng đất đào, đắp các hố móng trên toàn tuyến đường dây được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 5 – Bảng liệt kê khối lượng sắt thép, bê tông và khối lượng đất đào, đắp

STT Khối lượng Đơn vị Số lượng Tổng cộng

1.4.4 Nguồn cung cấp nguyên vật liệu thi công xây dựng dự án

- Cốt thép móng, tiếp địa: Lấy tại địa phương và gia công tại công trường

- Thép mạ và bulông các loại: Lấy tại Đà Nẵng

- Dây, phụ kiện, cách điện, thiết bị: Kho tại Đà Nẵng

- Nước dùng cho công nhân thi công sẽ được lấy từ giếng nhà dân

Trang 31

Vật tư thiết bị, thép mạ và bulông các loại được vận chuyển bằng đường bộ từ nơicung cấp về công trình với cự ly vận chuyển khoảng 25 km.

1.4.5 Kế hoạch thi công của dự án

Kế hoạch thi công dự án được trình bày cụ thể tại bảng 6

Bảng 6 – Kế hoạch thi công dự án

STT Thành phần công việc Thời gian

Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11

1 Tập kết vật tư, thiết bị thi công

3 Thi công móng

4 Gia công linh kiện lắp ghép của cột

tại phân xưởng

5 Lắp đặt, dựng cột

7 Kiểm tra, đấu nối đường dây

8 Thu hồi đường dây cũ

Thời điểm nghiệm thu hoàn thành dự án: Sau khi tiến hành đấu nối và thu hồi tuyếnđường dây cũ (tháng 11) nhà thầu sẽ gửi vản bản yêu cầu cho Sở Công thương Trongvòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản Sở Công thương sẽ tổ chức côngtác nghiệm thu hoàn thành công trình

Thời điểm bàn giao công trình: Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nghiệm thuhoàn thành công trình, nhà thầu sẽ bào giao hoàn toàn dự án lại cho Sở Công thương theođúng Hợp đồng BT đã ký

Trang 32

1.4.7 Vốn đầu tư

Kinh phí thực hiện dự án được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 8 – Tổng mức đầu tư cho công trình

Tuyến đường dây 110KV mới sẽ do Công ty truyền tải điện II quản lý và vận hành

Trang 33

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ

-XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên

2.1.1 Điều kiện về địa lý

Đường dây 110KV xây mới có vị trí như sau:

- Điểm đầu: Cột sắt 414A hiện có (A1) nằm trên địa bàn phường Hòa Khánh Bắc,quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Tọa độ điểm đầu (A1): X = 108006’57,0”,

Y = 16005’23,2”

- Điểm cuối: Vị trí A8, cột xây dựng mới giữa khoảng côt số 395 - 396 hiện có, nằmtrên địa bàn phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiêu, thành phố Đà Nẵng Tọa độ điểmcuối (A8): X = 10806’54,79”, Y = 1607’14,61”

2.1.2 Điều kiện về khí tượng

a Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,60C trung bình năm cao nhất là 29,80C và trungbình năm thấp nhất là 22,50C Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 34,20C và trung bìnhtháng thấp nhất là 190C

c Độ nhiễm bẩn không khí

Lưới điện nằm trong khu vực không khí bị nhiễm bẩn cấp 3

d Chế độ gió (vận tốc gió, hướng gió, tần suất gió)

Hướng gió thịnh hành trong toàn khu vực chia theo hai mùa rõ rệt: Mùa đông có giómùa Đông Bắc, thường xuất hiện sớm nhất vào tháng 8 và kết thúc chậm nhất vào tháng

4 năm sau Mùa khô có gió mùa Đông Nam, thường xuất hiện sớm nhất vào cuối tháng 2

và kết thúc chậm nhất vào tháng 9, 10 và tập trung chủ yếu vào tháng 6 – 8

Bảng 9 – Bảng tốc độ gió, tần suất và hướng gió

Trang 34

Tháng Tốc độ gió (m/s) Hướng gió Tần suất hướng gió cực

đại (%) Trung bình Cực đại

(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung - Trung Bộ)

Tốc độ gió trung bình: vtb = 3,0 – 3,6 m/s Tốc độ gió trung bình trong 10 phút lớn nhấttrong năm theo tần suất P = 1% là 35,6m/s Áp lực gió lớn nhất: 95 daN/m2

(Nguồn: www.danang.gov.vn và www.lienchieu.danang.gov.vn)

2.1.3 Điều kiện thủy văn

Qua quá trình khảo sát của chủ dự án và Tổng công ty Điện lực Miền Trung – Công ty

Tư vấn Xây dựng Điện Miền Trung thấy rằng, có tồn tại các tầng tạo chứa nước ngầmtrong khu vực dự án Cụ thể như sau:

- Tầng chứa nước mặt: Tuyến đường dây chủ yếu theo địa hình khu nuôi trồng thủysản và ruộng lúa nước Do vậy, trong giai đoạn khảo sát, tầng chứa nước mặt hiện hữukhá lớn, dao động tại các vị trí khoan từ 0,5 – 1,2 m (nhất là các khu vực ao tôm) Đây làtầng chứa nước ảnh hưởng đến thi công hố móng

- Tầng chứa nước trong thành tạo đất đá mềm rời: Thành tạo chứa nước này chủ yếu làcát pha, sét pha, cát mịn – trung – thô Với động thái dao động mạnh theo mùa và quan

hệ trực tiếp với nước mặt qua các lưu vực sông, rãnh thoát nước Nguồn cấp tầng nướcnày chủ yếu là nước mưa, nước từ các lưu vực sông, nguồn thoát nước chủ yếu là bayhơi, thoát ra các lưu vực sông Chất lượng nước bị ảnh hưởng bởi nước mặt Chiều sâuxuất hiện từ 1,0 – 5,0m Tầng chứa nước này ảnh hưởng đến công trình

Trang 35

Tóm lại, khu vực công trình xây dựng dự án chịu ảnh hưởng của nước sông Cu Đê,chế độ dòng chảy chủ yếu chịu tác động của chế độ mưa Vào mùa kiệt thì mực nước hạrất nhanh, mùa mưa nước dâng nhanh do địa hình thấp.

2.1.4 Điều kiện địa hình, địa chất công trình

* Đặc điểm địa hình

Tuyến đường dây 110KV mới chủ yếu đi qua khu đô thị, nhà cửa với mật độ còn thưathớt Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng, hơi dốc, thoải dần từ Tây Bắc xuốngĐông Nam Trên toàn tuyến chỉ có vượt sông Cu Đề 01 lần từ trụ số 16 đến trụ số 17

* Đặc điểm địa chất công trình

Qua khảo sát thực tế, địa chất công trình gồm các lớp đất sau:

- Lớp 1a: Đất thổ nhưỡng, đất đắp màu xám, xám nâu Thành phần hỗn tạp, nguồn gốcnhân sinh Kết cấu không đồng nhất Bề dày lớp đất khoảng 0,3m và phân bố gần nhưtoàn tuyến, từ trụ 1 đến trụ 20 Khi thi công cần bóc bỏ lớp đất này

- Lớp 1b: Đất đắp công trình, sét, sét pha bộ kết màu vàng, vàng chanh Thành phầnhỗn tạp, nguồn gốc nhân sinh Kết cấu không đồng nhất Hàm lượng dăm sạn và đá tảng

cụ khá lớn Bề dày 4m Đây là lớp đất đắp công trình thi công mặt bằng Khu đô thị sinhthái Quan Nam – Thủy Tú và nền đất đắp đường khu nhà ở Hiện nay, khảo sát tại Khu

đô thị sinh thái Quan Nam – Thủy Tú đang san lấp mặt bằng, cao trình chưa đạt đến cốtthiết kế, mà lớp đất đắp này có chiều sâu trung bình từ 2 - 4m Các vị trí móng trụ quaphạm vi khu đô thị đang thi công này thì đất đắp có độ chặt phải đạt K = 0,95, do chiềucao đắp đất khá lớn

- Lớp 1c: Bùn sét màu xám đen xen kẹp ít vật chất hữu cơ Đất tự nhiên ẩm, bão hòanước Trạng thái mềm đến dẻo, gắn kết tự nhiên yếu – trung bình Thành phần bao gồmcác loại sét, bột sét, vật chất hữu cơ Nguồn gốc bồi tích sông, đầm lầy Bề dày trung bình

từ 1,5 – 3,5m và phân bố gần như toàn tuyến

- Lớp 1d: Bùn cát nhẹ hạt mịn – trung lẫn khá nhiều vỏ sò, mùn thực vật hữu cơ chưaphân hủy màu xám đen, xanh đen Đất tự nhiên ẩm – bão hòa nước Trạng thái rời, gắnkết tự nhiên yếu Thành phần bao gồm vật chất hữu cơ, vỏ nghêu sò khá lớn, cát hạt mịn– trung Nguồn gốc bồi tích sông, đầm lầy Phần bố lớp này hầu như toàn tuyến đườngdây Bề dày trung bình 2,2m

- Lớp 1: Cát thạch anh hạt mịn – trung màu vàng xám, xám sáng, trắng sáng, trạng tháichọn lọc tự nhiên trung bình, rời rạc Đất tự nhiên bão hòa nước Thành phần chủ yếu làcát hạt mịn trung và lẫn bụi bẩn Nguồn gốc bồi tích Lớp đất dễ thâm nhập nước trongđiều kiện trũng thấp, do vậy dễ xảy ra cát chảy cục bộ khi thi công hố móng Bề dàytrung bình 3,5m Lớp này chỉ phân bố tại trụ 4 và 24

Trang 36

- Lớp 2: Á cát màu xám vàng, xám sáng, trắng sáng, trạng thái tự nhiên dẻo mềm Đất

tự nhiên bão hòa nước Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn trung, bột sét lẫn mùn thực vậtchưa phân hủy Nguồn gốc trầm tích Bề dày trung bình 2,5m Lớp này phân bố rải rác từtrụ 1 đến trụ 3, trụ 5 đến trụ 10, trụ 14 đến trụ 16 và từ trụ 18 đến trụ 20

- Lớp 2a: Á sét màu xám vàng, vàng chanh, trạng thái tự nhiên dẻo mềm – dẻo cứng.Kết cấu đất từ chặt nhẹ đến chặt Đất tự nhiên bão hòa nước Thành phần chủ yếu là sét,bột sét dạng cát kết phong hóa, trong đất đá phong hóa tảng lăn Nguồn gốc sườn tàn tích.Lớp đất này phân bố chủ yếu tại khu vực đoạn trụ trung gian T21 Bề dày trung bình từ2,5 – 6m

- Lớp 2b: Bùn cát màu xám đen, xám xanh lẫn xám trắng, xen kẹp ít vật chất hữu cơ.Đất tự nhiên, ẩm bão hòa nước Trạng thái mềm đến dẻo, dẻo chảy, gắn kết tự nhiên yếu– trung bình Bề dày lớp đất từ 1 – 2m, chủ yếu phân bố tại khu vực trụ 1 - 3

- Lớp 2c: Sét pha màu xám vàng, xám trắng lẫn màu xám xanh đen Trạng thái tựnhiên dẻo mềm, dẻo cứng Kết cấu chặt nhẹ đến chặt Đất tự nhiên bão hòa nước Nguồngốc tàn lũ tích, phân bố rải rác từ trụ 1 đến trụ 3, trụ 5 đến trụ 10, trụ 15, 16 và từ trụ 18đến trụ 20

- Lớp 3: Cát bột kết phong hóa mãnh liệt, vỡ vụn màu xám sáng, xám vàng, lẫn tạpchất hữu cơ Trạng thái cứng – cứng vừa, kết cấu chặt, đặc xít Nguồn gốc tàn tích, phân

bố lớp này chủ yếu khu vực trụ 21

- Lớp 4: Đá gốc phong hóa khá mạnh, nứt nẻ lớn, hình thành các tảng lăn kích thướclớn xen kẹp Lớp đá gốc này lộ ra chủ yếu tại khu vực trụ 17, đá gốc phong hóa granitdạng tảng lăn theo vỉa khá lớn, xen kẹp Chiều sâu bắt gặp lớp này từ 5 - 8m

* Đặc điểm địa chất động lực công trình

Nhìn chung trong khu vực dự án đã khảo sát ít có hiện tượng địa chất động lực xảy xảy

ra làm ảnh hưởng đến công trình Trong khu vực tuyến đường dây đi qua xảy ra một sốquá trình địa chất động lực công trình đáng chú ý sau:

- Tính lún và sức chịu tải đất nền: Trong phạm vi công trình phân bố các đơn nguyênđịa chất lớp cát pha, sét pha, cát mịn – trung – thô thành tạo nguồn gốc sông biển và đầmlầy, có tính chất biến dạng và chịu tải thấp

- Hiện tượng cát chảy: Cấu thành địa chất thành tạo chủ yếu là các hạt mịn – trung –thô, dưới tác động áp lực nước ngầm, hoạt động dòng chảy của sông và nước bề mặt gâyhiện tượng xói lở móng Đây là hiện tượng cần chú ý trong công tác thiết kế vì địa tầngcủa các vị trí trụ đều tương tự nhau

- Trong phạm vị công trình, cần chú ý đến nước ngầm và nước mặt nằm thấp trongthành tạo đất mềm rời nên khi triển khai đào hố móng thường xảy ra hiện tượng sạt lởthành móng Hiện tượng này phân bố hầu như trên toàn tuyến đường dây

Trang 37

- Hiện tượng địa chấn: Theo phân vùng địa chấn của Viện vật lý Việt Nam, vùng khảosát nằm trong phông động đất cấp 5-6 theo Bảng phân vùng chấn động với tần suất lặp lại

B1 ≥ 0,005 (chu kỳ T ≤ 200 năm)

2.1.5 Hiện trạng tài nguyên sinh học

* Hệ sinh vật trên cạn

Trong khu vực tuyến đường dây 110KV mới đi qua, dân cư sinh sống với mật độ dân

cư trung bình Do đặc hầu hết diện tích đất đã được quy hoạch sử dụng cho Khu đô thịsinh thái Quan Nam – Thủy Tú và khu dân cư nên hệ động thực vật ở đây nghèo Thựcvật trên cạn chủ yếu là một số cây bụi, cỏ tự mọc Ngoài ra còn có lúa, cây ăn quả đượctrồng ở các hộ gia đình lân cận khu công nghiệp như, mít, đu đủ, và các loại hoa màu.Động vật hoang dã tại dự án hầu như không có, chủ yếu là loài chim nhỏ như chàomào, sẻ và một số loài thú thuộc bộ gặm nhấm như chuột

* Hệ sinh vật dưới nước

Tuyến đường dây có đi qua sông Cu Đê Nguồn lợi thủy sản từ sông Cu Đê chủ yếu làcác loại cá vùng nước ngọt, nước lợ như cá trê, cá trắm cỏ, cá rô phi, cá đối, cá mú,…Tạiđây không có động vật quý hiếm

(Nguồn: www.danang.gov.vn và www.hoavang.danang.gov.vn )

2.1.6 Hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án

Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực dự án, đơn vị tư vấn đãphối hợp với Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Trung Trung Bộ tiến hành lấy mẫu, phântích 04 mẫu khí, 01 mẫu nước ngầm và 01 mẫu nước mặt tại khu vực dự án

1 Chất lượng môi trường không khí và vi khí hậu

Hiện tại, chất lượng môi trường không khí tại khu vực Dự án chưa bị tác động bởinguồn gây ô nhiễm nào

Bảng 10 – Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực Dự án

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị

tính

Kết quả thử nghiệm QCVN

05:2009 KK1 KK2 KK3 KK4

Trang 38

* Ghi chú:

- KK1: Không khí, lấy tại vị trí móng trị số 13 của dự án (X = 108 0 06’21,6”, Y = 16 0 06’27,2”)

- KK2: Không khí, lấy tại vị trí móng trị số 17 (X = 108 0 06’15,6”, Y = 16 0 06’59,6”)

- KK3: Không khí, lấy tại vị trí đấu nối A1 (X = 108 0 06’57,0”, Y = 16 0 05’23,2”)

- KK4: Không khí, lấy tại vị trí móng trị số 02 của dự án (X = 108 0 06’55,6”, Y = 16 0 05’24,0”)

- Dấu (-): Không có trong tiêu chuẩn hoặc không phân tích

- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- (1) : QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

* Nhận xét: Hầu hết các chỉ tiêu về không khí đều nằm trong giới hạn cho phép

QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung

quanh Hiện trạng môi trường không khí tại khu vực dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễmbởi các khí thải độc hại

2 Chất lượng môi trường nước

- QCVN 08 - 2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

* Nhận xét: Qua kết quả phân tích trên cho thấy, tất cả các chỉ tiêu đặc trưng đánh giá

chất lượng nguồn nước mặt sát khu vực dự án vẫn nằm trong giới hạn cho phép Trongquá trình thi công xây dựng cũng như trong quá trình hoạt động, Nhà đầu tư sẽ có nhữngbiện pháp giảm thiểu thích hợp để không gây ô nhiễm nguồn nước mặt

Trang 39

- QCVN 09 - 2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.

* Nhận xét: Qua kết quả phân tích trên cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu đặc trưng đánh

giá chất lượng nguồn nước ngầm gần khu vực dự án vẫn nằm trong giới hạn cho phép.Riêng chỉ tiêu coliform có vượt tiêu chuẩn cho phép Trong quá trình thi công xây dựng,Nhà đầu tư sẽ có những biện pháp giảm thiểu thích hợp để không gây ô nhiễm các nguồnnước ngầm

Trang 40

Hình 2 – Nhóm hình ảnh lấy mẫu chất lượng môi trường nền tại khu vực dự án

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.1 Điều kiện về kinh tế - xã hội Huyện Hòa Vang

Trên cơ sở định hướng phát triển chung của giai đoạn đến năm 2011, định hướng pháttriển không gian đô thị huyện Hòa Vang giai đoạn 2012 - 2020 đảm bảo:

- Phát triển kinh tế - xã hội của huyện được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ vớichiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, của vùng kinh tế trong mối quan hệgắn bó chặt chẽ với các quận trong thành phố, các địa phương trong vùng, tận dụng tối đalợi thế để phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, hợp tác,liên kết của Trung ương và tỉnh, của các huyện bạn và bên ngoài

- Khai thác tốt hệ thống đường quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B chạy qua địa bàn huyện vàcác tuyến đường tỉnh kết nối với các tuyến đường quốc lộ

- Phát triển hệ thống đường liên xã, liên thôn nhằm khai thác thế mạnh về nôngnghiệp, lâm nghiệp, cây công nghiệp và chăn nuôi, đồng thời phát triển mạnh côngnghiệp và tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông lâm sản; phục vụ tốt xu hướng đô thị hóanhư khu vực thị trấn huyện Hòa Vang, khu Bà Nà - Suối Mơ, Miếu Bông, Túy Loan, PhúHòa, Góc Kha của Hòa Vang, dọc Quốc lộ 1A Xây dựng nâng cấp hệ thống đường giaothông các xã và đường thôn xóm theo tiêu chuẩn đường cấp VI và tiếp tục xây dựng bêtông hoá đường giao thông thôn xóm Các tuyến đường nội đồng xây dựng kết hợp vớixây dựng kênh mương thủy lợi

- Tổ chức quy hoạch không gian lãnh thổ huyện theo các vùng chuyên môn hóanhư sau:

+ Vùng ven đô: bao gồm một số thôn của các xã Hòa Liên, Hòa Sơn, Hòa Tiến và HòaChâu sẽ quy hoạch và phát triển thành các trung tâm thương mại, dịch vụ, thủ côngnghiệp, trồng cây thực phẩm, hoa, quả, cây cảnh cung cấp cho thành phố

Ngày đăng: 10/08/2014, 13:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 – Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM..............................................14 Bảng 2 – Đặc tính kỹ thuật của cách điện chuỗi..........................................................22 - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
Bảng 1 – Danh sách cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM..............................................14 Bảng 2 – Đặc tính kỹ thuật của cách điện chuỗi..........................................................22 (Trang 2)
Hình 1 – Vị trí tuyến đường dây 110KV - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
Hình 1 – Vị trí tuyến đường dây 110KV (Trang 18)
Bảng 2 – Đặc tính kỹ thuật của cách điện chuỗi - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
Bảng 2 – Đặc tính kỹ thuật của cách điện chuỗi (Trang 22)
Bảng 3 – Bảng liệt kê khối lượng xây dựng đường dây 110KV mới - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
Bảng 3 – Bảng liệt kê khối lượng xây dựng đường dây 110KV mới (Trang 26)
Bảng 4 – Bảng liệt kê khối lượng đường dây 110KV thu hồi - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
Bảng 4 – Bảng liệt kê khối lượng đường dây 110KV thu hồi (Trang 27)
Bảng 5 – Bảng liệt kê khối lượng sắt thép, bê tông và khối lượng đất đào, đắp - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
Bảng 5 – Bảng liệt kê khối lượng sắt thép, bê tông và khối lượng đất đào, đắp (Trang 28)
Bảng 6 – Kế hoạch thi công dự án - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
Bảng 6 – Kế hoạch thi công dự án (Trang 29)
Bảng 7 – Tiến độ thực hiện dự án - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
Bảng 7 – Tiến độ thực hiện dự án (Trang 29)
Bảng 9 – Bảng tốc độ gió, tần suất và hướng gió - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
Bảng 9 – Bảng tốc độ gió, tần suất và hướng gió (Trang 31)
Bảng 10 –  Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực Dự án - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
Bảng 10 – Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực Dự án (Trang 35)
Bảng 12 – Kết quả phân tích mẫu nước ngầm gần khu vực Dự án - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
Bảng 12 – Kết quả phân tích mẫu nước ngầm gần khu vực Dự án (Trang 36)
Bảng 13 – Nguồn gây tác động đến môi trường giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
Bảng 13 – Nguồn gây tác động đến môi trường giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng (Trang 43)
Bảng  14  – Hệ số phát thải ô nhiễm do hoạt động san lấp mặt bằng - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
ng 14 – Hệ số phát thải ô nhiễm do hoạt động san lấp mặt bằng (Trang 45)
Bảng 16 – Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
Bảng 16 – Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel (Trang 45)
Bảng  15  – Lượng bụi phát thải do hoạt động san lấp mặt bằng - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
ng 15 – Lượng bụi phát thải do hoạt động san lấp mặt bằng (Trang 45)
Bảng 17 – Tải lượng ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
Bảng 17 – Tải lượng ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel (Trang 46)
Bảng 19 – Tải lượng chất bẩn của nước thải sinh hoạt - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
Bảng 19 – Tải lượng chất bẩn của nước thải sinh hoạt (Trang 49)
Bảng 21 – Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
Bảng 21 – Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa (Trang 50)
Bảng 23 – Kết quả tính toán độ giảm độ ồn theo khoảng cách - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
Bảng 23 – Kết quả tính toán độ giảm độ ồn theo khoảng cách (Trang 54)
Bảng 24 – Tổng hợp các tác động tiêu cực và biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi   trường giai đoạn thi công xây dựng - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
Bảng 24 – Tổng hợp các tác động tiêu cực và biện pháp giảm thiểu các tác động đến môi trường giai đoạn thi công xây dựng (Trang 61)
Bảng 25 – Chương trình quản lý môi trường tổng hợp từ các chương 1, 3, 4 - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
Bảng 25 – Chương trình quản lý môi trường tổng hợp từ các chương 1, 3, 4 (Trang 70)
Bảng 26 – Chi phí giám sát chất lượng môi trường - Báo cáo ĐTM dự án “di dời đường dây 110KV qua khu vực dự án kđt sinh thái quan nam – thủy tú và kđt liền kề KCN hòa khánh
Bảng 26 – Chi phí giám sát chất lượng môi trường (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w