ÔN TẬP HOÁ HỌC 12 §1: KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT Dạng 1: HCl và H 2 SO 4 loãng Câu 1: Kim loại nào sau đây tác dụng với Cl 2 và HCl tạo cùng một muối? A. Cu B. Mg C. Fe D. B và C đúng Câu 2: Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50g trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336ml khí H 2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Vậy, kim loại đó là: A. Na B. Mg C. Fe D. Ca Câu 3: Cho 1,53g hỗn hợp (Mg,Cu,Zn) vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 448ml khí (đkc). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn có khối lượng là: A. 2,95g B. 3,37g C. 8,08g D. 5,96g Câu 4: Cho 1,53g hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 448ml khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng là: A. 2,95g B. 3,90g C. 2,24g D. 1,85g Câu 5: Hoà tan 12,6g hỗn hợp 2 kim loại hoá tri II và III bằng dung dịch HCl dư thì thu được dung dịch A và khí B. Đốt cháy hoàn toàn nửa lượng khí B thu được 2,79g nước. Khi cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan là: A. 24,61g B. 34,61g C. 44,61g D. 55,61g Câu 6: Hoà tan 2,52g kim loại bằng dung dịch H 2 SO 4 loãng người ta thu được 6,84g muối sunfat. Kim loại đó là: A. Na B. Mg C. Fe D. Ca Câu 7: Hoà tan 0,54g một kim loại M có hoá trị n không đổi trong 100ml dung dịch H 2 SO 4 0,4M. Để trung hoà lượng axit dư cần 200ml dung dịch NaOH 0,1M. Xác định hoá trị n và kim loại M. A. n = 2, Zn B. n = 2, Mg C. n = 1, K D. n = 3, Al Câu 8: Cho 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại là Cu và Zn vào dung dịch H 2 SO 4 loãng dư, thu được 2,24 lít khí (đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Thành phần phần trăm của Cu và Zn trong hỗn hợp lần lượt là: A. 38,1 và 61,9 B. 39 và 61 C. 40 và 60 D. 35 và 65 Câu 9: Hoà tan hết m gam kim loại M bằng dung dịch H 2 SO 4 loãng , rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5m g muối khan. Kim loại M là: A. Al B. Mg C. Zn D. Fe Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 13,8g hỗn hợp gồm Mg và một kim loại hoá trị II bằng dung dịch H 2 SO 4 loãng thu được 26,88lit khí H 2 (đktc). Kim loại hoá trị II và % khối lượng của nó trong hỗn hợp đầu là: A. Be; 65,3% B. Zn, 67,2% C. Ca, 51% D. Fe, 49,72% Dạng 2: HNO 3 và H 2 SO 4 đặc Câu 1: Cho 19,2 g một kim loại M tan hoàn toàn trong ddịch HNO 3 thì thu được 4,48 lit khí (đkc) NO. Vậy kim loại M là: A. Zn B. Fe C. Cu D. Mg Câu 2: 8,64g Al tan hết trong dung dịch HNO 3 loãng cho V lít khí N 2 O duy nhất ở điều kiện tiêu chuẩn. V có trị số: A. 1,344 B. 2,688 C. 0,672 D. 2,24 Câu 3: Hoà tan 0,6 g kim loại M vào dd HNO 3 dư thu được 0,112 lít khí nitơ(đktc). M là: A. Mg B. Fe C. Cu D. Ca Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 16,2g kim loại M bằng dung dịch HNO 3 thu được 5,6 lit(đkc) hỗn hợp khí NO và N 2 có khối lượng 7,2g. Kim loại M là: A. Al B.Fe C. Zn D. Cu Câu 5: Cho 4,16g Cu tác dụng vừa đủ với 120 ml dung dịch HNO 3 thì thu được 2,464 lít khí (đktc) hỗn hợp 2 khí NO và NO 2 . Nồng độ mol của HNO 3 là: A. 0,92M B. 0,1M C. 2M D. 0,5M Câu 6: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,05 mol Ag và 0,03 mol Cu vào dung dịch HNO 3 thu được hỗn hợp khí A gồm NO và NO 2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 2:3. Thể tích hỗn hợp A ở điều kiện tiêu chuẩn là: A. 1,369 lít B. 2,737 lít C. 2,224 lít D. 3,3737 lít Câu 7: Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với 2 lít dung dịch HNO 3 a M thu được 6,72lit(đktc) hỗn hợp 2 khí NO và N 2 O có tỉ khối so với H 2 là 17,8. Giá trị m và a lần lượt là: A. 13,5g và 0,96M B. 14,85g và 1,05M C. 9,18g và 0,66M D. 9,45g và 0,675M Câu 8: Cho 13,5 gam nhôm tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO 3 , phản ứng tạo ra muối nhôm và một hỗn hợp khí gồm NO và N 2 O. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO 3 . Biết rằng tỉ khối của hỗn hợp khí đối với hiđro bằng 19,2 . A.[HNO 3 ] = 0,86M B. [HNO 3 ] = 0,12M C. [HNO 3 ] = 1,1M D. [HNO 3 ] = 0,2M Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 12,42g Al bằng dung dịch HNO 3 loãng dư, thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N 2 O và N 2 . Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với H 2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn Lê Văn Quyền 1 ÔN TẬP HOÁ HỌC 12 khan. Giá trị m là: A. 106,38 B. 34,08 C. 97,98 D. 38,34 Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 1,23g hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO 3 đặc nóng thu được 1,344 lít khí NO 2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH 3 dư vào dung dịch Y, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị m lần lượt là: A. 78,05% và 2,25g B. 21,95% và 2,25g C. 78,05% và 0,78g D. 21,95% và 0,78g Câu 11: Cho 6,72 g Fe vào dung dịch chứa 0,3mol H 2 SO 4 đặc nóng (giả sử SO 2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được A. 0,03 mol Fe 2 (SO 4 ) 3 và 0,06 mol FeSO 4 B. 0,05 mol Fe 2 (SO 4 ) 3 và 0,02 mol FeSO 4 C. 0,02 mol Fe 2 (SO 4 ) 3 và 0,08 mol FeSO 4 D. 0,12mol FeSO 4 Câu 12: Hòa tan 2,4 gam hỗn hợp Cu, Fe có tỉ lệ mol 1 :1 vào dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng. Kết thúc phản ứng thu được 0,05 mol 1 sản phẩm khử duy nhất có chứa lưu huỳnh. Sản phẩm khử là: A. SO 2 B. S C. H 2 S D. H 2 S 2 Câu 13: Cho 17,6g hỗn hợp gồm Fe và kim loại R vào dung dịch H 2 SO 4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 4,48lit khí (đktc). Phần không tan cho vào dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng thì thoát ra 2,24lit khí (đktc). R là kim loại nào sau đây? A. Mg B. Pb C. Ag D. Cu Dạng 3: Tổng hợp cả 2 loại axit Câu 1: Dãy tất cả kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 đặc nguội và HNO 3 đặc nguội ? A. Na, K, Mg B. Al, Fe, Cr C. Ag, Au, Al D. Fe, Ag, Al Câu 2: Cho 3,87g hỗn hợp Mg, Al vào 250ml dung dịch gồm HCl 1M và H 2 SO 4 0,5M thì thu được 4,368lít H 2 (đktc). Nhận định nào sau đây đúng? A. Dư axit B. Thiếu axit C. Vừa đủ phản ứng D. Không xác định được Câu 3: Chia hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu thành 2 phần bằng nhau: -Phần thứ nhất: cho tác dụng hoàn toàn với ddịch HNO 3 đặc, nguội thì thu được 8,86 lít khí NO 2 duy nhất. -Phần thứ hai: cho tác dụng oàn toàn với dung dịch HCl thì thu được 6,72 lít khí. Xác định %m của Cu trong hỗn hợp đầu. Biết các khí đo ở đktc. A. 29,67% B. 70,33% C. 56% D. 23% Câu 4: Chia m g X gồm hai kim loại A, B có hóa trị không đổi thành hai phần bằng nhau: Phần 1: hòa tan hoàn toàn trong hỗn hợp hai axit HCl loãng và H 2 SO 4 giải phóng được 33,6 lít H 2 (đktc) Phần 2: Hòa tan hoàn toàn trong H 2 SO 4 đặc và chỉ tạo ra V lít khí SO 2 duy nhất (đktc): Thể tích khí SO 2 thoát ra là: A. 1,68 lít B. 1,746 lít C. 0,323 lít D. Tất cả sai Câu 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm các kim loại Al, Mg, Fe, Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và H 2 SO 4 loãng tạo ra 1,456 lít H 2 (đktc). Cũng m gam hỗn hợp X tác dụng với khí Clo dư tạo ra (m + 4,97) gam hỗn hợp các muối. Khối lượng Fe có trong m gam hỗn hợp X là: A. 0,56 B. 0,84 C. 4,20 D. 0,28 Câu 6: Cho 17,6g hỗn hợp gồm Fe và kim loại R vào dung dịch H 2 SO 4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 4,48lit khí (đktc). Phần không tan cho vào dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng thì thoát ra 2,24lit khí (đktc). R là kim loại nào sau đây? A. Mg B. Pb C. Ag D. Cu Câu 7: Chia 2,29g hỗn hợp 3 kim loại: Zn, Mg, Al thành 2 phần bằng nhau: -Phần 1: Tan hoàn toàn trong dung dịch HCl, giải phóng 1,456 lít khí (đkc) và tạo ra a(g) hỗn hợp muối clorua. -Phần 2: Bị oxi hoá hoàn toàn thu được b (g) hỗn hợp 3 oxit. Vậy a, b lần lượt là: A. 5,76g và 2,185g B. 2,21g và 6,45g C. 2,8g và 4,15g D. 4,42g và 4,37g Câu 8: Hòa tan 15 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Mg và Al vào dung dịch Y gồm HNO 3 và H 2 SO 4 đặc thu được 0,1 mol mỗi khí SO 2 , NO, NO 2 , N 2 O. Phần trăm khối lượng của Al và Mg trong X lần lượt là A. 63% và 37%. B. 36% và 64%. C. 50% và 50%. D. 46% và 54%. Câu 9: Cho 12,9 gam hỗn hợp Al và Mg phản ứng với dung dịch hỗn hợp hai axit HNO 3 và H 2 SO 4 (đặc nóng) thu được 0,1 mol mỗi khí SO 2 , NO, NO 2 . Cô cạn dung dịch sau phản ứng khối lượng muối khan thu được là: A. 31,5 gam. B. 37,7 gam. C. 47,3 gam. D. 34,9 gam. BÀI TẬP TỔNG HỢP Câu 1: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là: A. Tính khử B. Tính oxi hoá C. Lưỡng tính D. Tuỳ vào điều kiện Câu 2: Cho phản ứng: Mg + HNO 3 Mg(NO 3 ) 2 + N 2 + H 2 O sau khi cân bằng, tổng chỉ số các chất trong phản ứng là: A. 27 B. 28 C. 29 D. 30 Lê Văn Quyền 2 ÔN TẬP HOÁ HỌC 12 Câu 3: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và một phần chất không tan của một kim loại. Chất tan có trong dung dịch Y là: A. MgSO 4 và FeSO 4 B. MgSO 4 C. MgSO 4 và Fe 2 (SO 4 ) 3 D. MgSO 4 ,FeSO 4 và Fe 2 (SO 4 ) 3 Câu 4: Trên mỗi đĩa cân ở vị trí cân bằng chứa 2 cốc cùng một lượng như nhau hai dung dịch H 2 SO 4 đặc (cốc 1) và dung dịch HCl đặc (cốc 2). Thêm một lượng như nhau kim loại Cu vào cốc 1 và Fe vào cốc 2. Sau khi phản ứng kết thúc, kim loại tan hết, vị trí thăng bằng của cân biến đổi theo hướng nào? A. Không biến đổi B. Nghiêng về cốc 1 C. Nghiêng về cốc 2 D. Ban đầu biến đổi nhưng sau đó về vị trí cân bằng Câu 5: Zn +H 2 SO 4(đặc) Sản phẩm có thể là : A. S B. SO 2 C. H 2 S D. Tất cả đúng. Câu 6: Cho phản ứng: H 2 SO 4 + Fe Fe 2 (SO 4 ) 3 + SO 2 + H 2 O. Số phân tử H 2 SO 4 bị khử và số phân tử H 2 SO 4 tạo muối là: A. 3 và 3 B. 6 và 6 C. 3 và 6 D. 6 và 3 Câu 7: Nhôm không tan trong dung dịch nào sau đây? A. HCl B. H 2 SO 4 C.NaHSO 4 D. NH 3 Câu 8: Để tách nhanh Al ra khỏi hỗn hợp Mg, Al, Zn có thể dùng hóa chất nào sau đây? A. H 2 SO 4 loãng B. H 2 SO 4 đặc, nguội C. Dung dịch NaOH, khí CO 2 D. Dung dịch NH 3 Câu 9: Phản ứng: Al +HNO 3 Al(NO 3 ) 3 + NH 4 NO 3 + H 2 O có hệ số cân bằng lần lượt là: A. 4-12-4-6 6 B. 8-30-8-3-9 C. 6-30-6-15-12 D. 9-42-9-7-18 Câu 10: Cho bột Fe vào dung dịch HNO 3 loãng, phản ứng kết thúc thấy có bột Fe còn dư.Dung dịch thu được sau phản ứng là: A.Fe(NO 3 ) 3 B. Fe(NO 3 ) 3 , HNO 3 C. Fe(NO 3 ) 2 D.Fe(NO 3 ) 2 ,Fe(NO 3 ) 3 Câu 11: Có 5 mẫu kim loại Ba, Mg, Fe, Ag, Al. Nếu chỉ dùng d.d H 2 SO 4 loãng có thể nhận biết được: A. Cả 5 kim loại B. Ag, Fe C. Ba, Al, Ag D. Ba, Mg, Fe, Al E. Ag, Fe, Al Câu 12: Có các dung dịch: HCl, HNO 3 , NaOH, AgNO 3 , NaNO 3 . Chỉ dùng thêm chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên? A. Cu B. Dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 C. Dung dịch BaCl 2 D. Dung dịch Ca(OH) 2 Câu 13: Dung dịch nào dưới đây không hoà tan được Cu? A. FeCl 3 B. NaHSO 4 C. NaNO 3 + HNO 3 D. HNO 3 đặc nguội Câu 14: Cho 19,2g Cu vào 500ml dung dịch NaNO 3 1M sau đó thêm tiếp 500ml dung dịch HCl 2M vào. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và V lít khí NO(đktc). Giá trị của V và thể tích dung dịch NaOH 2M cần dùng để kết tủa hết ion Cu 2+ trong dung dịch X lần lượt là: A. 4,48lít - 4lít B. 4,48lít - 2lít C. 2,24lít - 4lít D. 4,48lít - 0,5lít Câu 15: Cho hỗn hợp gồm 1,12g Fe và 1,92g Cu vào 400ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H 2 SO 4 0,5M và NaNO 3 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lưộng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là: A. 120 B. 400 C. 362 D. 240 Câu 16: Hoà ta 4g hỗn hợp Fe và một kim loại hoá trị II vào dung dịch HCl dư thì thu được 2,24lít H 2 (đktc). Nếu chỉ dung 2,4g kim loại hoá tri II cho vào d 2 HCl 1M thì không dùng hết 500ml. Kim loại hoá trị II là: A. Ca B. Zn C. Mg D. Ý kiến khác Câu 17: Cho 19,2g kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 dư được 4,48 lít NO (đkc). Cho NaOH dư vào dung dịch thu được, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Vậy M và m là: A. Cu; 2,4g B. Al; 48g C. Al; 30,6g D. Cu ; 24g Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 13g Zn bằng dung dich HNO 3 dư, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí NO 2 (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam chất rắn, giá trị m là: A. 37,8 B. 18,9 C. 56,7 D. 39,8 Câu 19: Hoà tan hoàn toàn 0,2 mol kim loại R (hoá trị III) trong dung dịch H 2 SO 4 đặc nóng, thu được 6,72 lít khí X(đktc). Khí X là: A. SO 2 B. H 2 S C. S D. Tất cả sai Câu 20: Hoà tan vừa đủ 22,064g hỗn hợp Al và Zn trong 500ml dung dịch HNO 3 được dung dịch A và 3,136lít(đktc) hỗn hợp khí N 2 O và NO có khối lượng bằng 5,18g. tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. A. %Al=5,14%; %Zn=94,86% B. %Zn=5,14%; %Al=94,86% C. %Al=51,4%; %Zn=49,6% D. Ý kiến khác Câu 21: Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với 2 lít dung dịch HNO 3 a M thu được 6,72lit(đktc) hỗn hợp 2 khí NO và N 2 O có tỉ khối so với H 2 là 17,8. Giá trị m và a lần lượt là: A. 13,5g và 0,96M B. 14,85g và 1,05M C. 9,18g và 0,66M D. 9,45g và 0,675M Lê Văn Quyền 3 ÔN TẬP HOÁ HỌC 12 Câu 22: Cho 13,5 gam nhôm tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO 3 , phản ứng tạo ra muối nhôm và một hỗn hợp khí gồm NO và N 2 O. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO 3 . Biết rằng tỉ khối của hỗn hợp khí đối với hiđro bằng 19,2 . A.[HNO 3 ] = 0,86M B. [HNO 3 ] = 0,12M C. [HNO 3 ] = 1,1M D. [HNO 3 ] = 0,2M Câu 18: Cho 200ml dung dịch chứa đồng thời HCl 1M và H 2 SO 4 0,5M. Thể tích dung dịch chứa đồng thời NaOH 1M và Ba(OH) 2 2M cần lấy để trung hoà vừa đủ dung dịch trên là: A. 100ml B. 90ml C. 120ml D. 80ml Câu 23: Hòa tan hết 1,935 gam hỗn hợp bột 2 kim loại Mg và Al bàng 125 ml dung dịch hỗn hợp chứa dung dịch HCl 1M và H 2 SO 4 0,28M loãng thu được dung dịch A và 2,184 lít khí H 2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là: A. 9,733g B. 12,98g C. 6,789g D. Kết quả khác Câu 24: Cho 4,4 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm I A ở hai chu kỳ liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít H 2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối tan. Tên hai kim loại và khối lượng m là A. 11 gam; Li và Na. B. 18,6 gam; Li và Na. C. 18,6 gam; Na và K. D. 12,7 gam; Na và K. Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 4,04 gam một hỗn hợp bột kim loại gồm Al, Fe, Cu trong không khí thu được 5,96 gam hỗn hợp 3 oxit. Hòa tan hết hỗn hợp 3 oxit bằng dung dịch HCl 2M. Tính thể tích dung dịch HCl cần dùng. A. 0,5 lít. B. 0,7 lít. C. 0,12 lít. D. 1 lít. Câu 26: Cho hỗn hợp A gồm Al, Zn, Mg. Đem oxi hoá hoàn toàn 28,6 gam A bằng oxi dư thu được 44,6 gam hỗn hợp oxit B. Hoà tan hết B trong dung dịch HCl thu được dung dịch D. Cô cạn dung dịch D được hỗn hợp muối khan là A. 99,6 gam. B. 49,8 gam. C. 74,7 gam. D. 100,8 gam. Câu 27: Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng là 75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 . Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H 2 SO 4 đậm đặc, nóng thu được 6,72 lít khí SO 2 (đktc). Khối lượng a gam là: A. 56 gam. B. 11,2 gam. C. 22,4 gam. D. 25,3 gam. Câu 28: Hỗn hợp X gồm (Fe, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 , FeO) với số mol mỗi chất là 0,1 mol, hòa tan hết vào dung dịch Y gồm (HCl và H 2 SO 4 loãng) dư thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch Cu(NO 3 ) 2 1M vào dung dịch Z cho tới khi ngừng thoát khí NO. Thể tích dung dịch Cu(NO 3 ) 2 cần dùng và thể tích khí thoát ra ở đktc thuộc phương án nào? A. 25 ml; 1,12 lít. B. 0,5 lít; 22,4 lít. C. 50 ml; 2,24 lít. D. 50 ml; 1,12 lít. Câu 29: Hòa tan 0,1 mol Cu kim loại trong 120 ml dung dịch X gồm HNO 3 1M và H 2 SO 4 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí NO duy nhất (đktc).Giá trị của V là A. 1,344 lít. B. 1,49 lít. C. 0,672 lít. D. 1,12 lít. Câu 30: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H 2 SO 4 0,5M, thu được 5,32 lít H 2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là A. 1. B. 6. C. 7. D. 2. Lê Văn Quyền 4